vạn năm sau, tiếng tăm vẫn vang dội nhân gian.
(Câu đối do Lê Hy Vĩnh, Đốc học tỉnh Thanh Hóa soạn, khắc năm Quý Sửu -
1913).
母 德 本 無 私 但 願 開 众 智 警 群 頑 声 教 五 洲 仝 進 化,仙 靈 亦 非 幻 惟 此 敦 子 綱 循 歸 道 孝 貞 二 字 尚 傳 名.
Mẫu đức bản vô tư, đãn nguyện khai chúng trí, cảnh quần ngoan, thanh giáo
ngũ châu đồng tiến hóa,
Tiên linh diệc phi ảo, duy thử đôn tử cương, tuần quy đạo, hiếu trinh nhị tự thượng truyền danh.
Đức mẹ vốn vô tư, nguyện mở trí, dẹp ngu hèn, mở giáo pháp sánh cùng năm châu lục,
Có thể bạn quan tâm!
- Tư Liệu Hán Nôm Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Di Sản Hán Nôm - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
- Tư Liệu Hán Nôm Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ Tại Một Số Cơ Sở Lữu Trữ Khác
- Tư Liệu Hán Nôm Tại Phủ Tiên Hương:
- Nhóm Tư Liệu Công Văn - Sớ Sách - Khoa Nghi
- Giá Trị Lịch Sử - Văn Hóa Của Tư Liệu Hán Nôm Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ
- Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 12
Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.
Dấu tiên nào huyễn ảo, gắng tu tập, giữ cương thường, đạo hiếu trinh hai chữ giúp rạng danh.
(Câu đối do Từ Đạm, giữ chức Thị lang - Án sát sứ tỉnh Nam Định soạn, khắc năm Quý Sửu - 1913).
+ Sắc phong:
Theo Bản kê thần sắc: Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng, Tiên Hương xã thần sắc 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 仙 鄉 社 神 敕, ký hiệu TTHN518,
niên đại cuối thế kỷ XX (Bản kê thần sắc xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), tại thời điểm kê khai, xã Tiên Hương từng được triều đình nhà Nguyễn ban tặng 13 đạo sắc phong của các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, cụ thể như sau: Ngày Hai mươi mốt tháng Bảy năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) phong 1 đạo; ngày Mười sáu tháng Sáu năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) phong 1 đạo; ngày Mười sáu tháng Bảy năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) phong 1 đạo; ngày Mười bảy tháng Mười hai năm Tự Đức thứ 3 (1850) phong 2 đạo; ngày Hai mươi bốn tháng Mười một năm Tự Đức thứ 33 (1880) phong 2 đạo; ngày mùng Một tháng Bảy năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) phong 2 đạo; ngày Mười tám tháng Mười một năm Thành Thái nguyên niên (1889) phong 2 đạo; ngày Mười một tháng Tám năm Duy Tân thứ 3 (1909) phong 2 đạo.
Hiện tại, trong phủ Tiên Hương đang lưu giữ 15 đạo sắc nằm trong khung
niên đại từ thế kỷ XVIII - XX, gồm: Sắc ngày mùng Mười tháng Mười hai năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730), phong cho Liễu Hạnh Công chúa; sắc ngày mùng Tám tháng Tám năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), phong cho Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Duy Tiên Công chúa; sắc ngày Mười sáu tháng Năm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783), phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa; sắc ngày Mười sáu tháng Năm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783), phong cho Quế Hoa Công chúa; sắc ngày Mười sáu tháng Năm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44 (1783), phong cho Duy Tiên Công chúa; sắc ngày Hai mươi mốt tháng Bảy năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), phong cho Liễu Hạnh Công chúa; sắc ngày Hai mươi mốt tháng Bảy năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), phong cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Hoa Công chúa; sắc ngày Hai mươi tháng Năm năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), phong cho Liễu Hạnh Công chúa; sắc ngày Hai mươi tháng Năm năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), phong cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Anh Phu nhân; sắc ngày Hai mươi bốn tháng Mười một năm Tự Đức thứ 33 (1880), phong cho Liễu Hạnh Công chúa, Duy Tiên Phu nhân và Quế Anh Phu nhân; sắc ngày mùng Một tháng Bảy năm Đồng Khánh thứ 2 (1886), phong cho Liễu Hạnh Công chúa, Duy Tiên Phu nhân và Quế Anh Phu nhân; sắc ngày Mười tám tháng Ba năm Khải Định thứ 2 (1917), phong cho Thân phụ Lê Đức Chính; sắc ngày Mười tám tháng Ba năm Khải Định thứ 2 (1917), phong cho Thân mẫu Trần Thị Phúc; sắc ngày Hai mươi nhăm tháng Bảy năm Khải Định thứ 9 (1924), phong cho Thân phụ Lê Đức Chính; sắc ngày Hai mươi nhăm tháng Bảy năm Khải Định thứ 9 (1924), phong cho Thân mẫu Trần Thị Phúc.
Như vậy, điểm đặc biệt, là trong hệ thống sắc phong hiện còn tại phủ Tiên Hương, ngoài các sắc phong cho mẫu Đệ nhất Liễu Hạnh Công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Duy Tiên Công chúa, Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Hoa Công chúa, còn có những sắc phong cho thân phụ và thân mẫu của Mẫu Liễu Hạnh, đồng thời giao trách nhiệm cho xã Tiên Hương và họ Trần Lê cùng lo việc thờ tự vào cuối thời Nguyễn.
Ngoài hệ thống bia ký, đại tự, câu đối, sắc phong kể trên, trong phủ Tiên Hương còn có một số văn khắc trên cấu kiện gỗ, chuông, đồ tế tự, con dấu và một số mẫu công văn - sớ sách, khoa cúng…
Qua đối chiếu, so sánh, có thể nhận thấy, tại thời điểm kê khai vào cuối thế kỷ XX (Bản kê thần sắc xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), xã Tiên Hương chỉ kê 13 đạo sắc do triều Nguyễn phong tặng, thuộc các niên hiệu Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, trong khi tại di tích phủ Tiên Hương ngày nay, số sắc còn có thể kiểm đếm được lại phong phú đa dạng hơn nhiều. Ngoại trừ một số sắc đã được kê khai vào khoảng cuối thế kỷ XX như đã kể trên (một số đã mất hoặc thất lạc), còn 05 đạo sắc thời Lê Trung hưng và 04 đạo sắc được phong dưới thời Khải Định.
2.1.4.3. Tư liệu Hán Nôm tại lăng Mẫu Liễu Hạnh
Theo văn bia Sùng tu Thánh lăng bi ký, lăng Mẫu Liễu Hạnh, với kết cấu hoàn toàn bằng đá, do đệ tử Hội Đào chi, đền Phổ Hóa, kinh đô Phú Xuân cùng với đồng quan Trần Vũ Thực trùng tu năm Mậu Dần (1938) niên hiệu Bảo Đại, có bình đồ vuông, với 5 vòng tường bổ trụ vuông, trên trụ tạc hình bút sen. Trong khuôn viên lăng còn có nhà bia và lầu thờ cô và cậu. Trên mỗi mặt của vòng tường đều trổ cửa ở chính giữa, hướng vào trung tâm - mộ phần hình bát giác. Trên các mặt trụ khắc câu đối chữ Hán Nôm ca ngợi công lao, đức hạnh của Thánh Mẫu và tên người cung tiến, tiêu biểu như:
生 化 卒 𠀧 番 貞 孝 𦎛 撩 沔 郡 北,
精 神 𠄼 𤾓 礼 英 靈 𩄴 𤎔 准 城 南.
Sinh hóa suốt ba phen, trinh hiếu gương treo miền quận Bắc, Tinh thần năm trăm lẻ, anh linh bóng rạng chốn thành Nam.
色 色 空 空 仙 聖 佛,
生 生 化 化 孝 貞 慈.
Sắc sắc không không Tiên, Thánh, Phật, Sinh sinh hóa hóa hiếu, trinh, từ.
Có có, không không, là Tiên, là Thánh, là Đức Phật, Sinh sinh, hóa hóa, hiếu thuận, trung trinh lại từ bi.
慈 愛 一 心 人 孺 慕,
孝 貞 千 古 女 英 風.
Từ ái nhất tâm nhân nhụ mộ, Hiếu trinh thiên cổ nữ anh phong. Một lòng từ ái người ngưỡng mộ,
Ngàn năm trinh hiếu nữ phong lưu.
Ngoài ra, trong khuôn viên lăng còn có bia Sùng tu Thánh lăng bi ký, chữ Nôm, khắc thơ giáng bút của Mẫu Liễu Hạnh giao phó và khen ngợi đệ tử Hội Đào chi, đền Phổ Hóa, kinh đô Phú Xuân công đức sửa lăng và một bia khắc đôi câu đối của đồng Quan Trần Vũ Thực nhân dịp khánh thành việc trùng tu lăng Mẫu:
母 儀 望 重 瑰 山 石,
子 育 恩 覃 渭 水 波.
Mẫu nghi vọng trọng Côi sơn thạch, Tử dục ân đàm Vị thủy ba.
Ngưỡng vọng bậc Mẫu nghi đá núi Côi in dấu, Đệ tử gội ơn sâu nước sông Vị dạt dào.
2.1.4.4. Tư liệu Hán Nôm tại nhà thờ họ Trần Lê
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy, trong nhờ thờ họ Trần Lê hiện còn hàng chục bộ hoành phi - câu đối, hệ thống bài vị, biển nghi trượng, 03 tập gia phả (Thư
lâu phả ký 書 樓 譜 記, ghi chép gia phả họ Lê ở xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ
Nghĩa Hưng - Ông tổ dòng họ là Lê Quý Công, tự Phúc Tiên. Mẫu Liễu Hạnh thuộc đời thứ 4. Sau khi Mẫu giáng sinh, họ này đổi sang họ Trần…; Trần Lê gia phả 陳黎 家 譜, kế thừa nội dung “Thư lâu phả ký”, tiếp tục biên chép gia phả họ Lê xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng…; Lê tộc lịch đại ngọc phả 黎 族 歷
代 玉 譜, tiếp tục kế thừa nội dung “Thư lâu phả ký”, “Trần Lê gia phả” biên chép gia phả họ Lê ở xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng… Cuối phả có bài ký “Tiên từ thắng ký” (Bài ký về ngôi đền thờ tiên), tức đền thờ Mẫu Liễu Hạnh...), 01 bia ký, 01 chuông đồng… có khắc chữ Hán Nôm gắn với lịch sử của phủ. Đặc biệt là 07 đạo sắc phong mang niên đại trong khoảng nửa cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX, gồm: Sắc ngày Hai mươi bốn tháng Sáu nhuận năm Chính Hòa thứ
4 (1683)5, phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng Tề Gia Trị Quốc Hộ Sĩ Cẩn Tiết Hòa Mỹ Đoan Trang Công chúa; sắc ngày Hai mươi tám tháng Ba năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), phong cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Công chúa; sắc ngày Hai mươi hai tháng Ba năm Chiêu Thống nguyên niên (1786), phong cho Liễu Hạnh Mã Vàng… Công chúa; sắc ngày Hai mươi tám tháng Sáu năm Thiệu Trị Thứ 4 (1844), phong cho Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Duy Tiên Phu nhân; sắc ngày Mười bảy tháng Mười năm Tự Đức thứ 5 (1852), phong cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Anh Phu nhân; sắc ngày Mười một tháng Tám năm Duy Tân thứ 3 (1909), phong cho Dực Bảo Trung Hưng Đế Thích Tiên Đình Liễu Hạnh Công chúa Thượng đẳng thần, Dực Bảo Trung Hưng Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Duy Tiên Phu nhân Trung đẳng thần, Dực Bảo Trung Hưng Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Anh Phu nhân Trung đẳng thần; sắc ngày Mười tám tháng Ba năm Khải Định thứ 2 (1917), phong cho Đế Thích Tiên Đình Ngọc nữ Liễu Hạnh Công chúa.
Ngoài hệ thống bia ký, đại tự, câu đối, sắc phong kể trên, trong phủ còn có
5 Về sắc phong cho Liễu Hạnh Mã Hoàng Tề Gia Trị Quốc Hộ Sĩ Cẩn Tiết Hòa Mỹ Đoan Trang Công chúa 1683, hiện tạm được coi là “chân bản” khẳng định tư cách chính tự của Mẫu Liễu Hạnh tại phủ Giày. Một kết quả nghiên cứu đã được tác giả Chu Xuân Giao công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 5 (148). 2018, với nhan đề “Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại phủ Giầy ở Nam Định” (Còn nữa). Tại thời điểm khảo sát đầu năm 2018, nghiên cứu sinh lần đầu có cơ hội tiếp xúc với nhóm tư liệu sắc phong gắn với Mẫu Liễu Hạnh tại nhà thờ họ Trần Lê, trong đó, có sắc phong đang được coi là mang niên đại 1683. Trong quá trình khảo sát được biết, nhóm nghiên cứu của tác giả Chu Xuân Giao cũng mới xuống đây khảo sát và tiếp xúc với nhóm tư liệu này cách đó ít hôm. Sau khảo sát, nghiên cứu sinh xử lý tài liệu, khảo cứu độc lập. Đến tháng 6/2018, nghiên cứu sinh cơ bản đã xử lý và dịch xong tư liệu Hán Nôm tại nhà thờ Trần Lê và chuyển giao toàn bộ file cho Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, đồng thời, tập hợp thành một quyển mang tựa đề, Sắc phong, gia phả nhà thờ dòng họ Trần Lê (thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), gồm các tập: Phả ký lầu sách (Thư lâu phả ký), Gia phả họ Trần Lê (Trần Lê gia phả), Ngọc phả các đời họ Lê (Lê tộc lịch đại ngọc phả), Tiên từ thắng ký (Truyện ngôi đền thờ tiên), Đơn gửi Ngài Công sứ Nam Định và Tiên từ phả ký (Truyện ngôi đền thờ tiên - GS. Kiều Thu Hoạch dịch), tổng cộng 171 trang, gồm phần dịch nghĩa và ảnh chụp nguyên văn gửi về phủ Tiên Hương và nhà thờ dòng họ Trần Lê, bởi khi chúng tôi khảo sát, thủ từ phủ Tiên Hương và các cụ có trách, các đoàn từ Trung ương tới địa phương cứ đến nghiên cứu, xong rồi đi, sau chúng tôi chẳng biết gì về tư liệu cả. Từ thời điểm xử lý tư liệu, đối với đạo sắc đang bàn, với tình trạng rách nát, dòng niên đại gần như bị mất hết. Qua các thao tác xử lý, nghiên cứu sinh chú thích rõ: “Sắc bị tàn khuyết, mất nhiều chữ. Tại dòng ghi niên đại, phía trên mất 2.5 chữ (trong đó, 2 chữ trên ghi niên hiệu; 0.5 chữ mất (ở dưới) hợp với 0.5 chữ còn lại là chỉ số ghi năm của niên hiệu). Căn cứ đặc điểm hoa văn, văn tự, thông lệ về các thời điểm phong sắc trong lịch sử, cùng tư liệu khảo sát điền dã tại di tích, chúng tôi đoán định, sắc này mang niên đại: Chính Hòa tứ niên nhuận lục nguyệt nhị thập tứ nhật (ngày 24 tháng 6 nhuận năm Chính Hòa thứ tư)”. Qua đây, để cùng thấy rằng, phát hiện và nghiên cứu của nghiên cứu sinh và tác giả Chu Xuân Giao là hoàn toàn mang tính độc lập. Lý do, nghiên cứu sinh mới chỉ coi niên đại này là kết quả đoán định, bởi vẫn tồn tại nghi vấn: Lòng sắc có hiện tượng chép thừa chữ “Tinh” - Cụm từ “Chưởng quản Sơn tinh bộ” bị chép thành “Chưởng quản Sơn tinh tinh bộ” khiến nội dung trở nên tối nghĩa. Nội dung chú thích này cũng được giữ nguyên khi xuất bản Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nôm - Xem thêm: [51, tr. 356- 357].
một số văn khắc trên cấu kiện gỗ, chuông, đồ tế tự, con dấu và một số mẫu công văn - sớ sách, khoa cúng, đơn thư liên quan đến việc kiện tụng về tranh chấp phủ vào cuối thờ Nguyễn cho đến gần đây…
2.1.4.5. Tư liệu Hán Nôm tại đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du từ/cung)
Theo truyền thuyết dân gian và văn bia tại đền: Nguyệt Du từ bi ký 月 遊 詞
碑 記 - Bia đền Nguyệt Du và Nguyệt Du Cung từ bi ký 月 遊 宮 詞 碑 記 - Bia đền Nguyệt Du Cung, khắc năm Bảo Đại 4 (1929), đền này khởi dựng từ thời Lê, được trùng tu dưới thời Thành Thái (1889 - 1906). Tuy nhiên, kiến trúc đền hiện nay chủ
yếu là kết quả trùng tu của các năm 1980, 2000 và 2012. Về tư liệu Hán Nôm tại đền, ngoài 2 văn bia kể trên, còn tấm bia Tiên Hương Thái Linh từ bi ký 仙 鄉 泰靈 祠 碑 記 - Bia đền Thái Linh ở Tiên Hương, khắc năm Bảo Đại thứ 10, ghi việc
dựng đền dưới sự hưng công của người họ Trần. Ngoài ra, trong đền còn hàng chục bộ hoành phi câu đối sơn son thếp vàng và một số câu đối nhấn vữa trên cột nghi môn, một số văn khắc trên cấu kiện gỗ, chuông, đồ tế tự, con dấu và một số mẫu công văn - sớ sách, khoa cúng…, chủ yếu là sản phẩm được làm gần đây.
2.2. Hướng tiếp cận nội dung tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ theo loại hình văn bản
Qua khảo sát, thống kê, phân tích, bước đầu đã sơ bộ phân loại tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ theo loại hình như đã đề cập sơ bộ mở mục trên. Theo đó, tương ứng với tập hợp các văn bản được in hoặc viết trên giấy, cơ bản có thể phân thành các nhóm sau: Giáng bút (kinh giáng bút và thơ văn giáng bút), phả lục, thần tích, văn chầu, thần sắc, công văn, linh thiêm/tiêm, khoa nghi, các loại hình khác và khảo cứu. Với văn khắc, có thể phân thành các nhóm: đại tự, câu đối, bia ký, minh chuông, ván khắc (in kinh sách), ấn triện (con dấu) đang bảo quản tại ở di tích. Đương nhiên, cách phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối. Xin đơn cử một vài dẫn dụ cụ thể: Hệ hống giáng bút còn lại trên giấy, chủ yếu là tác phẩm được khắc in, theo đó, về nội dung văn bản, đương nhiên, bản in không có sự sai lạc so với ván khắc, hoặc cũng có thể xếp văn bia Sùng tu thánh lăng bi ký tại lăng Mẫu Liễu Hạnh vào loại giáng bút, bởi
nội dung này được cho là lời giáng bút của Mẫu Liễu Hạnh, do các đệ tử khắc lại trên bia đá (Theo nội dung văn bia). Tương tự, theo cách hiểu đơn thuần, cũng có thể tạm xếp Cát thiên tam thế thực lục vào loại hình giáng bút hoặc thần tích, bởi nội dung chính được khắc - in trong sách này được cho là tập hợp văn giáng bút của Mẫu Liễu Hạnh, cùng ấn chứng/bút phê của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm… xác thực lại sự tích của Mẫu Liễu Hạnh, được các đệ tử ghi chép, biên tập lại, chế bản in thành sách (Theo nội dung sách).
Điều quan trọng nhất là mọi hướng tiếp cận nội dung tư liệu Hán Nôm nói chung, tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói riêng, trước hết cần phải giải quyết những vấn đề về văn bản học nhằm tái tạo lại nguyên bản, đồng thời, chỉ ra được quá trình định bản và truyền bản, cũng như cốt lõi lịch sử và yếu tố thần kỳ... Theo đó, nhiệm vụ chính của các thao tác là tập hợp phân tích, so sánh văn bản, bóc tách sự kiện lịch sử để phục nguyên văn bản…, tạo cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
2.2.1. Nhóm tư liệu Hán Nôm trên giấy
2.2.1.1. Nhóm tư liệu giáng bút
Trong bối cảnh lịch sử - xã hội cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, năm 1858, quân viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng khởi đầu cho công cuộc xâm lược Việt Nam. Đến ngày 6/6/1884, hòa ước Pa - tơ - nốt được ký kết giữa triều đình Huế và thực dân Pháp, tạo bước ngặt cho việc xác lập quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chia nước ta thành ba miền, với ba chế độ khác nhau. Sau hòa ước này, vai trò thống trị của triều đình Nguyễn được xem như đã hoàn toàn sụp đổ, hệ tư tưởng Nho giáo dần mất vị trí và vai trò dẫn dắt xã hội, văn hóa dân tộc bước vào thời kỳ “mưa Á - gió Âu”. Đó là một trong những nguyên do cơ bản khiến đội ngũ trí thức Nho học quay lại với văn hóa tín ngưỡng bản địa nhằm truyền bá tư tưởng, chủ nghĩa yêu nước và giải phóng tinh thần… Sự hưng thịnh của phong trào thiện đàn trong khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ở nhiều tỉnh thành trong nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Yên… là minh chứng cụ thể.
Có thể tạm hiểu, thiện đàn là tổ chức dựa vào hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng, dựa vào sự bảo trợ của các vị thần, tiên, phật, thánh nhằm hướng tín đồ bỏ điều ác, làm điều lành, cảnh giới, răn dè con người về đường phúc họa, nhất quán với niềm tin ở hiền thì gặp lành, gieo ác thì gặp ác…
Hình thức tuyên truyền chủ yếu của thiện đàn là hoạt động giáng bút, thông qua các nghi lễ “cầu kinh giáng bút” ở các chùa, miếu, đền, phủ, quán... Thông thường, mỗi tác phẩm giáng bút, đều được gán cho đích danh một vị thần, tiên, phật, thánh cụ thể, thậm chí còn có các vị khác tham gia ấn chức/xác thực, như trường hợp Cát thiên tam thế thực lục, được cho là của Mẫu Liễu Hạnh, có “bút phê” của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Theo đó, dưới tư duy tôn giáo tôn giáo, tín ngưỡng, các tín đồ sẽ quan niệm, kinh văn giáng bút là những tác phẩm do các bậc thần, tiên, phật, thánh ban giáng nhằm răn dạy, cảnh giới tín đồ hướng theo chính đạo, người “cầu kinh giáng bút” chỉ giữ vai trò là cầu nối truyền tải lời của thần, tiên, phật, thánh xuống nhân gian. Chủ thể sáng tạo kinh giáng bút có thể thuộc hệ thần Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo, Thánh Mẫu, các vị thần, Thành hoàng và một số nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học thực chứng thì kinh văn giáng bút thực chất là văn thơ ứng tác của những người “cầu kinh giáng bút” qua quá trình thực hành văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng. Chính họ mới thực sự là chủ thể sáng tạo, dựa vào sự bảo trợ của các vị thần, tiên, phật, thánh dể tuyên truyền và thể hiện tư tưởng của chính họ.
Với nhóm kinh văn giáng bút thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu, đa số đều được gán cho là giáng bút của chư vị Thánh Mẫu hoặc các Chúa bà, Công chúa… Qua một số đặc trưng cơ bản của kinh văn giáng bút, có thể thấy rằng, ít nhất sẽ có hai hướng tiếp cận nhóm tư liệu giáng bút, đó là hướng tiếp cận từ góc độ văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, coi kinh văn giáng bút là lời giáng của thần linh; và, hướng tiếp cận dưới góc độ khoa học thực chứng, coi kinh văn giáng bút thuộc thể loại ứng tác tâm linh của con người. Tuy nhiên, cho dù tiếp cận theo hướng nào thì cũng cần thống nhất về nhận thức, đó là: kinh văn giáng bút từng giữa vai trò là một phương thức truyền bá chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, liên kết tinh thần củng cố khối đại đoàn kết xã hội, đồng thời là phương tiện truyền tải tư tưởng của một số tôn giáo, tín ngưỡng qua hoạt động tâm linh ở nước ta, nhằm mục đích hướng con người theo