Punch, Keith (2005) Introduction To Social Research: Quantitative And Qualitative Approaches (2Nd Ed) London: Sage Publications


nhập cảnh và cư trú tại Phú Quốc.


Miễn visa cho người nước ngoài ở Phú Quốc 15 ngày. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 15 ngày. Trường hợp người nước ngoài vào một cửa khẩu Quốc tế của Việt Nam, lưu lại khu vực quá cảnh ở cửa khẩu đó, rồi chuyển tiếp đi đảo Phú Quốc được miễn thị thực. Đối với công dân các nước được miễn thị thực, thực hiện theo quy định hiện hành. Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Phú Quốc được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu với thời hạn tạm trú phù hợp với thời hạn được miễn thị thực.

- Cơ chế cho phép phát triển một số sản phẩm “đặc biệt” và nhạy cảm cho du lịch sinh thái ở đảo Phú Quốc.

Với vị trí “đặc khu” của đảo Phú Quốc một số sản phẩm du lịch hiện nay chưa được phát triển như casino, dịch vụ cá cược, đua ngựa, đua chó….Đây là những sản phẩm du lịch nhằm hỗ trợ cho di lịch sinh thái phát triển, còn rất xa lạ với đời sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân tỉnh Kiên Giang nói riêng và không được khuyến khích do có tính chất cờ bạc, sát phạt. Tuy nhiên, đối với khách du lịch của nhiều nước, đặc biệt là khách du lịch thương gia, có khả năng chi trả cao thì đây là loại hình rất được ưa chuộng. Vì vậy, việc phát triển loại hình này sẽ tăng khả năng thu hút khách du lịch người nước ngoài, thương gia… và tăng hiệu quả kinh tế du lịch.

Với đặc điểm là đảo độc lập về vị trí địa lý xa đất liền, trong trường hợp phát triển casino chỉ được thực hiện ở một số đảo nhỏ, hoàn toàn có thể kiểm soát được hoạt động này và chỉ dành riêng cho người nước ngoài. Do đó, sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân trên đảo.

- Chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với người lao động có trình độ cao.


Một thành phần hết sức quan trọng trong bất kỳ một ngành kinh tế nào đó là người lao động. Nhằm đảm bảo cho chiến lược phát triển du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao cần phải có một đội ngũ lao động chất lượng cao, giàu kinh


nghiệm. Phải có cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực thích hợp nhất là phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở đảo Phú Quốc và khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia U Minh Thượng và các khu du lịch sinh thái khác…về chế độ đãi ngộ, chế độ tiền lương thỏa đáng với từng loại trình độ, từng loại việc và thời gian làm việc.

- Chính sách khuyến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch sinh thái.

Chính sách này nhằm phát huy tốt nội lực của cộng đồng cho phát triển du lịch sinh thái. Nhà nước hỗ trợ vật chất đào tạo tay nghề cho người dân khi chuyển đổi nghề hoặc mục đích sản xuất phục vụ cho du lịch. Bên cạnh, chính sách này còn đảm bảo tạo công ăn việc làm cho người lao ở địa phương, qua đó nâng cao dần mức sống cho người dân, hạn chế những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường góp phần phát triển du lịch phát triển bền vững.

- Dùng các công cụ kinh tế để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đơn vị, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên du lịch. Dùng các loại phí đánh vào người sử dụng sản phẩm du lịch sinh thái, cụ thể ứng dụng biện pháp này trong khai thác du lịch sinh thái biển và du lịch sinh thái rừng nguyên sinh…Nó vừa mang tính giáo dục vừa gây quỷ để cải tạo môi sinh thái…

- Có kế hoạch tổng thể và chi tiết, xác định rõ khu vực ưu tiên cho phát triển, loại sản phẩm ưu tiên phù họp với sự phát triển của từng vùng, khuyến khích những dự án mang tính bền vững. Quản lý nghiêm ngặt quy hoạch kiến trúc các hạn mục công trình của khu du lịch sinh thái.

- Ban hành quy chế kinh doanh du lịch sinh thái cho từng khu du lịch cụ thể, đề ra tiêu chuẩn, các nguyên tắc hoạt động du lịch sinh thái để đảm bảo và duy trì nâng cao chất lượng chung của môi trường, các quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia du lịch sinh thái, kể cả doanh nghiệp và khách du lịch.


- Thực hiện công khai dân chủ những quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, quy hoạch, kế hoạch cho phát triển du lịch sinh thái, đơn giản các thủ tục hành chính.

Các cơ chế, chính sách này sẽ tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh du lịch, huy động tối đa các nguồn lực để khai


thác tiềm năng thế mạnh góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và tăng hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và nâng cao giá trị văn hoá, lịch sử, duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Đỗ Thị Ánh Tuyết – Bùi Thiết (2006), Du lịch Việt Nam những điểm đến, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

2. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), “Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.17.

3. Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lưu Văn Lợi (2007), Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Hoà (2004), “Du lịch sinh thái – Thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (3), tr.11.

6. Nguyễn Duy Mạnh – Lê Trung Kiên (2005), “Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, (4).

7. Nguyễn Thị Thu Hiền (2006), Cẩm nang du lịch văn hoá châu Á, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), Địa danh du lịch, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

10. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Phan Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Thanh Xuân (2005), Sức sống U Minh Thượng, Nxb Văn nghệ Thành phố


Hồ Chí Minh.


13. Trần Hữu Bình (2005), “Phát triển du lịch Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Báo Du lịch, (1).

14. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2016), Thống kê số liệu các năm 2011 – 2016.


15. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Kiên Giang.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2011 – 2016.

17. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam năm 2005.

18. Sở Du lịch Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết năm từ 2011 – 2016.

19. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết năm từ 2011 – 2016.

20. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nnông thôn tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết năm từ 2011 – 2016.

21. Tổng cục Du lịch – IUCN – ESCAP (1999), Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo, Hà Nội.

22. Tổng cục Du lịch (2015), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội.


23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết của tỉnh từ 2011

– 2016.


Tiếng Anh


24. Ceballos-Lascurain, H. (1987). The future of ‘ecotourism’. Mexico Journal, 13–14.

25. Fontana, A và Frey, J.H (1994) “Interview: the art of science”, trong N.K


Denzin và Y.S Hammersly, M và Atkinson, P (1995) Ethnography: Principles in Practice. 2nd Edn. London: Routledge.

26. J.Y.Martin (2007), Phát triển bền vững học thuyết, thực tiễn, đánh giá, Nxb Thế giới, Hà Nội.

27. K. Lindberg và Donald E.Hawkins (1999), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý.

28. Lincoln (eds), Handbook of Qualitative Research. Thousand Oaks, CA: Sage, tr 361-76.

29. Lindberg & Hawkins (1993): Ecotourism: A Guide for Planners and Managers. Volume 1. The Ecotourism Society, North Bennington, Vermont, USA.

30. Neuman, W.L. (1994) Social Research Methods: Qualitative and Quantitative Approaches (2rd edn), London, Allyn and Bacon.

31. Punch, Keith (2005) Introduction to Social Research: Quantitative and Qualitative Approaches (2nd Ed) London: Sage Publications

32. Robson, C. (2002) Real World Research. 2nd ed. Oxford: Blackwell


33. Saunder, M., Lewis, P. Thornhill, A. (2003) Research Methods for Business Students. (3rd ed) London: FT Prentice Hall.

34. Yin, R. K (1994), Case Study Research – Design and Methods. Sage Publications, Newbury Park, CA.


PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


Kính chào Quý Cơ quan!


Hiện nay, tôi đang là học viên lớp cao học kinh tế khóa 25 (Năm học 2015- 2017) – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang làm luận văn với đề tài về Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Kiên Giang. Tôi mong nhận được sự hỗ trợ từ Quý Cơ quan bằng việc trả lời đầy đủ những câu hỏi trong phiếu khảo sát. Cơ quan thích hợp để trả lời phiếu khảo sát này là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Các ý kiến của Quý Cơ quan sẽ là cơ sở rất quan trọng cho việc đề ra các chính sách thuận lợi nhất cho hoạt động cung ứng vốn của ngân hàng cho phát triển DLST tại Kiên Giang. Chúng tôi cam kết các thông tin được cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Một bản tổng hợp kết quả nghiên cứu tóm tắt sẽ được chúng tôi gửi đến Quý co quan tham khảo nếu có yêu cầu. Mọi thắc mắc liên quan đến câu hỏi nghiên cứu, xin vui lòng liên lạc với chủ nhiệm đề tài nghiên cứu qua Email: tahiep1976.ht@gmail.com hoặc số điện thoại: 0913.608.858 – gặp Ông Tạ Hiệp.

Chủ nhiệm đề tài: Tạ Hiệp trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan.


Phần I: Thông tin cơ quan được mời hỗ trợ trả lời phiếu khảo sát.


Tên người đại điện trả lời:.................................................................................


Năm sinh: ................................ Giới tính: Nam Nữ .................................


Đơn vị công tác: ............... Chức vụ: .................................................................


Địa chỉ:.................................................................................................................


Email: ............................................Số điện thoại: .............................................


Phần II: Câu hỏi khảo sát


Gợi ý trả lời: Đối với mỗi phát biểu, Quý Cơ quan hãy CLICK CHUỘT vào một trong các CHECK BOX, mỗi CHECK BOX tương ứng với một thang điểm; theo quy ước số càng lớn là càng đồng ý. Cụ thể:

1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5:

Hoàn toàn đồng ý.


STT

CÁC Ý KIẾN

1

2

3

4

5

F1: Đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước về những thuận lợi đối việc phát triển DLST tại Kiên Giang


Q1

Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST?






Ý kiến khác:


……………………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………


Q2

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho phát triển DLST?






Ý kiến khác:


……………………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………

Q3


Quy hoạch phát triển phù hợp cho việc phát triển






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Kiên Giang - 11

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí