Nghiên Cứu Về Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Và Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Việt Nam


Lynette Ong (2012) trong nghiên cứu “Thịnh vượng hay diệt vong: hệ thống tín dụng và tài chính ở nông thôn Trung Quốc” được xuất bản bởi Trường Đại học Báo chí Ithaca. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nêu ra các vấn đề trong tín dụng nông nghiệp của Trung Quốc, đã chỉ ra sự mất cân đối giữa hệ thống tín dụng cấp trung ương và cơ sở. Trong giai đoạn từ 1985 đến 2004, Hợp tác xã tín dụng nông thôn (RCCs) là các tổ chức ngân hàng chính thức của Trung Quốc chủ yếu để phục vụ người dân nông thôn. Việc thiếu tổ chức tiết kiệm thay thế và kênh đầu tư đã biến RCCs thành sự lựa chọn tiết kiệm rất phổ biến ở nông thôn Trung Quốc. Chức năng của hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc là hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp của hộ nông dân. Tuy nhiên, theo thống kê toàn quốc về danh mục cho vay của hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc thì tỷ lệ cho vay hộ nông dân chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp tại nông thôn. Do đó, chính phủ Trung Quốc cần phải có những động thái tích cực để cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng nông thôn Trung Quốc đảm bảo hệ thống tín dụng và tài chính ở nông thôn Trung Quốc có thể phát triển thịnh vượng.

Hoda, A. & Terway, P. (2015), trong nghiên cứu “Đánh giá chính sách tín dụng cho nông nghiệp ở Ấn Độ” được xuất bản trong Cuốn sách Tôn giáo kinh tế Ấn Độ. Ấn Độ là một nước mà dân số chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đi sâu phân tích thể chế tín dụng ở khu vực nông thôn Ấn Độ, đặc biệt là hỗ trợ hoạt động nông nghiệp, đánh giá biện pháp được thực hiện trong nhiều năm và đã phát hiện ra rằng hoạt động để tăng cường tín dụng nông nghiệp có hiệu quả như mở một số lượng lớn chi nhánh ngân hàng thương mại ở nông thôn, cho vay lĩnh vực ưu tiên với 18% cho nông nghiệp, sử dụng thẻ tín dụng Kisan, đã làm tỷ trọng tín dụng trong nông nghiệp tăng một cách ấn tượng.

Narayanamoorthy và Alli (2015), trong bài báo “Những bí ẩn xung quanh dự án đầu tư tín dụng nông thôn của Ấn Độ”, được đăng trên trang Tài chính và Ngân hàng của Tạp chí Kinh tế toàn cầu Ấn Độ. Trong bài báo này, tác giả đã kiểm chứng được mối quan hệ tự nhiên giữa tín dụng nông thôn với tăng trưởng GDP nông nghiệp, đồng thời đưa ra nhận định về thực trạng tín dụng nông thôn của Ấn Độ. Rất nhiều nông dân tham


gia tín dụng nông thôn không những không thu được lợi nhuận mà trở nên khó khăn hơn khi phải gánh thêm chi phí vốn vay bởi khoản tín dụng nông nghiệp người dân nhận, không được sử dụng đúng mục đích. Qua nghiên cứu, tác giả đã đề xuất ba chính sách mà Chính phủ Ấn Độ có thể thực hiện để đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp của đất nước là phải tăng mức cho vay nông nghiệp gấp đôi trong thời gian 3 năm liên tiếp; thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo cho nông dân và có chính sách hỗ trợ lãi suất cho những đối tượng không thuộc diện xoá đói giảm nghèo.

Kim, Young – Chul (2004), trong nghiên cứu “Nâng cao hệ thống tài chính nông nghiệp: vai trò thay đổi của hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc”, được đăng trên Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Konkuk, Seoul, Hàn Quốc. Hàn Quốc với ngành nông nghiệp được đặc trưng bởi các trang trại nhỏ chủ yếu dành cho trồng lúa, sản xuất trồng trọt chiếm 69,7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và 30,3% đến từ động vật và các sản phẩm nông nghiệp khác. Nhưng trong giai đoạn 1970 – 2002, ngành nông nghiệp đã bị tụt lại phía sau so với tăng trưởng của các ngành khác. Trong nghiên cứu này, thông qua đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Hàn Quốc, tác giả đã cung cấp thông tin giá trị về những nổ lực và sáng kiến của Hàn Quốc trong việc cải thiện hệ thống tài chính nông nghiệp. Hàng loạt chính sách đã được đưa ra nhằm kích thích tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hàn Quốc như: tăng cường tính linh hoạt của thị trường vốn thông qua việc cải thiện dịch vụ, kỹ thuật ngân hàng, cải cách hướng tới một hệ thống ngân hàng phục vụ cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý thông qua hệ thống đánh giá và tăng cường hệ thống giám sát tín dụng, trong đó thiết lập một hệ thống tín dụng giám sát hiệu quả được xem là giải pháp thành công nhất trong giai đoạn này. Hệ thống tín dụng giám sát này chính là hệ thống hợp tác xã nông nghiệp của Hàn Quốc, với cơ chế hai tầng đa chức năng, đã đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn nghèo đói bằng cách tăng cung tín dụng hợp tác xã nông nghiệp trong giai đoạn đầu phát triển.

2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

2.2.1. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Phạm Đi (2016), sách “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay: nghiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.


cứu vùng duyên hải Nam Trung Bộ” được xuất bản tại nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Cuốn sách này đã được tác giả viết thành 3 chương theo hướng khái quát một số vấn đề lý luận – thực tiễn về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về xây dựng nông thôn mới, sau đó, tác giả đã trình bày việc tìm hiểu, nghiên cứu về việc xây dựng nông thôn mới của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2014, sử dụng phương pháp khảo sát người dân ở một số địa phương để đánh giá nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới của vùng, phát hiện những khó khăn, vấn đề mới phát sinh, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra hệ thống giải pháp gồm giải pháp chung mang tầm vĩ mô và nhóm giải pháp cụ thể mang tầm vi mô gắn với từng nhóm vấn đề theo Bộ tiêu chí quốc gia nhằm thực hiện tốt chủ trương xây dựng nông thôn mới. Đây là một tài liệu khá toàn diện về xây dựng nông thôn mới về lý luận cũng như nghiên cứu thực tế tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tuy nhiên thời gian nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới của tác giả theo các Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 3

Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2014), “Sổ tay xây dựng nông thôn mới”. Nội dung của cuốn sổ tay này tổng hợp những vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới như: lý do phải xây dựng nông thôn mới, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới, tổ chức thực hiện, xây dựng nông thôn mới từng thôn, xóm, giới thiệu bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 sửa đổi bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; nội dung xây dựng nông thôn mới và trình tự các bước triển khai xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; một số cơ chế chính sách trong xây dựng nông thôn mới. Tài liệu này đã trình bày, hướng dẫn các vấn đề trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Do đó, đến thời điểm hiện


tại, khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 thay thế QĐ 800 và Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 thay thế cho QĐ 491 về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, vì vậy tài liệu này có giá trị tham khảo một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng nông thôn mới.

Trần Minh Yến (2013), “Xây dựng nông thôn mới – Khảo sát và đánh giá” được xuất bản tại nhà xuất bản khoa học và xã hội. Trong tài liệu này, nhóm tác giả thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã khái quát các vấn đề lý luận về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới như khái niệm, chức năng, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc về phát triển nông thôn; tiến hành khảo sát thí điểm về xây dựng nông thôn mới tại 3 xã là xã Tân Thịnh (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), xã Tam Phước (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) với thời gian nghiên cứu từ 2009 đến 2011. Qua đó đánh gía được những thành công cũng như hạn chế trong bước đầu của chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ những kết luận được rút ra trong quá trình khảo sát đánh giá thực tế, cùng với cơ hội và thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhóm tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị để thực hiện xây dựng trong những năm tiếp theo và được mở rộng trên phạm vi cả nước như: công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới, vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư, gắn vai trò của hội, các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới, Bộ tiêu chí nông thôn mới cần điều chỉnh cho phù hợp với vùng, miền,…Đây là tài liệu được thực hiện nghiên cứu khi chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới mới bắt đầu được triển khai thực hiện thí điểm tại một số vùng trong cả nước.

Nguyễn Văn Hùng (2015), “Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh”, luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận


của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội như các quan điểm về xây dựng nông thôn mới, mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhân tố ảnh hưởng đến chương trình xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội và nội dung xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội địa phương; kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc hay các tỉnh trong nước như Ninh Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh; tiến hành phân tích, đánh giá thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh theo các tiêu chí từ năm 2010 đến 2015, làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới năm 2020. Như vậy, trong nội dung của luận án này, tác giả chủ yếu phân tích các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh - tế xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.

Hoàng Tiến Cường (2016) “Một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” được đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng Trung Bộ hiện nay do Viện khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức. Trong bài, tác giả đã hệ thống hoá một số khái niệm về nông thôn, nông nghiệp, kinh tế nông thôn, quan điểm, điều kiện để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số tiếp cận mới và 6 bài học kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Tài liệu này được tác giả thực hiện nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại vùng


Trung Bộ với các chính sách của Nhà nước từ 2015 trở về trước.

Cù Ngọc Hưởng (2006), nghiên cứu vấn đề “Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” trong dự án MISPA. Trong dự án này, đã nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Trung Quốc trên nhiều khía cạnh. Từ sự hình thành khái niệm, bối cảnh, nội hàm, ý nghĩa thực hiện của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới XHCN. Công trình tổng hợp ý kiến nhiều chiều của các học giả trong nước trên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như hệ thống lý luận xây dựng nông thôn mới XHCN, mục tiêu, tiêu chuẩn đánh giá và hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình xây dựng NTM XHCN; hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình xây dựng NTM XHCN và lựa chọn các chỉ tiêu cho từng khu vực, phạm vi, trọng điểm và phương án xây dựng NTM, lý thuyết, nguyên tắc, phương pháp và sự đảm bảo thực hiện các kế hoạch xây dựng NTM, thể chế quản lý, cơ chế trao vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu ích kinh tế, cơ chế giám sát và cơ chế đảm bảo của sự nghiệp xây dựng NTM,…Tóm lại, kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo hữu ích khi tiếp cận đến kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Đoàn Phạm Hà Trang với bài viết “Xây dựng nông thôn mới: vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn tài chính” khẳng định quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhất thiết phải được tính đến một cách tổng thế từ trên xuống, để quy hoạch của mỗi làng xã phải nằm trong chỉnh thể toàn quốc, khu vực, địa phương trong mối liên hệ với kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái, khí hậu, thổ nhưỡng, quốc phòng,…từ cấu trúc kiến trúc, dân cư, hạ tầng kinh tế xã hội - kỹ thuật, vừa phải đa dạng, bền vững trong xu thế phát triển chung của đất nước. Để thực hiện tốt chương trình, nguồn vốn sẽ được huy động bằng nhiều cách như: Nhà nước, nhân dân đóng góp, các nguồn tài trợ, sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng , …. Với phương châm vẫn phải phát huy nội lực là chính. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư ở khu vực nông nghiệp, nông thôn để tham gia nguồn lực trực tiếp giải quyết các khâu chế biến, giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình xây dựng NTM.


2.2.2. Nghiên cứu về hoạt động tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Nghiên cứu về hoạt động tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đặng Văn Quang (1999), đề tài “ Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi Tây Nguyên”, tác giả đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án nghiên cứu về hệ thống tín dụng nông thôn để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp. Tác giả đã trình bày, phân tích sự cần thiết, yêu cầu và vai trò của hệ thống tín dụng nông thôn, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hệ thống tín dụng nông thôn ở một số nước trên thế giới như Thái Lan, Indonesia, Canada, Bangladesh. Sau đó, tác giả phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn trong việc cung ứng vốn cho phát triển nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 1991 – 1998. Những hạn chế được rút ra từ thực trạng, tác giả đã đưa ra các hướng giải pháp về hoàn thiện các mô hình tổ chức tín dụng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Tây Nguyên, đưa ra giải pháp về mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng. Như vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án trên là hệ thống tín dụng nông thôn để phát triển nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng thuong mại cổ phần nông thôn ở Tây Nguyên, trong đó chỉ tập trung nghiên cứu đối với hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 1991 – 1998.

Nguyễn Mạnh Hùng (2008), đề tài “Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên”, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Học viện Ngân hàng. Nội dung của luận án đã hệ thống hóa, phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn trong nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu thực trạng chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2002 – 2007, đánh giá các chính sách


thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá, rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân. Từ việc nghiên cứu lý luận đến thực trạng, tác giả đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đối với khu vực Tây Nguyên. Như vậy, luận án đã giải quyết những tồn tại về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, tập trung chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay giai đoạn 2002 – 2007.

Nguyễn Thị Hoa (2009), đề tài “Hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015”, đã được bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong luận án này, tác giả đã sử dụng khung lý thuyết về tấn công đói nghèo của Ngân hàng Thế giới và phương pháp đánh giá chính sách đói nghèo để tiến hành đánh giá chính sách xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam. Luận án đã hệ thống hoá lý luận, cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá các chính sách xoá đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam. Từ việc phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của mỗi chính sách đến công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam, tác giả đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2015. Như vậy, có rất nhiều chính sách khác nhau tác động trực tiếp và gián tiếp đến giảm nghèo ở Việt Nam, tuy nhiên luận án chỉ tập trung vào bốn chính sách chủ yếu đó là chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã nghèo (thuộc CT 135), chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo và chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo.

Nguyễn Ngọc Tuấn (2013), đề tài “Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê”, đã được bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong luận án, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, với số liệu của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông, tác giả phân tích thực trạng triển khai thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022