Nhóm Tư Liệu Công Văn - Sớ Sách - Khoa Nghi


chính đạo, bỏ điều ác, làm điều lành, cảnh giới, răn dè con người về đường phúc họa, nhất quán về niềm tin vào lẽ sống ở hiền thì gặp lành, gieo ác thì gặp ác…

2.2.1.2. Nhóm tư liệu phả lục

Về sự tích của các vị thần, qua truyền miệng dân gian và nội dung văn bản được định bản trong thần tích, phả lục, khó có thể phủ nhận sự tương đồng về nội dung cơ bản của ba hình thức tuyền tải này. Vì thế mà có quan điểm xếp thần tích vào nhóm phả lục hoặc coi phả lục cũng là thần tích. Tuy nhiên, khi xem xét cơ chế sáng tạo và truyền miệng của thần tích trong dân gian, một đặc điểm dễ nhận thấy, đó là tính thống nhất trong đa dạng (nhiều dị bản) của thần tích. Qua quá trình lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, nội dung thần tích vẫn luôn được bồi đắp, chỉnh lý theo ý thức chủ quan của người kể hoặc kê khai. Điều này có nghĩa là truyền thuyết dân gian được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng luôn ở trong quá trình định bản, tức là vẫn ở trong quá trình sáng tác, hoàn thiện, bổ sung. Trong khí đó, sau khi thần tích được định bản dưới hình thức chép tay hoặc in khắc, văn bản sẽ bước vào thời kỳ tương đối ổn định, từ cấu trúc, nội dung đến chi tiết. Có lẽ, xuất phát từ chính nhu cầu định bản, kê khai, lưu giữ lâu dài… mà các thần tích vốn được truyền miệng dần được văn bản hóa và được định danh thể loại là phả lục…

Như vậy, trong một chừng mực nào đó, phả lục (ghi chép thần phả về các vị thần) đã định bản thần tích tại một thời điểm cụ thể, nhưng một đặc trưng đáng được quan tâm, là việc thờ thần của người Việt, cơ bản được khu biệt trên nguyên lý mà dân gian đã tổng kết: Trống làng nào làng ấy đánh/Thánh làng nào làng ấy thờ. Theo đó, nội dung thần tích về vị thần được cộng đồng đang tôn thờ, trước hết phải được cộng đồng làng xã đó xác lập, thừa nhận, trao truyền trong phạm vi những người liên quan thuộc cộng đồng để đảm bảo tính thiêng. Trong nhiều trường hợp, do tác động của điều kiện lịch sử - xã hội, như hiện tượng chuyển đổi tâm thức văn hóa tín ngưỡng diễn ra trong cộng đồng làng xã, có thể dẫn đến hiện tượng cộng đồng làng xã thay việc phụng thờ một vị thần cũ bằng một vị thần mới, hoặc phối thờ, hoặc hợp tự, khiến cho thần tích của vị thần cũ ít được quan tâm, bị phai nhạt dần trong tâm thức cộng đồng. Khi đó, thần tích có thể bị giải thể chức năng gốc, tức giải thể tính thiêng và trở thành một sáng tác văn học truyền miệng mang


yếu tố thần kỳ lưu truyền trong dân gian…

Trong khoảng thế kỷ XIX - XX, một số thần tích được san khắc vào phục vụ mục đích truyền bá văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng được coi là một hiện tượng văn hóa đặc biệt ở nước ta, giúp cho thần tích của một số vị thần vốn đã có chỗ đứng trong dân gian được nhất quán về nội dung, được phổ biến rộng và nhanh hơn, nhưng cũng làm hạn chế phần nào đặc trưng “đa dị bản” của hình thức truyền miệng mà trường hợp phả lục về Mẫu Liễu Hạnh (Vân Cát thần nữ lục, chép trong Truyền kỳ tân phả, được cho là của Đoàn Thị Điểm) là một ví dụ điền hình, để sau đó, trên nền cốt truyện này, hàng loạt làng xã có tục thờ Mẫu Liễu Hạnh đã sao y hoặc thêm bớt một số chi tiết để định bản thần tích về Mẫu cho cộng đồng làng xã mình, tạo tiền đề cơ sở cho việc xác lập ngôi chính tự (hợp thức hóa) trong việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh…

Đến nay, hầu hết các công trình nghiên cứu về sự tích Mẫu Liễu Hạnh đều ít nhiều đề cập đến “Vân Cát thần nữ lục” và coi đây là một bản nền để so sánh, quy chiếu với các bản phả lục, thần tích và các tư liệu khác có liên quan bởi tính chân xác về niên đại định bản (Lạc Thiện đường tàng bản, khắc năm Gia Long thập niên - 1811) [249]. Trong luận án này, việc lặp lại các thao tác nghiên cứu kể trên khi tìm hiểu về sự tích Mẫu Liễu Hạnh cũng được nghiên cứu sinh hết sức chú trọng. Bên cạnh đó, vấn đề khảo chứng, phân tích một số chi tiết nội dung truyện và đặt chúng trong bối cảnh lịch sử, không gian văn hóa liên quan cũng được tiến hành, nhằm góp phần tách bạch các lớp chồng lịch sử - văn hóa trong Vân Cát thần nữ lục và tục thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

2.2.1.3. Nhóm tư liệu thần tích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Theo phân tích ở trên, nghiên cứu sinh đã đề cập tới một đặc điểm mang tính nguyên lý về tục thờ thần trong cộng đồng làng xã Việt xưa được dân gian xác lập: Trống làng nào làng ấy đánh/Thánh làng nào làng ấy thờ. Theo đó, nội dung thần tích về vị thần được một cộng đồng đang tôn thờ, trước hết phải được cộng đồng làng xã ấy xác lập, thừa nhận, trao truyền trong phạm vi những người liên quan thuộc cộng đồng để đảm bảo tính thiêng. Chiểu theo nguyên lý này, việc tiếp cận thần tích về Mẫu Liễu Hạnh của các cộng đồng làng xã có liên quan cần thừa nhận “tính dị bản”


Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 10

như một tồn tại lịch sử. Mọi dẫn dụ hoặc kết luận được rút ra đều phải dựa trên sự tham chiếu với tư liệu lịch sử và bối cảnh lịch sử - văn hóa đương thời…

2.2.1.4. Nhóm tư liệu văn chầu

Qua khảo sát sơ bộ, nguyên văn các bản văn chầu thường được viết bằng chữ Nôm - văn vần, thể song thất lục bát. Văn chầu thường được trình diễn cùng âm nhạc và vũ đạo, với nội dung chủ yếu nhằm thỉnh mời chư thần giáng đàn chứng lễ... Với đặc trưng là một hình thức diễn xướng dân gian phục vụ tín ngưỡng, lưu truyền qua hình thức truyền khẩu nên ban đầu, lời các bản văn chầu cũng mang tính ứng tác rất cao. Trong dân gian vẫn lưu truyền thuật ngữ 36 giá chầu văn, tức 36 bản văn của 36 giá, nhưng trong thực tế, đây chỉ là con số ước lệ.

Riêng với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Tiên thánh văn tập 仙 聖

文 集 - Tập văn chầu tiên thánh, ghi nhận số bài văn chầu cổ nhiều nhất, với 43 bài

[245]. Trong khi các tập văn chầu khác lại có số lượng khiêm tốn hơn, như Chư vị văn chầu 諸 位 文 朝 - văn chầu các vị, ký hiệu Thư viện Hán Nôm AB.517, tập hợp 24 bản văn…

Qua nội dung văn chầu, có thể nhận diện được phần nào về vũ trụ quan tôngiáo - tín ngưỡng dân gian và hệ thần trong Tứ phủ, dung nhan, đức hạnh, tài năng, công đức… của vị thần được dâng văn. Mặt khác, khi liên hệ rộng hơn, một giảthiết để làm việc được đặt ra là: Văn chầu hay chầu văn là một thể văn bắt nguồn từvăn tán, được định hình khá sớm, hiện vẫn còn thịnh hành trong nhiều khoa cúnggắn với tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta… Tuy nhiên, như đã nói ở trên, văn chầu thường được trình diễn cùng âm nhạc và vũ đạo theo thể cách và bài bản riêng. Đây là một đặc điểm cần hết sức chú ý khi khai thác nguồn tư liệu này.

2.2.1.5. Nhóm tư liệu thần sắc

Có thể tạm hiểu, thần sắc là một dạng văn bản hành chính của triều đình phong cho thần, xác nhận tư cách chính thần (ghi trong Tự điển) được phép thờ tự. Theo lý, đây là một trong những nguồn tư liệu đáng tin cậy trong việc xác thực truyền thống và lịch sử thờ thần của các cộng đồng làng xã liên quan.

Với tục thờ Mẫu Liễu Hạnh tại khu vực phủ Giày, những vấn đề khái quát chung nhất về tư liệu sắc phong đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, vì tính phức tạp


của nguồn tư liệu kê khai, sao lục, trong mục này, nghiên cứu sinh sẽ phân tích một số điểm tồn nghi để làm rõ mức độ tin cậy, tính xác thực của nguồn tư liệu thần sắc được kê khai, sao lục…

Kết quả khảo sát cho thấy, theo niên đại ghi trên sắc (kể cả sắc gốc và sắc sao trên giấy gió dưới dạng tệp tài liệu), Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày được triều đình phong sắc lần đầu vào ngày mùng Ba tháng Bảy năm Dương Hòa thứ 8 (1642) - Nam Định

tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng các xã thần sắc 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 各 社

), mục Thần sắc xã Vân Cát Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AD. A16/ 29 [177]. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về niên đại, đã thấy một số thông tin không đảm bảo tính chân xác lịch sử, thậm chí, có sắc được phong trước cả thời điểm vua lên ngôi. Dưới

đây là một số phân tích cụ thể với Nam Định tỉnh, Vụ Bản huyện, Đồng Đội tổng các xã thần sắc 南 定 省 務 本 縣 同 隊 總 各 社 敕 ), mục Thần sắc xã Vân Cát Thư viện

Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AD. A16/ 29:

- Với bản sao sắc phong cho Đế Thích Tiên Đình Dựng Tú Phương Phi Quyền Cai Lục Cung Tần Nương Biến Hiện Vô Cùng Duệ Trí Anh Linh Kiêm Tri Sơn Lâm Bộ, hiệu viết Mã Hoàng Tề Gia Trị Quốc Hộ Sĩ Cẩn Tiết Hòa Mỹ [Trang Đoan]6 Quang Mục Nhân Minh Thuần Mỹ Công chúa, niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên nhị nguyệt thập lục nhật (ngày Mười sáu tháng Hai năm Vĩnh Thịnh nguyên niên - 1705) - Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Tháng Tư năm Ất Dậu (1705), Lê Dụ Tông mới chính thức lên ngôi, đặt niên hiệu Vĩnh Thịnh. Như vậy, năm Vĩnh Thịnh nguyên niên bắt đầu từ tháng Tư, không có

tháng Giêng, Hai, Ba. Theo đó, tính xác thực về niên đại của sắc này cần đặt trong sự tồn nghi?

- Với bản sao sắc phong cho Đế Thích Tiên Đình Dựng Tú Phương Phi Quyền Cai Lục Cung Tần Nương Biến Hiện Vô Cùng Kiêm Tri Sơn Lâm Chưởng Quản Sơn Tinh Bộ, hiệu viết Liễu Hạnh Mã Hoàng Tề Gia Trị Quốc Hộ Sĩ Cẩn Tiết Hòa Mỹ Đoan Trang Quang Mục Nhân Minh Thuần Mỹ Nhàn Tĩnh Trinh Nhất Diệu Hóa Đoan Dung Đạt Hạnh Diệu Thông Mẫn Cảm Phổ Tế Chân Tiên Công



6 Có lẽ, viết nhầm chữ “Đoan Trang” thành “Trang Đoan”.


chúa, niên đại Cảnh Hưng nguyên niên chính nguyệt nhị thập thất nhật (ngày Hai mươi bảy tháng Giêng năm Cảnh Hưng nguyên niên - 1740) - Cũng theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Tháng Năm năm Canh Thân (1740), Lê Hiển Tông lên ngôi, đặt niên hiệu Cảnh Hưng. Như vậy, năm Cảnh Hưng nguyên niên bắt đầu từ tháng Năm, không có các tháng: Giêng, Hai, Ba, Tư… Theo đó, tính xác thực về niên đại của sắc này cũng cần đặt trong sự tồn nghi?

Qua phân tích nôi dung, có thể khai quát cấu trúc cơ bản về nội dung một lòng sắc trước thời Nguyễn (1802) như sau: Sắc/Tên thần và thần hiệu nguyên được phong tặng/bao phong (khen ngợi công đức, phong tặng hoặc gia phong)/Niên đại phong sắc. Thông thường, các sắc trước thời Nguyễn (1802) phong cho thần, không đề cập đến nghĩa vụ thờ thần thuộc về cộng đồng nào, ở phần phong tặng hoặc gia phong, tên thần và thần hiệu được nối thêm các mỹ tự được phong. Theo thời gian, tên thần và thần hiệu liên tục được nối dài và bảo lưu tên thần và thần hiệu của các lần phong trước. Chiểu theo nguyên lý này, có thể nhận ra chi tiết bất hợp lý trong nội dung của bản sao sắc phong cho Đế Thích Tiên Đình Dựng Tú Phương Phi Quyền Cai Lục Cung Tần Nương Biến Hiện Vô Cùng Duệ Trí Anh Linh Kiêm Tri Sơn Lâm Chưởng Quản Sơn Tinh Bát Bộ, hiệu viết Mã Hoàng Công chúa, Tề Gia Trị Quốc Hộ Sĩ Cẩn Tiết Hòa Mỹ Đoan Trang Quang Mục Nhân Minh Uyển Mỹ Công chúa, phong ngày mùng Ba tháng Bảy năm Dương Hòa thứ 8 - 1642, khi lòng sắc ghi: Giao nhiệm vụ cho thôn An Thái, Vân Cát, xã Đồng Đội, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam được phụng thờ theo như lệ cũ hay sắc phong cho Đế Thích Tiên Đình Liễu Hạnh Công chúa, phong ngày Mười tám tháng Tư năm Cảnh Trị thứ 8 - 1670, khi lòng sắc “cố ý” xác nhận Liễu Hạnh Công chúa là thần tiên trên thượng giới, là Thánh Mẫu trong nhân gian, sinh ra ở làng Vân Cát…

Đặc biệt, qua thần tích và phả ký về Mẫu Liễu Hạnh, hầu hết các bản đều ghi nhận Thánh Mẫu Liễu Hạnh từng được gia phong “Chế Thắng Hòa Diệu Đại vương” hoặc “Hòa Diệu Chế Thắng Đại vương”. Tuy nhiên, trên thực tế, những mỹ tự này chỉ xuất hiện trên sắc phong cho Mẫu Liễu Hạnh tại đền Bà Kiệu (Thiên Tiên điện, hiện còn bản gốc), quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và một sắc khác (bản gốc) thuộc niên hiệu Cảnh Hưng cũng phong cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh, hiện đang nằm trong sưu tập của


Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam mà không thấy xuất hiện trên các sắc gốc hiện còn lưu tại khu vực phủ Giày. Qua đây, cần hiểu thêm rằng, tôn hiệu Đại vương đi kèm thần hiệu thường giành cho các dương/nam thần (được thần tích mô tả hiển thị dưới dạng nam nhân), còn tôn hiệu Công chúa đi kèm thần hiệu thường giành cho các âm/nữ thần (được thần tích mô tả hiển thị dưới dạng nữ nhân). Như vậy, có thể tạm hiểu, Đại vương và Công chúa… là tước/tôn hiệu thần được phong chứ không nhất thiết vị thần được phong tước/tôn hiệu Đại vương hoặc Công chúa vốn xuất thân từ dòng hoàng tộc như dân gian thường hiểu. Và, việc Thánh Mẫu Liễu Hạnh (thần tích mô tả hiển thị dưới dạng nữ nhân) được phong tước Đại vương được coi như là một trường hợp ngoại lệ. Trong thực tế, nghiên cứu sinh cũng đã bắt gặp nhiều công thần thời Lê vốn không thuộc dòng hoàng tộc được phong tước vương. Nhận thức này càng được củng cố phần nào, khi Hiến tổ Chương hoàng đế, năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) quy định:

Các thần hiệu trong cả nước, hoặc đã phong, gián hoặc có những chữ viết là Đại vương, Thánh phi, Công chúa và công hầu quý phủ, trừ ngoài ra một vị Liễu Hạnh Công chúa đã phụng thánh chỉ vẫn cho để hiệu cũ và đế vương, thân phiên các đời trước nguyên có tước hiệu, đều theo như cũ mà viết vào. Còn thì đều chiểu tùy văn nghĩa đổi những chữ làm Tôn thần, Chi thần, Phủ quân, Phu nhân để chính tên gọi [2].

2.2.1.6. Nhóm tư liệu công văn - sớ sách - khoa nghi

Trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, công văn là một dạng văn bản ghi lời khẩn cầu của tín đồ gửi đến thần (qua hóa/đốt) thông qua các nghi thức hành lễ. Như vậy, xét về chức năng, công văn trong nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm sớ, điệp, cáo, biểu, tấu, khoa nghi…) không khác nhiều so với công văn hành chính. Do bị quy định chặt chẽ về thể thức nên công văn - sớ sách - khoa nghi thường được soạn theo mẫu thức nhất định, vì thế mà tính ổn định về mặt văn bản rất cao. Qua nhóm tư liệu này, có thể hình dung được phần nào về tính dung hội văn hóa, nội dung, bài bản của từng khóa lễ, đặc biệt là vũ trụ quan tôn giáo - tín ngưỡng, tâm thức văn hóa của cộng đồng qua hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

2.2.1.7. Nhóm tư liệu linh thiêm/tiêm (quẻ bói)

Trước đây, xóc thẻ, rút thẻ, xem thẻ là một trong những hoạt động tín ngưỡng


khá phổ biến trong các đền, chùa, miếu, quán… ở nước ta. Về hình thức, thiêm/tiêm

là cái thẻ, trên khắc hoặc viết chữ (lời quẻ) được gán cho là của thánh thần nên được gọi là linh thiêm - Lời thiêm/tiêm là lời của các vị tiên thánh mượn những kẻ phàm để bày tỏ cho chúng sinh kính sợ mà tụng niệm tu hành. Dân gian thường gọi thẻ thiêm là thẻ xăm, rút thẻ thiêm là rút thẻ xăm hoặc rút xăm, xem thẻ… Số lượng thẻ trong một bộ thiêm tùy thuộc theo từng loại. Trong các đền phủ thờ mẫu, tục rút

thẻ trước đây cũng rất thịnh hành. Hiện nay, tại nhà thờ họ trần Lê (làng Tiên Hương, xã Kinh Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) và đền Bắc Lệ cũng còn thẻ thiêm (

例 公 同 靈 祠 靈 籤 Bắc Lệ Công đồng linh từ linh thiêm) [45, tr. 13]. Bộ thiêm liên quan tới Thánh Mẫu, hiện còn tương đối đầy đủ và nguyên vẹn, gồm 23 quẻ thượng (tốt), 18 quẻ trung (vừa) và 9 quả hạ (xấu). Nội dung 1 quẻ thường gồm 12 mục (mỗi mục là một bài thơ tứ tuyệt): 1). Tổng đoán (lời đoán chung), 2). Tự thân (bản thân), 3). Gia trạch (nhà cửa, đất đai), 4). Phong thủy (Phong thủy, đất cát đặt mồ mả…), 5). Cầu mưu (Toan tính, dự định), 6). Hôn nhân (Cưới hỏi), 7). Lục giáp (Thai sản, sinh

nở), 8). Xuất hành (Xuất hành, đi xa), 9). Hành nhân (Người đi xa), 10). Thất vật (Mất của), 11). Quan sự (Việc quan, kiện tụng…), 12). Bệnh hoạn (Đau ốm, bệnh tật) [45, tr. 11 - 12]. Qua hình thức tổ chức tổng quẻ, một điều thú vị là khi rút bất kỳ 1 trong số 50 quẻ, sắc xuất rút phải quẻ xấu rất nhỏ, chỉ chiếm tỉ lệ 9/50, trong khi đó, sắc xuất rút được quẻ tốt là 23/50 và sắc xuất rút được quẻ vừa là 18/50. Theo đó, tỉ lệ người cảm thấy hài lòng sau khi rút thẻ cũng nằm trong một tỉ lệ tương ứng… Phải chăng, đây là một chế định cần thiết nhằm đảm bảo để số đông tín đồ rút thẻ sẽ cảm thấy yên tâm và tin rằng, dưới sự bảo trợ, phù hộ của Thánh Mẫu, có nhiều điềm tốt đến với tín đồ?

2.2.1.8. Nhóm tư liệu thuộc các loại hình khác

Về cơ bản, nhóm tư liệu thuộc các loại hình khác, gồm địa chí, địa bạ, gia phả, ghi chép về tục lệ, truyện - ký lục, câu đối, thơ văn, ngâm vịnh, tạp ký… liên quan đến tục thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đều thuộc nhón tài liệu hỗn hợp, có tác dụng là nguồn tư liệu đối sánh, bổ sung cho các nhóm tư liệu trên giấy đã được tới ở trên. Dưới góc tiếp cận lịch sử - văn hóa, địa chí, địa bạ, gia phả, ghi chép về tục lệ phản ánh khá toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần


của cồng đồng dân cư trong một phạm vi nhất định. Đơn cử, qua gia phả (gia phả họ Lê - Vân Cát/Vân Cát Lê gia ngọc phả và gia phả họ Trần Lê - Tiên Hương), chúng ta như thấy được quá trình nhân hóa thần linh, “thần thánh hóa” con người và địa phương hóa hệ thần thần được thờ phụng tương đối điển hình trong xu thế phát triển chung của tục thờ thần ở các cộng đồng làng xã Việt dù trong lịch sử, Vân Cát và Tiên Hương có thời kỳ cùng chung một xã, thờ chung thần (Tam vị/Tam tòa Thánh Mẫu) nhưng sau khi biệt xã (tách xã), Vân Cát Lê gia ngọc phả khẳng định:

Cụ Lê Tư Vĩnh là con trai thứ 5 của Lê Bang Cơ, tức Lê Nhân Tông. Sau khi nhà Lê bị họ Mạc cướp ngôi, đất nước bước vào thời kỳ loạn lạc, cụ Lê Tư Vĩnh phải chạy loạn, về định cư tại thôn Vân Cát. Tai đây, cụ đã lấy bà Trần Thị Thục sinh Tư Thắng. Sau Tư Thắng sinh ra Giáng Tiên, tức Công chúa Liễu Hạnh. Liễu Hạnh lớn lên lấy Đào Lang, năm 21 tuổi bỗng dưng không bệnh mà mất [255].

Trong khi đó, nhóm gia phả họ Trần Lê lại khẳng định:

Thánh Liễu Hạnh xuất thân từ họ Trần Lê, thuộc thế hệ thứ 4. Cụ Cao tổ của dòng họ này là Lê Quý Công, tự Phúc Tiên, vốn người họ Lê, khi Tiên chúa Liễu Hạnh (đời thứ 4) giáng sinh, đổi sang họ Trần. Tiên chúa giáng sinh năm Nhâm Thìn niên hiệu Hoằng Định, lúc giáng sinh, trong nhà tự nhiên có mùi thơm khác lạ, năm 19 tuổi được gả chồng - lấy người họ Trần ở bản hương, thôn Nhị Giáp, sau một thời gian về ở với người em ruột, cùng phụng dưỡng cha mẹ và đổi sang họ Trần. Giờ Dần ngày mùng Ba tháng Ba năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), bà không bệnh tật bỗng dưng đột tử, hưởng thọ 21 tuổi, tôn lăng tại xứ Cây Đa, hướng Tốn (Đông Nam). Từ đó u hồn tịch mịch, cha mẹ sớm tối thương nhớ khôn nguôi, bèn lập ban thờ trong nhà, đèn nhang thờ phụng, vẫn thấy phảng phất như lúc sinh thời. Một đêm, bà hiện về trước ban thờ tự thuật lại duyên cớ (sự tích có chép). Trong xóm, ngoài làng đều cảm thấy kinh hãi. Bà tác yêu, tác quái khiến nhà chồng ngày càng khánh kiệt, ra sức trấn trị nhưng người tin theo ngày càng tôn kính, tiếng tăm ngày một lẫy lừng, gần thì truyền tai trong xóm, xa thì thiên hạ vang danh. Tiếng đồn đến tận kinh thành, dưới thời Lê, năm Dương Hòa thứ 8 (1642), phụng lệnh chỉ dựng đền lợp ngói. Năm Chính Hòa thứ 4 (1683) được tặng sắc phong. Từ đó về sau, đền thiêng hiển hách, được triều đình nhiều lần phong tặng, thực là chuyện kỳ lạ nhất

Xem tất cả 312 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí