Công Tác Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới


hoá xã hội quá mức thì dù có đạt được sự tăng trưởng cao cũng chưa thể coi là đã phát triển. Mặt khác, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề tuy khác nhau nhưng nếu không cùng giải quyết một cách đồng bộ thì không thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và được xem là xây dựng nông thôn mới thành công.

Trên thế giới hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể về vấn đề xây dựng nông thôn mới. Tại Trung Quốc, kiến thiết nông thôn mới được xem là một quá trình hoàn thiện và phát triển các chính sách tam nông. Kiến thiết nông thôn mới tác động tới nhiều khía cạnh đời sống xã hội của người dân tại khu vực nông thôn bao gồm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân, xây dựng thôn làng, cải thiện các vấn đề liên quan đến môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân trên cơ sở giữ gìn và bảo tồn các nét đẹp văn hoá. Đối với Hàn Quốc, trong bối cảnh trì trệ đói nghèo với mục tiêu biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới, mọi người làm việc, hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng ngày càng đẹp hơn và giàu hơn, cùng xây dựng quốc gia giàu mạnh. Xuất phát từ mục tiêu như vậy, “phong trào đổi mới nông thôn” đã ra đời và làm thay đổi bộ mặt nông thôn cả về ý thức, nhận thức của người dân nông thôn. Qua điển hình ở hai quốc gia trên có thể thấy, quá trình xây dựng nông thôn mới ở mỗi quốc gia có thể khác nhau về tên gọi nhưng tựu chung lại đều là quá trình đổi mới, phát triển khu vực nông thôn. Như vậy, khái niệm “xây dựng nông thôn mới” được hiểu là quá trình chuyển đổi phát triển từ khu vực nông thôn lạc hậu sang khu vực nông thôn có nền công nghiệp sản xuất hiện đại, với năng suất chất lượng cao, đồng thời cải thiện cuộc sống của người dân. (Tô Ngọc Hưng, 2016).

“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng được triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc” ( Pham Bao Duong và Yoich Izumida, 2002).

1.1.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui định tại Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình và Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về ban hành Bộ


tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Nội dung của Chương trình được cụ thể 19 tiêu chí với các nội dung: (1) Quy hoạch; (2) Hạ tầng kinh tế - xã hội; (3) Kinh tế và tổ chức sản xuất; (4) Văn hóa, xã hội và môi trường; (5) Hệ thống chính trị. Địa phương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới phải đáp ứng đủ 19 tiêu chí và như vậy đảm bảo quá trình phát triển theo hướng bền vững đảm bảo phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường.

1.1.2.1. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Quy hoạch nông thôn mới là vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định thành công của chương trình xây dựng NTM. Theo Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới, nội dung quy hoạch và thực hiện quy hoạch nông thôn mới gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 6

- Quy hoạch phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

1.1.2.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội

Nội dung tiếp theo cần thiết cho một địa phương xây dựng nông thôn mới là có bộ mặt nông thôn đổi mới, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là yếu tố thiết yếu. Cơ sở hạ tầng không những là nhân tố đảm bảo thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống của người dân. Đối với cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, trường học,... được xếp thứ tự là các hạng mục ưu tiên cần được phát triển để đáp ứng với yêu cầu thiết yếu của đời sống và sản xuất. Theo quy định của thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, xã đạt tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện, trường học khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Giao thông có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%; Đường trục thôn được cứng hóa đạt tỷ lệ quy định của vùng (cứng hóa là đường được trải nhựa, trải bê tông, lát bằng gạch, đá xẻ hoặc trải cấp phối có lu lèn


bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xỉ) đạt tỷ lệ từ 70% trở lên; Đường ngõ xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%; Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt tỷ lệ quy định của vùng.

- Về thủy lợi đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định (trừ các vùng không áp dụng kiên cố hóa).

Kiên cố hóa là gia cố kênh mương bằng các vật liệu (đá xây, gạch xây, bê tông, composite) để bảo đảm kênh mương hoạt động ổn định, bền vững. Trường hợp tưới tiêu bằng đường ống cố định cũng được coi là kiên cố hóa. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa tính bằng tỷ lệ % giữa tổng số ki-lô-met kênh mương đã được kiên cố hóa so với tổng số ki-lô-met kênh mương cần được kiên cố hóa theo quy hoạch. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

- Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt quy định của vùng.

- Trường học các cấp thuộc xã bao gồm: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn được tính bằng tỷ lệ % giữa số lượng trường, điểm trường đạt chuẩn cơ sở vật chất trên tổng số trường, điểm trường của xã.

Ngoài ra, xây dựng nông thôn mới còn phải đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội khác như cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.

1.1.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất

Trong các nội dung xây dựng nông thôn mới thì nội dung phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất được xem là quan trọng nhất.

Nội dung này gồm có 4 tiêu chí: thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và hình thức tổ chức sản xuất.

- Tiêu chí thu nhập:

+ Xã được công nhận đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức tối thiểu trở lên theo quy định của vùng.


+ Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu khu vực nông thôn của vùng. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 là 26 triệu đồng/ người và đến năm 2020 là 44 triệu đồng/người.

- Tiêu chí hộ nghèo: Xã được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã ở dưới mức tối thiểu theo quy định của vùng. Tỷ lệ hộ nghèo chung theo quy định là dưới 6%. Hộ nghèo nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người theo chuẩn hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng cho từng giai đoạn.

- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tỷ lệ phần trăm giữa số người lao động có việc làm thường xuyên trong tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã. Để đạt được tiêu chí này thì tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động đạt 90% trở lên.

- Hình thức tổ chức sản xuất: xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất một hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết kinh doanh với doanh nghiệp.

1.1.2.4. Văn hóa - xã hội và môi trường

Trong xây dựng nông thôn mới, không chỉ tạo ra các nhà văn hoá, công trình phúc lợi công cộng mà điều cốt yếu là phải xây dựng phong trào hoạt động văn hoá, thể thao, phát triển dân trí có tính thiết thực và được cả cộng đồng tham gia. Do đó xây dựng hạ tầng văn hoá xã hội luôn luôn phải đi đôi với những nội dung của hoạt động về giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường

- Về giáo dục: Phải đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) là 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là trên 35%.

- Về y tế: tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên và các trạm y tế xã phải đạt chuẩn quốc gia.

- Về văn hóa: các xã phải có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng


văn hóa theo quy định của Bộ Văn hoá -Thông tin -Du lịch.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định chuẩn Quốc gia đạt 85%.

+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường.

+ Không có hoạt động làm suy giảm môi trường và có hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.

+ Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.

+ Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

1.1.2.5. Hệ thống chính trị

Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Nhà nước lãnh đạo do đó để có thể thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mình cần có hệ thống chính trị vững mạnh được nhân dân tin tưởng. Vì vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các xã cần phải đạt được hai tiêu chí là hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh có 100% cán bộ đạt chuẩn về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn….; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ xã phải đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến trở lên và an ninh trật tự được giữ vững.

1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng

1.2.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Danh từ tín dụng xuất phát từ gốc Latinh Creditum có nghĩa là một sự tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin.

Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi.

Theo K.Mark, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.


Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế này với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tắc có hoàn trả. Hay nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người cho vay (người sở hữu) sang người đi vay (người sử dụng) và khi đến hạn phải hoàn trả lại với một giá trị lớn hơn cái ban đầu (Sách Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2008)

Theo quan điểm này, phạm trù tín dụng có 3 nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.

Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa.

Trên thị trường tài chính có nhiều chủ thể tham gia, ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ tham gia thị trường với tư cách vừa là người mua vừa là người bán quyền sử dụng vốn. Ngân hàng thương mại thực hiện tập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn qua hoạt động cho vay được gọi là tín dụng ngân hàng. Đối tượng khách hàng giao dịch với ngân hàng thương mại rất phong phú, đa dạng. Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện chiến lược phát triển trong từng thời kỳ, trong đó xây dựng nông thôn mới là một trong những mục tiêu chiến lược xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tín dụng hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới là việc sử dụng các nguồn lực tài chính đã huy động được để cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trên cả nước. Loại hình tín dụng này được nhà nước tạo điều kiện khuyến khích, ưu đãi, nhằm giúp người nông dân đáp ứng các nhu cầu sản xuất, tạo việc làm, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, qua đó đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tín dụng hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới không chỉ tập trung vào mục tiêu lợi nhuận, mà hướng tới việc thực hiện các


mục tiêu xã hội, giúp người nông dân vượt qua những rào cản về vật chất và tinh thần (đói nghèo, bệnh tật, mù chữ, trình độ học vấn thấp). Đây không chỉ là cơ hội giúp khách hàng khu vực nông thôn mở rộng sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn góp phần tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp, thay đổi bộ mặt làng xã. (Tô Ngọc Hưng, 2016)

Sự tham gia nguồn vay thương mại cho xây dựng nông thôn mới là cần thiết bởi nó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia quan hệ tín dụng và lợi ích tổng thể của cả Chương trình. Cụ thể, nó giải quyết nhu cầu về vốn của người đi vay, đảm bảo lợi ích của người cho vay thông qua việc bù đắp tiền lãi; việc đầu tư của tư nhân từ vay thương mại đem lại lợi ích của cá nhân cũng là góp phần làm tăng lợi ích tổng thể của Chương trình (Pham Bao Duong và Yoich Izumida, 2002).

Từ những lý luận về tín dụng hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới được trình bày trong các nghiên cứu, cùng với sự nghiên cứu, hiểu biết của tác giả, tác giả khái quát về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới như sau:

Tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới được hiểu là hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với các chủ thể ở khu vực nông thôn, tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho khách hàng có vốn phục vụ sản xuất phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Đầu tư tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới cũng giống như đầu tư đối với các loại hình kinh tế khác trong nông nghiệp và chịu ảnh hưởng của những đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp. Khác với những ngành sản xuất khác, sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ cao và phụ thuộc nhiều vào môi trường, điều kiện tự nhiên. Do vậy, tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới chính là tín dụng cho các khách hàng ở khu vực nông thôn tham gia thực hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và mang một số đặc điểm sau:

Thủ tục, quy trình quản lý, thẩm định cho vay phù hợp


Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp với nhiều loại hình khác nhau, nhiều loại cây trồng, vật nuôi với chu kỳ sinh trưởng cũng như giá trị thu hoạch khác nhau. Bên cạnh đó, địa bàn sản xuất nông nghiệp rộng, phân tán, tính chuyên môn hoá thấp, phần lớn các món vay quy mô nhỏ, nhưng khách hàng lại nhiều với nhiều lĩnh vực. Những đặc điểm này khiến cho công tác quản lý, thẩm định khoản vay gặp nhiều khó khăn, làm cho các ngân hàng ngại tiếp cận cho vay trong lĩnh vực này. Do đó, khi thực hiện cho vay cần phải am hiểu đặc điểm của từng khoản vay, mỗi khoản vay cần có một quy trình thẩm định phù hợp với từng loại hình sản xuất của từng khách hàng, thủ tục cho vay cần phải đơn giản để những người nông dân với trình độ học vấn còn thấp, ít am hiểu pháp luật có thể tiếp cận.

Thời gian cho vay, phương án thu nợ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn gắn liền với sự phát triển của các đối tượng có tính thời vụ vì thế mà các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất đều chịu ảnh hưởng của chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Chu kỳ sinh trưởng của động thực vật trong ngành nông nghiệp phụ thuộc vào tính thời vụ, vì thế tính thời vụ của các ngành, nghề cụ thể mà ngân hàng tham gia cho vay thường biểu hiện ở các mặt sau:

+ Vụ, mùa trong nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ.

+ Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay.

Nhu cầu vay trả của khách hàng thường có tính thời vụ cao, đặc điểm này đòi hỏi khi cho vay đối với các khách hàng, ngân hàng cần phải có kế hoạch cân đối vốn cho khách hàng ngay từ đầu để chủ động trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn; xác định thời hạn cho vay, phương thức và hình thức cho vay, định kỳ hạn thu nợ phù hợp với chu kỳ sống của từng loại cây trồng, vật nuôi.

Môi trường tự nhiên và giá cả có tác động đến thu nhập và khả năng trả nợ của người nông dân.

Nguồn trả nợ chủ yếu của người nông dân là thu nhập từ các sản phẩm nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022