Những Tập Tục, Nghi Lễ Liên Quan Đến Nghề Biển


30 của tháng chạp, các gia đình trong năm sinh được con trai đều làm một mâm lễ gồm xôi gà, trầu rượu đem ra đền Tứ Vị thánh nương cẩn cáo với thần rằng: trong năm qua gia đình có hạ sinh được một người con trai, nay gia đình xin được báo cáo với thần, kính mong thần phù hộ độ trì cho đứa trẻ được khỏe mạnh, rắn rỏi, sau này lớn lên có sức khỏe cường tráng, có được tay nghề giỏi, đi nghề vững tay chèo, chắc tay lái. Đối với những gia đình có con cầu tự thì lễ vật lớn hơn để tạ ơn thần. Đây là một nghi lễ có từ lâu đời ở cộng đồng nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay lễ này không còn được thực hiện nữa mà chỉ những gia đình nào đến đây cầu tự thì sau khi đứa trẻ được sinh ra sẽ sửa soạn một lễ nhỏ rồi ra đền cúng tạ thần.

Cùng với những nghi lễ và tập tục lớn trong năm, định kỳ hàng tháng vào các ngày Sóc, ngày Vọng cư dân xã đảo Nghi Sơn đều đến các cơ sở thờ tự để thực hiện các nghi lễ để cầu xin sự giúp đỡ và phù trợ của các vị thần biển với mong muốn cầu mong cho các thành viên trong gia đình có được sức khỏe, mọi công việc đều thuận lợi, bình an. Lễ vật mà người dân đem đến cúng tế tại đền thì tùy theo từng gia đình, có gia đình cầu kỳ sửa soạn lễ vật hết sức chu đáo với đầy đủ xôi gà, hoa trái; có những gia đình chỉ đơn giản một bó hương vào thắp hương cho thần. Nhưng dù có cầu kỳ hay đơn giản thì tất cả những người dân trong xã đều tin rằng các vị thần rất thiêng và luôn đi theo và bảo hộ cho cuộc sống của họ.

2.1.2.2. Những tập tục, nghi lễ liên quan đến nghề biển

Với môi trường sống là một đảo nhỏ gần bờ, cuộc sống của họ phụ thuộc vào biến, sống chết với nghề biển, mà biển cả thì luôn bí ẩn, lúc hiền hòa và hào phóng, khi lại dữ dội và nghiệt ngã; được-thua, may-rủi, thậm chí cả sống- chết trong mỗi chuyến ra khơi phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên. Vì vậy, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn rất quan tâm đến những yếu tố tâm linh, đặc biệt là những kiêng kỵ, những tập tục liên quan đến nghề nghiệp của họ.


* Những nghi lễ liên quan đến phương tiện và công cụ của nghề biển

Là môi trường sống thứ nhất (trên đất liền) của họ, đồng thời cũng là nơi chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật để sinh tồn trong môi trường sống thứ 2 (trên biển) với đầy những hiểm nguy không lường trước được. Vì vậy, mọi việc được người dân thực hiên vô cùng cẩn trọng trong từng bước, từng khâu và trong đó những nghi lễ, nghi thức để đảm bảo cho một chuyến đi bình an được đặc biệt chú ý. Rất nhiều các nghi lễ được người dân thực hiện.

Những nghi lễ liên quan đến con thuyền

Những người dân đi biển thường quan niệm thuyền là "sợi dây định mệnh" của mỗi ngư dân, là công cụ quan trong trong nghề đánh bắt. Vì vậy, khi thực hiện các công việc liên quan đến con thuyền được ngư dân đặc biệt quan tâm đến các nghi lễ, nghi thức liên quan đến con thuyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Để làm một con thuyền, trước tiên gia chủ phải đi xem trong năm đó tuổi của cả vợ và chồng có thể làm được thuyền/tàu hay không, sau đó nếu được sẽ xem ngày để đến xưởng thuyền đặt thuyền. Khi đặt thuyền nếu là người cẩn thân còn xem cả xem ông chủ làm thuyền hay ông thợ chính có hợp với tuổi của 2 vợ chồng không. Sau đó cả chủ thuyền và chủ xưởng sẽ chọn một ngày tốt để làm lễ phạt mộc. Để làm lễ này, gia chủ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để đến làm lễ cúng (lưu ý trong lễ vật cúng không được có thịt vịt hay trứng vịt. Họ kiêng điều này bởi theo quan niệm của họ vịt là con vật chậm chạp và hơi đần độn nên không thể đem ra làm lễ vật cúng dâng thần vì như vậy sẽ đem lại những điều không may cho chiếc thuyền cũng như gia chủ sau này). Sau đó đến mỗi công đoạn tiếp theo, gia chủ sẽ tiếp tục đem lễ đến cúng. Khi chiếc thuyền hoàn thành, gia chủ sẽ đem một mâm lễ đến xưởng làm lễ cúng thuyền cũng như cúng xin đưa thuyền về bến nhà. Sau khi làm lễ, chủ thuyền sẽ đi xem ngày và chọn một ngày tốt để làm lễ hạ thủy. Một điểm


Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 9

đáng lưu ý, trước khi hạ thủy con thuyền, ngư dân trên đảo còn có tục lệ làm mắt cho các con thuyền. Tất cả các loại thuyền dù to hay nhỏ đều phải chạm hai con mắt cá mập lên hai bên mũi thuyền. Họ cho rằng khi ra khơi, cá mập, cá kình thấy bóng dáng con thuyền với cặp mắt to tướng nên phải tránh xa. Các thuyền đi đánh cá ngoài khơi cũng thường mang theo mươi hòn đá to để khi gặp cá mập, cá kình đòi ăn thì ném đá vào miệng chúng. Cá được “mồi” ăn no, bỏ đi mà không gây sóng to đắm thuyền.

Việc tổ chức lễ hạ thủy con thuyền tùy vào từng gia đình. Gia đình nào không có điều kiện thì làm mâm cơm cúng gồm hoa quả, trầu rượu, đưa con thuyền ra biển. Gia đình nào có điều kiện thì làm mấy mâm cơm cúng và mời anh em bạn thuyền cùng người thân thuộc đến chia vui, mỗi người khi đến dự lễ hạ thủy đều mang theo một chút quà để mừng gia chủ và chúc cho chủ nhà làm ăn thuận lợi, thuận buồm xuôi gió.

Lễ nhúng nghề hay còn gọi là nhúng lưới

Nghi lễ này thường được tiến hành vào đầu xuân hay khi có vàng lưới mới. Địa điểm nhúng lưới có thể ngay tại bến. Tại đây, gia chủ sẽ thắp hương cầu khấn các vị thần: Tứ Vị thánh nương, Quan Sát Hải đại vương, Thánh Bà Trần Quý Phi, sau đó đem thả hết đồ vật cúng lễ xuống biển. Đặc biệt, trong lễ nhúng lưới có tục đánh bùa, kiêng không cho đàn bà, con gái qua lại (vì “có nhiều âm khí, ô uế”), để tránh cho mọi người không biết mà vô tình đi qua thì chủ nhà sẽ lấy cây gai cà cước hay cây dứa dại treo ở bốn phía để mọi người thấy mà tránh.

Lễ tất niên thuyền

Đây cũng là một nghi lễ không thể thiếu trong các nghi lễ mà cư dân xã đảo Nghi Sơn thực hiện đối với con thuyền của mình. Thời gian thực hiện lễ này thường vào cuối tháng chạp. Vật cúng chủ yếu là xôi gà, hoa quả, trầu rượu, muối gạo, vàng mã, hương. Người đứng ra cúng là chủ thuyền. Sau khi


nghi lễ kết thúc, chủ thuyền sẽ chia đồ lễ cho các bạn thuyền và hy vọng trong năm tới sẽ làm ăn thuận lợi, tôm cá đầy khoang.

* Những nghi lễ liên quan đến đánh bắt trên biển

Nghề đi biển ở xã đảo Nghi Sơn gồm 2 hình thức chính là đi lộng và đi khơi. Đi lộng là hình thức đánh bắt gần bờ, thời gian thường bắt đầu từ 5-6 giờ chiều, đến 4-5 sáng ngày hôm sau thì về hoặc có thể đi từ 1-2 giờ sáng đến 10-11giờ sáng thì về. Đi đánh khơi chủ yếu là đi đánh tập thể, thời gian đi thường 10-20 ngày, có khi đi cả tháng. Và cho dù là đi lộng hay đi khơi thì khi đứng trước biển, ngư dân luôn phải đối mặt với những hiểm nguy do thiên nhiên mang lại. Công cuộc mưu sinh, phương tiện hành nghề giữa biển cả mênh mông như không bờ không bến chỉ là một chiếc thuyền, họ luôn phải lênh đênh giữa muôn trùng sóng nước, luôn phải sẵn sàng đối mặt với những hiểm họa khôn lường, luôn phải đối mặt trước sức mạnh của các thế lực siêu nhiên, họ luôn không giám chắc được rằng sẽ có được gì cho mỗi chuyến ra khơi. Chính vì vậy, tâm lý "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" được hình thành trong mỗi người đi biển ở xã đảo Nghi Sơn. Trước mỗi chuyến đi họ luôn thực hiện những kiêng kỵ, họ tin rằng khi họ thực hiện những điều này sẽ có những thế lực siêu nhiên, có đủ quyền năng để cứu giúp và dẫn dắt họ bình an và có kết quả tốt đẹp trong công việc.

Đầu tiên, khi vác lưới ra bến để lên tàu, rất kiêng gặp phải phụ nữ, những người nặng vía hay những người có tang. Khi gặp những người này họ cho rằng sẽ rất không may, chuyến đi sẽ gặp nhiều trắc trở. Vào những lúc như vậy có thể họ sẽ quay trở về nhà và không đi biển nữa. Tuy nhiên, điều đó thường ít xảy ra, bởi nếu quay về không đi nữa thì gia đình sẽ khó khăn, vì thế họ vẫn phải tiếp tục ra khơi. Để tránh những điều không may khi gặp phai điều này, ngư dân sẽ dùng cây dứa gai và một ít vàng hương để đánh vía và xua đuổi tà khí, vía dữ. Hoặc, họ sẽ đợi người đó đi qua rồi đứng đái một bãi


ở đó rồi mới đi ra bến để lên thuyền. Những đồ đạc mang đi lên thuyền bao giờ cũng phải có vàng hương và một chút muối gạo để khi lên thuyền sẽ thực hiện các nghi lễ cầu may. Một điều đáng lưu ý trong các đồ mang lên thuyền để ra khơi là không bao giờ được đem trứng vịt hay thịt vịt lên tàu, vì vịt sẽ mang lại những điều không may cho chuyến đi.

Khi tàu rời bến có một số điều rất kiêng kỵ với ngư dân: khi đi xuống thuyền không được bước lên mũi thuyền, kiêng các thuyền va chạm vào nhau. Trước khi thuyền xuất bến và chạy đến đoạn giữa đền Tứ Vị thánh nương và Quan Sát Hải đại vương sẽ cử một người ở khoang lái ra múc 3 gàu nước dội lên mũi thuyền với mong muốn chuyến đi ra khơi đánh bắt sẽ gặp may mắn, thu hoạch tốt. Sau đó, chủ thuyền sẽ thắp hương trước mũi thuyền rồi khấn rằng: “Đất có thổ công, sông có hà bá, nay con làm lễ cúng này kính mong các thần phù hộ, mong Tứ Vị thánh nương phù trợ cho thuận buồm xuôi gió, sóng yên biển lặng, mong Quan Sát Hải đại thần soi đường chỉ lối cho chúng con tìm thấy được luồng cá, bãi tôm để thuyền về đầy khoang”. Sau khi khấn xong, rải vàng hương trước thuyền và rắc muối gạo xung quanh hai bên thuyền. Khi đi ra khơi, kỵ nhất có thuyền chạy ngang qua mũi thuyền của mình. Nếu gặp phải trường hợp như vậy, nếu có thể được thì ra hiệu cho thuyền bạn dừng lại để mình đi qua và khi đi cũng tránh mũi thuyền của bạn. Nếu không được thì dừng hoặc đi chậm thuyền của mình lại đợi cho thuyền bạn đi qua rồi đi tiếp.

Trong quá trình đi đánh bắt, những người trong hội bạn thuyền không được nhắc tên các con vật vào buổi sáng sớm. Ai đó buột miệng nhắc, chủ thuyền sẽ “phạt” bằng hình thức dội 3 gầu nước lên người và bắt nằm trên 3 đòn bắc ngang thuyền, sau đó kéo người dọc về hướng mũi thuyền. Trước khi kéo, các thành viên trên thuyền cùng hô: “Anh này phải tội làng thuyền; Dội ba gàu này cho sáng mắt ra; Đàn ông cho chí đàn bà; Con nít, bà già xuống


ngõ mà xem”. Vào buổi sáng mai kiêng không được nói bậy, vì như vậy sẽ tạo ra một ngày không tốt đẹp, quang đãng. Ngoài ra, khi tàu thuyền di chuyển qua các cửa lạch, ngư dân tắt máy thắp hương, khấn vọng, dội 3 gầu nước lên mũi thuyền, sau đó đi tiếp; Kiêng các thuyền viên đến khu vực khoang lái của thuyền trưởng; kiêng vịn vào vai phải khi đang ngồi câu cá mực; hay chỉ được đi vệ sinh ở bên đốc (bên phải) kiêng đi bên lái (bên trái). Khi chồng đi đánh bắt, vợ con ở nhà không được quét nhà vào lúc lên đèn (đầu hôm). Liên quan đến các thành viên trong hội bạn thuyền, nếu ai đó đi dự đám ma thì kiêng không lên thuyền trong ngày hôm đó, vì quan niệm, sẽ “rước” theo những xui xẻo, không may mắn. Một điều nữa, bất kể ngư dân nào khi đi ra biển mà gặp người bị nạn nhất thiết phải cứu. Nếu nạn nhân không may bị chết thì phải làm thủ tục chôn cất cẩn thận, làm như vậy người chết sẽ phù hộ cho người cứu may mắn...

Trong những thực hành tín ngưỡng liên quan đến nghề biền cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn còn thực hiện các nghi lễ đối với những vị thần của mình khi trong gia đình có việc, trước mỗi chuyến ra khơi, sau mỗi chuyến đi về được tôm cá đầy khoang hay khi đánh bắt không được... Các lễ cúng này được bà con chuẩn bị rất đơn giản. Trước mỗi chuyến ra khơi bà chủ nhà sẽ sửa soạn một lễ vật nhỏ bao gồm: hương hoa, trà nước, tiền vàng rồi đem ra đền thắp hương cầu mong thần sẽ phù hộ cho chuyến đi thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều cá. Ông chủ thuyền sẽ cho thuyền đi qua trước của đền và thắp hương khấn vái trước khi ra khơi. Như lễ tạ ơn thần sau chuyến đi, gia chủ sẽ lựa chọn những con tôm, con cá ngon nhất mà thuyền đánh bắt được, rồi cùng với hương hoa, trà nước đem ra đền cúng tạ ơn thần đã phù hộ cho một chuyến đi bình an, bội thu...


2.2. Một số tín ngưỡng khác

2.2.1. Tín ngưỡng thờ tiên hiền

Tín ngưỡng thờ tiên hiền gắn với công cuộc khai hoang lập làng của người Việt trong hành trình đi mở cõi. Tín ngưỡng thờ Tiên hiền thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" từ bao đời nay của người Việt. Ở xã đảo Nghi Sơn tín ngưỡng thờ tiên hiền cũng được cư dân nơi đây thực hiện.

2.2.1.1. Đối tượng thờ tự và cơ sở thờ tự

* Tôn Thất Cơ

Theo lời kể của bà con nơi đây, Tôn Thất Cơ vốn là một vị quan dưới triều Nguyễn, có dòng dõi của Hoàng thất. Năm 1935, ông được vua Bảo Đại điều ra cai quản vùng biển Biện Sơn (Nghi Sơn). Khi đó, xung quanh làng đảo Biện Sơn đều là rừng, không có đường vào. Ba mặt bao quanh đều có những tảng đá lớn, dân chỉ đi theo lối mòn. Tôn Thất Cơ huy động sức dân mở thành con đường lớn từ phía Nam vào làng, tu bổ lại các giếng cũ, đào thêm các giếng mới để có nước sinh hoạt, tu bổ các di tích thờ cúng (đền Tứ Vị, đền Quan Sát Hải), vận động dân làng bỏ các hủ tục, giải quyết những xích mích giữa lương dân và giáo dân. Những việc làm của Tôn Thất Cơ lan truyền về Huế, nên năm 1942, Bảo Đại đã ra Biện Sơn vừa để thăm thú, vừa để xem xét thực hư về những tin truyền về Tôn Thất Cơ. Về sau, Tôn Thất Cơ mất tại Nghi Sơn (không rõ năm). Sau khi ông mất, nhân dân trong xã đã chôn cất ông và lập miếu thờ. Trải qua thời gian, nhất là giai đoạn đế quốc Mỹ đánh phá ra miền Bắc, Nghi Sơn trở thành một trong những rốn bom của Thanh Hóa. Ở giai đoạn này, để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền đã cho toàn bộ dân sơ tán sang Hải Thượng và Hải Hà. Sau khi chiến tranh kết thúc, dân cư trở vể thì làng xóm đã bị phá hoang tàn hết, hầu hết các công trình trong xã đều bị phá hủy, trong đó bao gồm tất cả các cơ sở thờ tự. Hiện nay, nơi trước đây là miếu thờ, chỉ còn lại mộ của ông và nằm trong khuôn


viên gia đình ông Trần Văn Tuấn. Việc thờ cúng do gia đình đảm nhận và bà con trong xã hầu như không còn qua lại thắp hương cho ông nữa [PL7, ảnh 24, tr.196].

* Vua Quang Trung/Nguyễn Huệ

Quang Trung/Nguyễn Huệ là người đã khởi binh đánh thắng quân Thanh đem lại hòa bình cho đất nước, đồng thời lập ra triều đại Tây Sơn. Theo như kết quả khảo sát của chúng tôi, trước đây vua Quang Trung không được thờ ở xã đảo Nghi Sơn mà tục thờ vua Quang Trung được thực hiện ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Việc xã Hải Thanh thờ vua Quang Trung là nhằm tưởng nhớ công ơn của Quang Trung sau khi lên làm vua, Quang Trung đã miễn cho bà con nơi đây lệ phải tiến cống yến hàng năm. Sau khi vua Quang Trung mất, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ. Ở xã đảo Nghi Sơn, việc người dân thờ vua Quang Trung do Nghi Sơn từng là một trong những phòng tuyến trên biển của nghĩa quân Tây Sơn. Cùng với Tam Điệp (phòng tuyến trên bộ) và Biện Sơn (phòng tuyến trên biển) đã tạo thành thế gọng kìm của nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. Mặt khác, trong quá trình khảo sát điền dã, cán bộ quản lý văn hóa ở xã và ở Ban quản lý di tích ở xã cho biết năm 1990 khi xã làm hồ sơ công nhận cụm di tích và danh thắng của xã, trong các điều kiện để xét công nhận các đối tượng thờ tự của xã phải có đối tượng là anh hùng có công với dân với nước hay vùng đất quê hương. Vì vậy, mà Quang Trung được lựa chọn và tôn vinh là một trong những vị thần linh thiêng ở xã đảo Nghi Sơn.

Có thể thấy, lý do vua Quang Trung được đưa vào thờ tự ở xã ban đầu là để hoàn chỉnh về thủ tục hồ sơ hành chính. Tuy nhiên, khi đi vào tìm hiểu sâu hơn chúng ta thấy rằng, bên cạnh yếu tố kể trên, việc đưa Quang Trung vào thờ từ cùng với những vị thần của xã chính là sự đáp ứng nhu cầu của người dân khi mà họ cảm thấy cuộc sống ngày càng có nhiều những bất an, lo

Ngày đăng: 13/09/2023