Kinh Nghiệm Về Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Của Một Số Tỉnh Tại Việt Nam


này cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho khu vực nông thôn với lãi suất thấp hơn 2% so với đầu tư vào các ngành nghề khác. Tỷ lệ các khoản vay của hợp tác xã nông nghiệp cũng liên tục tăng, chiếm tới hơn 50% tổng tỷ trọng cho vay của các công ty tài chính và các tổ chức tài chính hợp tác.

Đến năm 1961, sau khi tái cấu trúc Ngân hàng nông nghiệp, chính phủ đã hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp và ngân hàng nông nghiệp trở thành Hiệp hội HTX nông nghiệp quốc gia NACF, nhằm hỗ trợ người nông dân Hàn Quốc tiếp cận với các nguồn tài chính cần thiết và giảm nghèo. Đến nay, NACF đã phát triển, đa dạng hoá các dịch vụ của mình, không chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm (bao gồm kinh doanh tài chính nông nghiệp, tín dụng và tiết kiệm của các thành viên), làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá (gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị trường), ngoài ra còn phát triển dịch vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho hộ nông dân, dịch vụ chăn nuôi, sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại gia súc, gia cầm…

Bên cạnh các HTX nông nghiệp, chính phủ Hàn Quốc cũng tập trung phát triển các TCTD vi mô, đưa tín dụng đến gần hơn với người nông dân. Tín dụng vi mô tại Hàn Quốc chủ yếu do các tổ chức phi chính phủ thực hiện, chính phủ chỉ đóng vai trò lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách và đưa ra giải pháp. Tháng 8/2007, Luật thành lập các TCTCVM của Hàn Quốc được ban hành, quản lý việc hình thành và hoạt động của các TCTCVM. Với sự hỗ trợ và quản lý của chính phủ, các TCTD vi mô nhà nước đã ra đời như: Quỹ tài trợ TCVM (Microfinance Foundation – MIF) sau đó được phát triển thành Ngân hàng tín dụng vi mô nụ cười SMB (Smile Microcredit Bank); Ngân hàng thống nhất xã hội (Social Solidarity Bank – SSB); Hiệp hội Niềm vui (Joyful Union – JOU). Chính sách phát triển của các TCTD vi mô cung ứng tín dụng cho hộ gia đình nông thôn của Hàn Quốc đã thực sự phát huy hiệu quả. Số lượng các tổ chức TCVM phát triển nhanh chóng từ 15 tổ chức năm 2009, số lượng này đã tăng lên 164 vào năm 2013. Chính sách phát triển các TCTD vi mô hướng tới người nghèo, người có thu nhập thấp, đặc biệt là các hộ gia đình ở nông thôn Hàn Quốc đã giúp người ND tiếp cận dễ dàng hơn các khoản vay phục vụ SXNN với điều kiện vay vốn và lãi suất phù hợp hơn.


Ngoài hợp tác xã nông nghiệp và các TCTD vi mô, các quỹ tín dụng và TCTD hợp tác cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp tín dụng phát triển nông thôn mới ở Hàn Quốc. Quỹ tín dụng là một tổ chức hợp tác tài chính phi lợi nhuận, cung cấp dịch vụ tài chính cho các thành viên tham gia quỹ. Ngoài dịch vụ tài chính, quỹ còn thực hiện chức năng giáo dục, đào tạo và các hoạt động xã hội. Các quỹ tín dụng tại Hàn Quốc hình thành, phát triển và tồn tại độc lập với chính phủ, không chịu sự can thiệp của chính phủ. Năm 1960, quỹ tín dụng đầu tiên được thành lập với mục tiêu là sử dụng tiền tiết kiệm để cho vay giữa các thành viên với mức lãi suất vừa phải. Theo số liệu của Hiệp hội quỹ tín dụng quốc gia NACUK, đến cuối năm 2010, Hàn Quốc đã có 963 quỹ tín dụng, tổng tài sản lên tới 47,7 tỷ won (tương đương 42,6 triệu đô la) và số lượng thành viên đạt 5.579.000.

Để thực hiện các chính sách tín dụng của chính phủ và ngân hàng trung ương, các TCTD Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chương trình tín dụng, giúp cho người nông dân được tiếp cận với nguồn vốn như:

- Chương trình “Tín dụng vi mô nụ cười” (Smile Microcredit – Misogeumyung): Chương trình này được thực hiện bởi Ngân hàng SMB và hệ thống các chi nhánh trên toàn quốc. “Tín dụng vi mô nụ cười” hướng tới nhiệm vụ hỗ trợ các cá nhân có thu nhập thấp, các hộ gia đình kinh doanh nhỏ (trong đó có các hộ gia đình khu vực nông thôn), các đại lý mới và công ty khởi nghiệp. Trong chương trình này, mỗi khoản vay có giá trị dao động từ 5 – 100 triệu won (tương đương 4.300 – 87.000 đô la Mỹ) và thời điểm hoàn vốn từ 1 – 5 năm. Lãi suất của các khoản vay đều thấp hơn lãi suất tiêu chuẩn (khoảng 5% năm 2010)

- Chương trình “Khoản vay mặt trời” (Sunshine Loans – Hatsalron): Chương trình này ra đời vào năm 2010 với mục đích hướng tới nhóm đối tượng là các chủ kinh doanh nhỏ lẻ, nông dân, ngư dân và những người lao động có điểm tín dụng từ 6 – 10 hoặc có thu nhập hàng năm trung bình dưới 20 triệu won (tương đương

17.200 đô la Mỹ). Có 3 khoản cho vay là: cho vay hỗ trợ hoạt động (tối đa 20 triệu won), cho vay khởi nghiệp (tối đa 50 triệu won) và cho vay hỗ trợ nghề nghiệp (tối đa 10 triệu won). Hạn mức vay phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của người vay. Lãi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.


suất khoảng 13,1% tại các quỹ tiết kiệm và 10,6% tại các TCTD tương hỗ, vẫn thấp hơn nhiều so với mức lãi suất hơn 40% của các cá nhân cho vay nặng lãi.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 10

- Chương trình “Hạt giống hi vọng mới” (New Hope Seed – Saeheemangholssi): Chương trình này là một chương trình cho vay không cần bảo đảm, được 16 ngân hàng thương mại thực hiện từ tháng 3/2009 với mục đích cho những người có xếp hạng tín dụng từ 7 trở xuống và thu nhập hàng năm thấp hơn 20 triệu won. Lãi suất cho vay khác nhau giữa các ngân hàng, dao động trong khoảng 7 – 19%, thấp hơn mức lãi suất cho vay của các quỹ tiết kiệm.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ cũng là một nước phần đông dân số sinh sống dựa vào nông nghiệp với 52% dân số, vì vậy cho đến nay nông nghiệp vẫn được coi là xương sống của nền kinh tế Ấn Độ. Sự thịnh vượng của nền kinh tế nông thôn Ấn Độ có sự liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp và các hoạt động liên quan do đây vẫn là khu vực tập trung chủ yếu những nông dân nghèo, nhỏ lẻ và các tầng lớp thấp của xã hội. Nhưng nền nông nghiệp của Ấn Độ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu vốn, năng suất thấp, chi phí sản xuất cao và tăng trưởng không đồng đều do ảnh hưởng của thời tiết. Do đó, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành và thực thi hệ thống các chính sách đối với nông dân và phát triển nông nghiệp như sau:

Đầu tiên, Cách mạng xanh lần một bắt đầu từ thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới, thông qua các biện pháp kỹ thuật, nhất là phân bón, thuốc trừ sâu và giống mới bằng lai tạo, làm tăng năng suất đáng kể cho các loại cây trồng, nhất là lúa mì và lúa gạo. Ấn Độ cũng nhập khẩu phân bón phục vụ cho việc nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo hệ thống thủy nông, cung cấp lượng nước ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là từ một nước có nạn đói kinh niên, không sao vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn lương thực, Ấn Độ đã trở thành một nước có đủ ăn và dư thừa để xuất khẩu với tổng sản lượng lương thực kỷ lục 60 triệu tấn/năm; tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.

Cuộc cách mạng xanh lần hai tập trung cải thiện vật tư đầu vào, dịch vụ cho nông dân, khuyến nông và phương pháp quản lý, nhằm bảo đảm thu nhập cho người


dân. Nhờ đó, Ấn Độ tăng năng suất lương thực lên gấp 2 - 3 lần.

Cách mạng trắng được thực hiện ngay sau khi cuộc cách mạng xanh lần một kết thúc. Chính phủ Ấn Độ đã phát động một chương trình chăn nuôi bò sữa được gọi là Operation Flood (OF) 1971-1996 nhằm tổ chức các nhà sản xuất ở nông thôn thành các hợp tác xã, để họ có một thị trường đảm bảo, giá cả có lợi.

Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ còn thực hiện các chương trình cải cách kinh tế và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để thực hiện được những chính sách, cần có một hệ thống tổ chức tín dụng nông thôn được đảm bảo. Hiện nay, nguồn tín dụng nông thôn tại Ấn Độ được phân chia thành hai loại: thể chế và phi thể chế. Nguồn tín dụng phi thể chế bao gồm người cho vay tiền, thương nhân, địa lý môi giới, bạn bè và người thân. Thương mại hoá trong nông nghiệp đã khiến các thương nhân và đại lý môi giới trở thành những người cho vay tiền lớn trong nền kinh tế nông thôn với phân bón và thuốc trừ sâu được cung cấp bởi các thương nhân thông qua tín dụng hoặc trả chậm. Nguồn tín dụng thể chế được cung cấp bởi ngân hàng hợp tác xã với lượng tín dụng dành cho nông nghiệp đã tăng lên gấp 3 lần giai đoạn 2005 – 2013, chiếm khoảng 20% tổng lượng cung tín dụng dành cho nông nghiệp tại nước này, ngân hàng Dữ trữ Ấn Độ RBI và các ngân hàng thương mại với vai trò là nguồn tài trợ thể chế lớn nhất cho khu vực nông nghiệp tại Ấn Độ, luôn chiếm trên 65% tổng dòng tín dụng vào khu vực này trong giai đoạn 2005 - 2013. Ngoài ra, Ấn Độ còn phát triển các chương trình liên kết giữa các nhóm tương trợ (SHG) và ngân hàng. Để đảm bảo việc các NHTM nghiêm túc duy trì tỷ lệ tín dụng dành cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã ra quy định đối với các NHTM trong việc phân bổ nguồn vốn tín dụng dành cho khu vực ưu tiên và các mức xử phạt tuỳ theo mức độ thiếu hụt của tỷ lệ duy trì. Chính những biện pháp và chính sách này đã dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng tín dụng của các thể chế chính thức dành cho các hộ gia đình nông thôn, làm cho dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp tại Ấn Độ luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra với tổng lượng tín dụng vào năm 2014 đạt gần 7,4 nghìn tỷ rupees, đến năm 2017 thì khoản tín dụng này đã tăng lên mức 10 nghìn tỷ rupees.

Cũng giống như Hàn Quốc, Ấn Độ cũng thực hiện nhiều chương trình cho vay


đối với nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới tại nước này như:

- Hệ thống cho vay cây trồng: Chương trình này được Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ RBI đề nghị áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ từ năm 1965. Đây là một khoản cho vay ngắn hạn cho hoạt động nông nghiệp theo mùa. Quy mô khoản vay không chỉ phù hợp với nhu cầu sản xuất của nông dân mà còn phải được cân nhắc dựa trên khả năng trả nợ của họ. Lãi suất cho vay thực tế chỉ ở mức 4%/năm.

- Chương trình thẻ tín dụng Kisan: Chương trình này được NABARD thực hiện vào năm 1998 nhằm mục đích đơn giản hoá thủ tục vay vốn. Thẻ tín dụng Kisan được phát hành dựa trên cơ sở đất đai canh tác, quy mô tài chính và lịch sử tín dụng của người nông dân và được áp dụng thống nhất tại các ngân hàng để nông dân có thể dễ dàng sử dụng thẻ để mua vật tư nông nghiệp như: giống, phân bón và thuốc trừ sâu và cũng để rút tiền mặt phục vụ nhu cầu sản xuất. Thẻ có hiệu lực trong vòng 5 năm. Thẻ được tích hợp chung với tài khoản tiết kiệm ngân hàng và số dư trong thẻ sẽ được hưởng theo lãi suất tiết kiệm.

- Cho vay trung và dài hạn: Ngoài các khoản cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động nông nghiệp theo mùa, các TCTD còn cung cấp cho nông dân các khoản vay trung và dài hạn có thời hạn trả nợ trên 12 tháng. Các khoản vay này được gọi là cho vay kỳ hạn hoặc tín dụng đầu tư với kỳ hạn tối đa là 15 năm và phục vụ cho những mục đích như xây dựng trang trại chăn nuôi và lấy sữa, cơ giới hoá trang trại, kế hoạch nâng cấp tiểu thuỷ lợi, các hoạt động phát triển đất đai, phát triển trang trại gia súc, gia cầm, thuỷ sản nội địa…Lãi suất của khoản vay được các ngân hàng cố định theo chỉ dẫn của RBI dựa trên lãi suất cơ bản của từng ngân hàng. Các khoản vay có kỳ hạn từ 3 đến 15 năm.

1.4.2. Kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới của một số tỉnh tại Việt Nam

1.4.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Nam Định là một trong hai tỉnh đầu tiên trên cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Sau gần 9 năm triển khai xây dựng, đến hết tháng 7/2019, toàn tỉnh Nam Định có 100% số xã, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố được công


nhận đạt chuẩn nông thôn mới, về đích sớm hơn 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Thành tích này có được là nhờ sự nỗ lực từ nhiều phía trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng. Công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh không chỉ đặt lên vai hai chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định mà còn có sự tham gia của hầu hết các ngân hàng thương mại, kể cả các ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn Nhà nước cũng đã có mạng lưới hoạt động tại địa bàn nông thôn.

Những nổ lực của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Nam Định và hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã góp phần đưa tăng trưởng dư nợ tín dụng nông thôn mới của tỉnh bình quân trong giai đoạn 2010 – 2019 tăng 26,4%. Tính đến đầu tháng 10/2019, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới tại 209 xã của tỉnh đạt 31.984 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,4% trong tổng dư nợ cho vay đối với xã xây dựng nông thôn mới. Số khách hàng còn dư nợ là 210.440 khách hàng (hộ dân 209.568, doanh nghiệp 860; hợp tác xã 12). Bình quân dư nợ mỗi xã xây dựng nông thôn mới đến tháng 10 là 153 tỷ đồng/xã, tăng 103 tỷ đồng/xã so với năm 2011.

Tín dụng được tập trung vào cho vay theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao phục vụ xuất khẩu, góp phần đưa thu nhập của người dân ở nông thôn trong năm 2018 tăng hơn 3,5 lần so với năm 2010. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân ở nông thôn Nam Định có sự thay đổi mạnh mẽ, số hộ có thu nhập chính ngoài nông nghiệp chiếm trên 80%. Mức sống của người dân nông thôn được cải thiện đáng kể, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm còn 1,35 lần, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn dưới 2%. Từ nguồn vốn vay NHCSXH tỉnh, trong 10 năm qua đã có 67.504 lượt hộ nghèo,

45.118 lượt hộ cận nghèo, 14.432 hộ mới thoát nghèo và 221.052 các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp 30.106 hộ thoát nghèo, 8.662 hộ thoát cận nghèo; thực hiện giải ngân cho 52.119 học sinh sinh viên được vay vốn để học tập.


1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Qua 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng NTM đã trở thành một phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia, tạo động lực cho kinh tế nông thôn phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn của tỉnh ngày càng khang trang, “xanh - sạch - đẹp”; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển mạnh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn. Đến năm 2019, Bình Dương là 1 trong 8 tỉnh, thành phố cả nước hoàn thành 100% xã NTM; toàn tỉnh hiện có 46/46 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; các xã đang tiếp tục đầu tư nâng chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu; 3/7 đơn vị cấp huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Trong những năm qua, Bình Dương luôn quan tâm chăm lo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trong đó, các chương trình tín dụng giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Dương là giải pháp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt mục tiêu, chiến lược quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Thông qua nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ nghèo, các đối tượng chính sách có được việc làm, tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hàng năm, bên cạnh việc tranh thủ tối đa nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách từ Trung ương, tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện để phục vụ nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cụ thể, Bình Dương luôn dành ưu tiên bố trí nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Bình Dương đã ủy thác vốn địa phương thông qua NHCSXH để cho vay thêm 02 chương trình gồm cho vay hộ mới thoát nghèo và cho vay nhà ở xã hội; nâng mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; đồng thời kéo dài thời gian cho


vay từ 05 năm lên 10 năm đối với chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nguồn vốn tín dụng chính sách được chuyển tải kịp thời đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Từ hoạt động tín dụng chính sách xã hội, đã hỗ trợ vốn cho hơn 119.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng số tiền cho vay là 3.288 tỷ đồng, góp phần tích cực giúp cho hơn 10.000 lượt hộ vượt ngưỡng nghèo vươn lên làm giàu; hơn 5.000 học sinh, sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn, hơn 39.000 lao động được duy trì, tạo việc làm mới; xây dựng mới và sửa chữa hơn 94.000 công trình nước sạch đạt chuẩn quốc gia; giải ngân cho 103 hộ vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Những kết quả đạt được đã góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho 49 xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen ở địa phương.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới mà cụ thể là nghiên cứu tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, những nước có nhiều nét kinh tế xã hội, đặc biệt là sự tham gia của nguồn vốn tín dụng góp phần xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới tương đồng với Việt Nam và hai tỉnh Nam Định và Bình Dương là những tỉnh đi đầu về xây dựng nông thôn mới nhờ sự đóng góp của nguồn vốn tín dụng. Từ đó, rút ra được một số bài học cho các tỉnh Nam Trung Bộ về tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thứ nhất, các tỉnh Nam Trung Bộ cần phát triển thị trường tài chính nông thôn đa dạng với nhiều thành phần tham gia cung ứng.

Để có thể thực hiện được mục tiêu trong mở rộng và phát triển tín dụng đối với các thành phần kinh tế và hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới cần có sự cung ứng của nhiều tổ chức tài chính. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy các nước này đã phát triển một mạng lưới rộng khắp và đa dạng các TCTD cho vay đối với thị trường tài chính nông thôn. Cụ thể, tại Trung Quốc, ngoài các NHTM như Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung Quốc, Hợp tác xã tín dụng, NHTM nông thôn Trung Quốc….

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022