tươi lễ Phật là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Về hương cúng dàng, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn. Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) , Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới) , Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai) ,Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ). Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là không vĩnh viễn, tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt, ngắn ngủi vô thường... Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trồi qua, uổng phí tháng ngày. Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, hoa, đăng (đèn), trà, quả, thực (thức ăn). Tuy nhiên nhiều người không rò về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, không những uổng phí mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa.
Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá linh đình vì đúng ý nghĩa sự cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nưóc trong là đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén tâm hương - tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.
b. Nghi thức thực hiện khóa lễ cầu an đầu năm của Phật giáo Đại thừa
Mỗi thầy mỗi phép, mỗi chùa mỗi cách lễ, mỗi khóa lễ lại có những cách thực hành nghi lễ theo cách khác nhau với những bài kinh kệ phù hợp với mục đích thực hiện khóa lễ. Tuy nhiên, dù có sự khác nhau giữa các chủ lễ, giữa các chùa, giữa các vùng nhưng luôn có sự đồng nhất, thống nhất chung nhất định. Lễ cầu an cũng vậy, tuy mỗi nơi mỗi khác nhưng vẫn luôn tuân thủ thực hiện đầy đủ nghiêm trang những bước căn bản, cốt lòi của khóa lễ, thời kinh. Mỗi một nghi lễ sẽ có những văn sớ riêng, tùy theo mục đích của khóa lễ mà sẽ có thời kinh phù hợp. Khi thực hiện lễ cầu an, chủ lễ có thể đọc kinh cầu an, kinh Phổ - Môn, kinh dược sư,….nhưng chủ yếu những vị chủ lễ hoặc chủ sám thường tụng kinh Phổ - Môn, kinh Dược – Sư.
Khi bước vào buổi lễ, trước hết phải chuẩn bị kỹ càng về nhang, đèn, hoa quả, mâm chay, đồ lễ,… trên bàn Phật,sau đấy chủ lễ sẽ bắt đầu đỉnh lễ Tam Bảo với toàn bộ sự cung kính kính lạy Phật pháp tăng ở khắp mười phương.
Tiếp đến là dâng hương, hương hay còn được gọi là nhang hoặc thượng hương, khói hương tỏa nghi ngút làm tăng sự trang nghiêm của ngôi chùa cũng như buổi lễ. Nhà Phật cho rằng hương có thể làm tăng thiện căn của chúng sinh, đồng thời mượn khói hương để truyền đạt thông tin đến chư Phật và chư Bồ Tát, tâm hương chính là dùng cái tâm chí thành của mình để trực tiếp đối diện với Phật. Trước tiên phải đốt 3 Lần nén hương, dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai bàn tay kẹp lấy phần thân hương, ngón còn lại chống ở phần cuối cây nhang, đặt nhang trước ngực, đầu nhang hướng về phía tượng Phật hoặc Bồ Tát, tiếp đó đưa hương lên cao ngang mày rồi đặt về phía trước ngực, sau đó dùng tay trái phân nhang ra cắm. Cây nhang đầu tiên đặt chính giữa, khi cắm trong lòng phải thầm niệm: “cúng bái mười phương thế Tam Bảo” , cây nhang thứ 2 cắm bên phải, lúc cắm thầm niệm : “cúng bái sư trưởng cha mẹ”, cây nhang cuối cùng cắm bên trái, khi cắm thầm niệm :
“cúng bái mười phương pháp giới tất cả chúng sinh”. Tuy nhiên, tùy mỗi hoàn cảnh, mỗi vị chủ lễ mà nội dung quán trưởng thầm niệm khi dâng hương khác nhau, có thể có người nén hương đầu cúng Phật, nén thứ 2 cúng pháp, nén thứ 3 bái tăng,…tất cả đều sử dụng được. Sau khi cắm hương, chắp tay khấn cầu : “Nguyện rằng làn hương sẽ bay thẳng đến nơi chư Phật cư ngụ, cầu đại từ bi, ban niềm vui cho chúng sinh” hoặc xướng tụng bài “Hương kệ”. [8,31]
Sau đấy đến nghi thức thỉnh chuông mò hay khai chuông mò. Ở trong Chùa chuông luôn luôn để bên tay trái của tượng Phật hay Bồ Tát, mò bên tay phải. Người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6 tiếng chuông với ý nghĩa giữ cho sáu căn thanh tịnh để tụng kinh. Mỗi khi người chủ lễ, chủ sám vái hoặc lạy, thỉnh 1 tiếng, khi vị chủ lễ lạy xuống, thỉnh một tiếng chuông và khi trán vị chủ lễ chạm nền chính điện thì dập chuông (dùng dùi gò vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông, như thế âm thanh của chuông không vang ra). Khi nghe được tiếng dập chuông thì chủ lễ và đại chúng cùng tham dự đứng lên.Tiếng chuông phát ra âm thanh lắng động, đêm khuya nghe tiếng chuông lòng chúng ta sẽ lắng động, thanh thản, phiền não dường như tiêu tan. Ở trong chùa có bài kệ khi thỉnh chuông như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 1
- Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay - 2
- Đặc Điểm Nghi Lễ Cầu An Của Phật Giáo Đại Thừa Theo Kinh Điển
- Thực Trạng Nghi Lễ Cầu An Trên Địa Bàn Hà Nội Hiện Nay
- Thực Trạng Thực Hành Nghi Lễ Cầu An Tại Chùa Quán Sứ
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, Thiết vi u ám tất giai văn,
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhứt thiết chúng sinh thành chính giác.
Bài kệ đọc khi nghe có tiếng chuông:
Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng Bồ đề sinh,
Ly Địa ngục xuất hỏa khanh Nguyện thành Phật độ. chúng sinh Án Dà Ra Đế Da Ta Bà Ha (3 lần)
(Nghĩa là: Nguyện cho tiếng chuông này vang khắp nơi, ở Địa ngục u ám Thiết vi cũng được nghe, ở trần thếđược thanh tịnh chứng quả, hết thảy chúng sinh đều thành chính giác và bài kệ sau: Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ đi, trí tuệ tăng trưởng thêm, sinh tâm Bồ đề, rời khỏi địa ngục, không bị lửa địa ngục thiêu đốt, nguyện thành Phật để độ hết chúng sinh.)
Chuông thỉnh trước: thỉnh 3 tiếng chuông
Mò gò sau khi chuông chấm dứt: thỉnh 7 tiếng mò (bốn tiếng rời, tiếp theo hai tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra)
Sau đó chuông mò hòa nhau như sau: 1 tiếng chuông 1 tiếng mò 1 tiếng chuông 1 tiếng mò 1 tiếng chuông 3 tiếng mò 1 tiếng chuông
Chuông thỉnh một tiếng rồi mò tiếp theo một tiếng, chuông đủ ba tiếng ngưng chờ, mò đánh thêm tiếng thứ tư, tiếng thứ năm và sáu liền nhau, rồi chuông dập cùng lúc với tiếng mò thứ bảy.
Chủ lễ tụng bài tán Phật với ý nguyện xưng dương công đức của Phật, tán thân tướng tốt của Phật, xưng dương các thứ mỹ đức của Phật, tán thán các thứ diệu hạnh của Phật. Như trong kinh có ghi “Bấy giờ vua Ba Tư Nặc thỉnh Phật và Tăng chúng vào cung thọ trai. Khi ấy có một thầy Tỷ kheo, miệng thở ra thơm như hoa sen. Vua sinh tâm nghi hoặc, sợ quyến rũ người trong cung, vua sai bảo thầy Tỷ kheo súc miệng, thầy Tỷ kheo càng xúc miệng càng thơm. Vua thân hành đến thưa Phật, Phật xác chứng rằng: Trong vô lượng kiếp về trước, thầy Tỷ kheo này, thường thăng tòa tán thán về công hạnh chư Phật khắp mười phương, bởi do nhân duyên này, nay được quả báo thù thắng”. Chúng ta thấy rò nhân quả rất là tương ứng, khi ta tán thán ca ngợi công hạnh của người nào đó, bằng vào tấm lòng từ bi - hỷ - xả, thì chính trong giờ phút thực tại này, từ nơi năng lực của tự thân, phát khởi chất liệu an vui hạnh phúc, chính nhờ vào năng lực này, nó đi theo chúng ta từ đời này sang kiếp khác. Đây chính là hạt giống thiện pháp, gieo vào trong tâm thức của chúng ta. Do đó mỗi một lời nói, một ý nghĩ ta phải luôn luôn chính niệm và tỉnh giác, cẩn trọng trong từng lời nói.
Tiếp đến là 3 lần Nhất tâm đỉnh lễ với kinh Phổ Môn hoặc 9 lần nhất tâm đỉnh lễ với kinh Dược Sư - một lòng, với thân, khẩu, ý thanh tịnh con xin cúi đầu quỳ lạy. Mỗi lần nhất tâm đảnh lễ như vậy xong, chủ sám đứng lên lạy 1 lạy và tất cả đại chúng đằng sau cũng như vậy, lúc đỉnh lễ 2 tay phải chắp khép lại như hoa sen búp, tuyệt đối không nên để ở giữa trống. Đại Giải Thoát Kinh chép: Như hoa sen búp 2 tay chắp khép lại, vô lượng thân nhóm họp đỉnh lễ 10 phương Phật, đỉnh lễ là để đối trị ngã kiến, ngã mạn của chúng ta, mượn hình thức bên ngoài để rèn luyện bản thân, khiến cho chúng ta tiêu trừ kiêu mạn, còn Ấn Quang Đại Sư Văn Sao chép: Cúi đầu đỉnh lễ đây cũng là một phương pháp tốt để rèn luyện thân, như giảm béo, và giúp cho thân thể kiện khang, đây cũng chính là tác dụng phụ của việc cúi đầu đảnh lễ.Kính lễchúng ta thấy chỉ là hình thức bên ngoài nhưng hàm tàng bằng tất cả lòng thiết tha ngưỡng mộ. Do vậy, khi đỉnh lễ chúng ta phải thể hiện được tinh thần đó. Đây cũng là một nét đẹp trong tín ngưỡng, đỉnh lễ cũng giúp ta đưa tâm trở về với thực tại bình an, nhận diện rò rệt được sự mầu nhiệm của sức sống nội tâm.
Trong nghi thức cầu an đầu, mong muốn một năm mới tốt đẹp hơn, yên hàn về tâm trí lẫn cơ thể, mọi chuyện thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên không thể thiếu được phần sám hối. Trong suốt năm cũ, bản thân ta đã xảy ra nhiều va chạm trong cuộc sống để bảo vệ sinh tồn, có thể đã gây ra những sự việc đáng tiếc, không hay trong thân, khẩu , ý. Sang năm mới, mình sám hối trong từng ý nghĩ, việc làm, lời nói những việc làm xấu trong năm cũ với cửa Phật, với tổ tiên, sang năm mới xin không phạm phải những lỗi cũ. Mong tâm niệm thanh tịnh, cao đẹp, có những ý nghĩ tốt đẹp, nói không với ác khẩu, không nói vọng ngôn, nói những điều xấu gây chia rẽ nội bộ, chỉ nói lời chính ngữ. Không sát sinh, sống hòa bình, không phạm tà dâm ngũ giới. Tất cả luôn phải khắc phục những mầm mống gây họa, luôn phải phòng hộ những điều sai, không được làm những điều ác, giữ cho mình không được phạm vào 3 nghiệp
: thân, khẩu, ý. Nhưng không chỉ sám những việc đã làm sai trong năm cũ,
mong năm mới không phạm phải những lỗi ấy nữa, giữ thân không làm điều xấu là đủ mà còn phải làm nhiều việc thiện thì mới trọn vẹn.
Lúc này, khói hương đã bốc nghi ngút, chủ sám sẽ vào bài “Hương tán” hoặc “Hương kệ” để nói đến hình dạng của khói hương giống như những đám mây. Trong kinh Phật, “Trong số các loại hương thì hương vân có uy thần nhất”, nhà Phật luôn cho rẳng hương chính là biểu tượng thành kính nhất của tín đồ trước Chư Phật và Bồ Tát, thông qua việc đốt hương mà đạt đến cảnh giới “Chư Phật hiện toàn thân”. Tiếp sẽ tụng những bài chân ngôn, thần chú làm sạch nghiệp, an thổ địa, phả cúng dàng, … ngoài ra riêng với kinh Phổ Môn còn tụng thêm chân ngôn như là “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni”, “Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni”, “Tiêu tai cát tường thần chú”,…
Khi bắt đầu vào Kệ khai kinh, dù là kinh Phổ Môn hay kinh Dược Sư trước khi vào bài kinh đều phải có câu dẫn
“Pháp Phật cao sâu rất nhiệm màu Muôn đời khó gặp dễ hay đâu Con nay nghe thấy được trì thụ
Chân nghĩa Như Lai nguyện hiểu sâu.
Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.” [9,67]
Lặp lại liên tục 3 lần với thỉnh 3 chuông ở cuối mỗi bài dẫn. Sau đó vị chủ sám sẽ tụng bài kinh phù hợp với buổi lễ, ví như kinh Phổ Môn thì tụng “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” phẩm “Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát” , kinh Dược Sư thì tụng bài kinh nói về công đức bản nguyện của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Một phần quan trọng trong thời kinh đó là tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, bản kinh này do Đức Thế Tôn nói mà điều đẩu tiên Ngài nói đến vị Bồ tát Quán tự tại tức Quán Thế âm rằng Bồ tát do hành trì một cách thâm sâu phép Bát nhã Ba la mật mà thấy chân tướng của các pháp và đạt được vị quả bồ đề và các chư Phật ba đời đều nương vào pháp Bát nhã Ba la mật đa để đạt
đến giải thoát và giác ngộ tức chứng được quả vô thượng bồ để và khuyên mọi người con Phật hãy mau mau tu chứng vì kinh và chú Bát nhã rất là diệu dụng cứu cánh, giúp người tu hành mau lên bờ giác.Có tụng Bát Nhã Tâm Kinh mới mở lối cho ta sám hối những ác nghiệp trước kia, mới có đủ duyên để hồi hướng về chư Thiện Thánh hiền, Già lam Hộ pháp, Long thiên và cho mọi chúng sinh trong tất cả các còi.
Tiếp theo là niệm những kệ niệm phù hợp theo từng bài kinh, đối với kinh Phổ Môn thì là “Kệ niệm Bồ Tát Quán Âm” , kinh Dược Sư là “Kệ niệm Phật”. Niệm Phật chính là con đường nhanh nhất để thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ của còi Ta Bà, do đó, phương pháp tu tập này trở thành một trường phái phổ biến nhất trong Phật giáo hiện đại.
Sau cùng tất cả, chủ sám cùng toàn thể đại chúng sẽ tụng bài kệ hồi hướng - có nghĩa là gom về, là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về việc cầu sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Vì thế, người học Phật phải nên đem hết công đức hồi hướng vãng sinh Tây Phương thì lúc lâm chung mới có hy vọng được sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nhưng niệm bài kệ Hồi Hướng cũng giống như niệm Phật từng câu phát xuất từ nội tâm, chẳng thể niệm xuông nơi cửa miệng được.
Phần sau là Tam tự quy và xin lạy Chư Thánh Hiền. Chúng sinh xin được quy Phật với mong cầu thấu hiểu đạo lớn, phát tâm vô thượng, quy Pháp với mong cầu thông thuộc Kinh Tạng, trí tuệ như biển và cuối xin được quy Tăng với mong cầu chúng sinh được hòa hợp đại chúng. Lạy Chư Thánh Hiền không phải điều gì xa lạ với chúng ta, thậm chí đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của những người Phật tử,ta tin Phật, ta cảm mến ân đức vô lượng của ngài đối với chúng ta, cảm mến trí tuệ tuyệt vời và công đức vô biên của ngài, mà hằng ngày gần gũi tôn tượng của ngài để lễ lạy và xưng tán, để tụng đọc kinh văn, làm cho những lời dạy có giá trị vượt thoát thời gian của Chư Thánh Hiền thấm sâu vào từng tế bào của cơ thể làm nên sự sống tươi đẹp và bình an ngay trong đời sống này.
Mỗi một người, một gia đình tín chủ khi đăng ký lễ cầu an đều được chùa viết cho một tấm lá sớ cầu an với văn cầu an , cầu tiêu tai ương, nghiệp chướng, giảm hết phiền não, tăng tuổi thọ ,… ngoài ra nếu chùa tụng kinh Dược Sư thì lá sớ cầu an sẽ được thay bằng văn cầu an đảo bệnh với mong cầu bách bệnh tiêu tán, tự tại an tâm,…
Sau cùng, kết thúc một khóa lễ được trọn vẹn, các thầy trưởng hoặc vị chủ lễ sẽ đọc bài tuyên biểu như một lần nữa nhấn mạnh lời thỉnh cầu của chúng sinh đến với Đức Phật, cầu mong cho được sở nguyện ý cầu, khấn xin Đức Phật cứu độ chúng sinh.
Khi tham lễ cầu an mọi người sẽ được sống với những phút giây chính niệm, quán tưởng làm theo những lời răn dạy của Phật,trong giây phút ấy bản thân mỗi người từ suy nghĩ đến hành động đều một mực giữ gìn, không tạo những điều xấu, ác để một năm mới được bình an. Biết sống theo lời Đức Phật dạy chính là đang gieo cái nhân bình an cho cuộc đời chúng ta. Đã gieo trồng bình an như thế thì cây phước đức của ta sẽ ngày một lớn mạnh hơn.
c. Những điều cần lưu ý khi hành lễ
Trong khi thực hiện nghi lễ có những điều căn bản cần lưu ý đó là cung cách hành lễ và âm điệu của buổi lễ. Phật giáo luôn có chủ trương tĩnh lặng, tư duy và chuyển hóa lắng dừng các tư tưởng loạn động, để tập trung vào một cảnh giới, một đối tượng để chuyển hóa ác nghiệp thành thiện nghiệp, để đạt tới giác ngộ và giải thoát.
*Âm điệu của buổi lễ cầu an
Để buổi lễ đạt kết quả cao nhất thì âm điệu của buổi lễ phải trầm hùng, tha thiết và thành khẩn. Âm thanh của pháp khí phải dược điều hòa trầm bổng để tăng phần trang nghiêm và linh cảm trong buổi lễ cần phải có những pháp khí để làm phương tiện hỗ trợ trong các buổi lễ như chuông và mò. Khi nghe được tiếng chuông, mọi người sẽ cảm thấy tinh thần được an lạc, thư thái vì