Thực Trạng Nghi Lễ Cầu An Trên Địa Bàn Hà Nội Hiện Nay

công sức và ngày một thu hút nhiều những người quan tâm và đến với đạo Phật.

Hà Nội có đến hơn 100 chùa lớn, nhỏ, nằm xen kẽ trong các phố phường tấp nập như Trấn Quốc, Kim Liên, Một Cột,Quán Sứ, Liên Phái... Chùa nào cũng mang trên mình những nét riêng, phần thiêng của mình, tuy nhiên bài nghiên cứu này chúng tôi chọn ra ba địa điểm nghiên cứu : chùa Phúc Khánh, chùa Quán Sứ và chùa Bằng. Bởi đây là những địa điểm chúng tôi thấy rằng có số lượng và chất lượng việc tổ chức các nghi lễ tương đối cao để phục vụ nhu cầu tâm linh cho quần chúng nhân dân, hơn hết vẫn giữ được các nghi quỹ chung trong thực hiện các nghi lễ Phật giáo Đại Thừa.

2.1.1. Chùa Phúc Khánh


Chùa Phúc Khánh hay còn được gọi là chùa Sở, chùa Thịnh Quang, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa Phúc Khánh là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội, được xây dựng vào thời Hậu Lê là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo.

Chùa được xây dựng từ cuối đời Trần - đầu thời Lê, là nơi để dạy các Phật tử tu thành chính quả. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa, ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Do đó chùa Phúc Khánh là một phần trong sự tích vua Quang Trung đại phá quân Thanh. [28] Chùa qua nhiều lần trùng tu, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt, năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm an cư kiết hạ hàng năm của chư tăng. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá; năm 1950, dân làng lại góp công của xây dựng lại như hiện nay.

Chùa có lịch sử lâu đời với nhiều công trình kiến trúc cổ kính mà vẫn giữ được nét truyền thống, bình dị tạo cho mọi người đến chùa có cảm giác thân thương và rất gần gũi. Chùa có công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống: Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn, trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau là một sân nhỏ dẫn đến tiền đường, tiền đường và hậu cung thuộc phật điện. Tiền đường có 5 gian, chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” có nghĩa “Điện rồng vàng”. Tất cả vì kèo và kẻ đều được chạm trổ công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc, liên áp... Hậu cung gồm 3 gian làm khá đơn giản, điện Mẫu, nhà Tổ cũng mang một kết cấu vì kèo quá gian. Nhà khách và nhà trai đều làm kiểu đầu hồi bít ốc. Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí theo hướng từ ngoài vào trong, ở tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế. Nhà Tổ thờ các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch. Di vật của chùa phong phú với 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, bia đá 21 tấm, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 năm 1698. Chuông đồng 3 quả, 1 quả thời Cảnh Thịnh 4 năm 1796; cửa vòng 14 bộ và một số đồ thờ khác như bát hương đồng, lư hương đá, nhang án... Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia năm 1988.

Không chỉ với kiết trúc đồ sộ, bề dày lịch sử mà chùa còn chiếm được một phần không nhỏ trong lòng rất nhiều người dân bởi nhiều nguyên nhân khác khiến chùa được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, giải hạn, Tam Quy, Bán Khoán,…

Chiếm được lòng rất nhiều nhân dân đại chúng, mỗi khóa lễ tại chùa đều thu hút hàng nghìn người tham dự, người dân tới lễ Phật, đăng ký giải hạn cho bản thân và gia đình. Chùa Phúc Khánh với rất nhiều Phật tử tín Phật một

lòng nhất tâm hướng về Phật, nên mỗi khi có đại lễ, khóa lễ diễn ra dù lượng khách thập phương lên tới hàng nghìn người hay diện tích chùa có hẹp nhưng vẫn luôn được diễn ra rất hoàn chỉnh, nghiêm trang theo đúng nghi quy của nhà Phật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

2.1.2. Chùa Quán Sứ


Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 5

Một trong những ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng bậc nhất ở Hà Nội không thể không kể đến đó chính là chùa Quán Sứ. Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội, ngôi chùa tọa lạc tại số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15. Vào thời vua Lê Thế Tông, nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa nên nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ hay còn có thể nói chùa Quán Sứ thuở ban đầu chính là một khu nhà cho các sứ thần các nước trú chân trước khi vào chầu vua nước Việt. Sứ giả các nước Chiêm Thành, Ai Lao, Chà Và… Vì lẽ này nên ngay từ đầu địa điểm này đã có sự kết hợp của dinh sở và chùa chiền. Chùa Sứ Quán có thể coi như những sứ quán cổ nhất trong nền ngoại giao của nước Việt với lân bang.

Qua thời gian và chiến tranh thì khu dinh cơ dành cho các sứ thần sụp đổ nhưng chùa thì vẫn còn và được tu sửa lại làm chỗ cho các binh sĩ đóng quân ở một đồn gần đó có nơi bái lễ. Đến năm 1822, chùa được sửa sang thêm các khu hành lang, tô tượng, đúc chuông để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập chọn lấy chùa làm trụ sở trung ương. Đến năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế do hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ

Vĩnh Nghiêm duyệt. Chính nơi đây vào ngày 13/5/1951, lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. [27]

Là trụ sở của một giáo hội lớn, chùa Quán Sứ có những điểm riêng biệt. Ngôi chùa được xây hai tầng theo kiểu hiện đại đầu tiên trong cả nước. Chùa là một quần thể kiến trúc rất độc đáo với những sự kết hợp hài hòa giữa những phần kiến trúc nhỏ lẻ.Tam quan có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là đến một sân rộng lát gạch, lên 11 bậc là tới chính điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật gồm các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy được bày trí trang nghiêm. Ở phía trong cùng, ba vị Tam thế Phật được thờ trên bậc cao nhất. Gian bên phải chính điện thờ Lý Quốc Sư - Thiền sư Minh Không với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Vào sâu bên trong sân chùa chính là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Là một trong những ngôi chùa trung tâm của Phật giáo, ý thức giữ gìn chính pháp rất cao, trong chùa không có ban thờ “mẫu tam tứ phủ” vì đó là tín ngưỡng bản địa phát sinh không thuộc Phật giáo, điều khá hiếm gặp trong hệ thống chùa ở Việt Nam.

Điều đặc biệt hơn nữa, tên chùa cũng như nhiều câu đối trong chùa hầu hết đều được viết bằng chữ quốc ngữ, điều này là do vào khoảng giữa thế kỷ 20 chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng đặt ở đây. Đồng thời, cũng là nơi đặt văn phòng Hội đồng trị sự, văn phòng Hội đồng chứng minh và phòng khách quốc tế. Ngoài ra đây là cũng nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu, thư tịch Phật giáo và là một trong những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Đạo Phật lớn nhất trong cả nước. Các vị hòa thượng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng trị sự Trung ương Giáo

hội Phật giáo Việt Nam cùng các vị thượng tọa, đại đức, tăng ni của văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều làm việc ở chùa Quán Sứ và các hội nghị Phật giáo ở cấp quốc tế và quốc gia cũng thường được tổ chức tại đây.

Có thể thấy chùa Quán Sứ đã đang và vẫn làm tốt vị trí là trung tâm Phật giáo với những hoạt động văn hóa diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, các hoạt động thường nhật như: ngày sóc, vọng hoặc các dịp đại lễ như: Lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản. Trong các ngày đại lễ, những hoạt động sinh hoạt văn hóa của các tín đồ, Tăng, Ni, Phật tử diễn ra sôi nổi vừa mang nét văn hóa Phật giáo vừa mang hơi thở của thời đại mới nhưng vẫn đảm bảo những nguyên tắc pháp quy của tôn giáo. Ngoài ra, các hoạt động học tập, nghiên cứu tại Thư viện, Nhà giảng cũng thu hút các đối tượng khác nhau vừa đến tìm hiểu văn hóa Phật giáo, được cầu Phật, lễ phật, Thánh; cầu xin cho bản thân, gia đình, đất nước an khang thịnh vượng. Những hoạt động này có một vai trò quan trong trong việc phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Phật giáo, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Việt.

Không những vậy, để những đại lễ được diễn ra thành công tốt đẹp, các khóa lễ được diễn ra quy củ, những buổi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt đạo tràng, các tổ kinh,…được diễn ra một cách chỉnh chu nhất thì chùa Quán Sứ luôn có những phòng ban chuẩn bị kỹ càng, bắt đầu từ ban tiếp lễ, đón tiếp, ban truyền thông hay ban tri khách,…mỗi ban một việc, điều hành hoàn thiện đại lễ, khóa lễ một cách nghệ thuật vô cùng độc đáo và hấp dẫn, tràn đầy sắc thái linh thiêng hay buổi sinh hoạt với nhiều hoạt động sôi nổi và thiết thực,...

2.1.3. Chùa Bằng


Chùa Bằng - Linh Tiên tự tọa lạc tại số 63 phố Bằng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Xưa kia dưới thời Hậu Lê thuộc xã Bình Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam. Về niên đại xây

dựng từ thuở ban đầu do thất lạc tài liệu sử sách nên chưa xác định được chính xác.

Trải qua bao mưa nắng và chiến tranh, không những mất đi những di vật cổ có giá trị, mà còn tạo nên những ấn tượng riêng với những công trình mới đậm chất phật giáo được xây dựng như toà Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, Khu Tháp Tổ, bia đá, chuông đồng, thống đá. Toà thượng điện là công trình chính của chùa (thượng điện hay chính điện thờ Tam bảo). Trong quá trình trùng tu đã phát hiện cách xây dựng độc đáo của tiền nhân với hệ thống “móng treo” rất đặc biệt, bên trong lòng móng có hàng trăm viên gạch “vồ” của thế kỷ 15, 16 .Tuy năm 1945 có trùng tu lại sau khi bị chiến tranh nhưng đó chỉ thay phần mái gỗ lợp ngói thành bê tông còn hệ thống tường móng giữ nguyên của đợt đại trùng tu theo bia “Linh Tiên tự ký” (tạo năm 1654). Hiện nay rất ít công trình kiến trúc đình đền chùa miếu còn loại gạch móng như ở chùa này. Nhà thờ Tổ được tạo dựng bằng gỗ lim. Ngôi nhà này cũng giữ được vẻ độc đáo còn lại ở Việt Nam với hệ thống 6 hàng cột. Tấm bia “Linh Tiên tự ký” được khắc ngày 13 tháng 2 năm Giáp Ngọ niên hiệu Thịnh Đức thứ 2 Triều Lê Thần Tông (năm 1654) do pháp sư Tự Ngọc Bảo, người huyện Tiên Du - Bắc Ninh soạn với bút tích của Hoà thượng Pháp Ấn quê làng Phù Lãng, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Nội dung ghi công đức của ông,bà Ngô Vĩnh Đăng, Lưu Thị Lý phát tâm làm chùa. Đại hồng chung (chuông chiêu mộ): được đúc tháng 6 niên hiệu Minh Mệnh thứ 18 triều Nguyễn – Đinh Dậu (1837). Đây là quả chuông (đương thời) to nhất vùng được nhân dân ca ngợi qua câu: “chuông Bằng, trống Lủ, mò Đình Công, cồng làng Sét”, trên chuông ghi công đức của các hội và tín chủ cúng dàng dưới sự chủ trì của thiền sư Tự Phổ Siêu. Vườn chùa hiện còn 6 ngôi tháp thờ chư vị tổ sư và các sư giác linh, trong đó có những ngôi tháp cổ: Linh Quang thờ Thiền Sư Tính Tuyên; Tháp Từ Quang thờ thiền sư Chiếu Sửu – Trí Điển. [29] Bảo tháp Báo Ân, công trình kế thừa ý nghĩa của Tháp Báo Thiên thời Lý, được xây dựng

nhân lễ kỉ niệm 350 năm ngày đại trùng tu chùa Linh Tiên lần đầu tiên (1654- 2004). Với chiều cao kỷ lục Từ mặt nền, lên đỉnh tháp cao 54,66m.Tháp gồm 13 tầng theo phẩm Phú chúc, kinh Niết bàn. 8 cột trụ ngoài của tháp đều được làm bằng đá, chạm theo hình long phượng, tượng trưng cho khí âm dương hòa hợp,đạt kỷ lục Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam năm 2007. Năm 2010, tháp xác lập kỉ lục Việt Nam lần 2 với tiêu chí Tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam với 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá. [26] Bên cạnh quy mô tháp Báo Ân là 18 pho tượng La Hán thẳng hàng được kiến trúc theo dáng mẫu của các vị La Hán chùa Tây Phương (Hà Nội). Tiếp đó là Quan Âm viên, được tôn trí bởi 45 pho tượng được làm bằng đá trắng cùng kích cỡ, thể hiện tinh hoa văn hóa của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam.

Với niên đại hơn 400 năm, chùa không chỉ là nơi để tăng ni, phật tử thăm quan, lễ bái mà còn tổ chức các khóa tu ngắn hạn cho nhân dân, thanh thiếu niên, sinh viên. Chùa còn là trụ sở tổ chức một số hoạt động của Hội Phật giáo TP Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, Chùa Bằng cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như Tiếp sức mùa thi,...

2.2. Thực trạng nghi lễ cầu an trên địa bàn Hà Nội hiện nay

2.2.1. Tình hình thực hành nghi lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh


Vốn là một ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội chính vì vậy lễ cầu an chính thức đầu năm tại chùa Phúc Khánh luôn thu hút hàng nghìn người về đây dự lễ.

Lễ cầu an đầu năm tại chùa Phúc Khánh thường được diễn ra vào 19 giờ ngày 14 tháng riêng âm lịch. Chùa cho phát tâm đăng ký cầu an vào 15 tháng chạp năm trước. Khóa lễ được diễn ra một cách trang nghiêm trong khoảng 45 phút đến 60 phút trong sự quán trưởng của tất cả đại chúng tham dự.

Chủ lễ thường là bậc đại đức như đại đức Thích Minh Đức đứng ra làm lễ, bên cạnh là những vị tăng sư thực hiện việc chuông, mò, hỗ trợ việc gia trì

thêm cho chủ lễ. Trong suốt buổi lễ, ngoài những vị chủ lễ, tăng sư thực hiện trì, chú, tụng, niệm còn có những bà vãi hay còn được gọi là tổ kinh của chùa được ngồi sát chủ lễ và cùng tụng kinh theo các sư thầy, bên ngoài những người tham dự cũng được phát một quyển sách in các bài cúng để cùng tụng niệm theo thầy do những phật tử trong chùa phát tâm thực hiện, mỗi năm sẽ được phát 200 – 300 cuốn, tuy nhiên do số lượng người tham dự đông nên số lượng sách chỉ có thể đáp ứng cho một phần người tham dự. Ngoài ra, các vị chủ lễ còn sử dụng thêm loa, mic để khi tụng kinh, niệm đại chung có thể nghe được dù không được ngồi thầy, để mọi người có thể tung niệm theo thầy. Tuy nhiên, số lượng người quá đông, dù có loa thì đôi khi không phải ai cũng có thể nghe hết được những điều thầy tụng, chú. Những người ngồi ngoài đường, dưới lòng đường cũng khó có thể nghe hết, không những vậy số lượng người tham dự quá đông khiến không khí buổi lễ có đôi phần bị loãng, rất khó để nghe được điều gì. Ngoài ra, không phải ai về chùa dự lễ cũng có thể hiểu hết được khóa lễ sẽ làm những gì, tụng kinh gì hay tụng như thế nào, dù đã có phát sách kinh để đại chúng có thể tụng theo và hiểu đôi phần nghi quy nhưng số lượng sách là có hạn so với số lượng khách thập phương về dự nên trong khi buổi lễ diễn ra, đại chúng thường chỉ nhất tâm tụng niệm tên, tuổi, địa chỉ gia đình mình cùng với ước nguyện cầu an, cầu sức khỏe,… thành tâm hướng Phật, một lòng mong được sở nguyện ý cầu.

Thành phần được tham dự có thể là bất kỳ một ai, chỉ cần họ có lòng hướng về Phật, tin tưởng vào Phật, pháp và tăng đều có thể đến chùa đăng ký cầu an cho bản thân và người thân. Buổi lễ được thực hiện tại gian Tam Bảo của chùa trong sự hoan hỉ, thành tâm chiêm bái, khấn Phật của mọi người.

Các khóa lễ được diễn ra trong sự nhất tâm của tất cả mọi người, xuyên suốt buổi lễ là kinh Phổ Môn, sau đến phần văn sớ cầu an thì chủ lễ không đọc tên, tuổi, địa chỉ của riêng từng gia chủ hay văn sớ của từng người. Vì số lượng người về tham dự đông nên khi đọc đến tên, tuổi, địa chỉ,.. của gia chủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022