TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
------------
ĐỖ TUỆ QUYÊN
TÌM HIỂU NGHI LỄ CẦU AN QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ NGÔI CHÙA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 2
- Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 3
- Đặc Điểm Nghi Lễ Cầu An Của Phật Giáo Đại Thừa Theo Kinh Điển
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X
Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Tố Uyên
Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Tố Uyên đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019.
Sinh viên
Đỗ Tuệ Quyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Phạm vi nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHI LỄ CẦU AN 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản 7
1.2. Nghi lễ cầu an trong kinh điển của Phật giáo Đại Thừa 11
1.2.1. Nội dung và cách thực hành nghi lễ cầu an theo quan niệm của Phật giáo Đại Thừa 11
1.2.2. Đặc điểm nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa theo kinh điển 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG I 29
CHƯƠNG 2: NGHI LỄ CẦU AN Ở MỘT SỐ NGÔI CHÙA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 30
2.1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu 30
2.1.1. Chùa Phúc Khánh 31
2.1.2. Chùa Quán Sứ 33
2.1.3. Chùa Bằng 35
2.2. Thực trạng nghi lễ cầu an trên địa bàn Hà Nội hiện nay 37
2.2.1. Tình hình thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh 37
2.2.2. Thực trạng thực hành nghi lễ cầu an tại chùa Quán Sứ 41
2.2.3. Thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Bằng 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG II 49
KẾT LUẬN 50
Danh mục tài liệu tham khảo 54
PHỤ LỤC 56
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo hiện đại đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự nóng hổi, nó cũng luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của con người, giải quyết được những vấn đề mà khoa học chưa lý giải được. Nhắc đến tôn giáo Việt Nam không thể nào không nhắc đến Phật giáo. Bởi lẽ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã góp phần quan trọng đối với văn hóa cộng đồng, với việc nhận thức về thế giới, về xã hội và về con người, đặc biệt là việc đề cao trách nhiệm của chính con người và của cả dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, tạo sự gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh chung cho cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam không thể không nói đến Phật giáo Việt Nam và ngược lại. Sau khi nước nhà được thống nhất, Phật giáo Việt Nam đã ổn định và phát triển trong ngôi nhà chung: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong sự đồng hành cùng dân tộc, trong sự đổi mới và phát triển đất nước, trong sự hội nhập và phát triển. Có thể nói, Phật giáo Việt Nam đã có sự lớn mạnh cả về chất và lượng. Theo Tổng Ðiều tra Dân số và nhà ở năm 2009 thì Phật giáo có khoảng 6,8 triệu tín đồ [Hội đồng trị sự trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2014]. Ðây là một con số khá khiêm tốn, bởi lẽ bên cạnh số tín đồ chính thức của Phật giáo, những người có cảm tình với đạo Phật, tham gia vào các nghi lễ Phật giáo chiếm một số lượng rất lớn. Với truyền thống gắn đạo với đời, đạo pháp với dân tộc,Phật giáo đã tham gia vào nhiều hoạt động xã hội như: Cứu giúp người nghèo, người cô đơn cỡ nhỡ, nuôi dạy trẻ mồ côi... Phật giáo Việt Nam ngày càng khởi sắc không chỉ ở số lượng và quy mô các lễ hội, ở việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo cơ sở thờ tự mà còn ở việc nâng cao sự nhận thức về Phật học và thế học cho các tăng ni, ở việc tổ chức các hội thảo về Phật giáo trong lịch sử và hiện tại.
Trong thời đại công nghệ mới con người đối mặt bối cảnh đô thị hóa, xã hội biến động, hệ giá trị thay đổi, nguy cơ đối với con người có xu hướng tăng lên. Trầm cảm, tự tử, con người tâm không định, hoang mang, dễ khủng hoảng là những vấn nạn lớn của loài người. Đời sống nhân sinh là tập hợp của những nỗi thống khổ, cái khổ có xu hướng ngày càng đa dạng. Kinh tế thị trường khuếch đại nhân dục và gia tăng cạnh tranh. Nhân dục tăng lên tức là cầu bất đắc khổ gia tăng. Nguy cơ đối với đời sống con người tăng lên. Chính vì điều này, người dân đã tìm đến tôn giáo như một liều thuốc tinh thần thông qua những nghi lễ để xoa dịu những lo âu, bất an của họ. Đối với trường phái lý thuyết chức năng, Malinowski nhấn mạnh đến chức năng tâm sinh lý của lễ nghi. Từ ví dụ nổi tiếng của Malinowski về đời sống của người Trobriand ở một đảo của Thái Bình Dương đã rút ra nhận định là phù phép để trấn an chính con người về mặt tâm lý, mong được an toàn… Lý thuyết Malinowski đưa ra giả thuyết là môi trường càng bất trắc và kết quả càng bấp bênh thì con người càng cần đến lễ nghi phù phép.
Trong xã hội và con người của thời đại số hóa như vậy, cách nhìn thế giới và con người giác ngộ nhân tâm của Phật giáo, cách thức nhập thế của Phật giáo cần có những thuyên thích và định hướng mới. Phật giáo cũng cần có những cửa phương tiện mới phù hợp với thời đại. Ngày nay trước những vấn nạn mới của con người, của xã hội và đời sống hiện đại, Phật giáo cần thể hiện vai trò và vị thế mới, phát huy yếu tố nhân văn, vị tha, bác ái truyền thống trong cảnh huống mới và bằng những cách thức mới. Để đáp ứng được nhu cầu tinh thần và không phụ lòng tin tưởng của đại chúng, Phật giáo đã đưa đến những nghi lễ, cách thức phù hợp với từng nhu cầu căn bản thiết yếu nhất của Phật tử như : cầu siêu, cầu an, vu lan báo hiếu,….
Trong bối cảnh như vậy, việc tiếp cận nghiên cứu về nghi lễ cầu an của Phật giáo để tìm hiểu và giải thích những yếu tố ảnh hưởng đến với đạo Phật, hoạt động nghi lễ và hoạt động xã hội, đánh giá niềm tin tôn giáo và ảnh
hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội. Vì những lý do trên tôi quyết định chọn đềtài nghiên cứu “Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình góp phần nhận diện phần phác họa, miêu tả những hoạt động nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa, từ đó có thể đánh giá được niềm tin và sự gắn bó với Phật giáo trong đời sống Phật tử, đại chúng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vê Phật giáo ở Việt Nam tư cách là những thiết chế xã hội đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản, dưới nhiều góc độ như tôn giáo, triết học, xã hội học,… Rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề nghi lễ Phật giáo tiêu biểu như :
Nguyễn Đình Lâm,(2008), Diễn xướng thanh nhạc trong nghi lễ Phật giáo (Trường hợp cầu siêu), Nghiên cứu Tôn giáo (số 12).
Phan Thị Yến Tuyết,(2005), Nghi lễ cầu siêu – cầu an trong cồng đồng các dân tộc tại Nam Bộ , Nghiên cứu Tôn giáo ( số 4).
Nguyễn Tất Đạt,(2013), Công tác nghi lễ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Nguyễn Hữu Sử,(2014), Trai đàn Chẩn Tế Triều Nguyễn, Nghiên cứu Tôn giáo, (số 7).
Nhìn chung những nghiên cứu này đều đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của nghi lễ Phật giáo, đã chạm đến những nét căn bản trong từng nghi lễ qua nhiều chiều cạnh khác nhau. Những nghiên cứu này rất bổ ích không chỉ trong việc xem xét và lý giải những nghi thức nghi lễ tôn giáo Việt Nam khoảng hai thập kỷ gần đây, mà còn làm rò sự ảnh hưởng của những nghi lễ tôn giáo đến đời sống con người và ngược lại. Tuy nhiên, trong những công trình này, một số nhấn mạnh đến lý luận cơ bản, đưa ra những cái chung nhất mà chưa đi tới cái cụ thể. Chính vì thế việc nghiên cứ đề tài “Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay” là rất cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng tới sự tham gia hoạt động nghi lễ cầu an đầu năm của Phật tử tại Hà Nội hiện nay qua nghiên cứu trường hợp tại chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ. Từđó xem xét phân tích thực trạng thực hành nghi lễ cầu an tại Hà Nội hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rò khái niệm, ý nghĩa, cung cách thực hiện của nghi lễ cầu an của Phật giáo Đại Thừa.
Mô tả các hoạt động nghi lễ cầu an Phật giáo ở chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ hiện nay.
Tìm hiểu sự tham gia của Phật tử chùa Phúc Khánh, chùa Bằng và chùa Quán Sứ trong nghi lễ cầu an: tần suất tham dự, cung cách tham gia.
5. Phạm vi nghiên cứu :
Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nghi lễ cầu an ở một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Cụ thể là chùa Phúc Khánh; chùa Quán Sứ và chùa Bằng.
Thời gian nghiên cứu: Trong khoảng vài năm trở lại đây
Nội dung nghiên cứu: Vì các ngôi chùa ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nói chung và ở Hà Nội nói riêng chủ yếu theo Phật giáo Đại Thừa, nên có nhiều nghi lễ khác nhau. Vì thế, ở đề tài này, chúng tôi chỉ chọn Nghi lễ cầu an làm đối tượng nghiên cứu chính.
6. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo. Căn cứ Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội.
Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin nhằm tìm ra và phân tích được bản chất, ý nghĩa thực sự của nghi lễ cầu an đầu năm
Phương pháp phân tích so sánh: nhằm làm rò nét tương đồng, sự khác biệt của nghi lễ cầu an so với giai đoạn trước đó; làm rò những đặc trưng riêng của nghi lễ này só với các nghi lễ khác trong Phật giáo.
Phương pháp thu thập thông tin định tính: bao gồm các phương pháp như quan sát, phỏng vấn sâu, phân tích các văn bản như tài liệu, tranh, ảnh, tượng... Phương pháp này cho phép đề tài mô tả bối cảnh nghiên cứu, sự linh hoạt để phát hiện vấn đềnhằm bổ sung, lý giải cho những vấn đề chưa rò trong nghi lễ cầu an. Đề tài sử dụng phương pháp này ở ba ngôi chùa bao gồm nội thành và ngoại thành, mỗi ngôi chùa dự kiến quan sát phỏng vấn từ 5 đến 10 tín đồ và chức sắc Phật giáo nhằm phục vụ những luận cứ khoa học cho đề tài.
Ngoài ra, đề tài này chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên quan nhằm làm rò thực trạng nghi lễ cầu an trên địa bàn Hà Nội hiện nay.