Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 2

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHI LỄ CẦU AN


1.1. Một số khái niệm cơ bản


Khi nói đến “nghi lễ” chúng ta cần phải hiểu qua về ý nghĩa của nó. Hai chữ “nghi lễ” mang trên mình rất nhiều ý nghĩa nội hàm.

Nghi : nghi thức , lễ nghi, lễ phép, khuôn phép, oai nghi,.. Lễ : lễ giáo, lễ nhạc, lễ bái, cúng tế, tôn thờ, cung kính,..

Có thể nói, “nghi lễ” là chỉ chung cho những nghi thức tụng niệm hành lễ, sinh hoạt trong phạm vi tín nghưỡng thờ phụng của một tôn giáo.

Theo Sabino Acquaviva Enzo Place nghi lễ hay còn gọi là sự thực hành tôn giáo: là một tín đồ thực hiện một tập hợp những quy định về nghi thức mà một ng thời gian và chỉ được thực hành ở những không gian thiêng liêng đặc biệt.

Trong cuốn “Xã hội học” của tác giả Richard T.Schaefer, nghi lễ hay các nghi thức tôn giáo (religious rituals) là tín ngưỡng tôn giáo nào đó, ít hay nhiều thể chế hóa, bắt phải thực hiện để cho việc theo tín ngưỡng đó có thể nhìn thấy và kiểm tra được [1]. Về mặt khái niệm, những yếu tố tham gia thực hành nghi lễ thường nằm theo thứ tự sau đây: có một uy quyền tôn giáo giữ được sự cố kết giữa các thái độ tín ngưỡng và các ứng xử nghi thức bắt nguồn từ các thái độ đó; có một quy định về những nghi thức lặp đi lặp lại trong những thực tiễn cần thiết hay được cho là các thành viên của một đức tin thì phải có các nghi lễ thường là để tôn vinh quyền năng thần thánh được các tín đồ kính trọng; chúng cũng nhắc những người đi theo nhớ bổn phận và trách nhiệm tôn giáo của mình. Nghi lễ và tín ngưỡng có thể liên thuộc với nhau; các nghi lễ nói chung bao gồm sự khẳng định, tin tưởng [21,45].

Bất cứ một tôn giáo nào đều phải có những hình thức nghi lễ để tiêu biểu tinh thần đạo vị của mình. Mặc dù trên thể thức và âm điệu của mỗi đạo giáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

có phần sai khác nhưng mục đích vẫn là chí thành cầu nguyện tán than công đức vị giáo chủ mà mình đa quy ngưỡng tôn thờ.

Chính vì thế mà nghi lễ vốn là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi ích trong đạo phật. Cũng vì vậy nên kẻ hành giả cần phải học tập và hiểu rò ý nghĩa những vấn đề thuộc về nghi lễ trước khi hành lễ.

Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 2

Nghi lễ Phật giáo chính là sự thực hành nghi thức tôn giáo mang đặc trưng của đạo Phật. Theo tác giả Hoằng Quảng lễ nghi được hiểu ở đây là những quy định, thiết chế mang tính khuôn mẫu, từ thường được dùng trong kinh điển là các học pháp mà người đệtử Phật cần phải tuân theo, vâng làm. Và như vậy, lễ nghi tương đồng với giới luật. [14] Theo Phật giáo, một người sơ cơ quy y Tam bảo thì cần phải dạy họ nói năng thế nào, đi đứng ra sao, lễ bái thế nào... Một đời sống chuẩn mực phải là một đời sống thấm nhuần về đạo đức; mà muốn có đạo đức thì phải sống theo giới luật. Và sự hiện hữu của giới luật đã đồng thời xác tín sự xuất hiện của nghi lễ. Với một người cư sĩ nói chung, thì sống và hành xử theo những thiết chế lễ nghi được Đức Phật minh định có thể coi là một nét đẹp của đời sống và là phương thức sống văn minh tiến bộ.

Hoạt động của nghi lễ Phật giáo là sự thực hành nghi lễ Phật giáo mang tính khuôn mẫu theo quy định của pháp tu hoặc tại mỗi ngôi chùa, ngoài tham gia những hoạt động Phật giáo, Phật tử còn tham gia những hoạt động thiện nguyện được tổ chức bởi các ngôi chùa mà mình tín tâm.

Đạo phật tuy không phải là một tôn giáo chỉ chú trọng về phương diện nghi lễ mà đưa người vào đạo phật một cách dễ dàng. Ví dụ : cầu an cho người bị hoạn, tai nạn. Cầu siêu bạt độ cho kẻ lâm chung,.. Đó là những phương tiện thực tế để điều hòa lý trí, gieo rắc tình cảm cho con người, an ủi tinh thần cho người còn cũng như kẻ mất.

Tiếp đến là khái niệm của từ “cầu an”, từ “cầu” có nghĩa là theo đuổi, tìm kiếm, mong ước, cầu xin, thỉnh cầu, theo đuổi công việc hết sức trọn vẹn, kết thúc hoàn chỉnh hoàn thành.[5,55]. Theo Phật giáo thì từ “Cầu” ở đây không phải là cầu xin, là van xin, là quỵ lụy trước một đấng thần siêu hình có khả năng hô mưa gọi gió, ban ơn giáng nạn mà được hiểu trong từ cầu nguyện, cầu xin hay ước nguyện - một trạng thái tâm lý mong mỏi một điều gì đó sẽ được thực hiện, sẽ được thành tựu hay diễn ra theo chủ ý của người mong đợi. Nó phản ánh một thái độ mong chờ một sự kiện diễn ra theo chủ ý của người có ước mong. Còn từ “an” thường được hiểu là an yên, bình an, an lành,… – là một trạng thái tâm lý mà ở đó tâm ta được thấy thanh thản, không lăn tăn suy nghĩ, lo sợ về miếng cơm, manh áo, được an yên về cả thể chất lẫn tinh thần. “An” ở mỗi con người là thân an, có nghĩa là khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro…, tâm an - trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối…, hoàn cảnh an - gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống…

Ví dụ như ai đó mơ ước học giỏi thì không thể chỉ ngồi đó mà ảo vọng từ năm này qua năm khác, mà phải cần nỗ lực học tập thì ước mơ đó mới có thể thành sự thật; hay ai đó mong muốn có một cuộc sống đầy đủ thì không thể lười biếng, phải hết lòng làm việc dựa trên khả năng, sức lực và nhân đức của mình thì mong muốn ấy mới không còn là giấc mơ, nó sẽ thành sự thật, ai đómong muốn có một cuộc sống đầy đủ thì không thể lười biếng, phải hết lòng làm việc dựa trên khả năng, sức lực và nhân đức của mình thì mong muốn ấy mới không còn là giấc mơ, nó sẽ thành sự thật. Cũng như vậy, khi nguyện vọng, ao ước về một cuộc đời bình an cả vật chất lẫn tinh thần thì mình phải biết cách sống trọn vẹn với tâm nguyện đó. Phật tử phải thành tâm sám hối, bỏ ác làm lành, làm nhiều phật sự và thiện sự như phóng sinh, bố thí,

cúng dường Tam bảo,... hồi hướng công đức ấy cho việc gia đình và bản thân tai qua nạn khỏi, khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và sự an lạc nội tâm.

Có thể nói cầu an chính là cầu nguyện cho người thân, cho chúng sinh và cho bản thân mình được yên lành, an vui, không bệnh tật hoạn nạn, khổ não. Để có được những điều đó, theo đức Phật là mỗi người phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ mọi người, sống an yên, chính niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại. Không hoài vọng về quá khứ để thoát khỏi thế giới kinh nghiệm đau thương. Không hoài vọng về tương lai để không lo âu và sợ sệt. Sống một cách sáng suốt, bình thản trong hiện tại để khắc chế mọi tham ưu ở đời. Người sống được như vậy thì lúc nào cũng "an" lúc nào cũng khỏe mạnh, cũng hạnh phúc, không cần cầu nguyện và mong mỏi cũng được. Trái lại, nếu chúng ta sống buông lung, sa đọa, bỏ rơi hiện tại, không làm các điều thiện, trái lại rơi vào con đường tội lỗi thì dù có cầu nguyện bao nhiêu cũng không thể an ổn được.

Theo một số tín đồ Phật giáo, nếu như cầu an không đúng pháp là cầu an, chỉ cầu cho vui lòng thân nhân của người bệnh, hay làm lấy lệ bài bản theo nghi lễ cầu an cho xong chuyện. Trong lúc vị chủ lễ dâng lời cầu nguyện thì người tham dự bận lo nghĩ chuyện khác, đủ thứ vọng tưởng chi phối. Đôi khi họ không biết người bệnh hay người quá cố là ai. Cung cách cầu an hay cầu siêu này, người đời thường dè bỉu là "cầu an hay cầu siêu xã giao" nghĩa là làm để trả nợ cho người sống hay làm cho người sống an lòng. Người chủ lễ và người tham dự cầu an hay cầu siêu không ngoài mục đích là giúp nạn nhân an tâm thoát khổ vậy mà chính tâm của họ đang bất an, đang nghĩ tưởng lung tung tạo thành một dòng năng lượng tạp niệm... thì khoá lễ này hoàn toàn thất bại, không mang sự ích lợi nào cho người bệnh hay người mất.

Ví dụ: Người thân của xếp mình bị bệnh nặng. Sếp thông báo xin Lễ Cầu An cho thân nhân của xếp tại ngôi chùa nào đó. Mình là nhân viên của sếp hay là người có liên hệ làm ăn với sếp, mình đến tham dự Lễ Cầu An để làm

đẹp lòng sếp. Vì nếu đồng nghiệp đi mà mình không đi thì sợ sếp ghét sẽ "đì" mình, cho nên mọi người cùng đến tham dự Lễ Cầu An, nhưng bằng cái tâm hời hợt lo ra như thế thì đâu tạo được năng lượng tốt đẹp gì để giúp cho người bệnh qua cơn hiểm nghèo.

Một số khác lại cho rằng cầu an là một hình thức tín ngưỡng có từ ngàn xưa, khắp nơi trên thế giới dưới những biểu hiện khác nhau tùy theo từng vùng văn hóa và dân tộc. Đối với Phật giáo,việc cầu an chỉ là một hình thức, quan trọng là mình muốn an thì phải sống bằng cái tâm, bằng con tim yêu thương, biết giúp đỡ mọi người, sống thiện lương, giữ gìn thân khẩu ý, không tạo nghiệp, sống một niềm vui chính niệm an lạc trong giây phút hiện tại. Lễ cầu an có thể diễn ra ở tại gia và mời chư Tăng đến tiến hành nghi thức cầu an đúng pháp, tụng kinh, niệm Phật. Nghi thức nên đơn giản, không quá cầu kỳ. Điều quan trọng là người tham gia phải thành tâm sám hối, bỏ ác, làm lành. Lễ cầu an cũng có thể tổ chức ở chùa, nơi có cảnh trí yên tĩnh, càng làm cho nội dung của các nghi thức trên thêm phần trang nghiêm và thể hiện lòng thành tín.

1.2. Nghi lễ cầu an trong kinh điển của Phật giáo Đại Thừa

1.2.1. Nội dung và cách thực hành nghi lễ cầu an theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa

Lễ nghi trong phật giáo là để bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc đáng tôn kính như Tam Bảo, ông bà , cha mẹ và tất cả những người thân kẻ sở đã qua đời của mình. Hiến dâng lên lễ vật không cốt mong người đã mất hưởng mà còn để bày tỏ lòng kính mến của mình để nhớ ơn và để phát nguyện làm những điều tốt lành mà những người đi trước đã làm. Điều này chỉ là những biểu hiện tùy theo truyền thống và văn hóa của mỗi dân tộc có ảnh hưởng tư tưởng hiếu niệm trong Phật giáo. Như thế hình thức này cần nên đơn giản nhưng phải trang nghiêm thành kính.

Nghi thức trong các khóa lễ của phật giáo thường có bốn phần


Phần 1 : Tách bạch : gồm cả phần niệm hương, cúng dường Tam Bảo. Phần này như một lời trình về duyên sự của buổi lễ, đây cũng là phần khởi đầu của tất cả buổi lễ.

Phần 2 : Lễ Tam Bảo : gồm phần xưng tán và lễ Tam Bảo. Tất cả các thời khóa đều có phần này dù đầy đủ hay giản lược.

Phần 3 : Kinh Văn : gồm những Phật ngôn hay kệ tụng phù hợp với tinh thần của các khóa lễ đã xướng trong lời tác bạch. Phần này có thể linh động. Vị chủ lễ có thể chọn những bài kinh thích hợp với thời giờ, hoàn cảnh và căn cơ của những người tham dư khóa lễ.

Phần 4 : Hoàn Kinh : là phần sau cùng của mỗi khóa lễ với Bát Nhã tâm kinh , hồi hướng, phục nguyện và tự quy tam tự quy y.

Tùy theo mỗi hệ phái phật giáo mà các phần 1,2,4 có thể khác nhau về những hình thức, lễ nghi có thể khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có sự thống nhất, vẫn giữ được sự trang nghiêm và hướng về phật.

a. Nội dung nghi lễ cầu an của phật giáo Đại Thừa


Nghi lễ cầu an đầu năm là một trong những nghi lễ quan trọng của phật giáo nên nó cũng không nằm ngoài những nghi quy của phật giáo, nghi lễ cầu an vẫn phải có đầy đủ bốn phần đầy đủ như những lễ nghi khác của phật giáo như là tách bạch, lễ tam bảo, kinh văn và hoàn kinh.

Khóa lễ cầu an này thường được tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Khóa lễ được diễn ra một cách uy nghiêm và trang trọng tại ban Tam Bảo và thường có

Chủ lễ (chủ sám) : là người hay mặt toàn thể kinh sư và gia chủ thưa thỉnh, điều khiển buổi lễ. Chủ lễ thường là sư trưởng của chùa, có thể là thượng tọa, bậc đại đức, hòa thượng, trưởng thượng,… Trước khi lễ phải sắp

xếp, kiểm soát kinh sách, kinh sư, gia chủ, lễ vật và sớ điệp với sự phụ giúp của công văn, phân nhiệm, mời thỉnh hay cắt cử nhân sự cho buổi lễ. Trong khi hành lễ, chú tâm hướng thượng, quán chiếu, trình thỉnh, tán tụng với lòng chí thành. Tư cách khiêm cung, kính cẩn, tránh lời nói hay hành động thô, ngoài cuộc lễ. có trách nhiệm hướng dẫn buổi lễ từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn tất. Một sự việc vô cùng nghiêm trang kính cẩn. Thông thường ở chốn thiền môn, tịnh viện ngày trước được giao phó cho một số thầy chuyên môn cung hành nghi lễ, nên việc lễ lạy rất long trọng, hài hòa phát triễn tốt đẹp. Tình trạng ngày nay, qua chiến tranh lâu dài, chúng ta tỵ nạn nơi xứ lạ quê người. Phần nghi lễ truyền thống đã phần nào bị biến chất hoặc không được đào luyện đến nơi đến chốn nên việc hành trì có rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi một số cư sĩ có may mắn học được từ quí thầy nghi lễ ở quê nhà từ xưa. Xin trình bày một số nét căn bản phải làm của một chủ sám, tạm thời ứng phú đạo tràng.

Cử chuông (duy na) : hay còn được biết đến là người đánh chuông trong buổi lễ. Kiểm soát kinh sách, pháp khí (chuông), chuẩn bị nhang đúng chỗ, đúng lúc để buổi lễ được uy nghiêm, thanh tịnh. Đại chúng thi lễ theo tiếng chuông như mệnh lệnh. Tránh điểm tiếng chuông khi chưa dứt câu, thường gọi là đánh chuông vào họng. Phụ giúp chủ lễ thỉnh diên hai hay phần duy nguyện, tiếp hơi,…

Cử mò (duyệt chúng) : là người đánh mò trong buổi lễ.Kiểm soát kinh sách, pháp khí (mò), chuẩn bị nhang cho chủ lễ. Thông thường duy na đốt nhang cho chủ lễ, duyệt chúng nhận nhang từ chủ lễ cấm vào lư hương sau khi chủ lễ kỳ nguyện xong. Tư thế đứng, cầm dùi mò nghiêm trang. Xử dụng mò đúng bài bản; thông thường mò giữ đều về trường canh và cao độ (lớn nhỏ), chỉ thay đổi khi cần, không nên tùy tiện làm mất tính cách thiền vị trong buổi lễ. Phụ chủ lễ thỉnh diên ba hay phần duy nguyện, hòa, tiếp hơi...

Kích tử : là người sử dụng tan, linh,.. Tùy theo bài bản của buổi lễ, mục đích làm tăng phần uy nghiêm, trang trọng của buổi lễ. Cần được thực tập nhiều, tránh lắc người, nhảy nhót, đứng nghiêng một bên.

Công văn : là người có nhiệm vụ thiết lập bàn lễ, sớ điệp.Một chức vụ nặng về công việc nhưng nhẹ về hình thức, ít ai biết và hiện nay hầu như các nơi hành lễ đã không mấy để ý phần việc nầy nhiều nên các buổi lễ trở nên đơn điệu, thiếu sót.Thường công văn phải tìm hiểu hoàn cảnh của gia chủ để cố vấn cách hành lễ. Sau khi phối hợp bài biện lễ xong, công văn phải hoàn thành bản văn dâng cúng gọi là sớ, điệp...

Kinh sư : gồm những người tham gia hộ niệm, góp nguyện lực. hất tâm thành kính tụng niệm và sẵn sàng giúp đỡ xử dụng pháp khí để buổi lễ tăng thêm nguyện lực.

Ðể có những buổi lễ trang trọng , chúng ta cần phải có một ban nghi lễ đơn giản như trên, nhưng phải thành thục khoa nghi.

Ngoài những tổ chức thực hiện khóa lễ cầu an còn có những người tham dự khóa lễ. Những người này có thể là bất kỳ ai, già trẻ lớn bé, không kể sang nghèo hay đã quy y hay chưa quy y, tất cả mọi người đều có thể tham dự khóa lễ này bởi lẽ Phật thương chúng sinh như mẹ thương con, chúng sinh nhớ Phật như con nhớ mẹ, chính vì vậy nên chỉ cần có tâm hướng Phật, thành khẩn với đầy đủ đức tin đều có được sự cảm ứng gia hộ của Chư Phật và Bồ Tát.

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa cũng có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ như là Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,… Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,... Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên bàn thờ Phật. Hoa

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí