+ Mục tiêu doanh thu:
Trong những năm tới do chất lượng phòng óc và chất lượng phục vụ cao hơn và khai thác nhiều dịch vụ vui chơi giải trí và du lịch bổ trợ khác dự báo doanh thu như sau:
Từ năm 2017 – 2020 doanh thu bình quân hàng năm tăng 24 – 25%, trong đó doanh thu khách trong nước tăng bình quân hàng năm là 23 – 24%, quốc tế tăng từ 21% trở lên [27].
Bảng 5.2: Mục tiêu doanh thu đến năm 2020
ĐVT: Triệu đồng
Loại doanh thu | Năm | ||||||
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
PA I | Doanh thu từ du lịch quốc tế | 45.781 | 59.682 | 69.422 | 80.529 | 93.413 | 168.143 |
Doanh thu từ du lịch nội địa | 267.144 | 308.466 | 343.852 | 467.772 | 699.352 | 1.748.380 | |
Tổng cộng | 312.925 | 368.148 | 413.274 | 548.301 | 792.765 | 1.916.523 | |
PA II | Doanh thu từ du lịch quốc tế | 62.679 | 68.956 | 72.330 | 87.417 | 105.650 | 216.582 |
Doanh thu từ du lịch nội địa | 296.489 | 356.716 | 413.818 | 537.963 | 801.410 | 2.245.550 | |
Tổng cộng | 359.168 | 425.672 | 486.148 | 625.380 | 907.060 | 2.462.132 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Cấp Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Tỉnh Kiên Giang Giai Đoạn 2014 – 2016
- Tình Hình Nợ Xấu Của Hoạt Động Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bảng 4.5: Nợ Xấu Đối Với Các Khoản Cấp Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Kết Quả Nghiên Cứu Đối Với Cá Nhân, Tổ Chức Kinh Doanh Du Lịch Sinh Thái
- Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Kiên Giang - 10
- Punch, Keith (2005) Introduction To Social Research: Quantitative And Qualitative Approaches (2Nd Ed) London: Sage Publications
- Hoàn Toàn Không Đồng Ý; 2: Không Đồng Ý; 3: Bình Thường; 4: Đồng Ý; 5:
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Du lịch Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang [18]
Để đạt được mục tiêu trên tỉnh Kiên Giang cần phát triển nhanh kinh doanh lữ hành, việc đón khách bằng tàu biển được tổ chức thường xuyên và mở rộng, các khu du lịch được hình thành và từng bước được nâng cấp, các dự án cần được triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng phòng óc được nâng cao, trình độ quan lý và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch được nâng lên các loại hình du lịch vui chơi giải trí được đầu tư phát triển.
5.2. KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát về các vấn đề liên qua đến hoạt động cấp dụng đối với phát triển du lịch sinh thái của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tác giả rút ra một số kết luận sau:
Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước liên quan chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc phát triển du lịch sinh thái nói chung và hoạt động cấp tín dụng đối với phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang nói riêng.
Mô hình du lịch sinh thái hiện nay phù hợp với sự phát triển chung của tỉnh Kiên Giang là: Mô hình du lịch sinh thái biển, du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử, du lịch sinh thái rừng thiên nhiên.
Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có với quy mô nhỏ của nhà đầu tư và vì vậy chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của vùng. Theo đó, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái là rất lớn.
Nguồn vốn ngân hàng hàng được xem là ổn định và có quy mô lớn có thể đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Với những trường hợp cần nguồn vốn lớn các ngân hàng cũng có thể sử dụng giải pháp cho vay hợp vốn.
5.3. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.3.1. Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
5.3.1.1. Chính sách giá cả tín dụng
Thứ nhất; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xem xét những loại phí áp dụng cho giao dịch tín dụng với khách hàng nếu xét thấy loại phí nào thực sự không cần thiết thì nên loại bỏ khỏi danh mục thu phí của khách hàng, vì phí giao dịch làm cho giá cả tín dụng tăng, không tạo được sự cạnh tranh từ đó khách hàng sẽ không tìm đến ngân hàng để vay vốn mặc dù có nhu cầu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng của ngân hàng.
Thứ hai; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần xem xét việc giảm lãi suất cấp tín dụng để tạo mức lãi suất cạnh tranh hơn từ đó có thể thu
hút khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng nhiều hơn, thúc đẩy khả năng mở rộng khách hàng, từ đó tăng doanh số cho vay ngân hàng.
Thứ ba; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn vốn để ngân hàng không rơi vào tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu giải ngân vốn vay cho khách hàng buộc ngân hàng phải vay qua đêm hay thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để cấp tín dụng cho khách hàng. Từ đó chi phí sử dụng vốn của ngân hàng gia tăng, hệ quả là sẽ làm cho lợi nhuận giảm.
Thứ tư; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần xây dựng chính sách lãi suất cho vay đa dạng phù hợp với từng đối tượng khách hàng vay phát triển du lịch sinh thái. Khách hàng vay vốn phát triển du lịch sinh thái có khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, do đó các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nên xây dựng lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, mục đích vay vốn cũng có sự khác biệt như vay vốn để cải tạo địa điểm tham qua nhằm phục vụ cho du lịch; vay vốn để đầu tư xây dựng nhà nghỉ, khách sạn; vay vốn để xây dựng nhà hàng, nhà ăn,… nên các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có thể xây dựng lãi suất cho vay có sự khác biệt giữa các mục đích vay vốn. Thêm vào đó ngân hàng nên có chính sách lãi suất cho vay ưu đãi dành cho những khách hàng thường xuyên vay vốn tại ngân hàng nhưng có lịch sử trả nợ tốt.
5.3.1.2. Chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng
Một là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần thành lập tổ tín dụng du lịch sinh thái, đây là những người có kinh nghiệm chuyên thẩm định để cấp tín dụng cho khách hàng là các hộ gia đình, doanh nghiệp hay chủ đầu tư cần vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Những người trong tổ tín dụng này với khả năng am hiểu về loại hình du lịch sinh thái cùng với kỹ năng thẩm định tín dụng chuyên nghiệp có thể giải quyết hồ sơ khách hàng nhanh, chính xác đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng, tạo sự cạnh tranh.
Hai là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần tăng
cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng phục vụ hoạt động tín dụng phát triển du lịch sinh thái. Từ đó việc đánh giá phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của khách hàng sẽ nhanh chóng, chính xác về những lợi ích kinh tế, xã hội, tài chính để tính toán khả năng trả nợ của khách hàng. Định giá giá trị tài sản đảm bảo phù hợp với giá thị trường, làm căn cứ quyết định có nên đồng ý cho khách hàng vay vốn hay không. Quyết định từ chối hay đồng ý cho vay chịu ảnh hưởng rất lớn từ biên bản thẩm định của nhân viên thẩm định. Do đó, các ngân hàng thương mại nên tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Ba là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần hiện đại hóa cơ sở vật chất tạo bộ mặt đẹp trước khách hàng vì đôi lúc khách hàng đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên cái nhìn bên ngoài như văn phòng, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, cách bố trí quầy giao dịch,… có rộng rãi, thuận tiện cho khách hàng khi bước chân vào giao dịch với ngân hàng.
Bốn là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng nên ứng dụng hiệu quả công nghệ hiện đại vì công nghệ không chỉ giúp ngân hàng cải tiến quá trình nghiệp vụ, phương thức giao dịch, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, mà còn giúp ngân hàng xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng khi cần ngân hàng có thể nhanh chóng truy cập được từ hệ thống của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, sử dụng các chương trình phần mềm luôn được cập nhật để đánh giá khách hàng và các dự án đầu tư. Từ đó phân loại, xếp hạng khách hàng để xác định được mức độ uy tín của khách hàng, mức tài trợ hợp lý, …
Năm là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần mở rộng mạng lưới đến các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái để tạo điều kiện thuận cho khách hàng cần sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngoài đáp ứng nhu cầu giao dịch tín dụng cho khách hàng thì du khách cũng cần sử dụng dịch vụ ngân hàng tại vùng phát triển du lịch. Đặc biệt là lượng du khách quốc tế đến tham quan du lịch tại Kiên Giang ngày càng tăng nên nhu cầu về chuyển đổi ngoại tệ hoặc nhu cầu rút tiền để phục vụ cho chuyến tham quan, mua sắm đồ lưu niệm, đặc sản đặc
trưng vùng miền. Do đó, những giao dịch này có thể tạo thêm nguồn thu cho ngân hàng ngoài thu từ hoạt động tín dụng.
Sáu là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thường xuyên chỉnh đốn thái độ phục vụ của nhân viên, vì đó là một trong những yếu tố quyết định trong chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Nếu nhân viên tư vấn vui vẻ, niềm nở, giải thích kỹ hồ sơ vay vốn cần có giấy tờ gì, quy trình vay vốn gồm những bước nào nếu khách hàng chưa rõ, việc làm này tuy đơn giãn nhưng giúp khách hàng nắm bắt thông tin để chuẩn bị hồ sơ hợp lệ nếu cần vay vốn tại ngân hàng.
5.3.1.3. Chính sách mở rộng khách hàng
Trước tiên; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần tăng cường huy động vốn, đặc biệt vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để tăng quy mô cấp tín dụng phát triển du lịch sinh thái thì đòi hỏi ngân hàng phải có một nguồn vốn dồi dào, đa dạng về thời hạn. Đây là điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có thể đáp ứng được mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do đặc thù kinh doanh du lịch thì khách hàng có nhu cầu cao về vay vốn trung và dài hạn nên ngân hàng cũng cần mở rộng cấp tín dụng trung và dài hạn. Thông thường, để cho vay trung và dài hạn, các ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn là chính, bởi vì việc sử dụng nguồn vốn huy động đúng chức năng và đúng mục đích sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh khoản của ngân hàng. Thực tế cho thấy, cơ cấu nguồn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang lại xảy ra việc mất cân đối kỳ hạn là thừa vốn ngắn hạn nhưng thiếu vốn trung và dài hạn. Do vậy các ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thu hút lượng vốn trung và dài hạn tạo cơ sở cho việc cấp tín dụng trung dài hạn phát triển du lịch sinh thái, góp phần mang lại thu nhập cho ngân hàng.
Kế đến; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về các sản phẩm tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng, đặc tính sản phẩm, thông tin về lãi suất cho vay, thời gian hoàn trả, tổng số tiền phải thanh toán mỗi kỳ,… bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang cũng cần tăng cường phát triển thêm các sản phẩm mới với phát triển du lịch sinh thái. Phương thức cấp tín dụng chủ yếu tại ngân hàng hiện nay là cho vay bằng tiền mặt và vì vậy ngân hàng nên cung cấp thêm những sản phẩm tín dụng khác như bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, … cho khách hàng khi họ cần vốn để đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Cuối cùng; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xem xét các hình thức cấp tín dụng không phải bảo đảm bằng tài sản đối với những khách hàng thường xuyên vay vốn tại ngân hàng nhưng có lịch sử tín dụng tốt. Kết hợp với mở rộng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với các đối tượng đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, nên mở rộng tín dụng cho các khách hàng sử dụng bảo lãnh vay vốn bằng uy tín của bên thứ ba hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để đảm bảo cho khả năng thanh toán lãi và gốc cho các ngân hàng.
5.3.1.4. Chính sách tăng cường kiểm soát rủi ro
Một là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần thực hiện kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không, vì nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích có thể dẫn đến khả năng không thu hồi được nợ vay hoặc thu hồi được nhưng không đúng hạn.
Hai là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng để đánh giá khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng.
Ba là; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cần thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro từ hoạt động tín dụng phát triển du lịch sinh thai theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
5.3.2. Đối với các cơ quan hữu quan
5.3.2.1. Chính sách quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
- Vùng 1. Hà Tiên – Kiên Lương
Tiếp tục nâng cấp một số cảnh quan trong thập cảnh Hà Tiên: Thạch Động, Mũi Nai, Khu lăng Mạc Cữu. Khai thác khu bảo tồn thiên nhiên thắng cảnh Hòn Chông, đầu tư nâng cấp và mở rộng các điểm Bãi Dương, Hòn Phủ Tử…vừa là bãi tắm tốt thắng cảnh đẹp và là khu vui chơi giải trí.
Trùng tu, tôn tạo Chùa Hang theo yêu cầu văn hóa đạo phật. Khôi phục nhanh các ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở thị xã Hà Tiên (đồi mồi, đá huyền) và huyện Kiên Lương bằng cách khuyến khích, ưu đãi những hộ hành nghề thủ công mỹ nghệ và có dự án cụ thể. Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái tại Đông Hồ, quy hoạch chi tiết một số hang động như: Thạch Động, Hang Tiền, Moso và một số đảo.
Nhằm khai thác lợi thế và tài nguyên tự nhiên nơi đây đã tập hợp nhiều yếu tố có khả năng hình thành những hình ảnh danh thắng của cả nước, đây là một nét đặc trưng riêng có của khu vực, vì vậy có thể đưa ra đề án “Hà Tiên – một ít Việt Nam”, Xúc tiến các phương án xây dựng để phát triển tài nguyên du lịch sinh thái, khai thác tốt các điểm tham quan du lịch sinh thái. Xây dựng làng văn hóa dân tộc, khu du lịch Hòn Chông, Hòn Trẹm, mở rộng khu du lịch Chùa Hang, Mũi Nai. Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa. Phục chế tái hiện Giang Thành Cổ tạo nét riêng cho DLST. Phục chế cảnh quan thiên nhiên Hòn Phụ Tử.
Hoàn thiện dần hệ thống điện, nước, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch. Cần cải tạo nâng cấp, mở rộng trồng cây xanh ven lộ, xây dựng đường chính vào các khu du lịch và nối liền các danh thắng, xây dựng mối quan hệ giữa đất liền với các đảo và quần đảo.
Tiếp tục đầu tư xây dựng khu du lịch Mũi Nai, sớm đưa khu du lịch này trở thành một trong những khu du lịch quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cấp các khách sạn hiện có đạt đúng chuẩn khách sạn hạng sao. Đầu tư thêm phương tiện thủy, bộ, hình thành đội xe, du thuyền chuyên vận chuyển khách du lịch. Từng bước triển khai các dự án thuộc quy hoạch chi tiết Đông Hồ, Hang Tiền, Moso, Thạch Động và các đảo làm tiền đề để phát triển DLST trong những năm tiếp theo.
Loại hình du lịch chủ yếu là du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, du lịch sinh thái biển, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng biển…Tại các điểm có
thể tổ chức các loại hình du lịch sinh thái:
Tại Đông Hồ: Tổ chức du thuyền, ăn uống đặc sản; tham quan lăng Mạc Cửu, Thạch Động, các chùa cổ,…(đặc biệt là khu liên hoàn lăng Mạc Cửu, mộ cô Năm và Phù Dung Tự); nghe hát dân tộc dân gian, ngâm vịnh thơ mạc Thiên Tích, thơ Đông Hồ, thơ tao đàn Chiêu Anh Các trên thuyền, các khu nhà nổi; thăm làng văn hóa dân tộc, tham quan hang động nhiệt đới. Du thuyền đến Hòn Nghệ thăm tượng phật bà, thăm chùa trên đảo.
Khu Mũi Nai, Hòn Trẹm: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tắm biển và lướt ván, vui chơi giải trí dưới nước và trên bờ.
Hòn Chông: Tắm biển, tham quan Chùa Hang, thăm hang Giếng Tiên, Hang Tiền, Moso, Hòn Phụ Tử, du thuyền thăm các đảo: (Hòn Nghệ, Hòn Heo, Hòn Đầm.)
Quần Đảo Bà Lụa: Tắm biển ở Bãi Hòn Heo, du thuyền đến các đảo, tổ chức nuôi cá ở Ba Hòn Đầm, chọn một đảo nuôi khỉ thả lang, tham quan khỉ xiếc. Du thuyền đến quần đảo Hải Tặc, tổ chức nhiều loại hình du lịch khác nhau: Nghỉ an dưỡng, săn bắt cá, lặn biển.
Phát triển tốt việc hợp tác du lịch với tỉnh An Giang, thành phố Hồ Chí Minh tạo tour liên tỉnh, khai thác nguồn khách hành hương đến tham quan lễ hội, phát triển các tour liên tuyến với thành phố Kép (Campuchia) và mở rộng đến các nước trong khu vực.
Cải hoán chuyển đổi mục đích sử dụng cho một số tàu đánh bắt, tàu khách sang phục vụ khách du lịch ven bờ. Đầu tư mới hình thành một đội tàu du lịch để phục vụ khách tham quan các đảo. Huấn luyện, bồi dưỡng cho thuyền viên có phong các đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan.
Hướng dẫn, tuyên truyền, tạo điều kiện cho cư dân địa phương hiểu biết chủ trương để có hướng cư xử văn minh và tham gia vào công việc đón phục vụ khách, huấn luyện đội ngũ chuyên môn bảo vệ, cứu hộ phục vụ đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong quá trình tham quan.
Nghiên cứu xem xét lập quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Đông Hồ,