Đặc Điểm Nghi Lễ Cầu An Của Phật Giáo Đại Thừa Theo Kinh Điển

chuông có năng lực làm cho người sống được an yên, người khuất được siêu thoát. Tiếng chuông cảnh tình luôn thong thả đều đặn, trầm ấm, nếu tiếng chuông dồn dập làm tâm loạn thì nhất định đấy không phải tiếng chuông chùa. Ngoài ra, khi tiếng kinh được hòa theo tiếng mò, sâu sắc, trầm lắng , đại chúng sẽ lắng dừng được các si mê vọng tưởng, mở rộng đôi mắt tuệ nhìn thẳng vào nội tâm của mình để chuyển ác nghiệp thành chất thiện nghiệp, để biến khổ đau thành an lạc, biến thế gian này thành Niết bàn.

Ngoài những âm điệu của pháp khí, Phật giáo còn rất coi trọng thanh giọng của đạo tràng. Thanh giọng chính của việc tụng kinh là thanh giọng trầm. Trong cách hành trì, truyền thống Tịnh độ tong, Mật tông và Thiền tông đều đã triển khai các phong cách tán tụng và hình thành lên một nền lễ nhạc Phật giáo phong phú. Căn bản của các điệu tán tụng vẫn là lấy thanh âm trầm ấm làm âm thanh căn bản và nhịp điệu đều đặn theo nhịp của tim và của hơi thở trong mục đích an tâm. Thỉnh thoảng cũng có khi vị chủ sám xướng giọng cao nhưng việc đó chỉ là để gia tăng sự hùng lực của buổi lễ. Khi lên cao cũng không đến mức là động tâm hay loạn tưởng. Tựu chung lại có một làn điệu căn bản trong các cách tán của Phật giáo Việt Nam đó chính là làn hơi trầm ấm nhịp nhàng với âm điệu giải thoát, khiến người nghe tỉnh ngộ, phát tâm hướng thiện.

* Cung cách hành lễ


Để lời nguyện cầu của chúng ta có thể truyền tải được đến Đức Phật thì cần phải chú ý rất nhiều trong cung cách hành lễ, cần bày tỏ sự thành tâm, sự tán thán, sám hối, cầu độ,.. qua nghi lễ truyền thống.

Quý thầy đấp Pháp y vải vàng.Vì ảnh hưởng Lão giáo và Khổng giáo nên việc hành lễ để được nghiêm trang, hài hòa và có uy tín với triều đình, thần, dân, vua chúa nên dần dà được trang sức: Vị chứng minh đội nón Quan Âm.

Vị chủ sám đội nón Hiệp chưởng hoặc nón Tỳ Lư, tay cầm tích trượng tuỳ theo buổi lễ.

Cư sĩ mặc áo tràng màu lam hay màu nâu tuỳ theo địa phương, một phong cách nhu nhã, thanh thảng. Chúng ta nên duy trì trong các buổi lễ, tối thiểu vị chủ sám và duy na, duyệt chúng (chuông mò) nên mặc áo tràng.

Ngay khi bắt đầu và xuyên suốt nghi lễ, đại chúng đằng sau chủ lễ với tâm thế trang nghiêm, thanh tịnh thực hiện nghi lễ theo sự hướng dẫn của chủ lễ. Chủ lễ đứng phía bên chuông, quay mặt về mò. Chủ sám luôn trang nghiêm, thanh tịnh, bình tĩnh giữ chính niệm quán trưởng thích hợp qua từng đoạn kinh, kệ, chú,… Tránh thái độ vội vàng, khó chịu, bất bình, nhất là hành động bất kính và ngôn ngữ thô, lớn tiếng, ngoài cuộc lễ. Khi kết thúc, chủ lễ vái tả hữu để tỏ lòng biết ơn: Long Thiên, Hộ pháp, Thiện thần, quý vị đạo tràng đã bảo vệ, hộ đàn, giúp đỡ cho buổi lễ thành tựu viên mãn.

1.2.2. Đặc điểm nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa theo kinh điển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Cầu bình an có hai khuynh hướng: Thứ nhất là cầu an hướng nội tức là quay về bên trong, mong cho tâm chúng ta được bình an. Thứ hai là cầu an hướng ngoại là cầu những việc bên ngoài tâm, đó là mong cho công việc, sự nghiệp, danh vọng, đời sống vật chất của chúng ta được hanh thông tốt đẹp. Đa số các Phật tử về chùa chỉ để ý cầu an loại thứ hai là mong sao cho gia đình được hạnh phúc, con cái nên người, sự nghiệp phát triển, lên lương lên chức, danh vọng cao xa, nổi tiếng trong thiên hạ... mà ít ai để ý đến loại cầu an thứ nhất là cầu an cho tâm hồn của mình được thanh thản bình an. Như vậy vô hình chung, chúng ta đã bỏ gốc theo ngọn. Chúng ta quên rằng sự bình an trong tâm hồn của con người là yếu tố cần thiết để mang lại sự bình an trong cuộc sống đời mình. Phần đông, người ta mong cầu sự bình an về vật chất, thế mà khi đạt được vật chất rồi, tâm tư của họ vẫn còn lo âu đến sự được mất,

như vậy người đó làm gì có hạnh phúc. Cầu an là tại vì tâm của chúng ta bất an, mà tâm bất an là khổ. Nhưng tại sao ta lại khổ? Đó là tại chúng ta không hiểu và không sống đúng với lời Phật dạy. Phật dạy gì? Phật dạy ở đời cái gì cũng có nguyên nhân gây ra nó. Khổ cũng có nguyên nhân gây ra khổ. Chúng ta không có tri kiến chân chính để nhìn cuộc đời này vốn vô thường, khổ, vô ngã, nên chúng ta khổ. Vì không hiểu nên chúng ta sống không đúng với luật tương quan nhân quả, luôn tạo nhân bất thiện đến khi quả bất thiện trổ thì chúng ta than khổ.

Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 4

Hiện nay, rất nhiều người đang có sự lầm lẫn nghi lễ cầu an với nghi thức dâng sao giải hạn, đây là một sự lầm lẫn hết sức là nghiêm trọng bởi lẽ hai nghi lễ này hoàn toàn khác nhau và tách biệt. “Giải hạn” là một khái niệm không hề có trong phật giáo đại thừa cũng như tiểu thừa từ xưa đến nay. “Giải hạn” là một nghi lễ, nghi thức của đạo giáo. Còn về lễ cúng sao giải hạn: Hằng năm, cứ vào dịp đầu năm Âm Lịch, nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng Giêng mà cao điểm là ngày Rằm, người Phật tử Việt Nam và Trung Hoa thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Lễ Rằm Tháng Giêng, còn gọi là lễ Thượng Nguyên là lễ hội dân gian ở Việt Nam, được du nhập từ nước láng giềng Trung Hoa phương Bắc. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng.

Theo Đường Thư Lịch Chí, quyển 18 thì có chín ngôi sao phát sáng trên trời. Có sách nói là bảy sao, rồi về sau có sách thêm vào hai sao La Hầu và Kế Đô. Chín vì sao đó là Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu và Kế Đô. Có sách thêm sao Thái Bạch nữa thành mười sao1[39]. Chín vì sao này hay còn gọi là Cửu Diệu là các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũhành. Theo sách


này cho rằng hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi là sao chiếu mạng.Tử vi dựa theo những chòm sao này mà cho phép luận đoán cuộc đời con người căn cứ vào sự giao cắt của các chòm sao trong lá số Tử vi. Theo vòng quay của sao Thái Tuế mà mỗi người sinh ra sẽ có một vì sao chiếu mệnh tùy theo năm, mỗi năm sẽ căn cứ vào vị trí cát hung của các sao mà luật ra số phận của người đó vào năm đó, tử vi có thể xấu hoặc có thể tốt. Những ngôi sao xấu như Kế Đô hay La Hầu - sao xấu, là loại ám hư tinh vì hai sao này chẳng thấy được mặt trời, những ngôi sao này thường mang lại những điều hung, tai họa rất lớn nên người ta làm lễ cầu cúng để đề phòng bất trắc, mong tai qua nạn khỏi.

Lễ cầu an và lễ cúng sao giải hạn là những nghi lễ đáp ứng nhu cầu của Phật tử nhưng lại mang ý nghĩa cũng như cách thức thực hiện hoàn toàn khác nhau. Ở mục hướng dẫn cúng sao giải hạn trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam, Thượng tọa Thích Thanh Duệ-Phó trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viết: Người xưa làm lễ dâng sao giải hạn tại chùa hoặc tại nhà [Thượng Tọa Thích Thanh Duệ, 2010]. Ngoài hương hoa, phẩm oản, tiền vàng và 36 đồng tiền, mỗi ngôi sao phải dùng số nến (xếp theo hình sao), bài vị, mũ có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao và lễ theo hướng khác nhau. Ví dụ, sao Thái Dương cúng ngày 27, phải thắp 12 ngọn nến, hướng chính Đông làm lễ. Sao Thái Âm cúng ngày 26 với 7 ngọn nến, bài vị vàng, mũ vàng, hướng chính Tây. Sao Mộc Đức cúng ngày 29, với 15 ngọn nến, bài vị đỏ, mũ đỏ, hướng Nam. Sao Kế Đô cúng ngày 18, với 21 ngọn nến, bài vịvàng, mũ vàng, hướng chính Tây... Tuy nhiên, theo kinh sách liễu nghĩa của nhà Phật thì không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử. Bởi vì, tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.Đức Phật dạy chúng ta về nhân quả, ngài dạy rằng không có quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc

dưới đất hiện lên, mà đều do các hành động qua thân, khẩu và ý của con người tạo ra. Mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ quả tốt. Như vậy,bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cuối cùng cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác.

Còn nghi lễ cầu an lại đề cao sự giản dị, không được quá cầu kỳ, tuy nhiên thực hành nghi thức cầu an phải đúng pháp, tụng kinh, niệm Phật ở nơi có cảnh trí yên tĩnh, càng làm cho nội dung của các nghi thức trên thêm phần trang nghiêm và thể hiện lòng thành tín như nhà chùa hoặc tại gia nhưng phải là nơi trang nghiêm nhất trong gia đình. Điều quan trọng là người tham gia phải thành tâm sám hối, bỏ ác, làm lành.

Nguyên nhân của sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm “cầu an đầu năm” và “dâng sao giải hạn” ở đây chính là do sự tín trong tư tưởng của người dân cùng với nhu cầu cho cuộc sống tốt đẹp hơn, khi cuộc sống của người dân gặp khó khăn , trắc trở hay gặp một sự việc bất hạnh nào đó gây nên một sự bất an trong tâm trí không thể giải quyết được trong thế giới hiện thực họ liền tìm đến thế giới tâm linh với mong muốn có một sức mạnh vô hình siêu nhiên nào đó có thể giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, cải thiện điều bất hạnh, hóa dữ thành lành. Thuở ban đầu, mỗi khi có việc gì, nhà có đám thường thầy cúng sẽ đứng ra làm lễ, lập đàn, cầu,cúng,… Nhưng từ khi phật giáo du nhập vào nước ta và chiếm một vị trí quan trọng trong thế giới tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam thì người dân ít mời thầy cúng đến nhà, thay vào đó họ thường đến chùa cầu, cúng, bất kỳ có mong nguyện ý cầu gì đều đến chùa chắp tay cầu khẩn nhà phật, thành tâm cầu mong phật “phù hộ độ trì”. Khi môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người lại càng cần đến lễ nghi, khi lòng bất an mà không đâu giải quyết được theo thói quen người dân tìm đến cửa Phật,

mong nhờ Phật, tăng, sư giúp đỡ , và đến bây giờ khi đến chùa đăng ký làm lễ, sư , tăng trong chùa thường hỏi “cầu an hay cầu siêu”, chính điều này đã dẫn đến sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân về bản chất của hai nghi thức này mà gây nên,họ chỉ quan tâm đến bề nổi ý nghĩa của những nghi thức này dâng sao giải hạn cũng là mong cho một năm bình an , tai qua nạn khỏi và cầu an cũng là cầu mong một năm an bình mà không hiểu đến những căn nguyên nội hàm của những nghi thức trên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I


Có thể nói cầu an chính là cầu nguyện cho người thân, cho chúng sinh và cho bản thân mình được yên lành, an vui, không bệnh tật hoạn nạn, khổ não. Để có được những điều đó, theo đức Phật là mỗi người phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ mọi người, sống an yên, chính niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại tuy nhiên cũng phải sống không buông lung, sa đọa, bỏ rơi hiện tại, luôn làm những điều thiện để con người không rơi vào con đường tội lỗi bởi, khi ấy thì dù có cầu nguyện bao nhiêu cũng không thể an ổn được.

Như chúng ta đã biết, nghiệp lực có sức chiêu cảm rất mạnh mẽ, lôi ké, dẫn dắt chúng sinh vào thế giới an lạc hay khổ đau. Nghiệp lực của thời quá khứ định hình cho cuộc sống hiện tại của mỗi con người. Chính sức mạnh của nghiệp ác trong quá khứ đã đem đến tai nạn cho bản thân hay gia đình trong hiện tại. Thế nhưng, các việc làm hiện nay như Phật sự, lễ cầu an đều là nghiệp thiện, lành có sức mạnh tiêu tội lỗi, giảm tai ương. Đối với những hoàn cảnh đặc biệt như gia đình có người ốm đau, bệnh nặng… thì việc tiến hành lễ cầu an, và những việc làm thiện khác để mong được phúc, tránh họa,… là điều càng cần thiết.

Hiện nay, rất nhiều người đang có sự lầm lẫn nghi lễ cầu an với nghi thức dâng sao giải hạn, đây là một sự lầm lẫn hết sức là nghiêm trọng bởi lẽ hai nghi lễ này hoàn toàn khác nhau và tách biệt.

CHƯƠNG 2: NGHI LỄ CẦU AN Ở MỘT SỐ NGÔI CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu


Thông cáo báo chí của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứVII (tháng 11 năm 2012) đã viết: Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có khoảng

46.495 tăng ni và hàng chục triệu tín đồ Phật tử thuần thành tu học thường xuyên tại các cơ sở tự viện trong cả nước. Những con số trên còn chưa kể đến số người có tình cảm yêu mến, gắn bó với đạo Phật do truyền thống, tín ngưỡng thờ tổ tiên của gia đình. Cũng theo như thông cáo trên, tổng số cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường của cả nước tính tới năm 2012 là 14.778 cơ sở. Hội Phật tửViệt Nam không chỉ bao gồm những người theo đạo Phật ở trong nước mà còn có cả những người ở nước ngoài như ở Úc, Pháp, Lào, Séc, Ba Lan, Đức, Hungary, Nga, Ucraina, v.v...

Riêng Phật giáo tại Hà Nội, theo báo cáo tổng kết công tác Phật sự tháng 12 năm 2010 của Thành hội Phật giáo Hà Nôi thì trên địa bàn vào cuối nãm 2010 có 29 đơn vị Phật giáo cấp quận –huyện –thị trực thuộc, số lượng tăng ni là 2.078 vị, số lượng Tựviện có 2.059 ngôi.Tuy việc quản lý còn gặp nhiều khó khãn do số lượng tăng ni, tự viện đông như vậy nhưng nhìn chung các hoạt động Phật sự được tiến hành tương đối bài bản với việc giám sát, báo cáo hàng năm các công tác tổ chức, tăng sự, an cư kiết hạ, tổ chức giới đàn. Công tác giáo dục tăng ni và hoằng Pháp cũng đuợc quan tâm với những hoạt động như đưa tăng ni đi học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam, các lớp giáo lý cho Phật tử được tổvchức rộng rãi, nhiều lễ cầu nguyện, đêm biểu diễn văn nghệ mừng ngày lễ của Phật giáo được tổ chức quy mô hoành tráng. Công tác từ thiện hoạt động mạnh với số tiền làm từ thiện của Ban Từ thiện Thành hội, Ban Ðại diện Phật giáo các đơn vị quận –huyện –thị và tăng ni trụ trì các cơ sở tự viện lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm.Nhìn chung, hoạt động Phật giáo tại Hà Nội hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ, với sự đầu tư lớn tiền bạc,

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí