Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Du Lịch 88254

1.1.1.3. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là một tổng thể


bao gồm các thành phần không

đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Theo Michael M. Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát. Cơ cấu của sản phẩm du lịch:

- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

- Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết

hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

những dịch vụ

và phương tiện vật chất trên cơ

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 3

sở khai thác các tài

nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch = Dịch

vụ du lịch + Tài nguyên du lịch. Dịch vụ du lịch gồm có: dịch vụ lữ hành;

dịch vụ vận chuyển; ăn uống; dịch vụ vui chơi, giải trí; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thông tin, hướng dẫn; dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.

1.1.1.4. Tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt.

Tài nguyên du lịch

ảnh hưởng trực tiếp đến tổ

chức lãnh thổ, đến việc

hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu

cầu xã hội và khả

năng sử

dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Theo

Nguyễn Minh Tuệ, “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch

sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể

lực, trí lực của con người, khả năng lao động vào sức khỏe của họ…”.

Theo Phạm Trung Lương và nnk “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình”.

Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “ Tài nguyên là tất cả thông tin vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người…Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội cộng đồng.”

Mỗi khái niệm đều có những

ưu điểm và hạn chế

nhất định. Tài

nguyên có thể quan niệm một cách dễ hiểu và đơn giản là: “Tất cả những gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra, có thể được con người sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trong quá trình lịch sử phát triển của loài người.”

Nhiều tác giả, tổ chức trong và ngoài nước đã tiến hành phân loại tài nguyên theo một số cách khác nhau:

- Theo nguồn gốc hình thành: gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn

+ Tài nguyên thiên nhiên: gồm các thành phần của tự nhiên là tài

nguyên địa hình, địa chất, khí hậu, nước…khoảng không ngoài vũ trụ và các thể tổng hợp tự nhiên

+ Tài nguyên nhân văn: gồm các loại tài nguyên nhân văn hữu thể như: các di tích lịch sử, di tích LSVH, công trình đương đại, vật kỷ niệm, bảo vật quốc gia.

Một số chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch là:

- Tính hấp dẫn: Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có

tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của

phong cảnh, sự

thích hợp của khí hậu, sự

đặc sắc và độc đáo của tài

nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

- Tính an toàn: Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường.

- Tính bền vững: Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai.

- Tính thời vụ: Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

- Tính liên kết.

1.1.1.5. Các loại hình du lịch

Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng. Tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình khác nhau. Các loại hình du lịch chủ yếu là:

- Theo nhu cầu của khách: du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, chữa bệnh, MICE…

- Theo lãnh thổ hoạt động: du lịch nội địa, du lịch quốc tế

- Theo vị trí địa lý: du lịch biển, núi, du lịch đô thị, du lịch đồng quê…

- Theo thời gian: du lịch ngắn ngày, dài ngày, cuối tuần…

- Theo lứa tuổi: thanh niên, gia đình…

- Theo phương tiện sử dụng: du lịch bằng ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, xe đạp…

- Theo hình thức tổ chức: du lịch cá nhân, theo đoàn…

1.1.2. Chức năng của du lịch

1.1.2.1. Chức năng xã hội

Du lịch giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống

nhân dân. Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phục hồi sức

khỏe của con người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức sống và khả năng lao động của con người.

Du lịch có khả năng góp phần tái tạo sức lao động của con người

thông qua nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Hàng năm, đa số tổ chức và doanh nghiệp đều thực hiện những kỳ nghỉ ngắn ngày và dài ngày nhằm phục hồi sức khỏe, gắn kết thành viên. Ngoài ra, nhờ có sự phát triển của du lịch, nhiều di sản văn hóa, lịch sử của các dân tộc được quảng bá, nhiều người biết đến hơn. Điều này đã tạo ra một nguồn thu có thể được dùng cho mục đích tôn tạo các di sản đó, đồng thời nâng cao ý thức của cư dân sở tại về việc bảo tồn các di sản.

1.1.2.2. Chức năng kinh tế


Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn là ngành

“xuất khẩu vô hình” mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng thu nhập quốc dân, đa dạng hóa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Đó là sự tăng dần tỉ trọng ở khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế, trong đó có du lịch. Có thể khẳng định rằng du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn so với các ngành kinh tế khác.

1.1.2.3. Chức năng sinh thái

Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục

môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh

hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Du lịch tạo cho con người có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục môi trường. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt, xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác phải bảo vệ môi

trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của dòng khách du lịch cũng như

của việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau.

1.1.2.4. Chức năng chính trị

Du lịch là phương tiện hữu hiệu để giáo dục về truyền thống dân tộc, về lòng yêu quê hương đất nước. Du lịch cũng là nhân tố mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc, thúc đẩy giao lưu quốc tế, củng cố hòa bình giữa các

quốc gia. Du lịch quốc tế

khiến cho những con người

ở những vùng khác

nhau trên thế giới hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau và tạo tình hữu nghị giữa các dân tộc.

1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch

1.1.3.1. Vị trí địa lý

Đây là một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (các chỉ tiêu về giới hạn tọa độ, giới hạn lãnh thổ…) và vị trí địa lý kinh tế - xã hội, chính trị. Đối với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm trong khu vực phát triển về du lịch ở mức độ nào và khoảng cách từ điểm đến tới nơi phát sinh cầu du lịch ngắn hay dài.

1.1.3.2. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn du khách đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và mối liên hệ giữa chúng được lôi cuốn vào để phục vụ cho mục đích du lịch. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: địa hình, nguồn nước, khí hậu, sinh vật là các yếu tố có ảnh hưởng nhất đến hoạt động du lịch. Trong tài

nguyên du lịch tự nhiên thì các di sản thiên nhiên thế giới, công viên địa

chất có ý nghĩa quan trong trong phát triển du lịch.


- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định tại điều 13, chương II: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các

công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

Trong tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa vật chất và

phi vật thể được UNESSCO công nhận, bảo tồn có ý nghĩa quan trọng

trong việc phát triển du lịch.

1.1.3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

a) Dân cư và lao động

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch.

Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng

nhiều. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân có có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Ngoài ra, cần nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch.

b) Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu về du lịch của dân cư càng lớn, chất lượng dịch vụ càng đa dạng.

c) Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển

được trong bầu không khí hòa bình, ổn định trong tình hữu nghĩ giữa các

dân tộc. Ngược lại, du lịch có tác dụng ngược trở lại đến việc củng cố hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vọng của mình được sống, lao động trong hòa bình và tình hữu nghị. Điều kiện đảm bảo về y tế trước các dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, các tai biến thiên nhiên (động đất, sóng thần…) gây

mất an toàn cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch của cac quốc gia, vùng lãnh thổ.

d) Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch


Nhu cầu nghỉ

ngơi du lịch và sự

thay đổi của nó theo thời gian và

không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe và khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sống.

e) Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế Những tiến bộ tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

trong thế kỷ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa là

những yếu tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch.

f) Đô thị hóa

Trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh những đóng góp tích cực, còn rất nhiều mặt trái làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tiếng ồn, lao động căng thẳng… Từ những mặt trái đó, nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong những nhu cầu không thể thay thế được của người dân thành phố. Nhu cầu này đã làm xuất hiện một loạt các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch ngắn ngày đã trở nên phổ biến.

g) Điều kiện sống

Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những yếu tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi, du lịch. Nhìn chung, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023