Vai Trò Tín Ngưỡng Trong Đời Sống Tinh Thần Cư Dân Xã Đảo Nghi Sơn


lắng mà bản thân họ không thể tự giải quyết được, người dân nơi đây cần thêm nhiều quyền năng, sức mạnh hơn nữa từ các vị thần. Việc có thêm vị thần sẽ làm cho cuộc sống của họ được bảo vệ tốt hơn trước những bất an của cuộc sống. Và cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, Quang Trung đã trở thành một trong những vị thần được cộng đồng thờ cúng và gửi gắm niềm tin. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Malinowski đưa ra được NCS đề cập ở chương 1: "môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người càng cần đến lễ nghi phù phép" [42, tr.159] để trấn an chính mình về mặt tâm lý, mong được an toàn.

Vua Quang Trung được phối thờ với Tứ Vị thánh nương nên cơ sở thờ tự của vua Quang Trung/ Nguyễn Huệ chính là kiến trúc được khôi phục vào những năm 90 của thế kỷ XX và chính là kiến trúc đang thờ tự hiện nay (như đã miêu tả ở phần cơ sở thờ tự của Tứ Vị thánh nương).

2.2.1.2. Những thực hành tín ngưỡng

Đối với tín ngưỡng thờ Tiên hiền, trong năm chỉ có lễ hội Quang Trung được tổ chức lớn với quy mô cấp xã hoặc cấp huyện và có sự phân công định kỳ trong việc tổ chức lễ hội hàng năm diễn ra vào ngày mùng 05 tháng giêng hàng năm. Theo đó xã đảo Nghi Sơn sẽ tổ chức lễ lớn vào năm chẵn còn xã Hải Thanh sẽ tổ chức vào năm lẻ.

Lễ hội Quang Trung xã đảo Nghi Sơn được tổ chức với các nghi thức truyền thống: Rước kiệu, dâng lễ vật, tế lễ theo nghi thức cổ và đọc chúc văn ca ngợi công đức của vua Quang Trung. Lời chúc còn cầu mong các vị thần linh, vua Quang Trung phù hộ che chở cho quốc thái, dân an, cho dân làng và khách thập phương tới dự lễ có được cuộc sống đủ đầy, một mùa đánh bắt bội thu, cầu cho một năm an lành, kinh doanh phát đạt, thuyền bè ra khơi về lộng an toàn. Sau phần lễ là phần hội diễn ra với các trò chơi, trò diễn và các


chương trình văn nghệ mang đậm yếu tố văn nghệ dân gian biển đảo như: Kéo co, bơi thuyền, Hò sông nước, …

Đối với Tôn Thất Cơ, trước đây, việc thực hành niềm tin tín ngưỡng đối với thần cũng được thực hiện như các vị thần được thờ khác trong xã nhưng hiện nay, những nghi lễ thực hành không còn nữa, việc thực hiện các lễ cúng chỉ được thực hiện bởi gia đình, nơi hiện đang lưu giữ mộ phần của ông.

2.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến và đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Ở xã đảo Nghi Sơn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được cư dân nơi đây thực hiện theo truyền thống của người Việt với 2 hình thức thờ cúng trong phạm vi gia đình và thờ cúng theo dòng họ.

2.2.2.1. Thờ cúng trong gia đình

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 10

Trong mỗi gia đình dù là theo Thiên Chúa giáo, Phật giáo hay không theo bất kỳ tôn giáo nào thì trong nhà đều có bàn thờ gia tiên của gia đình, không gian thờ cúng tổ tiên bao giờ cũng là nơi sạch sẽ và quan trọng nhất của ngôi nhà. Bàn thờ tổ tiên luôn đặt ở nơi cao ráo, được các thành viên trong nhà quan tâm chú trọng. Việc thờ cúng được người dân thực hiện theo như truyền thống của người Việt, hàng tháng vào ngày sóc, vọng các gia đình đều lo dọn dẹp bàn thờ, sắm sửa lễ vật để thắp hương cho ông bà tổ tiên. Ngoài ra, vào những dịp khác trong năm như: tết Nguyên Đán, tết Thanh Minh, tết Thượng Nguyên... Những khi nhà có việc quan trọng như: dựng vợ gả chồng, sinh con, đi làm ăn xa, con cháu thi cử... các gia đình đều làm lễ dâng hương cúng tổ tiên để cầu mong sự phù hộ hay tạ ơn. Do đặc thù môi trường sinh sống và phương thức mưu sinh, việc thực hiện các nghi thức trong thờ cúng tổ tiên còn được thực hiện trước mỗi chuyến ra khơi. Hay như,


trong mỗi chuyến ra khơi, nếu ở nhà nhận được tin người trong gia đình gặp phải điều bất trắc, không may hoặc thấy thời tiết có chuyển biến xấu. Trước khi ra đền thắp hương cầu mong các vị thần biển bảo hộ cho người thân của mình đang lênh đênh ngoài biển, bao giờ những thành viên còn lại trong gia đình (thông thường là người vợ) sẽ sửa soạn lễ để thắp hương cho ông bà tổ tiên trong nhà để cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho họ được bình yên, tai qua nạn khỏi.

Không chỉ vậy, trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tại gia đình còn có một tập tục rất quan trọng trong lễ cúng rằm tháng bảy. Cùng với việc thực hiện những nghi lễ truyền thống trong ngày rằm tháng bảy, họ còn thực hiện một nghi lễ rất quan trọng đó là lễ tống ôn-một phong tục thường được cư dân các vùng biển thực hiện nhằm mục đích đuổi đi những ôn hoàng dịch lệ, những điều không may mắn trong năm ở trong gia đình và cộng đồng. Nghi lễ này được thực hiện cùng lúc với nghi lễ tống ôn của xã. Sau lễ tống ôn các gia đình tổ chức lễ cúng rằm tháng bảy, đốt vàng mã cho ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu mong gia tiên phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, may mắn, mọi việc diễn ra thuận buồn xuôi gió.

2.2.2.2. Thờ cúng trong dòng họ

Như đã phân tích ở mục 1.3.2, xã đảo Nghi Sơn trong lịch sử hình thành phát triển đã từng được coi là phường Tứ Chiếng Biện Sơn-là nơi tụ cư của những người từ khắp nơi đến. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Nghi Sơn có 27 dòng họ, trong đó có 3 dòng họ lớn đến vùng đất này định cư đầu tiên là dòng họ: Trần, Nguyễn, Lê(1). Đến nay, chưa có tài liệu lịch sử cũng như ghi chép nào cho biết chính xác các dòng họ đó đến đây vào năm nào. Chỉ biết rằng, đây là những dòng họ đầu tiên đến đây khai phá và lập làng trên đảo Nghi Sơn và nơi đây vẫn luôn duy trì truyền thống thờ cúng ông


1 Tài liệu do ông Trần Ngọc Châu, chi hội trưởng hội người cao tuổi xã cung cấp.


bà tổ tiên từ bao đời nay trong các gia đình và dòng họ. Các dòng họ lớn trong xã đều có nhà thờ họ và hàng năm luôn tổ chức tế họ theo đúng truyền thống như: dòng họ Trần Văn tổ chức tế họ vào ngày 22 - 23/4 hàng năm, dòng họ Hoàng tổ chức vào ngày rằm tháng giêng, dòng họ Đoàn vào trung tuần tháng 2 âm lịch, dòng họ Đồng vào ngày 12 tháng giêng, dòng họ Lưu vào ngày mùng 10 tháng giêng... Cho dù có những giai đoạn việc thờ cúng này bị thu hẹp lại, hoặc bị đứt đoạn. Nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn luôn là một trong những tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.

2.3. Vai trò tín ngưỡng trong đời sống tinh thần cư dân xã đảo Nghi Sơn

2.3.1. Tín ngưỡng là niềm tin, điểm tựa trong đời sống tinh thần của cư dân xã đảo đảo Nghi Sơn

Hình thành dựa trên cơ sở niềm tin của con người vào cái siêu nhiên, tín ngưỡng ra đời gắn với cuộc sống con người từ thủa sơ khai, mông muội, phát triển thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Những niềm tin tưởng chừng như mơ hồ nhưng lại có tác dụng nâng đỡ tâm hồn con người khi gặp phải những vấn đề bế tắc trong cuộc sống. Đời sống xã hội dù có văn minh hiện đại đến đâu, rất nhiều những hiện tượng tự nhiên, xã hội đã được khoa học giải thích thì trong cuộc sống vẫn tồn tại những vấn đề không thể lý giải được bằng nhãn quan khoa học thông thường. Mặt khác, dưới những tác động từ sự phát triển của xã hội đã làm cho con người luôn cảm thấy có những nguy cơ tiềm ẩn đe dạo bản thân họ và cuộc sống xung quanh họ, những áp lực của cuộc sống ngày càng nhiều đã làm cho con người nhiều lúc lâm vào tình trạng khủng hoảng không lối thoát... Vào những lúc này, tín ngưỡng chính là một trong những điểm tựa tinh thần, là tác nhận tạo sự cân bằng tâm lý, để họ tìm thấy sự an ổn, vững tin hơn trong cuộc sống.


Với cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, môi trường sinh sống là biển, phương thức mưu sinh phụ thuộc hoàn toàn vào biển. Biển mang lại cho họ nhiều lợi ích nhưng cũng luôn tiềm ần những mối hiểm hoạ đe dọa đến cuộc sống đã tạo cho họ một tâm lý sợ hãi, bất ổn. Chính vì thế, tín ngưỡng chính là một trong những điểm tựa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của NCS cho thấy tất cả người dân trong xã đều biết về những vị thần được thờ tự ở trong xã (trong đó bao gồm bộ phận những người theo đạo Thiên Chúa giáo, mặc dù không thờ cúng và thực hành nghi lễ đối với những vị thần nhưng họ điều biết những vị thần đó là ai) và họ luôn tin rằng những vị thần của mình rất linh thiêng, luôn phù hộ cho họ thuận lợi trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày. Bằng chứng cho niềm tin chính là các cơ sở thờ tự luôn được người dân quan tâm chăm sóc, tu bổ, luôn ở vị trí trung tâm của xã và thuận lợi cho bà con đến để thực hành các nghi lễ đối với các vị thần.

Bên cạnh đó, niềm tin của cư dân đối với những vị thần còn được thấy qua việc thực hành các nghi lễ đối với thần. Trước mỗi chuyến ra khơi, những ngư dân đều thực hiện việc cúng các vị thần, công việc này được thực hiện tại đền hoặc ở trên thuyền cúng vọng vào với mong muốn các vị thần sẽ phù hộ cho chuyến đi thuận buồn xuôi gió, đánh bắt được nhiều cá tôm. Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Bính (80 tuổi ở thôn Thanh Sơn) phụ trách việc trông coi lăng Thánh Bà trong 5 năm qua nói:

Bà thiêng lắm, ai đi thuyền qua đây cũng ghé vào thắp hương cho Bà, không chỉ người ở đây mà cả những nơi khác như ở Nghệ An, Hải Phòng hay trong miền Nam ra đều ghé vào đền Tứ Vị và lăng Thánh Bà để thắp hương cầu mong sự phù hộ cho thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều cá tôm. Hay khi đi chiều lưới không


thuận, đi mấy chiều mà không đánh bắt được bà con sẽ sửa soạn lễ đến để xin Bà và các đền thờ trong xã. Thường là sau khi thực hiện các nghi lễ các chuyến ra khơi sau đó bà con liền đánh bắt được cá [PL 8, STT 8, tr.207].

Với một niềm tin rằng, các vị thần của mình rất linh thiêng, luôn đi theo đồng hành và phù hộ cho mình, nên khi gặp bất kể khó khăn gì không thể giải quyết hay không lý giải được vì sao những điều may mắm đó lại đến mới mình, bà con luôn tìm đến sự trợ giúp từ các vị thần và luôn tin tưởng về sự trợ giúp này. Bà Nguyễn Thị Bính (80 tuổi ở thôn Thanh Sơn) chia sẻ tiếp:

Không nói đâu xa tôi có đưa cháu bên đường nhà chồng, đi nghề từ lâu rồi mỗi chuyến đi không nhiều thì ít cũng chẳng trở về thuyền không bao giờ. Vậy mà vào thời điểm bắt đầu mùa cá Nam, đó là năm 2011 thì phải, không hiểu sao tự nhiên đi mấy hôm liền không hôm nào đánh được, thường thuyền cứ về không. Gia đình không hiểu sao, sau đó sửa soạn lễ ra lễ Thánh Bà. Sau lễ 2-3 hôm thuyền đi nghề liền được luôn, lại còn được mẻ cá lớn nữa. Không chỉ vậy, khi gia đình hay bản thân có việc gì đến xin với Thánh Bà đa phần đều được, nhất là khi bị đau ốm, bị bệnh đau nhức khắp người đến đây xin nước về uống rồi xoa bóp là khỏi [PL 8, STT 8, tr.207].

Không chỉ vậy, người dân xã đảo Nghi Sơn cũng luôn tin rằng, các vị thần của mình sẽ luôn đồng hành trong mỗi chuyến ra khơi, thần sẽ luôn bảo vệ mình trước những hiểm họa từ biển. Ông Hoàng Chấm Phẩy (65 tuổi ở thôn Bắc Sơn) đã chia sẻ:

Vào ngày 22 tháng chạp năm 2001, khi đó đã là những ngày giáp tết, theo truyền thống thì vào những ngày này, đặc biệt là mai là ngày 23 - ngày đưa ông Táo về Trời thì ngư dân sẽ không đi biển. Và hôm đó cũng có nghe đài báo có gió mùa nhưng khi đấy đói


quá, không có gì để ăn tết vì vậy mấy anh em trong làng quyết định ra khơi để kiếm ít cá về ăn tết. Khi ra đi trời sóng yên bể lặng, bất ngờ đến khoảng gần trưa, trời đột nhiên đổi gió, gió thổi ngày càng lớn, sóng đánh mạnh đập hết cả vào thuyền. Vào những năm đó, thuyền thì nhỏ, các thiết bị thì đơn giản chứ không hiện đại như bây giờ. Lúc gặp gió như vậy tất cả anh em trong thuyền cố gắng lái và điều khiển tàu quay trở về bờ, nhưng gió thổi mạnh không thể điều khiển được, thuyền cứ vậy bị đánh dạt đi. Trong lúc như vậy, ông chủ tàu đã chắp tay và ngước mặt lên trời cầu khấn mong được Tứ Vị thánh nương và Quan Sát Hải đại vương che chở và giúp đỡ. Sau khi khấn một lúc thì thấy gió lặng hơn, anh em trên thuyền tiếp tục chống đỡ và đến tối thì thuyền dạt được vào bờ và khi đó biết được mình còn sống [PL 8, STT 10, tr.207].

Có thể thấy, khi cuộc sống của người dân nơi đây hoàn toàn phụ thuộc vào biển, biển là nguồn sống duy nhất, họ luôn phải đối mặt với những thiên tai, hiểm họa từ biển, cuộc sống có nhiều bấp bênh người dân coi những vị thần chính là người bảo hộ cho họ về mặt tinh thần trong mỗi chuyến ra khơi. Vì thế, họ thực hiện các nghi lễ xuất phát từ lòng thành kính, biết ơn và sau đó là những lời cầu xin cho sự bình an may mắn.

Ngày nay, khi đời sống ở đây có nhiều thay đổi, người dân có nhiều sự hỗ trợ hơn từ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã hạn chế được phần nào những rủi ro trong mỗi chuyến đi. Thế nhưng, biển cả thì mênh mông, hiểm họa thì khôn lường. Vì vậy, dù có những thay đổi trong sản xuất đã hạn chế bớt những rủi ro mà họ gặp phải, những trong tâm thức của người dân vẫn luôn cần và tin vào sự trợ giúp của các vị thần. Các tư liệu phỏng vấn và kết quả điều tra xã hội học cho thấy có đến 55% số người được hỏi trong một tháng đến thực hành nghi lễ tại các cơ sở thờ trong xã tự từ 1- 2 lần/tháng. Mặt khác, trong đời sống xã hội hiện nay, bên cạnh phương thức


mưu sinh truyền thống, ở xã có thêm những phương thức mưu sinh khác như nuôi cá lồng, làm công nhân tại KKT, tham gia làm dịch vụ du lịch.... Cho dù có thay đổi trong tâm thức của người dân nơi đây, họ vẫn luôn tin rằng các vị thần của họ sẽ luôn theo phù hội và bảo trợ cho cuộc sống bất kể khi nào họ cần đến sự trợ giúp của họ. Bà Trần Thị Ký (52 tuổi ở thôn Trung Sơn) đã chia sẻ:

Nhà tôi có 4 đứa con, trước đây nhà chỉ làm nghề biển vất vả lắm, sau này chuyển đổi kinh tế nhà tôi chuyển nuôi cá lồng, vài năm gần đây có nuôi thêm ít con dê nhưng cuộc sống vân còn vất vả lắm. Nhưng may ông bà thương phù hộ nên đứa đầu nhà tôi giờ đã đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, còn con bé thứ 2 đang học nghề y, sau này mà may mắn thì cũng cho nó đi sang Hàn Quốc hay Nhận Bản làm [PL8, STT 13, tr.207].

Khi phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nhuận (79 tuổi ở thôn Nam Sơn) đã chuyển đổi sang làm công nhân, không còn đi biển nữa đã cho biết:

Hiện giờ tôi không còn đi chợ bán cá nữa, đi sang KKT làm việc cho đỡ vất vả. Trước đây, khi làm hồ sơ xin vào làm ở KKT cũng gặp không ít khó khăn do trình độ cũng như tuổi tác của mình. Nộp hồ sơ mấy tháng mà không thấy gọi đi làm, tôi sốt ruột và lo không biết có xin được việc không. Hôm đó tôi sửa soạn chút lẽ nhỏ thắp hương cho ông bà tổ tiên trong nhà rồi đi ra đền Tứ vị và lăng Thánh Bà xin. Sau đó khoảng 10 ngày tôi đã được gọi đi làm nhân viên quét dọn đấy. May mà ông bà tổ tiên phù hộ [PL8, STT 32, tr.208].

Như vậy, đối với cư dân xã đảo Nghi Sơn tín ngưỡng vừa là niềm tin và cũng là điểm tựa về mặt tinh thần giúp họ có thể sinh tồn và vượt mọi khó khăn trước môi trường sống cũng như những tác động không thuận chiều từ sự phát triển của xã hội trong bối cảnh hiện nay. Tín ngưỡng trở thành nhân tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023