mức phổ biến từ 50 -80% giá trị dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đối với chuỗi giá trị khi kiểm soát được dòng tiền trên cơ sở đánh giá đơn lẻ tổn thất tín dụng không có tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, đối với khoản vay có bảo đảm bằng tài sản, các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay như: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay với mức cho vay phổ biến là 70% giá trị tài sản bảo đảm. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng, các tài sản khác gắn liền với đất; Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp,…là các tài sản thế chấp phổ biến cho khoản vay theo chuỗi giá trị.
Theo kết quả khảo sát, các ngân hàng vẫn xác định rằng việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra là phù hợp với xu thế phát triển của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp nói chung và cá tra nói riêng nhưng hiện tại công tác triển khai là ít hiệu quả. Các vấn đề về pháp lý, bảo hiểm cần được giải quyết triệt để mới có cơ sở để tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra phát triển bền vững.
3.3.3. Nhận xét chung v ề kết quả tín d ụng ngân hàng theo chuỗi giá tr ị đối với ngành cá tra
3.3.3.1. Kết quả đạt được
- Phương thức cho vay này tạo điều kiện quan trọng trong việc xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp, chia sẻ hài hòa lợi ích cũng như rủi ro, giúp cho các sản phẩm nông nghiệp, những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh rất lớn của Việt Nam, có điều kiện phát triển ổn định, bền vững và tăng kim ngạch xuất khẩu. Đảm bảo nguồn tiêu thụ đầu ra, không còn xảy ra tình trạng thừa cá, dẫn đến cá quá lứa, quá kích thước không bán được. Giá bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch theo giá thị trường tại thời điểm thu hoạch.Việc tham gia tín dụng theochuỗi giá trị tạo sự thuận lợi lớn cho người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến, giúp họ chủ động đàm phán với các doanh nghiệp cung ứng thức ăn nuôi cá để được cung cấp với một mức giá thấp hơn giá thị trường; hưởng mức chiết khấu cao hơn; phương thức giao nhận thức ăn, hình thức và thời gian thanh toán thuận lợi hơn; từ đó giúp họ chủ động hơn trong hoạt động nuôi cá và chế biến, góp phần giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra, c ụ thể: khi tham gia vào Chuỗi giá trị, chi phí nuôi cá của người nông dân giảm hơn 500 đồng/kg và mỗi kg cá tra nguyên liệu thu hoạch người nông dân có mức lãi từ 1.500 – 2.000 đồng/kg, cao hơn từ 500 đồng – 1.000 đồng/kg so với hộ nông dân nuôi cá không tham gia vào Chuỗi giá trị ngành cá tra. Đồng thời, chất lượng cá tra cũng được nâng cao do có đội ngũ kỹ sư của doanh nghiệp trong chuỗi
thường xuyên chăm sóc, trao đổi thông tin thuốc thủy sản, thị trường, tư vấn để cải tạo vùng nuôi theo hướng VietGAP, GlobalGAP.
- Do các tác nhân trong chuỗi có mối liên hệ thông tin chặt chẽ nên công tác giám sát, quản lý khoản vay của ngân hàng thuận lợi hơn, tiền vốn đầu tư đúng vào phương án sản xuất, nông dân trả nợ tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn quy định; Đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng, nâng cao tính cạnh tranh do ngân hàng có thể tăng khả năng cung cấp sản phẩm trọn gói, bán chéo sản phẩm; Tối ưu hóa nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn tín dụng được lưu chuyển liên tục, nguồn trả nợ của khâu trước là nguồn giải ngân cho khâu sau trong chuỗi và không mất thời gian chờ.
3.3.3.2. Hạn chế của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra
Công tác triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra còn bị giới hạn vì những hạn chế đặc thù của ngành, cụ thể:
- Vấn đề về bảo hiểm nông nghiệp
Hiện nay, với sự thay đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ. Năm 2017, tại ĐBSCL xuất hiện hạn hán và ngập mặn. Do thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn đã vào sâu trong hệ thống sông (40km-70km) – đặc biệt là phía hạ lưu sông Tiền, độ mặn tăng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nuôi cá dễ nhiễm bệnh, diện tích thả giống giảm. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy Sản, năm 2017, hàng loạt các bệnh như chứng chậm lớn, xuất huyết, nổ mắt, phù đầu… đã xuất hiện phổ biến ở cá tra do thay đổi thời tiết và khí hậu. Bên cạnh đó, hệ quả khác của sự thay đổi này là nước thoát lưu kém, nguy cơ xì phèn, thiếu nguyên liệu giống cá. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi giá trị. Một trong những giải pháp hữu hiệu mà các quốc gia trên thế giới sử dụng là mua bảo hiểm nông nghiệp. Theo thống kê của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính đến tháng 6/2016, cả nước có 304.017 hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia Bảo hiểm nông nghiệp (trong khi cả nước có 11 triệu hộ nông dân). Giá trị được bảo hiểm thủy sản là 2.883 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm chỉ đạt 394 tỷ đồng nhưng số tiền bồi thường bảo hiểm lên tới 712,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm nông nghiệp gặp nhiều rủi ro nên thường phải đền bù nhiều, gây lỗ. Trong bảo hiểm nuôi trồng và sản xuất cá tra, hoạt động nuôi thả, lấy mẫu xét nghiệm bệnh yêu cầu phải có sự tham gia nhiều bên liên quan trong khi lực lượng cán bộ chuyên ngành bảo hiểm tại cơ sở hạn chế. Thời gian giải quyết hồ sơ thường kéo dài. Tiền đền bù của bảo hiểm nông nghiệp được xem là nguồn thu của ngân hàng trong trường hợp hoạt động của chuỗi giá trị gặp rủi ro khách quan dẫn đến hoạt động nuôi trồng sản xuất không hiệu quả. Vì vậy, hoạt
động bảo hiểm nông nghiệp không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đển khả năng thu hồi vốn đúng hạn của ngân hàng.
- Vấn đề quy hoạch vùng nuôi
Một số chính sách liên quan đến hoạt động của chuỗi giá tr ị ngành cá tra còn bất cập, chẳng hạn: việc phân b ổ diện tích nuôi và s ản lượng cá tra thương phẩm theo từng tỉnh (Quyết định số 3885/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/9/2014 v ề Quy hoạch nuôi, ch ế biến cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020) chưa phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là các t ỉnh như Kiên Giang, Sóc Trăng… được phân b ổ diện tích nuôi cá tra thương phẩm nhưng thực tế khu vực này không nuôi được cá t ra. Trong khi các t ỉnh có ti ềm năng như An Giang, Đồng Tháp thìb ị hạn chế về diện tích ho ặc sản lượng; Nghị định số 36 về nuôi, ch ế biến vàxu ất khẩu cá tra quy định “sử dụng hóa ch ất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến theo quy định của pháp lu ật Việt Nam”, trong khi đó, Việt Nam không có danh m ục hóa ch ất, phụ gia được phép s ử dụng mà ch ỉ có danh m ục hóa ch ất, phụ gia cấm sử dụng vàh ạn chế sử dụng.
- Vấn đề pháp lý v ề tài s ản đảm bảo
Vốn đầu tư nuôi cá tra lớn, vốn đối ứng của khách hàng ít nên nhu c ầu vay vốn của khách hàng cao. Do đó giá tr ị tài s ản thế chấp thấp, không đủ để đảm bảo khoản vay. Đồng thời, tài s ản thế chấp của khách hàng mang tính đặc thù như nhà máy, máy móc, thi ết bị, ao nuôi nên tính phát mãi th ấp. Luật đất đai doanh nghiệp hiện nay không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình được xây dựng trên đất nông nghiệp mặc dù đây là công trình (ao cá, công trình phụ trợ,...) dùng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm
Khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường thế giới còn hạn chế.Với đặc điểm là ngành hàng tươi sống, khả năng bảo quản khó khăn và chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ không thể thâm nhập vào thị trường thế giới và không thể nâng cao thương hiệu cá tra Việt Nam.Thực tế cho thấy những khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào, nuôi trồng và thu gom chưa đạt được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường đang yêu cầu liên quan đến sản phẩm cá tra như tiêu chuẩn BAP, ASC, Global GAP. Còn khâu chế biến xuất hiện tình trạng thành phẩm cá chưa đạt nhiệt độ do chạy băng chuyền nhanh để tiết kiệm điện nhằm mục tiêu giảm chi phí sản xuất. Do đó, cá nhão, dễ bị bể do quay tăng trọng không đạt, màu sắc của thịt cá không đạt yêu
cầu.Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: thiếu con giống chuẩn dẫn đến chất lượng cá không đồng đều; sản xuất nhỏ lẻ, dựa trên sản xuất truyền thống, kinh nghiệm; thức ăn cho cá tra chủ yếu là thức ăn công nghiệp, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến sự không ổn định về giá cả nguyên liệu đầu vào; sự hạn chế trong đạo đức kinh doanh dẫn đến việc sử dụng thuốc tăng trọng, tăng trưởng, liều thuốc kháng sinh cao vẫn còn tồn tại.
- Khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường quốc tế còn thấp.Khâu tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng là khâu tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất trong chuỗi giá trị cá tra. Tuy nhiên, vấn đề không quan tâm đến phát triển thương hiệu và thiếu sự liên kết giữa các đơn vị xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng sản phẩm cá tra Việt Nam phải qua công ty trung gian tại nước ngoài trước khi đến tay người tiêu dùng. Điều này đã làm giảm giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi giá trị cá tra.
- Các rào cản liên quan đến vấn đề xuất khẩu cá tra ngày càng nhiều
Hiện tại, tình hình cạnh tranh của sản phẩm cá tra Việt Nam với các sản phẩm thay thế (cá tuyết, cá rô phi) trên thị trường quốc tế gay gắt. Các quốc gia tham gia xuất khẩu các loại thủy hải sản ở các nước đang phát triển hệ thống quản trị chất lượng với hệ thống tiêu chuẩn ngày càng vững chắc, phòng chống dịch bệnh, thực hiện bảo vệ nguồn sinh vật biển...là cơ sở vững chắc để cạnh tranh với cá tra Việt Nam.Thị trường Trung Quốc tiêu thụ sản lượng lớn cá tra Việt Nam với mức tăng trưởng cao. Năm 2016, sản lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này cao nhất, vượt qua cà thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thương mại.
Bên cạnh đó, việc thiếu cơ chế trọng tài thương mại cho việc ký kết hợp đồng là khó khăn lớn khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị. Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu của tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra năm 2017.Việc ký kết hợp đồng thay vì thoả thuận bằng miệng và cam kết thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản. Tuy nhiên, việc tuân thủ hợp đồng nông nghiệp của các đơn vị trong chuỗi giá trị còn bất cập, thường xuyên xuất hiện tình trạng “bẻ kèo”, thiếu biện pháp xử lý để tăng tính ràng buộc, tuân thủ hợp đồng của người dân và doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến việc cấp vốn tín dụng của ngân hàng khi triển khai mô hình tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp.
3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TRIỂN KHAITÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚINGÀNH CÁ TRAVIỆT NAM
3.4.1 Chỉ định và nhận dạng mô hình
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết chương 1, mô hình nghiên cứu mà tác giả đề ra tại sơ đồ 3.2 Trong đó, các giả thuyết đề ra như sau:
Giả thuyết H1: Nhân tố Thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng phát triển sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H11: Nhân tố Thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H2: Nhân tố Quản trị rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng phát triển sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H12: Nhân tố Quản trị rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra
Giả thuyết H3: Nhân tố Lợi thế hoạt động của chuỗi giá trị có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng phát triển sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H13: Nhân tố Lợi thế hoạt động của chuỗi giá trị có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H4: Nhân tố Năng lực tham gia chuỗi giá trị ngành cá tra toàn cầu có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng phát triển sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H14: Nhân tố Năng lực tham gia chuỗi giá trị ngành cá tra toàn cầu có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H5: Nhân tố Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng phát triển sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H15: Nhân tố Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H6: Nhân tố Lợi ích của sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng phát triển sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H16: Nhân tố Lợi ích của sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu
H19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra Việt Nam
- Ao Nuôi C Ủa Hộ Nông Dân T Ại An Giang Tham Gia Tín D Ụng Theo Chuỗi Giá Tr Ị Ngành Cá Tra
- Chất Lượng Tín Dụng Theo Chuỗi Giá Trị Ngành Cá Tra Việt Nam Giai Đoạn 2014 - 2017
- Kết Quả Cronbach's Alpha Thang Đo Tk
- Kiểm Định Thang Đo Bằng Phân Tích Cfa Và Hệ Số Tin Cậy Tổng Hợp Kiểm Định Sự Phù Hợp Của Mô Hình
- Định Hướng Phát Triển Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Đối Với Ngành Cá Tra Việt Nam
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Thanh khoản
H1
H11
H2
Quản trị rủi ro
H12
H3
Lợi thế hoạt động
H13
Năng lực tham gia
chuỗi giá trị ngành cá tra toàn cầu
H4
H14
H5
Môi trường kinh tế
vĩ mô
H15
H6
Lợi ích
H16
H7
Sự hiện hữu của
ngân hàng
H17
H8
Hoạt động của đơn vị
hỗ trợ phi tín dụng
H18
Sự thành công của triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cátra
H9
H20 |
Nguồn: Mô tả của tác giả (2018)
Giả thuyết H7: Nhân tố Sự hiện hữu của ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng phát triển sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H17: Nhân tố Sự hiện hữu của ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H8: Nhân tố Hoạt động của đơn vị hỗ trợ phi tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng phát triển sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H18: Nhân tố Hoạt động của đơn vị hỗ trợ phi tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H19: Nhân tố Khả năng phát triển có ảnh hưởng tích cực đến Sự thành công của triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H9: Nhân tố Khả năng phát triển có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng sinh lời sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
Giả thuyết H20: Nhân tố Khả năng sinh lời có ảnh hưởng tích cực đến Sự thành công của triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra
3.4.2.Ước lượng mô hình
3.4.2.1. Phân tích thống kê mô tả
Giá trị biến thiên của các thang đo từ giá trị thấp nhất (Min) đến giá trị cao nhất (Max) trong khoảng từ 1 đến 5 (xem bảng 3.5). Giá trị trung bình của các giá trị này xoay quanh điểm 2,5, trong đó:
- Các biến đo lường khía cạnh thanh khoản có giá trị trung bình từ 2,72 đến 3,48.
- Các biến đo lường khía cạnh rủi ro cógiá trị trung bình từ 2,59 đến 2,87.
- Các biến đo lường khía cạnh lợi thế cógiá trị trung bình từ 3,16 đến 3,97.
- Các biến đo lường khía cạnh năng lực cógiá trị trung bình từ 3,05 đến 3,94.
- Các biến đo lường khía cạnh vĩ mô cógiá trị trung bình từ 3,52 đến 3,84.
- Các biến đo lường khía cạnh lợi ích cógiá trị trung bình từ 2,41 đến 3,07.
- Các biến đo lường khía cạnh hữu hình cógiá trị trung bình từ 2,26 đến 2,32.
- Các biến đo lường khía cạnh hỗ trợ cógiá trị trung bình từ 3.71 đến 3.79.
- Các biến đo lường khía cạnh phát triển cógiá trị trung bình từ 3,49 đến 3,73.
- Các biến đo lường khía cạnh sinh lời cógiá trị trung bình từ 2,72 đến 2,84.
- Các biến đo lường khía cạnh thành công triển khai có giá trị trung bình từ 3,86 đến 4.
Bảng 3.5: Thống kê mô tả các biến quan sát
Số biến quan sát | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Ý nghĩa | Độ lệch chuẩn | |
TK1 | 352 | 1 | 5 | 2,72 | 0,968 |
TK2 | 352 | 1 | 5 | 3,48 | 1,242 |
TK3 | 352 | 1 | 5 | 3,33 | 0,957 |
RR1 | 352 | 1 | 5 | 2,59 | 1,014 |
RR2 | 352 | 1 | 5 | 2,75 | 1,032 |
RR3 | 352 | 1 | 5 | 2,84 | 1,037 |
RR4 | 352 | 1 | 5 | 2,85 | 1,023 |
RR5 | 352 | 1 | 5 | 2,87 | 1,024 |
LT1 | 352 | 1 | 5 | 3,97 | 0,786 |
LT2 | 352 | 1 | 5 | 3,91 | 0,783 |
LT3 | 352 | 1 | 5 | 3,16 | 1,508 |
LT4 | 352 | 1 | 5 | 3,38 | 1,491 |
NL1 | 352 | 1 | 5 | 3,05 | 1,391 |
NL2 | 352 | 1 | 5 | 3,93 | 0,788 |
NL3 | 352 | 1 | 5 | 3,98 | 0,795 |
NL4 | 352 | 1 | 5 | 3,94 | 0,796 |
VM1 | 352 | 1 | 5 | 3,83 | 0,769 |
VM2 | 352 | 1 | 5 | 3,52 | 1,517 |
VM3 | 352 | 1 | 5 | 3,84 | 0,780 |
LI1 | 352 | 1 | 5 | 2,41 | 0,962 |
LI2 | 352 | 1 | 5 | 2,36 | 1,003 |
LI3 | 352 | 1 | 5 | 2,21 | 0,862 |
LI4 | 352 | 1 | 5 | 3,07 | 1,336 |
HH1 | 352 | 1 | 5 | 2,26 | 0,944 |
HH2 | 352 | 1 | 5 | 2,26 | 0,889 |
HH3 | 352 | 1 | 5 | 2,32 | 0,946 |
HH4 | 352 | 1 | 5 | 2,30 | 0,933 |
HT1 | 352 | 1 | 5 | 3,71 | 0,800 |
HT2 | 352 | 1 | 5 | 3,75 | 0,796 |
HT3 | 352 | 1 | 5 | 3,79 | 0,794 |