Khái Quát Quá Trình Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa Ở Xã Đảo Nghi Sơn


lễ. Từ đó, giúp cho cộng đồng hiểu và nắm rõ hơn, đặc biệt điều này càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với thế hệ trẻ trong xã - những chủ nhân tương lại trong việc gìn giữ, phát huy thực hành và trao truyền các giá trị của tín ngưỡng của cộng đồng cho những thế hệ tiếp theo. Để các giá trị đó mãi trường tồn và tạo nên diện mạo riêng cho cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn trước những cộng đồng cư dân ven biển khác.

Ngoài phần lễ thì phần hội tại các lễ hội cũng mang những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo với những trò diễn mang đậm chất dân gian gắn liền với mỗi lễ hội như: hát chèo chải, các hoạt động mô phỏng chợ cá, đua thuyền (ở lễ hội cầu ngư), tập trận (lễ hội Quang Trung) cũng là cơ hội để các giá trị văn hóa tín ngưỡng đến gần với người dân hơn và được bảo tồn và tiếp tục phát huy trong cộng đồng ở những thế hệ tiếp theo.

Việc duy trì các hoạt động tín ngưỡng, một mặt đáp ứng nhu cầu tinh thần của cư dân địa phương, mặt khác, khơi dậy lòng tự hào của các thế hệ về truyền thống văn hoá của địa phương mình. Đó cũng chính là cách giáo dục tốt đối với thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của các thế hệ người dân.

Tiểu kết

Khảo sát tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn đã cho ta thấy được diện mạo tín ngưỡng của cộng đồng nơi đây với tín ngưỡng đặc trưng của cư dân ven biển là tục thờ các vị thần biển (Tứ Vị thánh nương, Quan Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, Thánh Bà Trần Quý Phi); cùng với đó là những tập tục, nghi lễ gắn với nghề nghiệp, phương thức mưu sinh của mình. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ các vị tiên hiền và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng được người dân nơi đây thực hiện theo truyền thống của người Việt.

Tín ngưỡng chính là kết quả của sự tương tác giữa con người với môi trường biển trong quá trình sinh sống và lao động hàng ngày. Tín ngưỡng


luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tín thần của công đồng cư dân nơi đây. Tín ngưỡng trở thành điểm tựa vững chắc về mặt tinh thần giúp người dân nơi đây vượt qua những khó khăn, thách thức của môi trường sống đặc thù là đảo. Không chỉ vậy, tín ngưỡng cũng chính là chất keo kết dính, là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong cộng đồng tạo nên sức mạnh vô cùng lớn để có thể vượt qua thách thức của biển cả bao la.


Chương 3

HIỆN TRẠNG TÍN NGƯỠNG

CƯ DÂN XÃ ĐẢO NGHI SƠN DƯỚI TÁC ĐỘNG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA‌

3.1. Khái quát quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở xã đảo Nghi Sơn

3.1.1. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa

- hiện đại hóa gắn với kinh tế vùng ven biển

Là một quốc gia ven biển nắm giữ vị trí chiến lược về kinh tế - chính trị, thuộc tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; châu Mỹ với châu Á; châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước châu Á với nhau. Không chỉ vậy, với 3260km đường bờ biển, phần diện tích biển nước ta chiếm 29% diện tích Biển Đông, rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ; hơn 50% số dân sống ở các tỉnh ven biển; ngư dân ta có truyền thống khai thác đánh bắt thủy sản trên biển. Đây là những thế mạnh không phải nước nào cũng có. Nhằm khai thác những ưu thế và thế mạnh về biển mà chúng ta có được ngày 6/5/1993 Bộ Chính trị (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết 03/-NQ/TW về Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt; tiếp đó Ngày 22/9/1997, Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 20- CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH-HĐH; đặc biệt là tại Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương” và một trong những quan điểm được đưa ra: Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú,


hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn... Đến năm 2018, trước những tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vấn đề về biển, ngày 22/10/2018 Ban chấp hành TW đã ban hành Nghi quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thực hiện các đường lối đổi mới, CNH-HĐH và chiến lược biển của Đảng và nhà nước, từ năm 1997 đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản triển khai, thực hiện, cụ thể hóa đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đáng chú ý là Quyết định số 1624/2007/QĐ-UBND ngày 01/6/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trong đó xác định: "Phấn đấu đến năm 2020, Nghi Sơn trở thành khu kinh tế ven biển lớn nhất Bắc Miền Trung, cảng Nghi Sơn trở thành cảng quốc tế có tầm cỡ trong nước và khu vực, Thanh Hoá trở thành trung tâm du lịch biển hấp dẫn của quốc gia; hình thành được tuyến đại lộ ven biển nối các khu du lịch, nghỉ dưỡng của tỉnh, với các tỉnh ven biển trong khu vực; nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng các đô thị ven biển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá vùng ven biển"; Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển KKT Nghi Sơn.

3.1.2. Sự hình thành và phát triển của khu kinh tế Nghi Sơn

Nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hoá, cách Thủ đô Hà Nội 200 km về phía Nam, KKT Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển tại quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 với tổng diện tích đất tự nhiên 18.611,18 ha thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, bao gồm 12 xã: Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường, Hải Bình thuộc huyện Tĩnh


Gia, có ranh giới địa lý được xác định như sau: Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp huyện Như Thanh; Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An); Phía Bắc giáp xã Nguyên Bình và Bình Minh (huyện Tĩnh Gia).

Không gian của KKT tế gồm 3 khu: Khu bảo thuế được bố trí gắn liền với cảng biển (gồm: Khu bến cảng và hậu cảng; Khu trung tâm tài chính, dịch vụ, trung tâm điều hành, trung tâm quảng bá giới thiệu trưng bày sản phẩm, vui chơi giải trí; Khu chế xuất, công nghiệp tái chế; Đất giao thông trong khu bảo thuế); Khu vực thuế quan, bao gồm khu cảng; các khu công nghiệp; khu đô thị; Các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục; Các khu du lịch - dịch vụ; Các khu công viên - cây xanh; Các khu dịch vụ khu công nghiệp tổng hợp; Khu trung tâm đào tạo và dạy nghề; Các cụm dân cư ngoài khu đô thị. Khu đất khác trong khu kinh tế gồm: đất quân sự, đồi núi, cây xanh sinh thái tự nhiên ven sông, mặt nước sông, hồ, cây xanh sinh thái lâm nghiệp… Mục tiêu xây dựng trở thành một KKT biển trọng điểm, tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực của Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, tạo động lực mạnh để thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách phát triển với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với cả nước.

Trong hơn 10 năm hoạt động, KKT Nghi Sơn đã góp phần thay đổi toàn diện đời sống KTXH của cư dân trong vùng quy hoạch và phụ cận, trở thành động lực phát triển không chỉ cho tỉnh Thanh Hóa mà cả khu vực Bắc Trung Bộ. Tính từ năm 2010-2016 tổng giá trị sản xuất công nghiệp - thương mại, dịch vụ đạt 83.512 tỷ đồng; Tổng giá trị xuất khẩu đạt 974 triệu USD; Thu ngân sách đạt 13,202 tỷ đồng; Giải quyết việc làm cho 64,524 lao động. Kế từ khi thành lập KKT Nghi Sơn đến hết năm 2015 thu hút được 141 dự án đầu tư trong nước, 08 dự án FDI, vốn đăng ký đạt khoảng 97.094 tỷ đồng và 9.823,4 triệu USD, vốn thực hiện đạt 42.900 tỷ đồng và 6.756 triệu USD.


Ngày 7/12/2018 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1699/QĐ-TTg về việc phế duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, KKT Nghi Sơn theo quy hoạch mới gồm toàn bộ diện tích huyện Tĩnh Gia 03 xã: Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính (thuộc huyện Nông Cống) và 03 xã: Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc (thuộc huyện Như Thanh). Tổng diện tích lập quy hoạch: 106.000 ha (trong đó, có 66.497,57 ha đất liền, hải đảo và 39.502,43 ha mặt nước biển). Ranh giới cụ thể được xác định: Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp các xã: Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Công Liêm (huyện Nông Cống); Vườn Quốc gia Bến En, xã Phúc Đường (huyện Như Thanh), tỉnh Thanh Hóa.

KKT Nghi Sơn được xác định: là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn liền với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn; vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt; là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung; Là cụm đô thị công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đồng bộ và hiện đại với trung tâm là thành phố công nghiệp Nghi Sơn và các đô thị Hải Ninh, Yên Mỹ, Thanh Tân, được phát triển theo mô hình đô thị thông minh - xanh - bền vững; Là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ và cảng biển Nghi Sơn; Có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng. Phân vùng đất liền Khu kinh tế Nghi Sơn thành 05 khu vực như sau:

Khu cảng Nghi Sơn và phụ cận là khu vực trọng điểm phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn. Trong đó tập trung phát triển công nghiệp nặng, công


nghiệp phụ trợ, tổng kho dầu thô và hóa chất, các kho xăng dầu, khí hóa lỏng, cảng biển, dịch vụ logistics, hậu cần cảng và một số chức năng khác;

Khu phía Nam là khu vực phát triển logistics, cảng cạn, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, tổng kho dầu thô và hóa chất v.v... Đây là khu vực trọng yếu về giao thông với Quốc lộ 1A, nút giao đường bộ cao tốc, đường sắt Bắc Nam, ga và đường sắt cao tốc. Là khu vực cửa ngõ của tỉnh Thanh Hóa và Khu kinh tế Nghi Sơn ở phía Nam, hình thành liên kết vùng với tỉnh Nghệ An (đặc biệt là thị xã Hoàng Mai);

Khu đô thị trung tâm là trung tâm thành phố với các hoạt động thương mại, dịch vụ, hành chính - chính trị, văn hóa - xã hội, vv…. Phía Tây khu đô thị trung tâm phát triển chuyên biệt về giáo dục, đào tạo và công nghiệp triển khai R&D, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Khu Đông Bắc là cửa ngõ phía Bắc của Khu kinh tế Nghi Sơn, có dải ven biển dài 15 km. Quy hoạch phát triển du lịch biển kết hợp với đô thị; phát triển khu công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thủy, hải sản, tổng kho đông lạnh;

Khu phía Tây là khu vực phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên của KKT Nghi Sơn với trung tâm là hồ Yên Mỹ, ngoài ra khai thác phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông, lâm sản,...

Với quy mô mở rộng của KKT Nghi Sơn hiện nay, dự báo trong tương lai, sự phát triển của KKT sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến các khu vực dân cư nằm trong khu vực và vùng phụ cận của KKT.

3.1.3. Những tác động của khu kinh tế đến xã đảo Nghi Sơn

Nằm trong quy hoạch phát triển của KKT, sự hình thành, phát triển của KKT Nghi Sơn trong thời gian qua đã có những tác động không nhỏ đến xã


đảo Nghi Sơn trên mọi lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa và tạo cho xã một diện mạo mới.

* Thay đổi trong kinh tế

Cơ cấu các ngành kinh tế : Như đã trình bày ở chương 1, cơ cấu kinh tế của xã đảo Nghi Sơn từ trước tới nay chủ yếu là ngư nghiệp chiếm đến 90% cơ cấu kinh tế của xã. Kể từ khi nằm trong quy hoạch KKT Nghi Sơn và KKT chính thức đi vào hoạt động, cơ cấu kinh tế của xã đã có những bước chuyển dịch, xuất hiện thêm các ngành nghề mới (làm công nhân tại KKT, tham gia các dịch vụ du lịch, đi xuất khẩu lao động...)

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế xã đảo Nghi Sơn những năm gần đây



TT


Năm

Tổng số (100%)

Chia theo ngành sản xuất

Ngư

nghiệp

Thương mại

dịch vụ

Tiểu thủ

công nghiệp

1

2010

100

85

12

3

2

2011

100

83

13

4

3

2012

100

80

14

6

4

2013

100

77

15

8

5

2014

100

74

16

10

6

2015

100

67,5

19

13,5

7

2016

100

62,4

21,9

15,8

8

2017

100

59,4

22,7

17,9

9

2018

100

58,2

23,9

17,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 12

Nguồn: UBND xã đảo Nghi Sơn

Từ những số liệu thống kê trên có thể thấy, năm 2010 ngành kinh tế ngư nghiệp chiếm 85% cơ cấu kinh tế của xã, đến năm 2018 chỉ còn 58,2%; ngành thương mại dịch vụ từ 12% năm 2010 đã tăng lên 23,9% cơ cấu kinh tế của xã năm 2018. Mặc dù, mức độ chuyển dịch chưa thực sự mạnh mẽ những

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí