giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê trong giai đoạn 2008 - 2011. Sau khi đánh giá thực trạng, luận án xác định cần hoàn thiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê đến năm 2015 và năm 2020 như: Chính sách nhà nước, cải thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, tăng trưởng nguồn vốn huy động lãi suất thấp, đổi mới áp dụng phương thức cho vay, đa dạng các hình thức cho vay, cải tiến quy trình cho vay, tiếp tục mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực cán bộ và đổi mới việc quản lý kế hoạch kinh doanh. Như vậy, trong phạm vi của luận án đã giải quyết được những mục tiêu đề ra về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông.
Phạm Thị Lý chủ biên (2012), đề tài nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng về “Đánh giá ảnh hưởng của chương trình cho vay hộ nghèo đến sản xuất và đời sống của người dân nông thôn” được thực hiện thành công tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Đề tài đã tìm hiểu về mục tiêu, nội dung và tiến trình thực thi các chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, từ đó đánh giá ảnh hưởng của các chương trình cho vay này đến việc cải thiện sản xuất, đời sống của người nghèo ở khu vực nông thôn tại 4 điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng, miền trong cả nước là miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, miền Trung Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ bằng số liệu sơ cấp và thực trạng các chương trình cho vay từ số liệu thứ cấp tại NHCSXH giai đoạn 2003 - 2011, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả và duy trì tính bền vững của chương trình với việc giảm nghèo bền vững. Như vậy, đề tài này đã đánh giá được ảnh hưởng của chương trình cho vay hộ nghèo đến sản xuất và đời sống của người dân nông thôn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2003- 2011.
Đoàn Thanh Hà (2015) “Bài học từ tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc”, Tạp chí Tài chính tháng 11/2015. Trong bài viết, tác giả đã khái quát được một số kinh nghiệm phát triển tín dụng nông nghiệp ở Trung Quốc, sau đó đánh giá thực trạng tín dụng nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 và rút ra được một số hạn chế như: sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng tại khu vực nông thôn còn nghèo nàn chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, các công cụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp cho thị trường này hầu như chưa có, nguồn vốn tín dụng - đầu tư còn mất cân đối, khả năng huy động vốn tại chỗ còn chưa cao,…Kết hợp những kinh nghiệm của Trung Quốc và đánh giá thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn Việt Nam, tác giả đã gợi ý một số giải pháp để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn như: tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn; tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của các TCTD nông nghiệp nông thôn mà nòng cốt là Agribank, Quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Chính sách xã hội; tăng cường đa dạng hoá các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bài báo này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp có thể được vận dụng trong giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên, trong phạm vi của một bài báo thì tác giả vẫn chưa phân tích đầy đủ các khía cạnh của phát triển nông nghiệp nông thôn, cơ sở lý thuyết về tín dụng nông nghiệp nông thôn chưa được làm rõ, thực trạng về tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam còn sơ sài, số liệu chưa đầy đủ và chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014.
Nghiên cứu về tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Lê Phan Thanh Hoà (2018), với đề tài luận án tiến sĩ “Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” được bảo vệ thành công tại Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế; tổng quan về tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm, lý luận về tăng cường tín dụng phát triển kinh
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 1
- Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 2
- Nghiên Cứu Về Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Và Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Việt Nam
- Khái Niệm, Đặc Điểm Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Công Tác Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Xây Dựng Nông Thôn Mới
Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.
tế nông nghiệp như khái niệm, đặc điểm, vai trò, chỉ tiêu phản ánh của tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và đưa ra bài học tham khảo cho tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung và vùng kinh tế trọng điểm nói riêng. Tiếp theo, tác giả thực hiện khảo sát 466 mẫu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm và sử dụng các số liệu thứ cấp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 – 2017 để đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sau đó tổng hợp và rút ra thành công cũng như hạn chế và nguyên nhân để đề xuất giải pháp. Cuối cùng, với những kết quả nghiên cứu ở chương 2, cùng với quan điểm, định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm như nhóm giải pháp đối với NHTM trong hoạt động tín dụng, nhóm giải pháp đối với khách hàng nhằm tạo cơ sở vững chắc để tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp vùng trọng điểm. Tuy nhiên, luận án chỉ mới nghiên cứu ở khía cạnh hoạt động tín dụng trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long và đưa ra các giải pháp để tăng cường hoạt động tín dụng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp mà chưa đề cập đến hoạt động xây dựng nông thôn mới cũng như hoạt động tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới của vùng.
Nguyễn Thị Bích Điệp (2017), với đề tài luận án tiến sĩ “Huy động, sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình”, được bảo vệ thành công tại Học Viện Tài Chính. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về huy động, sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới như: khái niệm, sự cần thiết và nội dung xây dựng nông thôn mới, các nguồn lực tài chính và
cơ chế huy động cũng như nhân tố ảnh hưởng đến huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm của các tỉnh như Nam Định, Đồng Tháp, Hưng Yên về huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới và bài học cho tỉnh Thái Bình. Trong chương 2, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng huy động, sử dụng của từng nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 đồng thời thực hiện khảo sát lấy ý kiến của 482 hộ gia đình thuộc 31 xã của tỉnh Thái Bình về phương thức huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính từ các khu vực khác nhau trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó, tổng hợp đánh giá kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm huy động, sử dụng các nguồn tài chính góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 – 2020. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới, các nguồn lực tài chính được huy động và sử dụng trong xây dựng nông thôn mới và có giá trị thực tiễn về một số giải pháp tăng cường huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại một địa phương mà cụ thể là tỉnh Thái Bình.
Hoàng Lê Nga (2015), với đề tài luận văn thạc sĩ “Giải pháp tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới tại Ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá” được thực hiện tại Học viện Ngân hàng. Tác giả của luận văn đã hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về nông thôn mới cũng như tín dụng ngân hàng. Đồng thời đi sâu vào phần trọng tâm tín dụng đối với xây dựng mô hình nông thôn mới trên các khía cạnh: khái niệm, nội dung, vai trò, nhân tố ảnh hưởng, và các chỉ tiêu đánh giá tín dụng ngân hàng đối với xây dựng mô hình nông thôn mới. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng đối với mô hình xây dựng nông thôn mới của Ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá từ năm 2012 đến năm 2014, đánh giá những mặt đạt được, một số hạn chế tồn tại và đòi hỏi tháo gỡ giải quyết để hoạt động tín dụng cho công cuộc xây dựng mô hình NTM của Ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá trở nên hiệu quả và an toàn hơn. Từ kết quả đánh gía thực trạng, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp tín dụng góp phần xây dựng mô hình nông thôn mới tại Ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá như thiết lập chiến lược nhất quán đối với xây dựng mô hình nông thôn mới, giải pháp về nguồn vốn tín dụng, đa dạng hoá các hình thức cho vay đối với khách hàng để xây dựng mô hình nông thôn mới, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt đối với khách hàng, đa dạng hoá đối tượng khách hàng,….đồng thời kiến nghị với cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam và kiến nghị đối với khách hàng. Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ dừng lại việc phân tích đánh giá và đề xuất các giải pháp tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới tại một tỉnh mà cụ thể là tỉnh Thanh Hoá của ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá, do đó các giải pháp đề xuất mới chỉ ở tầm vi mô.
Tô Ngọc Hưng chủ biên (2016), đề tài nghiên cứu cấp bộ về “Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” được bảo vệ thành công tại Học viện Ngân hàng. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm quốc tế về chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới và rút ra bài học cho Việt Nam. Sau đó, nhóm tác giả tiến hành đánh giá thực trạng chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam bằng số liệu thứ cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016; nghiên cứu 3 mô hình định lượng để xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân, xác định nhân tố tác động đến quy mô vốn vay kỳ vọng của hộ gia đình nông thôn và mô hình tác động của tín dụng hộ gia đình đến thu nhập trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ kết quả đánh giá, đề tài đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách, giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Như vậy, đây là đề tài nghiên cứu về chính sách tín dụng ngân hàng đối với hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016.
Tô Ngọc Hưng chủ biên (2016), với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành
Ngân hàng về “Giải pháp tín dụng cho người nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam”, được bảo vệ thành công tại Học viện Ngân hàng. Trong đề tài này, nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng cho người nghèo trong xây dựng nông thôn mới, đánh giá thực trạng tín dụng cho người nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2014. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các khách hàng vay vốn tại NHCSXH – tổ chức tín dụng thực hiện đa số các chính sách tín dụng cho người nghèo của Chính phủ. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 nhóm giải pháp tín dụng cho người nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới quan trọng là: nhóm giải pháp nâng cao khả năng hấp thụ vốn tín dụng cho người nghèo tại khu vực nông thôn mới; nhóm giải pháp nâng cao khả năng cấp tín dụng của các TCTD và nhóm giải pháp hỗ trợ từ phía NHNN Việt Nam. Như vậy, đề tài đã nghiên cứu và đề xuất được một số giải pháp tín dụng cho người nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới tại NHCSXH giai đoạn 2003 – 2014.
Lê Thị Tuấn Nghĩa (2015), với bài viết “Tín dụng ngân hàng với chương trình xây dựng nông thôn mới” được đăng trong Kỷ yếu tọa đàm chủ đề: Giải pháp tín dụng cho người nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam, do Học viện Ngân hàng tổ chức. Trong bài viết tác giả đã đưa ra các chính sách tín dụng ngân hàng triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, sau đó tiến hành phân tích các kết quả đạt được từ hoạt động cho vay của NHCSXH và rút ra được một số tồn tại. Từ những hạn chế, tác giả đề xuất một số kiến nghị như: Hoàn thiện và sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan tới tín dụng nông nghiệp, nông thôn để phù hợp với thực tế của từng giai đoạn, đáp ứng được nhu cầu của người vay vốn; Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích nhiều tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và Chính phủ cần có biện pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp, khuyến khích các tổ chức bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp nhiều hơn. Như vậy, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra kiến nghị đối với các chính sách tín dụng trong xây dựng nông thôn mới của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.
Nguyễn Hữu Nghĩa (2014), với bài viết “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long”, được đăng trong tài liệu hội thảo về: Vai trò của ngân hàng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng Nhà nước tổ chức. Trong bài viết, tác giả đã khái quát được một số hoạt động nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vai trò của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - nông nghiệp nông thôn ĐBSCL. Tác giả tiến hành phân tích thực trạng dư nợ tín dụng của vùng đến năm 2013. Cuối cùng, với định hướng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tại ĐBSCL theo hướng đa dạng, cạnh tranh hiệu quả, bền vững được đề ra để phát triển kinh tế vùng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, tổ chức kinh tế tiếp cận nguồn vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại vùng ĐBSCL. Như vậy, bài viết đã nghiên cứu về hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2013.
Nguyễn Thị Nhung (2014), “Tín dụng ngân hàng góp phần tái cơ cấu và xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được đăng trong tài liệu hội thảo về: Vai trò của ngân hàng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng Nhà nước tổ chức. Trong bài viết, tác giả đã tập trung giải quyết 3 vấn đề: thứ nhất, khẳng định sự cần thiết phải tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; thứ hai, tác giả tiến hành phân tích thực trạng cho vay đối với ĐBSCL của các tổ chức tín dụng với số liệu trong giai đoạn 2008 – 2013. Từ thực trạng phân tích, tác giả tổng hợp được những khó khăn liên quan đến vay vốn từ ngân hàng thương mại của doanh nghiệp và hộ gia đình. Cuối cùng, trên cơ sở hạn chế và nguyên nhân, tác giả đưa ra một số ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các chủ thể. Như vậy, trong nội dung của bài viết, tác giả nghiên cứu được
tín dụng ngân hàng góp phần tái cơ cấu và xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 – 2013.
2.3. hoảng trống nghiên cứu của luận án
Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới hay tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới đã đưa ra các cách tiếp cận, phương pháp khác nhau để đánh giá, phân tích. Mỗi công trình nghiên cứu khác nhau phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong từng giai đoạn cụ thể. Các công trình nghiên cứu tập trung vào một ngân hàng cụ thể, một vùng miền, địa bàn, một hoặc một nhóm đối tượng khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn như hộ nghèo, kinh tế hộ, hộ gia đình, hộ sản xuất,…nên khi đề xuất giải pháp tín dụng, các tác giả chỉ đưa ra giải pháp cụ thể cho từng đối tượng khách hàng; hay nghiên cứu về từng mảng riêng lẻ như nghiên cứu về chính sách, hay về các nhân tố ảnh hưởng đối với từng đối tượng lĩnh vực cụ thể, với từng phương pháp nghiên cứu riêng lẻ như phương pháp định tính hoặc định lượng,…..Các công trình nghiên cứu đã được tác giả tìm hiểu liên quan đến tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới đều có thời gian nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ 2017 trở về trước do đó các tiêu chí xây dựng nông thôn mới được các tác giả sử dụng phân tích đều theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Do đó kết quả đánh giá vẫn chưa bao quát từ đó giải pháp tín dụng đưa ra vẫn chưa đáp ứng được tất cả các khía cạnh của sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay (giai đoạn hai của xây dựng thôn mới theo Quyết định 1600/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ thay thế cho quyết định 800. Đồng thời, theo tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả, đến thời điểm tác giả nghiên cứu vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Nam Trung Bộ.
Như vậy, đề tài của tác giả nghiên cứu về tín dụng ngân hàng tại địa bàn