Tỷ Lệ % Dư Nợ Theo Thời Hạn Của Nhcsxh & Agribank Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Giai Đoạn 2014 - 2019


c/ Cơ cấu tín dụng theo thời gian cho vay

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % dư nợ theo thời hạn của NHCSXH & Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 - 2019

70.0%

60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

20.0%

10.0%

0.0%

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Năm


Ngắn hạn Dài hạn

Tỷ lệ % dư nợ theo thời hạn vay

Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay của tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới tại NHCSXH và Agribank giai đoạn 2014 – 2019 có thấy tỷ trọng vốn ngắn hạn và trung dài hạn khá cận đối. Theo đó, dư nợ cho vay trung dài hạn luôn tăng và cao hơn so với cho vay ngắn hạn trong suốt các năm từ 2014 đến 2019, tuy nhiên về mặt tỷ trọng, cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm dần, đến năm 2019, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn thấp hơn so với cho vay ngắn hạn, chỉ có chiếm 49,1%, điều này là do tốc độ tăng của dư nợ trung dài hạn chậm hơn so với tốc độ tăng của tín dụng ngắn hạn (Biểu đồ 2.7). Việc tín dụng trung, dài hạn tăng lên về dư nợ cho thấy các chủ thể vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn các tỉnh Nam Trung Bộ đã có hướng đầu tư dài hạn, các dự án có tính lâu dài, đầu tư vào máy móc thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, vốn lưu động ngắn hạn luôn là đặc thù nổi bật của lĩnh vực nông nghiệp, do đó dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn tăng và đạt 47.089 tỷ đồng vào năm 2019, tăng hơn gấp đôi lần so với mức 20.826 tỷ đồng năm 2014.




Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả Phân tích cơ cấu tín dụng theo thời hạn của từng ngân hàng sẽ thấy rõ hơn đặc

thù của các tổ chức cung ứng tín dụng. Cụ thể như, đối với ngân hàng chính sách xã

hội, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong suốt giai đoạn 2014 – 2019 luôn đạt


trên 95%, tăng liên tục từ mức 95,74% năm 2014 lên mức 98,24% năm 2019. Điều này cũng phù hợp với đối tượng vay của ngân hàng này là các hộ nghèo, cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…., những đối tượng này đòi hỏi phải có thời hạn vay đủ dài để các chủ thể vay vốn có thể thu xếp được nguồn lực tài chính trả nợ cho ngân hàng đúng hạn (bảng 2.17).

Bảng 2.17: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Năm

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

Tổng dư n

Dư nợ

%

Dư nợ

%

2014

657

4,26

14.757

95,74

15.414

2015

630

3,71

16.344

96,29

16.974

2016

537

2,89

18.041

97,11

18.578

2017

517

2,55

19.756

97,45

20.273

2018

454

1,97

22.559

98,03

23.013

2019

438

1,76

24.434

98,24

24.872

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 18

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ, 2014 - 2019

120


100


80


60


40


20


0

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

Tỷ lệ % dư nợ theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả


Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả


Trong khi đó, đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỷ trọng cho vay ngắn hạn lại chiếm ưu thế (chiếm 60%), điều này cũng phản ảnh được thực tế khách quan bởi chủ thể vay vốn chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thương nghiệp dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, đây là những hoạt động sản xuất kinh doanh cần nhiều vốn lưu động theo mùa vụ, thích hợp với các sản phẩm cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, về mặt quy mô thì tín dụng trung, dài hạn cũng tăng trong suốt giai đoạn 2014 – 2019, từ 12.494 tỷ đồng năm 2014 lên mức 21.018 tỷ đồng năm 2019. Điều này cũng cho thấy hoạt động tín dụng trung và dài hạn cung cấp cho các dự án mà doanh nghiệp, hợp tác xã hay trang trại thực hiện sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai nhưng khả năng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh Nam Trung Bộ chưa cao (bảng 2.18).

Bảng 2.18: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại NHo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Năm

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

Tổng dư

nợ

Dư nợ

%

Dư nợ

%

2014

20.169

61,75

12.494

38,25

32.663

2015

21.128

59,45

14.411

40,55

35.539

2016

24.841

60,37

16.306

39,63

41.147

2017

32.901

62,50

19.740

37,50

52.641

2018

40.187

65,87

20.822

34,13

61.009

2019

46.651

68,94

21.018

31,06

67.669

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phògn đại diện Agribank khu vực miền Trung và

tính toán của tác giả


Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, 2014 - 2019

120

100

80

60

40

20

0

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Năm

Ngắn hạn

Trung và dài hạn

Tỷ lệ % dư nợ theo thời hạn

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung và

tính toán của tác giả

d/ Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay

Cơ cấu tín dụng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Nam Trung bộ theo hình thức cho vay được tập trung chủ yếu là cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác qua các hội đoàn thể xã hội trong đó có thể uỷ thác toàn bộ hoặc chỉ một số bước trong quy trình cho vay. Tuy nhiên giữa Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội thì có sự khác biệt về tỷ trọng cho vay giữa hai hình thức cấp tín dụng này.

- Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội: nhìn vào bảng số liệu 2.19 và biểu đồ

2.10 bên dưới, có thể thấy hoạt động cấp tín dụng tại NHCSXH chủ yếu là cho vay uỷ thác qua các hội đoàn thể chính trị xã hội, luôn chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn 2014 – 2019, quanh mức trên dưới 90%, luôn tăng trưởng cả về số dư nợ và tỷ trọng dư nợ về hoạt động cho vay uỷ thác. Các tổ chức chính trị - xã hội được


ngân hàng chính sách xã hội uỷ thác tham gia vào quy trình cấp tín dụng là Hội Phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên. Điều này phản ảnh đúng đặc điểm cho vay của ngân hàng bởi các chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của tổ chức tín dụng phần lớn là thực hiện theo hình thức cho vay uỷ thác toàn bộ hoặc một phần quy trình cho các hội đoàn thể. Vì vậy, hình thức cho vay uỷ thác luôn chiếm ưu thế và tăng dần qua các năm từ 2014 đến 2019. Năm 2019, dư nợ cho vay uỷ thác qua các tổ chức đạt được 23.424 tỷ đồng chiếm tỷ trọng hơn 94% trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH Nam Trung Bộ.


Bảng 2.19: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Dư nợ theo hình

thức cho vay

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Cho vay trực tiếp

1.676

10,87

1.662

9,79

1.548

8,33

1.512

7,46

1.576

6,85

1.448

5,82

Cho vay uỷ thác

13.738

89,13

15.312

90,21

17.030

91,67

18.761

92,54

21.437

93,15

23.424

94,18

Tổng dư nợ

15.414

100

16.974

100

18.578

100

20.273

100

23.013

100

24.872

100

Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả


Biểu đồ 2.10: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay của NHCSXH Nam Trung Bộ, 2014 - 2019

25,000

20,000

15,000

10,000

5,000

0

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Năm

cho vay trực tiếp cho vay uỷ thác

Dư nợ theo hình thức cho vay

Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả

132


Biểu đồ 2.11: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay của Agribank

Nam Trung Bộ, 2014 - 2019

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Năm

Cho vay trực tiếp

Cho vay uỷ thác

Tỷ lệ % dư nợ theo hình thức cho vay

Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: do đặc thù hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau nên cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay của Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ không giống với Ngân hàng Chính sách xã hội. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ trọng dư nợ cho hình thức cho vay trực tiếp cao hơn nhiều so cho vay uỷ thác qua các hội đoàn thể. Cụ thể, trong giai đoạn 2014 – 2019, tỷ trọng cho vay trực tiếp luôn đạt 80% đến 90% với dư nợ đến năm 2019 là 59.698 tỷ đồng. Mặc dù, tỷ trọng cho vay uỷ thác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng dần qua các năm từ 2014 đến 2019, dư nợ cho vay uỷ thác năm 2019 là 7.971 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với năm 2014 (3.250 tỷ đồng). Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực từ người dân khu vực nông thôn trong việc tham gia các hội đoàn thể để được hỗ trợ vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (bảng 2.20 và biểu đồ 2.11).


Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung

và tính toán của tác giả

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí