nguyên đá Đồng Văn được thế giới công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề hết sức quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì lý do đó, được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Xuân Trường, nhóm đề tài chọn hướng nghiên cứu, tìm hiểu: “Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lý du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều gióc độ và mức độ khác nhau.
Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác
thành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du
lịch… của Poser (1939), Christaleer (1955)…được tiến hành ở Đức năm
1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể
tổng hợp tự
nhiên
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 1
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Du Lịch
- Thực Tiễn Phát Triển Du Lịch Vùng Trung Du Và Miền Núi Phía Bắc
- Tổng Quát Về Vị Trí Địa Lý Và Điều Kiện Tự Nhiên
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973). Các nhà địa lý
cảnh quan học của Trường Đại học Tổng hợp Matxcova như E.D
Xmirnova, V.B Nhefedova… đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). Ngoài ra các nhà địa lý Mỹ như Bôhart (1971), nhà địa lý Anh H.Robison (1976), các nhà địa lý Canada)… cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu du lịch đã được quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nhà địa lý du lịch trên thế giới đã có nhiều công trình nổi tiếng về vấn đề này được xem là kim chỉ
nam - là cơ sở lý luận có tính kế thừa cho các nghiên cứu về sau. Các công trình nghiên cứu đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch.
Trong những năm gần đây, những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn cũng như tác động của nó đối với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean - Lozoto (1990) đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm du lịch. Các nhà địa lý Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hay một vùng cụ thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch.
2.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, PGS.TS Phạm Trung Lương… Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở
lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du
lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993);
“Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); 2 cuốn sách “Địa lý du lịch” (1996) và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ
biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên (2000)…Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà nước, một số bài báo và các báo cáo trong các cuộc hội thảo về du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các các nhà khoa học địa lý, cá luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước. Tiêu biểu như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); “Phát triển du lịch thành phố
Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” - Đỗ
Quốc Thông (2004); “Tổ
chức lãnh thổ
du lịch Hòa Bình trên quan
điểm
bền vững” - Phạm Lê Thảo (2006); và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế. Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch của Hà Giang của Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Giang.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam vào địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đánh giá tiềm năng phát triển du lịch, bước đầu tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất các ý kiến khuyến nghị cho phát triển du lịch Hà Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch và tài nguyên du lịch.
- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch Hà Giang.
- Bước đầu phân tích kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khuyến khích nhằm phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch, một số kết quả hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ.
- Về phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu đề tài là toàn bộ tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch, trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ của địa bàn nghiên cứu với các tỉnh lân cận.
- Về thời gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2010, giải pháp phát triển đến năm 2020.
5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu các vấn đề địa lý. Nếu
coi các đối tượng nghiên cứu của du lịch là thể thống nhất có sự phân bố trên một không gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này có tác động qua lại với nhau và với các thành phần kinh tế - xã hội khác một cách chặt chẽ trên cùng phạm vi lãnh thổ. Do vậy, khi nghiên cứu tiềm năng du lịch Hà Giang, cần chú ý đến các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố và với môi trường trên lãnh thổ.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng bao gồm các yếu tố tự nhiên, nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật thiết giữa chúng. Mặt khác, cần đặt hệ thống trong các cấp phân vị cao hơn để thấy được vị trí của hệ thống cũng như các mối liên hệ ra ngoài.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vận dụng quan điểm này là hết sức cần thiết trong việc khai thác tài
nguyên du lịch phục vụ mục đích phát triển du lịch. Cần có sự kết thừa
chọn lọc và phát huy những điểm, tuyến, loại hình du lịch đã khai thác có hiệu quả, đồng thời tìm ra những mặt yếu kém và khắc phục nhược điểm ở những điểm có tiềm năng khai thác chưa hiệu quả.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Tài nguyên du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển du lịch, tuy nhiên tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên không phải là mãi mãi, vô hạn. Quan điểm cho rằng du lịch là ngành kinh tế ít ảnh hưởng với môi trường đã không còn đúng nữa, đã có nhiều minh chứng về sự cạn kiệt tài nguyên và những nguy hại tới môi trường xuất phát từ khai thác du lịch bất hợp lý. Do vậy cần có những chiến lược phát triển du lịch mà trong đó bảo vệ môi trường được chú trọng, hướng đến sự phát triển du lịch bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp cho phép thu thập thông tin về số lượng, chất
lượng, sự phân bố, thực trạng khai thác Tài nguyên du lịch của tỉnh Hà
Giang. Phương pháp này còn thể hiện sự phân bố về số lượng, chất lượng, khả năng tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch của Hà Giang.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, các chuyên gia, nhiều nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực du lịch, từ lý luận cho đến thực tiễn của Trường Đại
học Sư
phạm - ĐH Thái Nguyên, Sở
VHTT&DL Hà Giang đã đóng góp
nhiều ý kiến vô cùng quý báu giúp giải quyết nhiều vấn đề mắc của đề tài.
6. Cấu trúc đề tài
còn vướng
Ngoài phần mở
đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình
ảnh,
các bảng biểu, các tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh hà giang
Chương 3: Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch hà giang trong xu thế hội nhập
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch.
1.1.1. Các khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở
thành nhu cầu không thể
thiếu trong đời
sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Du lịch góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân…
Quan niệm về du lịch luôn là một vấn đề được tranh luận trong suốt một thời gian dài. Từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch International Union of Official Travel Organization (IOUTO) năm 1925 tại Hà Lan, theo Hiệp hội IOUTO khái niệm du lịch được hiểu một cách đầy đủ như sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trứ thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa (P.I.pirogionic)
Theo điểm 1, điều 10, trang 8, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1992
thì: “Du lịch là hoạt động con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thảo mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. Theo sổ tay Thuật ngữ Địa lý: “Du lịch là ngành dịch vụ chuyên lo khai thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa để tổ chức các
cuộc tham quan, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí , bồi dưỡng sức khỏe nâng cao hiểu biết cho nhân dân trong nước cũng như khách nước ngoài”.
Như vậy, Du lịch là một ngành kinh tế dựa trên các tài nguyên du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng của con người.
1.1.1.2. Khách du lịch
Đã có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về khách du lịch. Tuy nhiên, về cơ bản chúng còn phiến diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của khái niệm. Một số mới chỉ dừng lại ở việc phân tích động cơ du lịch, hoặc bóc tách du lịch khỏi các chức năng kinh tế - xã hội…Năm 1993, theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc (UNSC) đã công nhận thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
- Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm: khách du lịch quốc tế đến: gồm những người nước ngoài đến du lịch một quốc gia; và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài: gồm những người đang sống trong
một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước: gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Ở nước ta, theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) thì “Khách du
lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Tại điều 34, chương V quy định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.