Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 28


Kết luận chương 3


Chương 3 tập trung đưa ra các giải pháp và những khuyến nghị nhằm đảm bảo tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trước hết là nhóm giải pháp đối với các NHTM, bao gồm các giải pháp: tăng cường hoàn thiện huy động và liên kết huy động vốn; hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược nâng cao năng lực nguồn nhân lực thích ứng với hoạt động ngân hàng thời kỳ mới; tăng cường cho vay theo chương trình, dự án, chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm gắn với linh hoạt lãi suất; hạn chế rủi ro đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ; hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp với diễn biến thực tế; đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng gắn liền với tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng; nâng cao năng lực xử lý nợ quá hạn, xử lý TSĐB. Luận án đưa ra những giải pháp đối với khách hàng nhằm tạo cơ sở vững chắc để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng trọng điểm: giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực, năng lực tài chính và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển KTNo công nghệ cao; tăng cường đầu tư đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; gắn chặt sản xuất KTNo công nghệ cao với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường. Những khuyến nghị luận án đưa ra đối với quản lý vĩ mô để đảm bảo cho tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ bao gồm: giải pháp đối với chính quyền địa phương Vùng KTTĐ; nhóm giải pháp đối với quản lý vĩ mô nói chung như: tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho KTNo Vùng KTTĐ; chú trọng tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ luôn gắn với ĐBSCL; tái cơ cấu KTNo trên cơ sở thực tế điều kiện tự nhiên; tái cơ cấu KTNo trên cơ sở lợi thế so sánh; tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ cần coi trọng tính liên kết bền vững hệ thống của ĐBSCL; đảm bảo tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế theo chuỗi công trình trọng điểm tạo sự đột phá động lực vững chắc; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao; tăng cường ứng dụng công nghệ mới kết hợp với truyền thống phát triển rừng kinh tế mang tính tự nhiên chống sạt lở bờ biển, bờ sông; huy động tổng lực các nguồn tài chính phát


triển KTNo Vùng KTTĐ; chọn và nâng cao vị thế Agribank làm ngân hàng chủ lực cho vay phát triển Nông nghiệp nông thôn; thành lập ban chỉ đạo phát triển ĐBSCL; thành lập khu công nghiệp nông nghiệp, thành lập doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp; một số khuyến nghị với NHNN Việt Nam về chú trọng nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng và chú trọng đồng bộ hóa và nâng cao khả năng khai thác tối ưu hệ thống công nghệ thông tin và những khuyến nghị khác như chung sống với biến đổi khí hậu; đảm bảo môi trường sinh thái; nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản.

Mỗi giải pháp có tính độc lập tương đối nhưng lại có tính chất hệ thống đòi hỏi phải được áp dụng một cách đồng bộ và cần có lộ trình thực hiện phù hợp để có thể phát huy hiệu quả tối ưu trong tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.


KẾT LUẬN


Phát triển nông nghiệp luôn bị thiếu vốn bởi nhiều lý do, đó là nút thắt trong nhiều năm qua. Vấn đề đặt ra khi các nguồn vốn khác còn hạn chế thì việc đáp ứng thiết thực nhu cầu vốn phát triển KTNo vẫn phải dựa vào kênh TDNH là một tất yếu. Việc nghiên cứu đề tài “TDNH góp phần phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL” với mục tiêu đưa ra những giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Ngoài việc luận giải cơ sở khoa học, lý do chọn đề tài, xác định tổng quan vấn đề nghiên cứu, mục đích, mục tiêu, các câu hỏi và giả thuyết, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đề tài đã có những đóng góp chủ yếu sau:

- Một. Tổng hợp chọn lọc và bổ sung góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về tăng cường TDNH phát phát triển KTNo vùng KTTĐ.

Ngiên cứu dẫn luận những lý thuyết liên quan, gồm: phát triển bền vững, Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith và lợi thế so sánh của D. Ricardo, về tái sản xuất nền sản xuất xã hội của Marx và lý thuyết về phát triển cân đối hay các “cực tăng trưởng” của A.Hirschman, F. Perrons và G. Pestane de Bernis.

Tổng hợp, bổ sung lý luận cơ bản về phát triển KTNo vùng KTTĐ, trong đó đề cập những khái niệm KTNo, vùng KTTĐ, KTNo vùng KTTĐ; đặc điểm KTNo - những tác động đến TDNH, nội dung, vai trò của vùng KTTĐ trong nền kinh tế. Tổng hợp bổ sung lý luận về tăng cường TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ, làm rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM; lý luận cơ bản về tăng cường tín dụng phát triển KTNo, các khái niệm tín dụng KTNo, tăng cường tín dụng phát triển KTNo, đặc điểm tín dụng KTNo, vai trò của TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ; những chỉ tiêu phản ánh tăng cường tín dụng KTNo và nội dung tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng trong tăng cường tín dụng phát triển KTNo. Luận án đề cập những bài học có giá trị tham khảo từ một số nước trong khu vực về việc tăng cường TDNH phát triển KTNo từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

- Hai. Xuất phát từ thực trạng KTXH bao gồm cả kết quả khảo sát thực tế, luận án phân tích đánh giá toàn diện thực trạng KTNo và thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ từ 2011 đến 2017. Vấn đề nghiên cứu được đặt trong bối


cảnh, điều kiện biến đổi khí hậu thất thường, công nghiệp 4.0, những yêu cầu mới của thị trường về chất lượng nông sản và khi mà những giải pháp cũ đã không còn thích hợp hoàn toàn đối với phát triển KTNo Vùng KTTĐ nên cần có giải pháp mới hiện thực. Luận án đề cập những thành tựu, tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế phát triển KTNo Vùng KTTĐ thời gian qua.

Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ trên các phương diện từ huy động vốn đến sử dụng vốn; TDNH tác động đối với nội bộ KTNo và chỉ ra những vấn đề cần quan tâm. Trên cơ sở đó, luận án rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ, gồm: [i] Nhóm hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với các NHTM; [ii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với khách hàng,

[iii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn chế từ phía quản lý vĩ mô.


- Ba. Luận án đưa ra các nhóm giải pháp và khuyến nghị nhằm đảm bảo tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ đến năm 2025-tầm nhìn đến năm 2030:

Nhóm giải pháp đối với các NHTM, gồm: tăng cường hoàn thiện huy động và liên kết huy động vốn; hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược nâng cao năng lực nguồn nhân lực; tăng cường cho vay theo chương trình, dự án, chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm gắn với linh hoạt lãi suất; hạn chế rủi ro đối với tăng cường TDNH; hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp với diễn biến thực tế; đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng gắn liền với tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng; nâng cao năng lực xử lý nợ quá hạn, xử lý TSĐB.

Nhóm những giải pháp đối với khách hàng nhằm tạo cơ sở vững chắc để tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng trọng điểm, gồm: nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển KTNo công nghệ cao; tăng cường đầu tư đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; gắn chặt sản xuất KTNo công nghệ cao với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường.

Những khuyến nghị đối với quản lý vĩ mô, gồm: giải pháp đối với chính quyền địa phương Vùng KTTĐ; nhóm giải pháp đối với quản lý vĩ mô nói chung


như: tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho KTNo Vùng KTTĐ; chú trọng tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ luôn gắn với ĐBSCL; tái cơ cấu KTNo trên cơ sở thực tế điều kiện tự nhiên; tái cơ cấu KTNo trên cơ sở lợi thế so sánh; tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ cần coi trọng tính liên kết bền vững hệ thống của ĐBSCL; đảm bảo tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế theo chuỗi công trình trọng điểm tạo sự đột phá động lực vững chắc; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao; ứng dụng công nghệ mới kết hợp với truyền thống phát triển rừng kinh tế mang tính tự nhiên chống sạt lở bờ biển, bờ sông; huy động tổng lực các nguồn tài chính phát triển KTNo Vùng KTTĐ; chọn và nâng cao vị thế Agribank làm ngân hàng chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn; thành lập ban chỉ đạo phát triển ĐBSCL; thành lập khu công nghiệp nông nghiệp, thành lập doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp.

Một số khuyến nghị với NHNN Việt Nam về chú trọng nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng và chú trọng đồng bộ hóa và nâng cao khả năng khai thác tối ưu hệ thống công nghệ thông tin và một số khuyến nghị khác như chung sống với biến đổi khí hậu; đảm bảo môi trường sinh thái; nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản.

Mỗi giải pháp vừa có tính riêng vừa có tính chất hệ thống cần được áp dụng một cách đồng bộ và cần có lộ trình thực hiện phù hợp để có thể đảm bảo việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.

- Bốn. Những đóng góp mới của luận án


Về lý luận: Tổng hợp, bổ sung góp phần hệ thống hóa lý luận về KTNo và tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Trong đó những khái niệm mới được luận án lần đầu tiên xây dựng gồm: KTNo; KTNo Vùng KTTĐ; tín dụng KTNo; tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ và những chỉ tiêu phản ánh tăng cường TDNH phát triển KTNo.

Về thực tế: Đưa ra những giải pháp mới bao gồm: (i) Chấm dứt cho vay dàn trải, tập trung cho vay KTNo công nghệ mới, nhất là công nghệ cao để tạo đột phá


trong cho vay đầu tư phát triển KTNo. (ii) Giải pháp tập trung tổng lực nguồn vốn đầu tư “chuỗi công trình hạ tầng kinh tế trọng điểm”; tập trung cho vay KTNo nằm trong chuỗi đầu tư công trình trọng điểm. (iii) Hợp thức hóa tín dụng phi chính thức để quản lý hiệu quả và tăng thêm kênh cung ứng vốn cho nông dân. (iv) Thành lập khu công nghiệp nông nghiệp, thành lập công ty cổ phần KTNo, phát triển thành công ty đại chúng. (v) Đưa Agribank trở thành ngân hàng chủ lực cho vay nông nghiệp nông thôn. (vi) Khuyến nghị mang tính giải pháp mới là: kết hợp công nghệ mới với truyền thống chung sống với tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Năm. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho những ngành học liên quan và làm cơ sở tham khảo cho các tổ chức cơ quan quản lý, các nhà hoạt động thực tế trong việc hoạch định cũng như trong hoạt động ngân hàng phát triển KTNo.

- Sáu. Một số gợi mở hướng nghiên cứu mới: Trong nghiên cứu có những vấn đề liên quan được đề cập trong đề tài như: Hiệu quả của TDNH phát triển KTNo; chiến lược cho nguồn nhân lực trong nông nghiệp; CNH, HĐH nông nghiệp vùng ĐBSCL; vai trò khoa học công nghệ trong phát triển KTNo… nhưng không đi vào nghiên cứu chuyên sâu bởi không thuộc mục đích, bản chất của vấn đề nghiên cứu, những vấn đề đó có thể là những vấn đề được nghiên cứu trong những đề tài chuyên biệt khác.

Luận án được thực hiện với sự nỗ lực với hy vọng hoàn chỉnh song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và những người quan tâm.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ



Stt

Nội dung


1

Lê Phan Thanh Hòa (2018), Vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí Ngân hàng, số 9, tháng 05/2018, trang 33-37.


2

Lê Phan Thanh Hòa (2018), Vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác trong phát triển kinh tế nông nghiệp tiếp cận Vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu hội thảo khoa học Các Mác và thời đại ngày nay do Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế - Luật, TP. HCM, trang 236.


3

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh (2017), “Bàn về vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5, tháng 03/2017, trang 44-48.


4

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Hưng, Lê Phan Thanh Hiệp (2016), “Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực ngân hàng là động lực phát triển hệ thống tài chính”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia: Văn kiện đại hội XII của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Phần thứ hai: Quán triệt, vận dụng quan điểm của Đại hội XII vào thực tiễn do Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, Hà Nội, trang 217-225.


5

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Hưng (2013), “Cần tiếp tục có các giải pháp đồng bộ cho mở rộng tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Kỷ yếu hội thảo: Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức, Vĩnh Long, trang 200-213.


6

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Hưng, Lê Phan Thanh Hiệp (2013), “Vốn tín dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 18, tháng 09/2013, trang 19-21.


7

Lê Phan Thanh Hòa, Nguyễn Đắc Hưng (2013), “Giải pháp mở rộng vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí cộng sản, tháng 12/2013, truy cập tại http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2013/24831/Giai-phap-mo-rong- von-tin-dung-ngan-hang-cho-phat-trien.aspx

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 28



Stt

Nội dung


8

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2013), “Để phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22, tháng 11/2013, trang 23- 25.


9

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2013), “Hoạt động M&A trong quá trình cơ cấu lại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17, trang 12-14.


10

Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào lý thuyết tài chính hành vi” (2012), Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Chủ nhiệm đề tài Lê Đình Hạc.


11

Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường“Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (2011), Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thế Bính.


12

Lê Phan Thanh Hòa (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong hội nhập”, Kỷ yếu hội thảo: Thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Cần Thơ do Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM phối hợp với UBND Thành phố Cần Thơ tổ chức, Cần Thơ, trang 122-127.


13

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2011), “Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 67, tháng 10/2011, trang 39-43.


14

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2011), “Quản lý vốn khả dụng của ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 68, tháng 11/2011, trang 15-19.


15

Lê Phan Thanh Hòa, Lê Phan Thanh Hiệp (2011), “Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 253, tháng 11/2011, trang 49-56.


16

Lê Phan Thanh Hòa (2011), “Rủi ro tín dụng và kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, số 9, tháng 05/2011, trang 37-41.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí