Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Kiên Giang - 10


điểm du lịch Thạch Động, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động du lịch của địa phương. Đầu tư cơ sở dịch vụ để khai thác các điểm du lịch như Hang Tiền, Moso.

Hoàn thành cơ bản 2 khu du lịch Chùa Hang và Mũi Nai. Lập quy hoạch chi tiết các dự án khả thi phục chế Hòn Phụ Tử, đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch Hang Tiền, Moso, Quần Đảo Bà Lụa (Hòn Đầm, Hoàn Nghệ, Hòn Heo), Bãi Dừa, Đông Hồ, quần đảo Hải Tặc (Hòn Tre). Lập dự án khả thi đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch Hòn Trẹm,Thạch Động, bảo tồn thiên nhiên thắng cảnh Hòn Chông, khai thác các khu di tích lịch sử văn hóa, (lăng Mạc Cữu, Tao Đàn chiêu Anh Các, Chùa Phù Dung, Truyền thuyết Thạch Sanh).

- Vùng II Phú Quốc:


Tận dụng lợi thế vừa được Chính Phủ cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc biệt, cần khai tốt tài nguyên du lịch sinh thái. Xây 2 hồ nước trên thượng nguồn sông Dương Đông và sông Cửa Cạn nhằm tạo nguồn nước cung cấp sinh hoạt và du lịch. Khu vực An Thới xây bờ kè dọc ra mé biển.

Giáo dục cho dân cư ý thức bảo vệ rừng và phát triển rừng đặc dụng xã Cửa Cạn. Khai thác khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Phú Quốc, chăm sóc và trồng mới rừng ở Nam đảo, khu vực núi Hàm Ninh và một phần núi Khu Tượng. Đặc trọng tâm bảo vệ, phát triển khu rừng Bắc Đảo nằm trong khu vực lâm viên quốc gia, bảo vệ các loại thú rừng hiện có và nuôi thêm thú ở các vùng có khách du lịch đến tham quan theo dạng bán hoang dã.

Quy hoạch bảo vệ môi trường các bãi tắm (Bà Kèo, Cửa Lấp, Bải Sao, Bãi Khem…) và các khu điểm du lịch sinh thái (Suối đá bàn, suối tranh), khu di tích nhà tù Phú Quốc được trồng và phủ xanh đồi trọc, tạo vành đai xanh để che phủ và bảo vệ. Xây dựng các dịch vụ phụ trợ về du lịch sinh thái. Tổ chức Casino ở một đảo nhỏ dành cho người nước ngoài, sân golf, trường đua, cho thuê các đảo tổ chức du lịch sinh thái.

Chú trọng nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường biển và đường hàng không. Nâng cấp sân bay Phú Quốc thành cảng hàng không quốc tế tạo điều kiện


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

mở rộng quan hệ du lịch ra bên ngoài nhất là khai thác tốt thị trường du lịch các nước trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong khu vực. Trùng tu sửa chữa nâng cấp Cảng An Thới. Bãi thơm, Dương Đông đủ khả năng đón khách du lịch bằng đường biển. Cải tạo xây dựng các công trình phục vụ giao thông nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ.

Xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế xã – hội nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Đầu tư hệ thống cấp nước Dương Đông, hệ thống cấp nước An Thới và hệ thống cấp nước Dương Tơ. Tiếp tục đầu tư nhà máy nhiệt điện có công suất 6,5 MW đặt tại thị trấn Dương Đông, kéo cáp điện ngầm ra Phú Quốc từ nhà máy nhiệt điện Kiên Lương, đảm bảo nguồn điện phục vụ cho nhu cầu phát triển.

Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Kiên Giang - 10

Xây dựng nhà hàng và cơ sở lưu trú đủ sức đón tiếp những đoàn khách lớn trong nước và nước ngoài. Quan tâm xây dựng khách sạn sinh thái đảm bảo cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Xây dựng trung tâm hội nghị, hội thảo, các khu vui chơi, giải trí, thể thao tầm cỡ quốc gia và khu vực. Xây dựng khu du lịch sinh thái Bà Kèo từ cầu Cửa Lấp đến cầu bà Kèo nằm trên lộ Dương Đông – An Thới. Đầu tư một đội tàu, cao tốc du lịch. Lập 1 trại nuôi, huấn luyện và cung cấp chó giống thuần chủng Phú Quốc. Trùng tu tôn tạo nhà tù Phú Quốc, kêu gọi đầu tư khu du dịch Bãi Sao và xây dựng những khu Ressort ở bãi biển trên bờ. Phát triển khu du lịch Bà Kèo, Cửa Lấp, Hàm Ninh, Núi Khu Tượng… thành khu du lịch sinh thái biển chất lượng cao.…..Phát triển khu lâm viên nằm trong khu vực rừng ở Bắc Đảo với trọng tâm bảo vệ rừng kết hợp với các loại hình du lịch sinh thái.

Quy hoạch chi tiết và tiến hành đầu tư xây dựng hoàn thành cơ bản các dự án: Khu du lịch sinh thái suối Đá Bàn, khu di tích căn cứ Khu Tượng, khu du lịch Bà kèo – Cửa Lấp …với đa dạng các loại hình du lịch.

Do vị trí địa lý và tính đặc thù của Phú Quốc có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch: Mở rộng tour du lịch tàu biển quốc tế, du lịch tham quan di tích, du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch phục vụ cho các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, leo núi, tắm biển, cắm trại, bơi lặn, thẻ mực, câu cá, lặn biển ngắm san hô, thảm thực vật săn bắt hải sản, du thuyền, chơi golt đi bộ tìm phong lan, quan sát thú rừng….


Du lịch sinh thái vùng này là du lịch sạch, cao cấp. Phát triển du lịch Phú Quốc gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội trên đảo. Xây dựng phương án trồng mới và bảo vệ rừng, nghiên cứu xem xét lựa chọn khu vực khai thác du lịch hoang dã, du lịch thám hiểm, xây dựng các phương án bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm.

Khảo sát nghiên cứu, tham quan, học tập, lựa chọn các khu vực và tìm đối tác thích hợp khai thác các loại hình du lịch sinh thái lặn biển, thủy phi cơ, nhảy dù, tàu đáy kiếng, leo núi. Đào tạo đội ngủ cán bộ, công nhân viên tại chỗ, có chính sách thu hút lao động có khả năng tham gia tốt các hoạt động du lịch.

Ưu tiên đầu tư các loại hình vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn,các loại hình du lịch sinh thái rừng, biển, du lịch sinh thái T khám phá nông thôn và du lịch ở nhà dân để đưa vào thực nghiệm.

Tuyên truyền vận động nhân dân địa phương tham gia các chương trình du lịch sinh thái, hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, bảo vệ tốt môi trường tại khu vực, thực hiện tốt yêu cầu quy hoạch của địa phương. Tìm phương án để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, huấn luyện đội ngủ chuyên môn bảo vệ, cứu hộ đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của du khách trong quá trình tham quan.

Các quy hoạch đã được duyệt, giao cho ban quản lý các khu di tích quảng cáo kêu gọi đầu tư và quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức khai thác du lịch sinh thái ở Suối Tranh và phía Bắc đảo; xây dựng đội du thuyền thẻ mực, khảo sát xây dựng chương trình tham quan, các dịch vụ phụ trợ và tuyên truyền quảng cáo đưa vào khai thác khu di tích nhà tù Phú Quốc; hoàn thành việc xây dựng các khu du lịch Cửa Lấp, khu du lịch Bãi Vòng, bãi Sao. Xây dựng và bảo vệ các bãi tắm ở Bãi Trường, Giếng Ngự, Bãi đất Đỏ (An Thới). Xem xét đưa vào khai thác loại hình du lịch lặn biển. Cần quy hoạch chi tết sử dụng có hiệu quả tài nguyên: Tài nguyên rừng: Khu Tượng, khu bảo tồn rừng Phú Quốc, Suối Đá Bàn; Tài nguyên biển: Bà Kèo - Cửa lấp, Bãi Sao, Bãi Vòng, Bãi Thơm, Bãi Vũng bầu- Mũi Đá Trai.

- Vùng III: Thành phố Rạch Giá và Phụ cận


Đầu tư tu bổ một số di tích như đền thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung


Trực, mộ cổ Hội đồng Suông, các di tích văn hóa, lễ hội… Kiến tạo tài nguyên nhân văn, tái hiện các hoạt cảnh lịch sử trình diễn theo quy mô sân khấu. Mở rộng quy mô, hình thức hoạt động của công viên văn hóa An Hòa, khu lấn biển, các trung tâm thương mại, hình thành chợ đêm An Hòa. Mở rộng việc khai thác du lịch ra các hòn đảo lân cận (Hòn Tre, Hòn Rái, Nam Du), khai thác những tài nguyên du lịch xanh, du lịch sông nước, khu di tích Hòn Đất

Nâng cấp các khách sạn, nhà hàng đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Mở rộng các loại hình dịch vụ đáp ứng như cầu phục vụ ngày càng cao cho du khách. Xây dụng một vài khách sạn khu lấn biển đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Đây là nơi dừng chân của khách du lịch khi đến Kiên Giang. Do vậy, thành phố Rạch Giá cần đẩy mạnh phát triển kinh doanh cơ sở lưu trú và dịch vụ như cung ứng thực phẩm, trang phục, túi du lịch, lều du lịch, đồ tắm, đồ bơi lặn, mua sắm và các dịch vụ khác phục vụ khi du khách. Ngoài ra còn tổ chức cung cấp hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe…

Tour du lịch tham quan có thuyết minh về lịch sử: Nhà bảo tàn, chùa Tam bảo, mộ hội đồng Suông, nhà thờ Huỳnh Mẫn Đạt; phát triển khu du lịch di tích lịch sử Hòn Đất, tour du lịch chuyên đề lễ hội, tham làng nghề, tham quan khu lấn biển, du lịch dã ngoại, du lịch miệt vườn, du thuyền trên sông nước, du thuyền đến các đảo, du lịch mua sắm, đi canô trên biển ngắm cảnh; câu cá, thẻ mực, săn bắt cá…

Cải tạo phong cảnh thiên nhiên, vành đai xanh cho thành phố và các điểm tham quan, từ bước nâng cao giá trị khu di tích Hòn Đất. Bên cạnh đó, có chính sách tuyên truyền vận động nhân dân trong khu vực khu di tích Hòn Đất đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khách du lịch.

- Vùng IV: U Minh Thượng


Khôi phục tài nguyên thiên nhiên, căn bằng sinh thái và tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách là nhiệm vụ hàng đầu của vùng này. Ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, trồng rừng ở ven lộ, kết hợp kinh doanh du lịch. Bảo vệ tốt các sân chim và các loài thú quý hiếm, có phương án bảo vệ, hình thành khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học để phục vụ tham quan du lịch. Tổ chức, khuyến khích nhân dân nuôi ong


mật, nuôi cá, rắn, rùa… để cho du khách tới tham quan. Tại vùng này chủ yếu là khai thác khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia U Minh Thượng.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, hoàn thành nâng cấp quốc lộ 63, tỉnh lộ 18, 16, quốc lộ 63B, xây cầu kiên cố Xẻo Rô - Tắc Cậu, quan tâm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc.

Tại các khu vực trung tâm, khu đô thị mới cuố tuần khuyến khích nhân dân địa phương đầu tư các mô hình nhà nghỉ sinh thái bằng vật liệu địa phương đảm bảo các điều kiện điện, nước, vệ sinh, cảnh quan sinh thái để phục vụ du khách. Đầu tư nâng cấp đài, chòi quan sát toàn cảnh khu vực rừng tràm và hồ Hoa Mai từ trên cao.

Loại hình du lịch cần phát triển là du thuyền trên sông thăm rừng tràm nước đỏ, tham quan sân chim, vuông cá, câu cá nước ngọt; du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên rừng tràm trên đất ngập nước úng phèn; khám phá sinh cảnh phân bố động thực, vật, các sinh cảnh đầm lầy; du lịch tham quan giải trí; du lịch tham quan di tích lịch sử kết hợp tham quan cộng đồng dân cư địa phương, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học…

Du lịch khám phá nông thôn trước mắt hướng vào đối tượng là đoàn thanh niên, học sinh, sinh viên, cựu chiến binh trong và ngoài tỉnh bằng cách tổ chức các tour du lịch về nguồn, du lịch dã ngoại, tour giao lưu văn hóa, tư đó có hướng phát triển thu hút khách quốc tế. Phát triển du lịch làng quê nhằm tạo công ăn việc làm, cải tạo đời sống nhân dân địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản đồng quê, phát triển làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng tranh võ tràm…Đây là những loại hình du lịch đặc thù của vùng này.

Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tích cực trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, ngăn ngừa các nạn phá rừng, hủy hoại môi trường sống của các loại động thực vật trong khu vực. Xây dựng mô hình nhà nghỉ sinh thái bằng vật liệu địa phương để phục vụ du khách.

Kết hợp với đội du thuyền ở rạch Giá để đưa khách du thuyền trên sông Rạch Giá, Xẻo Rô, Kinh Thú Bảy, khu căn cứ, xuôi thuyền sông Trẹm, Cái Lớn về rạch Giá. Phối hợp ngành nông nghiệp lập dự án khai thác bảo tồn thiên nhiên rừng U Minh Thượng.


5.3.2.2. Cơ chế chính sách khác


- Cơ chế đầu tư


Đây là giải pháp quan trọng có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn của tỉnh. Vốn là điều kiện tiên quyết trong chiến lược phát triển của ngành và là điều kiện sống còn của bất cứ cơ sở kinh doanh nào. Nhu cầu về vốn cho du lịch sinh thái phát triển là rất lớn. Vì vậy, phải huy động vốn đầu tư cho du lịch bằng nhiều nguồn. Khả năng huy động đầu tư là yếu tố có tính quyết định quy mô và tốc độ phát triển. Để đạt được mục tiêu, về chủ trương cần chú trọng chính sách thu hút đầu tư cùng với vốn Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng như: Cấp điện, cấp thoát nước, giao thông và thông tin liên lạc trong các khu du lịch; đầu tư tôn tạo, bảo tồn các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa – lịch sử và công tác tuyên truyền quảng bá du lịch.

Bằng cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch đi đôi với tăng trưởng lượng du khách trong và ngoài nước. Phải dành tỷ lệ đầu tư từ nguồn thu của du lịch: với tỷ lệ là 40 – 50% GDP ngành du lịch. Riêng nguồn thu từ lệ phí du lịch phải dành thỏa đáng cho việc đầu tư để chi cho các nhu cầu cần thiết như bảo vệ, quản lý môi trường, đào tạo, quảng bá, sách tài liệu, các hoạt động khác ở khu du lịch, nguồn này tỷ lệ từ 80 – 90%. Đây là giải pháp tích cực về vốn, mở ra một khả năng cho phép ngành chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển cụ thể trên cơ sở quy hoạch được duyệt.

Có chính sách kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI), liên doanh với nước ngoài, vốn tài trợ, nguồn thu từ các ngành du lịch trong đó có phí du lịch, huy động vốn tập thể, vốn tư nhân…Ưu tiên nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cung cấp điện, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc…

Thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua việc tăng cường liên doanh trong nước, khuyến khích đầu tư trong nước theo luật đầu tư để xây dựng khách sạn sinh thái, nhà hàng, khu du lịch sinh thái, bệnh viện… Đây là hướng ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái.


Có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc liên doanh với nước ngoài: Cần hướng đầu tư vào các dự án lớn, xây dựng các khu vui chơi giải trí hiện đại, xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp. Để thực hiện được cần phải có quy hoạch tổng thể dài hạn, xây dựng các dự án cụ thể để kêu gọi đầu tư.

Cho phép thực hiện nhiều loại hình, dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài kể cả vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Miễn thuế có giới hạn về thời gian hoặc giảm thuế cho các dự án đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao có mục đích và có khả năng xuất khẩu tại chỗ, du lịch nghỉ dưỡng cho người già, du lịch sinh thái biển…

Phải có chính sách thông thoáng như giá thuê đất, vay vốn, chính sách tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét khả năng đầu tư vào tỉnh Kiên Giang. Các chính sách này nhằm tác động đến việc thay đổi cơ cấu đầu tư, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái và tăng thời gian lưu trú của khách, tăng đầu tư của các tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, cần có chính sách dùng quỷ đất để tạo nguồn vốn với hình thức cho thuê đất làm du lịch sinh thái, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách đầu tư cần phải có kế hoạch quản lý và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, không nên đầu tư dàn trải. Trước mắt, cần tập trung đầu tư vào các khu vực, địa điểm du lịch sinh thái có tiềm năng thế mạnh. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch: Như sân bay Quốc tế Phú Quốc, hệ thống giao thông…

Đẩy mạnh công tác khảo sát quy hoạch đánh giá tiềm năng của từng vùng, khu vực, điểm du lịch, loại hình du lịch… để có chính sách đầu tư thu hút hợp lý.

- Chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tài chính


Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, Nhà nước cần thực hiện các chính sách ưu đãi (tín dụng, giảm thuế) cho các doanh nghiệp, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, trong đó thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp du lịch vay để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng các cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển.


Mặt khác, đây là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó, hàng hóa cho du khách cần được hưởng cơ chế thuế quan ưu đãi như hàng hóa xuất khẩu.

Đối với huyện đảo Phú Quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển du lịch chất lượng cao. Theo quyết định này Phú Quốc được phép áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất, nhanh chống xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Các nhà đầu tư, đầu tư tại tỉnh Kiên Giang cần được hưởng các ưu đãi:


Tiền thuê đất: Từ 3 năm cho đến miễn hoàn toàn trong suốt thời gian thực hiện dự án, những dự án thực hiện ở Phú Quốc và khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, khi trả tiền thuê đất chỉ phải trả bằng 50% so với khung giá do UBND tỉnh ban hành. Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp: ưu đãi cho những dự án đầu tư thành lập mới, gồm: Mức 10% áp dụng trong 15 năm, mức 15% áp dụng trong 12 năm và mức 20% áp dụng trong 10 năm.

Những dự án đầu tư thành lập mới: Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn từ 2 – 4 năm và giảm 50% từ 2 – 9 năm. Những dự án đầu tư mở rộng quy mô: ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn từ 1 – 4 năm và giảm 50% từ 2 – 7 năm. Nhà đầu tư còn được ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo thành tài sản cố định, được vay vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được chấp thuận theo quy trình đăng ký cấp giấy phép đầu tư, các dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại Phú Quốc là dự án đầu tư khu du lịch quốc gia (thuộc Danh mục A – danh mục ưu đãi đặc biệt). Tất cả các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đều được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi đi vào hoạt động kinh doanh và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Người có thu nhập cao được giảm 50% thuế thu nhập, nhà đầu tư nước ngoài được hưởng chính sách một giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tiền thuê đất và có chính sách thuận lợi ưu đãi nhà đầu tư về xuất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023