Tổng Quát Về Vị Trí Địa Lý Và Điều Kiện Tự Nhiên

Thực hiện ý kiến chỉ

đạo của Bộ

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch,

Chương trình “Du lịch qua những miền di sản” lần thứ nhất được tổ chức tại tỉnh Hà Giang năm 2009, lần thứ 2 tại tỉnh Tuyên Quang năm 2010. Mặc dù mới hình thành khối liên kết hợp tác nhưng Chương trình du lịch qua những miền di sản 4 tỉnh bước đầu đã gặt hái được một số kết quả đáng khích lệ như: Năm 2009, doanh thu hoạt động du lịch của 4 tỉnh đạt gần

2.000 tỷ đồng, năm 2010 doanh thu đạt trên 2.500 tỷ đồng; công tác tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng không ngừng được đẩy mạnh; chất lượng hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch từng bước được nâng cao; số lượng các nhà đầu tư, khách du lịch đến hợp tác, tham quan, nghỉ dưỡng ngày một tăng góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá các dân tộc của các tỉnh.

Từ hiệu quả

của việc mở

rộng hợp tác phát triển du lịch, ngày

13/8/2010, tại Hội nghị xúc tiến Chương trình hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh: Cao Bằng - Bắc Kạn- Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang, đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 6 tỉnh đã họp bàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

và ký kết biên bản ghi nhớ

làm cơ

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 5

sở tham mưu cho UBND các tỉnh về

công tác phát triển du lịch trên địa bàn. Trong đó thống nhất việc đề xuất với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa 2 tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn tham gia vào cụm hợp tác phát triển du lịch. Tiếp đó tại văn bản số 692/TCDL-LH ngày 12/7/2011 của Tổng cục Du lịch Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chấp thuận cho 2 tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn tham gia nhóm hợp tác phát triển du lịch vùng cùng với các địa phương trên để tạo thành vùng du lịch Chiến khu Việt Bắc.

C h ươ n g 2

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG


2.1. Khái quát chung về Hà Giang

2.1.1. Vài nét về lịch sử Hà Giang

Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng


một trong 15 bộ


của

nước Văn Lang. Về sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc

tướng xứ

Thái. Trong giai đoạn Minh thuộc đầu thế

kỷ XV, được gọi là

huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên Vào cuối thế kỷ XVII, tộc trưởng người Thái dâng

đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một

phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô. Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay.

Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 theo Quyết định của Toàn quyền Đông Dương. Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Thanh Thủy và Quản Bạ. Năm 1976, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên. tỉnh Hà Giang tái thành lập ngày 1/10/1991 theo Nghị quyết của kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiện nay, tỉnh có 1 thành phố Hà Giang và 10 huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, Quảng Bạ, Quảng Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh với 22 dân tộc anh em cùng chung sống.

2.1.2. Tổng quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của tổ quốc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng,

phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Tại điểm cực bắc Lũng Cú của lãnh thổ thuộc tỉnh Hà Giang có vĩ độ

23015’00”, điểm cực nam có vĩ độ 2101’0”. Điểm cực tây tại Xín Mần có kinh độ 104024'05” và mỏm cực đông tại Mèo Vạc có kinh độ l05030’04”.


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang

(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ, H, 2010)


Toàn tỉnh có 22 dân tộc với dân số trên 724.353 người (thời điểm

1/4/2009). Hiện nay, Hà Giang có 11 huyện, thị và 195 xã, phường, thị trấn, có đường biên giới dài trên 274km tiếp giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư đồng thời phát triển du lịch bề vững. Tổng diện tích đất tự nhiên: là 7.914,88 km2, tỉnh Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh mẽ, độ cao trung bình từ 800 đến 1.200m so với mực nước biển. Phía Tây với dải núi cao Tây Côn Lĩnh án ngữ và Cao nguyên đá Đồng Văn ở phía Bắc đã tạo cho Hà Giang có địa thế cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Địa hình chia cắt nhiều, do đó hình thành các tiểu vùng mang những đặc điểm khác nhau về độ cao và khí hậu

Lãnh thổ Hà Giang phân hóa thành ba tiểu vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng:

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía bắc, gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.356,0 Km2, dân số trên 25,6 vạn người, chiếm xấp xỉ 35,3% dân số toàn tỉnh. Đặc điểm chung của vùng là địa hình núi đá có độ đốc lớn, điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại

cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; cây ăn quả như mận,

đào, lê, táo... Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ

yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của khí hậu cận nhiệt đới, có đặc điểm to khỏe và chịu được rét.

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm 02 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.217,3 km2; dân số trên 11,6 vạn người, chiếm

16,2% dân số toàn tỉnh. Đặc điểm chung của địa hình là núi đất dốc, có

nhiều nguồn nước thuận lợi cho sinh hoạt và canh tác lúa nước, phát triển

nghề rừng và trồng cây ăn quả cận nhiệt như đào, lê, mận…. Cây lương

thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao, một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.372,6 km2; dân số trên 35,1 vạn người, chiếm 48,5% số dân của tỉnh. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu

giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn

nhất trong tỉnh ... Ngoài ra, đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh ...

Do địa hình phức tạp đã tạo cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ

phục vụ

đời sống cư

dân và thuận tiện cho tưới tiêu đồng ruộng. Ngoài

những sông chính chảy qua địa phận tỉnh Hà Giang là sông Lô, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Thanh Thuỷ, Thị xã Hà Giang và sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc qua Cao Bằng, Bắc Mê chảy xuống Tuyên Quang, còn có một số sông ngắn và nhỏ chảy trong tỉnh như đoạn nguồn sông Chảy, sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng cùng với nhiều suối to, nhỏ nằm xen giữa núi rừng. Sông ở Hà Giang có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, nhưng đó cũng là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu đồng ruộng, đảm bảo môi trường sinh thái.

2.2. Tài nguyên du lịch

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Địa hình, địa chất

Nằm tựa vào dãy núi Hoàng Liên Sơn với dải Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo cho Hà Giang dáng địa hình cao dần về phía Tây

Bắc, thấp dần về

phía Đông Nam. Độ

cao trung bình của tỉnh từ 800 -

1200 m so với mặt nước biển, chỗ thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100 m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m). Nhìn

chung diện tích Hà Giang không rộng, nhưng do ảnh hưởng của yếu tố

địa hình nên mật độ tập trung các ngọn núi cao khá dày đặc với khoảng 10

ngọn núi có độ cao từ 500 - 1.000 m;

24 ngọn núi cao từ

1.000 - 1.500

m; 10 ngọn núi cao từ 1.500 - 2.000 m; 5 ngọn núi cao từ 2.000 m tr ở lên.

Hà Giang là một tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc bộ, địa hình khá phức tạp, có thể chia 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang. Núi đá vôi Hà Giang có đặc điểm phân bố gần như song song với nhau và kéo dài theo hướng tây bắc- đông nam, điển hình là

từ Đồng Văn đến Vị

Xuyên. Tỉnh có 4 quần thể

núi cao, mỗi quần thể

được đặc trưng bởi 1 ngọn cao nhất: Quần thể Đồng Văn - Mèo Vạc là

đỉnh 1901m (cách Mèo Vạc 13 km về phía bắc), quần thể Quản Bạ - Bắc

Mê có đỉnh 2274m (Pu Tha Ca), quần thể vòm nâng song Chảy có đỉnh

2419( Tây Côn Lĩnh) và quần thể giữa vòm nâng sông Chảy là đỉnh

2402( Kiều Liên Ti). Những quần thể núi đá này có hướng đông bắc - tây nam đã tạo ra đường phân thủy, hình thành nên các con sông uốn lượn theo những sườn núi của Hà Giang.

Tương phản với hành lang cao của Hà Giang là 2 thung lũng lớn: Bắc Quang - Cốc Pàng ở phía tây nam và Sâu Dang ở phía bắc( thuộc đất Trung Quốc). Với địa hình đa dạng núi đá cao đồ sộ xen kẽ giữa thung lũng và

những dòng sông uốn lượn quanh co theo chân núi, tất cả đã tạo nên sức hấp dẫn cho khách du lịch tới đây thám hiểm thưởng ngoạn cảnh sông nước mây trời nơi địa đầu tổ quốc.

Bốn huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ, có tổng diện tích tự nhiên. 2.356,0 Km2.

Bốn huyện nằm trọn vẹn trong một phạm vi lãnh thổ phía bắc tỉnh Hà

Giang Địa hình của 4 huyện vùng cao chủ yếu là núi đá có xen lẫn núi đất bị chia cắt mạnh, núi cao, vực sâu; độ cao tuyệt đối phổ biến từ 800m - 1.200m so với mặt nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phần lớn các xã đều nằm trên các sườn núi đá vôi có độ dốc lớn và là thượng nguốn của sông Miện và sông Nho Quế. Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, khả năng khai thác đất đai phát triển nông nghiệp và khai thác nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt có nhiều hạn chế, đồng thời cũng tạo thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

2.2.1.2. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà

Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng

Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . .Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).

Chế độ

mưa

ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân

lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng

mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm,

Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm. . .Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa

đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

năm có 1.427 giờ

nắng,

Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao trung bình từ 700 - 1000 m, trong đó có nhiều đỉnh cao trên 2000m; khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm 200C - 230C, một số nơi xuống đến 0oC. Lượng mưa trung bình năm 1400mm nhưng do địa hình kaster nên nước mưa nhanh chóng thẩm thẩu xuống các hang động ngầm, độ ẩm trung bình 80 %. Khí hậu của vùng khá khắc nhiệt, thời tiết có nhiều biến động bất thường, những tháng mùa đông thường có sương muối và mưa phùn, thậm chí có tuyết và băng giá. Mùa mưa thường có mưa đá, gió lốc, lũ quét gây sạt lở đất ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Nhìn chung, khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, thích hợp với các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới, có ưu thế trồng cây dược liệu, cây ăn quả, sản xuất hạt rau giống, nuôi ong mật, chăn nuôi bò, dê…

2.2.1.3. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023