Vấn Đề Dục Tính Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam


diễn biến nội tâm, cảm xúc, khát vọng, trong đời sống của con người, trong đó có vấn đề dục tính.

Vấn đề dục tính gắn liền với văn hóa ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại vì thế sắc thái dục tính trong văn chương ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại hiện lên với nhiều màu vẻ. Nhìn lại toàn bộ toàn bộ nền văn học thế giới, những tác phẩm đề cập đến vấn đề dục tính thật phong phú, đa dạng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin điểm qua một số tác phẩm thể hiện vấn đề này.

Thần thoại Hy Lạp là tác phẩm văn học xuất hiện sớm nhất trong văn học thời cổ đại và có nhiều truyện, nhiều chi tiết đề cập đến vấn đề dục tính. Trong tác phẩm này có một bộ phận truyện kể về sự gặp gỡ của các vị thần với nhau và với người trần để tạo ra những người con anh hùng, nữ thần Aphorodite kết hợp với Ankhises và sinh ra Aeneas, hay cuộc giao hoan giữa Peleus và nữ thần Thetis sinh ra Achilles… Đặc biệt thần Zeus đấng tối cao, chúa tể của các vị thần hay đi quyến rũ, cưỡng bức những người phụ nữ khiến vợ thần là nữ thần Hêra xinh đẹp lộng lẫy đã bao lần phải đau khổ, tức giận vì những cuộc tình duyên ngoài hôn nhân đó. Thần Zeus và Hera cũng từng chất vấn Tiresias (một kẻ lưỡng tính - androgyme) rằng, nam hay nữ khoái cảm hơn trong tính dục. Tiresias trả lời rằng, nếu khoái cảm chia làm mười phần, thì người phụ nữ có đến chín, nam giới chỉ có một. Sở dĩ có những câu chuyện, chi tiết như thế là bởi trong quan niệm của người phương Tây cổ đại, dục tính không chỉ là chuyện hết sức tự nhiên mà còn mang màu sắc thiêng liêng. Dục tính vừa có chức năng sáng tạo ra con người, sự sống vừa là cội nguồn sáng tạo anh hùng, văn hoá, thi ca, triết học, tôn giáo.

Ở phương Đông thời cổ đại có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về vấn đề dục tính hoặc có đề cập đến vấn đề này. Trước hết phải kể đến hai bộ sách dục tính Kamasutra Tố nữ kinh của hai nền văn minh rực rỡ của Ấn Độ và Trung Quốc. Hai bộ sách này đã được nhận xét là “xứng đáng được xem là những tác phẩm cổ điển đề cập một cách sâu sắc đến lạc thú gối chăn trên bình diện khoa học”.

Kamasutra được biết đến là cuốn sách cổ điển của nhân loại viết về dục tính do Vatsayayana – một nhà hiền triết nghiên cứu về tôn giáo ở Ấn Độ viết bằng tiếng


Phạn. Tác phẩm gồm 1250 khổ thơ chia làm 36 chương và 64 đoạn. Trong tiếng Phạn, kama có ý nghĩa là khoái lạc, dục lạc, sutra có nghĩa là kinh nên kamasutra nghĩa là “Dục lạc kinh”. Cũng như Êrôx của Hi lạp, Cupidong của La Mã, Kama được tôn là thần tình yêu của Ấn Độ. Kama – thần tình yêu trở thành biểu tượng của khát vọng hạnh phúc trần thế mà con người muốn đạt đến: “Hỡi Kama! Thần có chiếc tên nhằm trúng đích. Cánh tên là sầu muộn, lòng tên là mong mỏi, mũi tên là dục tình, mong thần đến xuyên qua trái tim con người”. Cuốn sách này dạy con người biết cách tận hưởng những lạc thú của cuộc đời, đặc biệt là lạc thú ái tình. Theo cách giải thích của người Ấn Độ: “sự sinh sôi nảy nở trong trời đất là do sự phối hợp giữa giống đực (Purusha) và giống cái (Prakriti). Hai giống ấy có khắp nơi luôn luôn tìm gặp nhau theo ý muốn tự nhiên, nghĩa của Kama là như vậy”. Dục tính cũng như của cải vật chất trên trần thế và sự cứu rỗi của linh hồn đều có tầm quan trọng như nhau. Cuộc sống con người sẽ không hoàn hảo nếu thiếu vắng một trong những yếu tố đó.

Còn ở Trung Quốc, Tố nữ kinh được coi là cuốn sách kinh điển bàn về dục tính trong thời kỳ phong kiến. Cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu xa và lí thú về cuộc sống phòng the, kinh nghiệm ái ân qua những câu hỏi của nhà vua và lời giải đáp của Tố nữ xung quanh chuyện ái ân. Tác phẩm này ra đời nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, hưởng lạc của một bộ phận vua chúa, quý tộc, quan lại thời nhà Đường lúc bấy giờ. Sau đó, cuốn sách đã được lưu truyền phổ biến trong xã hội Trung Hoa và cả ngoài nước.

Ngoài ra ở Ấn Độ, sử thi Ramayana cũng là tác phẩm có đề cập đến vấn đề dục tính. Ở ngay phần đầu tác phẩm, dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực đã được thể hiện rõ ở mô típ sinh sôi của vạn vật. Đặc biệt các nhân vật trong sử thi Ramayana, từ nhân vật con người đến nhân vật thần linh, yêu quỷ đều được miêu tả rất rõ về hình thể mang đầy nhục cảm. Nàng Xita xinh đẹp có “hông đầy đặn”, “đùi núng nính, tròn trĩnh như vòi voi”, “ngực nở nang với đôi vú đầy và nhọn”,…Rama có “chân tay cân đối”, “bắp vế, nắm tay của chàng rắn chắc”, “rốn sâu, bụng và ngực phủ đầy những vết lông tơ”; Rồi Xita phải bước qua biển lửa (giàn thiêu) cũng là để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


chứng minh cho sự trong trắng dục tính của mình. Như thế, dục tính không chỉ được coi là một hoạt động thỏa mãn nhu cầu con người mà nó còn có chức năng duy trì giống nòi, duy trì sự sinh tồn của thế giới và thể hiện phẩm chất đạo đức của con người.

Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục - 4

Ngay cả bộ Kinh Dịch của Trung Quốc được xem là bộ bách khoa toàn thư cũng thể hiện cách nhìn thế giới qua lăng kính tình dục của người xưa: những tiếng “mây”, “mưa”, nam “động thì thẳng”, nữ “động thì mở”…đều là những thuật ngữ ái tình, các hành vi tính dục như “nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá sinh”, “thiên điạ bất giao như vạn vật bất hưng”… được dùng để nói về các trạng thái vận động của vũ trụ.

Từ thế kỉ thứ XVI, xã hội phương Tây bước vào thời đại Phục hưng. Thời đại mới mở ra một bước ngoặt vĩ đại cho lịch sử loài người, xóa đi đêm trường trung cổ của chế độ phong kiến già nua và giáo hội khắc nghiệt. Chủ nghĩa nhân văn trong văn học Phục hưng đề cao con người, giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của tôn giáo, của thần quyền, chống lại chủ nghĩa khổ hạnh, chủ nghĩa diệt dục, đấu tranh để con người được hưởng quyền sống và hạnh phúc chính đáng ngay trên thế gian này. Trong thời đại mới này, các nhà nhân văn chủ nghĩa đã viết lên những tác phẩm mang giá trị nhân văn sâu sắc. Một loạt những tác phẩm như July hay nàng Hêlôiđơ mới của Ruxô, Những bức thư Ba Tư của Môngteskiơ, Mười ngày của Bocassio… cất lên tiếng nói ca ngợi tình yêu tự do, ca ngợi những thú vui trần thế hết sức tự nhiên của con người. Đặc biệt trong tác phẩm Mười ngày của Bôcaxiô, nhà văn người Ý ở thế kỷ XIV đã đưa tiếng cười hoan lạc, thú vui xác thịt vào tận trong chốn thâm nghiêm của nhà thờ để chống lại quan điểm tôn giáo cho rằng vật chất, thể xác là cái đáng khinh bỉ.

Ở văn học phương Đông thời trung đại, bên cạnh những tác phẩm vẫn tuân theo những quan niệm đạo đức mà xã hội phong kiến phương Đông quy định đã có không ít tác phẩm cất lên tiếng nói đấu tranh chống lại những rào cản tư tưởng, những lễ giáo khắc nghiệt của chế độ phong kiến để bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người. Trung Quốc thời kỳ này đã xuất hiện hàng loạt những tiểu thuyết mang màu sắc dục tính như Nhục bồ đoàn, Kim Bình Mai , Tham hoan báo, Cô vọng ngôn, Tầm Phương nhã tập, Tiễn đăng tân thoại, Liêu Trai Chí


Dị, Hồng Lâu Mộng, Chuyện làng nho v.v. Những tác phẩm này đã đưa đến cho văn học Trung Quốc một luồng gió mới, đánh dấu sự chuyển mình từ "tiểu thuyết anh hùng" mà Tam quốc, Thủy hử, Tây du ký là tiêu biểu sang "tiểu thuyết đời thường". Quá trình đó cũng chính là quá trình phát triển và thành thục của văn học hiện thực chủ nghĩa ở Trung Quốc. Những tác phẩm này không chỉ thu hút độc giả trong nước mà còn có ảnh hưởng đến văn học trung đại Việt Nam. Đặc biệt cuốn Tiễn đăng tân thoại là tập đoản thiên tiểu thuyết bằng văn ngôn, đề tài ái tình chiếm đến một nửa toàn tập. Tác giả không chỉ ca tụng tự do tình yêu nam nữ mà còn khẳng định sự chủ động của người phụ nữ đối với tình yêu, truy cầu chuyện táo bạo, hiển nhiên có ý nghĩa phản đối lễ giáo phong kiến. Đó cũng là lý do Tiễn Đăng tân thoại của Cù Hựu bị cấm.

Ở Nhật Bản, yếu tố dục tính cũng xuất hiện từ rất sớm trong văn chương. Tiểu thuyết Genji monogatari, cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Nhật Bản thường được so sánh với tác phẩm Decameron (Mười ngày) của Boccaccio là tác phẩm tràn ngập những yếu tố nhục thể, thì nhân vật Genji lại được xem là một “Don Juan Japonais ”. Các tiểu thuyết của Saikako thời Edo được xem là những tiểu thuyết đẫm sắc màu dục tính thể hiện những khao khát trần thế của tầng lớp thị dân trong xã hội bấy giờ..

Đến thời hiện đại, học thuyết Freud xuất hiện cùng với những tư tưởng tiến bộ về vấn đề dục tính của con người và phong trào đấu tranh đòi giải phóng nữ quyền phát triển thì dục tính trong văn chương được đề cập đến một cách rõ ràng và táo bạo nhất. Vào năm 1949, nữ văn sĩ Pháp Simon de Beauvoir cho xuất bản cuốn tiểu thuyết nhiều bộ mà bà đặt tên “Giới tính thứ hai” (The second sex). Tác phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền trong đời sống xã hội hiện đại nói chung và trong văn học nói riêng.Văn học hiện đại đặt ra vấn đề tính dục như một nhu cầu tồn tại của nhân loại. Các nhà tiểu thuyết lãng mạn thì xem dục tính là đỉnh cao của cảm xúc yêu đương và nâng lên thành tính thẩm mỹ còn các nhà văn hiện thực viết về dục tính nhằm thể hiện rõ con người thực với bản năng vốn có của mình qua đó biểu đạt những vấn đề lớn của xã


hội, chính trị, văn chương. Các tác phẩm của các nhà văn lớn như Kafka, Hemingway, Coetzee, Michel Houellebecq... đều xoay quanh vấn đề này. Vẻ đẹp nhục cảm, những cảm xúc tinh tế, những khát vọng trần thế của con người được các nhà văn, nhà thơ miêu tả, tái hiện một cách tự nhiên, chân thực, sinh động, đầy tính nhân văn.

Ngày nay, trong quan niệm của con người đương đại, dục tính là một trong những nhu cầu cần thiết như đói ăn, khát uống, như không khí sống hàng ngày. Đề tài dục tính trở nên phổ biến, thậm chí thành một trào lưu, xu hướng sáng tác ở nhiều quốc gia, đặc biệt hình thành cả một khuynh hướng văn học sex phát triển mạnh, phổ biến rộng nhờ các phương tiện nghe nhìn và do tư tưởng dân chủ, tự do, cởi mở của thời đại. Trong thế giới phẳng, văn hoá tính dục được mở rộng không giới hạn. “Vấn đề tính dục trong văn học phương Tây có xu hướng tìm về phương Đông huyền bí, chú trọng đa dạng hoá thế giới cảm xúc, ngược lại phương Đông lại tiếp thu phương Tây tinh thần dân chủ đề cao tự do trong hôn nhân tình yêu và cả tình dục. Dục tính xuất hiện không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật như văn học, hội hoạ, phim ảnh mà nó còn được đưa vào học đường nhằm giáo dục giới tính cho giới trẻ”. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong một bài viết trên diễn đàn VietNamnet có khẳng định: đối với những nhà văn tài năng thì “những trang liên quan tới sex là một phần làm nên giá trị văn chương của họ và quả thật chỉ bằng cách đó mới biểu hiện được tư tưởng cao đẹp… và bởi tính dục là một nhu cầu tự nhiên của con người thì việc quan tâm tới nó cũng là tự nhiên” [51]. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý “việc phân biệt giữa tác phẩm khiêu dâm, vi phạm đạo đức nhân bản, và tác phẩm dùng sex để biểu hiện khao khát nhận thức, khao khát tự do của con người, cái đó bao giờ cũng quá khó và dễ bị giải thích sai lệch”[51] . Đó cũng là nỗi boăn khoăn chung của những người cầm bút chân chính trong ý thức trách nhiệm với xã hội, với nghề khi viết về vấn đề khá nhạy cảm: dục tính.

Tóm lại, khi viết về con người, khám phá con người ở cả mặt thân xác, đời sống vật chất và đời sống tinh thần, hầu hết các nhà văn trong văn học thế giới đều quan tâm đến vấn đề dục tính. Ở mỗi thời đại, mỗi quốc gia, tùy vào hoàn cảnh lịch


sử, văn hóa, xã hội mà việc nhìn nhận về vấn đề này có sự thay đổi nhưng dục tính luôn được xem là một mảnh đất màu mỡ thu hút sự chú ý của nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ và cả độc giả.

1.1.2. Vấn đề dục tính trong văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại Việt Nam phát triển liền mạch từ thế kỉ X đến hết thế kỉ

XIX. Nó hình thành và phát triển suốt chiều dài của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong xã hội ấy, Nho giáo đã được lựa chọn thành quốc giáo. Nho giáo chủ trương cấm kỵ đối với cái bản năng tình dục:“Trong tất cả các thứ tình, thứ dục thì Nho giáo sợ nhất là sắc đẹp đàn bà và tình yêu. Đó là thứ tình mạnh nhất, thứ dục thiết tha nhất, thứ đam mê da diết, dai dẳng, bất trị nhất. Cho nên đối với tình yêu, các nhà nho tỏ ra có nhiều nghi ngại, đặt ra nhiều lễ tiết, lo nghĩ, phòng phạm rất cẩn thận”. [78,tr.172].

Nho giáo đặt ra những lễ giáo, chuẩn mực hành vi để kiểm soát tình dục. Nằm trong vòng kiềm tỏa của Nho giáo, con người không dám bộc lộ nhu cầu, khát vọng của chính bản thân mình. Con người vừa bị trói buộc bởi những quan niệm khắt khe vừa phải ép mình vào những khuôn khổ luân lý, đạo đức khắc nghiệt mà xã hội đặt ra nhằm tiết chế tình cảm, không cho phép con người sống hợp lẽ tự nhiên. Con người thánh nhân quân tử là người vượt lên trên mọi cám dỗ dục vọng, đứng cao hơn con người tự nhiên, bản năng.

Trong xã hội phong kiến Việt Nam cũng không có sự bình đẳng về giới tính. Đó là xã hội với nhiều yếu tố có tính nam quyền. Trong xã hội đó, người phụ nữ trở thành nạn nhân của sự chuyên quyền độc đoán của đàn ông. Số phận của họ bị lệ thuộc vào đàn ông. Họ không có quyền lựa chọn riêng cho mình một cách sống, cách ứng xử, làm chủ thân xác, tâm lý của mình. Người đàn ông có quyền lấy năm thê bảy thiếp, phụ nữ chính chuyên chỉ được phép có một chồng. Người phụ nữ phải theo trật tự lễ giáo “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” với quan niệm hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Không may góa bụa, xã hội nam quyền khuyến khích người phụ nữ góa chồng ở vậy “thờ chồng” “nuôi con”. Khi kết tội “gian dâm”, xã hội phong kiến thường qui trách nhiệm và thậm chí trừng


phạt nhằm vào người phụ nữ, còn người đàn ông “tòng phạm” có khi lại ngoài vòng pháp luật. Xã hội phân hóa giai cấp càng sâu sắc thì những kẻ có quyền lực chính trị và vật chất càng có quyền thế đối với người phụ nữ. Đặc biệt người phụ nữ có sắc đẹp chỉ là công cụ phục vụ cho ham muốn nhục dục của kẻ có quyền thế. Người phụ nữ đẹp là nạn nhân của chế độ phong kiến vô nhân đạo, vậy mà nhà Nho lại xem họ như đối tượng cần xa lánh vì cho rằng họ là nguyên nhân của mọi sự đổ vỡ bất hạnh.

Văn học Việt Nam trung đại đã bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo, tác động đến nội dung tư tưởng, đề tài, chức năng lẫn hình thức thể hiện. Quan niệm chính thống xem văn chương dùng để thể hiện “tâm, chí, đạo” của con người Văn dĩ tải đạo; Thi ngôn chí… Văn chương nhằm mục đích giáo huấn, thuyết lý cho một nguyên lý đạo đức có sẵn. Để duy trì trật tự đạo lý, văn chương nhà Nho né tránh đề tài dục tính. Coi dục tính là thấp kém, xấu xa. Nhân vật của truyện thường là người thật việc thật, là những tấm gương mẫu mực về chí, đạo, đức, lễ, nhân, nghĩa, v.v... của các bậc thánh, các vị thần (nhân thần và thiên thần), của Phật, của các vương công, các anh hùng, liệt nữ... mang màu sắc giáo huấn trong sự ngợi ca, tán dương, đề cao... Đó là loại văn học chân dung, văn học tấm gương, văn học minh hoạ,"văn học chức năng"... mà các nhà nghiên cứu xem như là đặc trưng cơ bản cho một giai đoạn tư duy văn học quá khứ, tư duy quan phương – chính thống. Từ đó mà xuất hiện những cấm kỵ đối với dục tính.

Chính vì vậy, trước thế kỷ XVI, không hiếm tác phẩm viết về tính dục nhưng với cái nhìn phê phán, tiêu biểu là truyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam chích quái. Xuất hiện ở giai đoạn văn học Lý - Trần (thế kỷ XI – XIV), tác phẩm Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp được coi là một trong những tác phẩm văn xuôi tự sự đầu tiên thời trung đại, gồm 22 truyện, ghi chép "những chuyện quái lạ ở cõi Lĩnh Nam". Nhà nghiên cứu nhận định: “Bên cạnh những truyện ghi chép lại những con người và sự việc có thật, hoặc được xem là có thật mà con người cần hướng tới và noi theo, còn có những truyện mang tính chất hư cấu đề cập đến yếu tố dục tính. Đó là Truyện Hà Ô Lôi”[28]. Truyện kể về một nhân vật có tính chất "chí quái" tên là


Hà Ô Lôi với lẽ sống vì nhục dục, vì thanh sắc cùng những chuyện loạn luân, những thú vui vật dục từ vua đến quan, dân. Vừa ly kỳ vừa trào lộng, con người Hà Ô Lôi, hay đúng hơn là "phong cách Hà Ô Lôi", "triết lý sống Hà Ô Lôi" là một hiện tượng đặc biệt "phi phàm", có sức sống hết sức dai dẳng, dù có đánh có giết cũng không chết, mà như lời kể trong truyện, phải "dùng chày mà giã mới chết". Nhưng dù có bị cho vào cối giã, đến khi sắp chết Hà Ô Lôi vẫn còn cố ngoi dậy để làm thơ, để đọc thơ ca tụng cái lẽ sống của mình, ấy là cái lẽ sống vì nhục dục, vì thanh sắc.

Sinh tử là trời sá quản bao

Nam nhi miễn được tiếng anh hào Thác bề thanh sắc cam là thác Thác đảng nào nên cơm gạo nào?

Ở thế kỷ XVI, với hai thành tựu nghệ thuật là Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), văn xuôi tự sự Việt Nam đã tiến một bước mới trong quá trình phát triển đúng như PGS.TS Nguyễn Đăng Na đánh giá: "Bằng Thánh Tông di thảo, đặc biệt là Truyền kỳ mạn lục, Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh" [33,19]. Với Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, GS.TS Trần Ngọc Vương nhận xét: Dưới thời Lê Thánh Tông thịnh trị, khi Nho giáo được chính thức công bố vị trí độc tôn, cũng là lúc cái tục hé lộ ra dưới ngọn bút của những đấng thượng nhân, không loại bỏ khả năng dưới ngòi lông của chính Tao đàn nguyên súy. Thấp thoáng trong thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập đã có tiếng cười.

Vậy nên mới có lối vịnh chị Hằng:

Cày cạy nàng nào khéo hữu tình Mặt làu làu, vóc thỏ thanh thanh. Tròn tròn méo méo in đòi thuở Xuống xuống lên lên suốt mấy canh Tháng tháng liếc qua lầu đỏ đỏ Đêm đêm liền tới trướng xanh xanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024