Cơ Cấu Tín Dụng Theo Hình Thức Cho Vay Tại Agribank Nam Trung Bộ, Giai Đoạn 2014– 2019

133


Bảng 2.20: Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay tại Agribank Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Dư nợ theo hình

thức cho vay

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Cho vay trực tiếp

29.413

90,05

31.910

89,79

36.876

89,62

46.824

88,95

54.036

88,57

59.698

88,22

Cho vay uỷ thác

3.250

9,95

3.629

10,21

4.271

10,38

5.817

11,05

6.973

11,43

7.971

11,78

Tổng dư nợ

32.663

100

35.539

100

41.147

100

52.641

100

61.009

100

67.669

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 19

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung và tính toán của tác giả

134


2.2.2.4. Nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới

Tín dụng là một bộ phận quan trọng cấu thành cơ cấu tổng tài sản của các ngân hàng thương mại. Sự lành mạnh của danh mục tín dụng không chỉ đảm bảo khả năng sinh lời cho các đơn vị cung ứng tín dụng mà còn góp phần bảo toàn vốn, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Nam Trung Bộ là hai tổ chức tín dụng đi tiên phong trong quá trình xây dựng nông thôn mới của khu vực, cùng cả nước và khu vực Nam Trung Bộ chung tay xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên để các tổ chức tín dụng có thể hoạt động một cách bền vững và lâu dài, các ngân hàng cũng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng cung ứng. Trên các cơ sở pháp lý khác nhau, mỗi ngân hàng có cách phân loại nợ khác nhau.

Đối với ngân hàng chính sách xã hội: nợ xấu tín dụng được phân thành nợ khoanh và nợ quá hạn. Để tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn giảm bớt gánh nặng tài chính, khắc phục khó khăn để có thể vượt qua những tác động tiêu cực của thiên tai, dần ổn định hoạt động sản xuất, NHCSXH tiến hành khoanh nợ cho khách hàng.

Dựa vào bảng số liệu 2.21 bên dưới, có thể thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội khá khả quan với tỷ lệ nợ khoanh và nợ quá hạn dưới 1% giai đoạn 2014 – 2019. Tổng nợ khoanh và nợ quá hạn của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ đối với xây dựng nông thôn mới có xu hướng giảm dần đến năm 2019 dưới 100 tỷ đồng chiếm 0,39% tổng dư nợ.

135


Bảng 2.21: Nợ quá hạn, nợ khoanh đối với xây dựng NTM tại NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014– 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %




Tiêu chí

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Dư nợ

%

Nợ hoanh

46,415

0,30

45,716

0,27

39,743

0,21

46,704

0,23

56,504

0,25

47,965

0,19

Nợ QH

53,821

0,35

48,403

0,29

48,232

0,26

50,964

0,25

54,712

0,24

49,557

0,20

Tổng N & NQH

100,236

0,65

94,119

0,55

87,975

0,47

97,668

0,48

111,216

0,48

97,522

0,39

Tổng DN

15.414


16.974


18.578


20.273


23.013


24.872


Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả


Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: tỷ lệ nợ xấu đối với tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới của ngân hàng này ở các tỉnh Nam Trung Bộ luôn ở mức thấp dưới 3% suốt giai đoạn 2014 - 2019, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu của NHNN quy định. Cũng bởi chịu ảnh hưởng của thiên tai bất khả kháng xảy ra tại các tỉnh Nam Trung Bộ vào năm 2016, 2017 làm cho tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của khu vực tăng lên từ 0,65% năm 2015 lên 0,86% năm 2016 và 1,08% năm 2018 (bảng 2.22). Tuy nhiên đến năm 2019 thì tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,68%. Có thể thấy, chất lượng tín dụng của các đối tượng vay vốn khu vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới của Agribank các tỉnh Nam Trung Bộ ở mức tương đối thấp và có chiều hướng cải thiện.

Bảng 2.22: Nợ xấu tín dụng đối với xây dựng NTM tại NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Nợ xấu

481

231

355

351

658

463

Tổng dư nợ

32.663

35.539

41.147

52.641

61.009

67.669

Tỷ lệ nợ xấu

1,47

0,65

0,86

0,67

1,08

0,68

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung và

tính toán của tác giả

2.2.2.4. Hiệu quả tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới

Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng có chức năng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; là một trong những công cụ kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế và gắn liền với xoá đói giảm nghèo. Về phía hiệu quả kinh tế xã hội, chương trình tín dụng đi vào thực tiễn và phát huy tác động đã hình thành nên nếp sống văn hoá, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ở các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa và xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông


thôn, đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa. Sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị đã được giảm xuống. Có thể nói, thời gian qua các chương tín tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đã được triển khai rộng rãi, đáp ứng một lượng vốn lớn đối với nhu cầu vốn của hộ nghèo, cận nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực đến việc hoàn thành các mục tiêu, đặc biệt là mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Nam Trung Bộ đã tham gia vào thị trường tài chính nông thôn từ những ngày đầu tiên, giúp các đối tượng vay vốn khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận vốn, từ đó đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng và hoạt động khác. Chính những nguồn vốn này đã tạo điều kiện để phát triển sản xuất, làm cho thu nhập bình quân đầu người vùng Nam Trung Bộ đạt khoảng 27,87 triệu đồng/người. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều đến năm 2019 của các tỉnh vùng còn khoảng 6,49% (còn cao thứ ba so với các vùng trong cả nước), nhưng đã giảm rất lớn so với năm 2010 (12,7%), tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,88%, với tỷ lệ tái nghèo hàng năm rất thấp chỉ chiếm khoản 0,02% (Bộ Lao động thương binh và xã hội, 2019). Kết quả này giúp cho các địa phương trong vùng hoàn thành các tiêu chí về nhà ở dân cư (tiêu chí số 9), về thu nhập (tiêu chí số 10), tiêu chí số 11 về hộ nghèo, tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động và về tổ chức sản xuất (tiêu chí số13) góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ.

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ.

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Tín dụng ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để xây dựng nông thôn mới

Để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thì nguồn vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách thì nguồn vốn tín dụng từ


các ngân hàng thương mại chiếm tới 65% nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhận thấy yêu cầu cấp bách đối với tín dụng dành cho nông nghiệp, không nằm ngoài chủ trương của Chính phủ, NHNN Việt Nam và Ngân hàng nhà nước các tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, đã triển khai nhiều giải pháp giúp nông dân và các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn tiếp cận được vốn vay, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, để kích thích tiềm năng nông nghiệp của đất nước nói chung và của địa phương phát triển đúng hướng, từng bước góp phần tạo ra những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn, đồng thời giải phóng năng lực sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội khu vực nông thôn góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Với những nổ lực phấn đấu của các cấp các ngành, đặc biệt là sự hỗ trợ vốn từ hệ thống ngân hàng đã góp phần xây dựng nông thôn mới khu vực Nam Trung Bộ có những kết quả quan trọng.

- Số lượng xã đủ tiêu chuẩn nông thôn mới đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch Chính phủ giao về chiến lược xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Nam Trung Bộ.

Năm 2019, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có 378 xã trong tổng số 825 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 45,82%, tăng 34,42% so với cuối năm 2015 (năm 2015 có 94 xã đạt nông thôn mới, tỷ lệ 11,4%).

Bảng 2.23: Tổng hợp kết quả xây dựng nông thôn mới các vùng trog cả

nước đến năm 2019



TT


Vùng, miền

Huyện đạt chuẩn (huyện)

Số xã đạt chuẩn NTM


Bình quân tiêu chí/xã

Số lượng

(xã)

Tỷ lệ

(%)


CẢ NƯỚC

86

4.475

50,26

15,26

1

Miền núi phía Bắc

6

606

26,58

12,28

2

Đồng bằng sông Hồng

35

1.579

83,59

18,28

3

Bắc Trung Bộ

6

823

51,92

15,80

4

DH. Nam Trung Bộ

6

378

45,82

15,21

5

Tây Nguyên

1

226

37,73

13,72

6

Đông Nam Bộ

18

310

69,66

17,16

7

ĐB sông Cửu Long

12

553

43,00

15,43

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới của vùng cao hơn so với vùng núi phía Bắc (26,58%), Tây Nguyên (37,73%), Đồng Bằng Sông Cửu Long (43%), nhưng thấp hơn so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,26%), Đồng bằng Sông Hồng (83,59%), Bắc Trung Bộ (51,92%), Đông Nam Bộ (69,66%) và chưa đạt được kế hoạch của Trung ương giao đến năm 2020 là 60% (495 xã đạt chuẩn nông thôn mới) (bảng 2.23).

Các xã công nhận NTM đều đáp ứng được nhóm tiêu chí về Kinh tế và tổ chức SX. Kết quả trên được hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

- Bình quân tiêu chí/xã

Bình quân số tiêu chí/xã của vùng đạt 15,21 tiêu chí (tăng 1,91 tiêu chí so với năm 2015) thấp hơn so với bình quân chung của cả nước (15,26 tiêu chí/xã), chỉ cao hơn so với Tây Nguyên (13,72 tiêu chí/xã) và Miền núi phía Bắc (12,28 tiêu chí/xã) (Biểu đồ 2.12). Bình quân số tiêu chí/xã của vùng đến nay đã trên 14 tiêu chí/xã nhưng vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu so với kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 là 16,5 tiêu chí/xã, ngoại trừ tỉnh Bình Định (đạt 16,8 tiêu chí/xã) và Đà Nẵng (duy trì các tiêu chí đã đạt nông thôn mới từ 2015).

Biểu đồ 2.12: Bình quân số tiêu chí/xã của các vùng trong cả nước đến năm 2019

20.0000

18.0000

16.0000

14.0000

12.0000

10.0000

8.0000

6.0000

4.0000

2.0000

0.0000

18,28

17,16

15,80

15,21

15,43

13,72

12,28

Miền núi Đồng Bằng phía Bắc Sông Hồng

Bắc Trung Bộ

DH.Nam Tây Nguyên Đông Nam

Trung Bộ

Bộ

ĐB Sông Cửu Long

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


2.3.1.2. Tín dụng ngân hàng giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tiến tới thoát nghèo đổi mới bộ mặt nông thôn

Nguồn vốn tín dụng đã giúp người nông dân khắc phục được trở ngại thiếu vốn dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho họ mua sắm vật tư, công cụ để lao động. Nhờ có nguồn vốn tín dụng mà những người nông dân nghèo có thể biến sức lao động của mình thành vật chất, từ đó tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống khó khăn mà họ đang gặp phải. Cùng với đó, việc vay vốn ngân hàng tạo điều kiện cho người nông dân làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, thay đổi nhận thức của người nông dân, họ biết chủ động tính toán làm ăn, sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Vốn tín dụng dành cho nông nghiệp nông thôn đặc biệt là tín dụng hộ nghèo đã góp phần phát triển thị trường tài chính nông thôn, đưa vốn về tận các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn nhiều khó khăn, ít được tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng chính thức, hạn chế được nạn cho vay nặng lãi, bán, gán, cầm cố ruộng đất hoặc bán non sản phẩm của người nông dân.

2.3.1.3. Tín dụng ngân hàng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết những trở ngại trong hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của riêng một Chính phủ, một chính quyền địa phương, một tổ chức kinh tế hay một cá nhân mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Có thể nói hai chương trình mục tiêu quốc gia trọng điểm là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững là hai chương trình có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Theo đó, chương trình giảm nghèo góp phần để chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được mục tiêu trực tiếp và gián tiếp đối với người nghèo, do đa số người nghèo sống tập trung và là bộ phận không thể tách rời trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Ngược lại, khi thực hiện chương trình nông thôn mới sẽ cải thiện đời sống và vị thế của người dân tại nông thôn ở nhiều khía cạnh trong đó có người nghèo và những tiêu chí trực tiếp, gián tiếp liên quan đến người nghèo.

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí