Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Xây Dựng Nông Thôn Mới


nghiệp. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong việc xác định khả năng trả nợ của nông hộ. Tuy nhiên, sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là các yếu tố như đất, nước, môi trường, thời tiết… Bên cạnh đó, giá cả nông sản cũng phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, thông thường khi thời tiết thuận lợi cho vụ mùa bội thu thì giá cả thường giảm thấp. Mặt khác, khả năng tiêu thụ sản phẩm làm ra còn phụ thuộc vào thị trường, trong khi thị trường nông sản lại không ổn định, giá cả thường xuyên biến động. Đồng thời công tác quy hoạch theo phong trào, sự tuân thủ quy hoạch thấp, chưa xây dựng được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, dẫn đến thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa, mất giá. Đặc điểm này làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng của người nông dân.

Chi phí cho khoản vay cao, rủi ro lớn

Chi phí để ngân hàng cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới thường cao do quy mô món vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn, phân bổ khắp nơi, Vì vậy, TCTD muốn mở rộng cho vay phải tổ chức các chi nhánh, phòng giao dịch, tổ cho vay lưu động để cho vay và thu nợ, điều này làm tăng chi phí tổ chức mạng lưới. Mặt khác, năng suất lao động nông nghiệp còn thấp do phụ thuộc vào các yếu tố môi trường tự nhiên, trong khi trình độ dân trí còn thấp và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật chưa đủ mạnh để chế ngự thiên tai nên kết quả cho vay đối với người nông dân thường có tính rủi ro cao, chi phí dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các loại hình sản xuất khác. Hơn nữa, để người dân khu vực nông thôn có thể tiếp cận được dịch vụ tài chính của ngân hàng phải tốn nhiều thời gian công sức để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người dân bởi họ là đối tượng ít khi tiếp xúc với dịch vụ này. Chính những đặc điểm trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình đầu tư tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tài sản đảm bảo vay vốn chủ yếu là quyền sử dụng đất có giá trị thấp hoặc vay tín chấp

Tài sản thế chấp vay vốn của khách hàng chủ yếu là quyền sử dụng đất đai ở nông thôn có giá trị được định giá tương đối thấp do đó giá trị vay vốn dựa vào tài


sản thế chấp này sẽ không cao không đáp ứng đủ nguồn vốn để sản xuất kinh doanh của người dân. Một số trường hợp, người dân nông thôn không có tài sản để thế chấp vay vốn nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cũng hạn chế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng gặp khó khăn về tài sản đảm bảo đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp (nhà kính, nhà lưới,..) tại các địa phương theo Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài Nguyên Môi trường.

1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới có thể được phân loại như sau:

1.2.2.1. Theo thời hạn vay

Căn cứ vào thời hạn trả nợ, cho vay đối với xây dựng nông thôn mới có thể được chia thành 3 loại sau:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm, thường được dùng để hình thành tài sản lưu động, được dùng để mua các nguyên liệu cần thiết cho hoạt động thông qua chu kỳ sản xuất hiện tại cho đến khi có thu nhập từ sản xuất như mua phân bón, hạt giống, gia súc, thức ăn chăn nuôi và sẽ trả khi thu hoạch nông sản và bán gia súc. Vay ngắn hạn còn được gọi là vay hoạt động hay vay sản xuất và được ghi dưới dạng nợ ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán.

- Cho vay trung hạn: theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua máy cày, máy cắt, máy bơm nước, con giống và một số công cụ phục vụ sản xuất.

- Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm. Đây là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.

1.2.2.2. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Theo căn cứ này, cho vay được chia làm hai loại:

- Cho vay không có tài sản đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp,


cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với một số khoản vay có giá trị thấp thì có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo.

Theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 55 qui định đối tượng cho vay là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau:

+ Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp

+ Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

+ Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh

+ Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp

+ Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo


đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.

1.2.2.3. Theo mục đích vay vốn

- Cho vay đối với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản: là loại cho vay hướng tới đối tượng là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn trong quá trình hoạt động, với các hình thức giãn nợ, hạ lãi suất đối với các khỏan vốn đã vay hoặc tiếp tục cho vay vốn mới với lãi suất ưu đãi.

- Cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp: đây là những khoản vay đối với các đối tượng là khách hàng chịu tổn thất sau thu hoạch nông sản, thuỷ sản. Hỗ trợ tập trung cho vay đầu tư máy móc thiết bị nhằm giảm tổn thất, thay thế lao động thủ công giản đơn từ đó nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho người dân.

- Cho vay đối với cây trồng thế mạnh: đối tượng trong hoạt động tín dụng này là người nông dân đầu tư trồng các giống cây trồng có thế mạnh (các vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, có cây trồng thế mạnh riêng khác nhau). Loại cho vay này hỗ trợ vốn cho người dân với thời gian phù hợp chu kỳ sản xuất, sinh trưởng của cây trồng, giúp cho người dân tận dụng tối đa các nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Cho vay ngư dân: hướng tới đối tượng là các khách hàng làm nghề khai thác, chế biến hải sản với mục đích sử dụng vốn cho việc đóng tàu, mua ngư lưới cụ trang thiết bị phục vụ đánh bắt, bảo quản và chế biến hải sản.

- Cho vay xoá đói giảm nghèo: đối tượng trong hoạt động cho vay này là các hộ nông dân thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, với mục đích sử dụng vốn ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc làm, nhu cầu sinh hoạt (giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở…).

- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng tiền vay vào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân như mua sắm ô tô, xe máy, trả góp nhà.

- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh: Mục đích của loại cho vay này là ngân hàng cho khách hàng vay để phục vụ hoạt động kinh doanh, nhằm mở rộng sản xuất


hay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của khách hàng.

1.2.2.4. Theo phương thức cho vay

Với đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và cho vay đối với lĩnh vực này, cần có phương thức cho vay phù hợp. Ở Việt Nam hiện có các phương thức cho vay đối với khách hàng (Thông tư 39/2016/TT-NHNN) như sau:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

- Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai TCTD trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.

- Cho vay lưu vụ: Là việc TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, TCTD và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

- Cho vay theo hạn mức: TCTD xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, TCTD thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, TCTD xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

- Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. TCTD và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 năm.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: TCTD chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 năm.

- Cho vay quay vòng: TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối


với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 tháng.

- Cho vay tuần hoàn: TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng khi khách hàng có đủ điều kiện: Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay. Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các TCTD. Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các TCTD thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.

- Các phương thức cho vay khác được kết hợp 8 các phương thức cho vay nêu trên, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của TCTD và đặc điểm của khoản vay.

1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới

1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng là một nguồn lực tài chính quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Trong nông nghiệp, nhất là các vùng sâu, vùng xa, đồi núi, các khách hàng sản xuất theo phương thức tự cấp, tự túc, muốn chuyển sang sản xuất hàng hóa cần phải có vốn. Quy mô vốn là một trong những điều kiện để tiến hành xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh các nguồn vốn như vốn ngân sách, vốn của doanh nghiệp và vốn đóng góp từ người dân thì nguồn vốn ngân hàng cũng là một nguồn vốn đóng góp với tỷ trọng lớn, với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các hộ nông dân cũng như các hộ sản xuất, chế biến nông sản có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.

1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo điều kiện cho từng khách hàng sản xuất tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh


Trong điều kiện hiện nay, đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Muốn cải thiện tình hình đó phải tăng cường đầu tư vốn để phát triển nông thôn. Chính vì lẽ đó, vốn đầu tư của ngân hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng hình thức bổ sung vốn lưu động, mà còn là công cụ tài trợ trung và dài hạn nhằm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Các cơ sở hạ tầng này phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng như công nghiệp chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển các ngành nghề mới, hệ thống tưới tiêu, công trình thủy lợi… nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp có cơ hội tiếp thu, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất như sử dụng máy móc để thu hoạch nông sản, làm đất gieo trồng, chế biến, sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động…góp phần nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu được khoa học kỹ thuật.

1.2.3.3. Tín dụng ngân hàng tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế.

Tín dụng ngân hàng đã giúp cho học sinh, sinh viên đặc biệt là học sinh, sinh viên hộ gia đình nghèo, hộ có thu nhập thấp ở nông thôn có điều kiện đến trường, tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ. Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh doanh lời ăn lỗ chịu. Do vậy bắt buộc bản thân hộ gia đình muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng được những yêu cầu mới. Trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi người nông dân không ngừng nâng cao trình độ. Vì vậy, ngoài việc lao động chân tay, họ phải áp dụng những quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động của đồng vốn trên cơ sở hoàn trả cả vốn lẫn lãi do đó đã kích thích nông hộ, doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng khi nhận vốn ngân hàng sử dụng một cách hiệu quả nhất đem lại lợi nhuận cao, đảm bảo hoàn trả tiền vay ngân hàng đúng hạn.

1.2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới

Việc đánh giá các chỉ tiêu tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới là việc không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại. Các chỉ tiêu này cho thấy quá


trình phát triển của hoạt động này có đạt được mục tiêu mà ngân hàng đề ra hay không, mức độ đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Như vậy, sự phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng xây dựng NTM được đánh giá qua các tiêu chí sau:

1.2.4.1. Sự tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ và thu nhập cho vay nông thôn mới

- Tỷ trọng dư nợ cho vay nông thôn mới

Tăng trưởng dư nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình mở rộng cho vay xây dựng nông thôn mới của NHTM.

Tỷ trọng dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới phản ánh dư nợ cho vay NTM chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho vay NTM tăng chứng tỏ quy mô cho vay NTM phát triển, khả năng cho vay NTM của ngân hàng tăng. Hoạt động cho vay NTM là một trong những hoạt động có tiềm năng phát triển mà ngân hàng cần khai thác.

Để đánh giá tăng trưởng dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới qua thời gian, thông thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Mức tăng trưởng dư nợ = Dư nợ kỳ sau – Dư nợ kỳ trước


Tốc độ tăng dư nợ (%)

=

Dư nợ kỳ sau – Dư nợ kỳ trước

× 100



Dư nợ kỳ trước



Tỷ trọng dư nợ

NTM/Tổng dư nợ (%)


=

Dư nợ nông thôn mới


× 100



Tổng dư nợ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 7

Các chỉ tiêu trên đánh giá được tốc độ mở rộng cho vay xây dựng nông thôn mới của ngân hàng qua từng thời kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới tăng càng nhanh và ngược lại. Tuy nhiên, việc tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với gia tăng nguồn vốn huy động và kiểm soát được chất lượng của các khoản vay.

- Số lượng khách hàng vay xây dựng nông thôn mới: đó là tổng số khách hàng vay vốn sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xây dựng nông thôn mới trong một thời kỳ nhất định và số lượng khách hàng tiềm năng mà ngân hàng

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí