Tiểu Thuyết Trào Phúng Số Đỏ Của Vũ Trọng Phụng

Khai, Kim tiền của Vi Huyền Đắc...)” [20, 82]. Chính vì vậy, có thể nhân thấy tình

hình chính trị, xã hội chính là một trong những nhân tố thúc đẩy văn học hiện thực phê phán phát triển. Chặng đường 1940 – 1945, trong văn học hiện thực phê phán ít đề cập đến những vấn đề xã hội rộng lớn và cũng ít trực tiếp thể hiện phê phán

những mâu thuẫn xã hội một cách mãnh liệt như ở chặng đường trước. Bởi chế độ kiểm duyệt khắt khe và sự khủng bố của chính quyền thực dân không cho phép các nhà văn hiện thực viết về những vấn đề ấy. “Dưới gọng kìm kiểm duyệt của bọn phát xít, những tác phẩm của Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài... tuy không trực

tiếp bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng nhưng cũng duy trì được một thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy được cái không khí oi bức, dông bão của một xã hội đang ngột thở, đang quằn quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay” [28, 351]. Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán ở chặng đường cuối cùng này, Nam Cao được đánh giá cao với những truyện ngắn Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1943), Đời thừa, Một đám cưới (1944), và tiểu thuyếtSống mòn (1944). Qua hai đề tài người nông dân và người trí

thứ c tiểu tư sản , Nam Cao đã dưn

g đươc

́ c tranh chân thực về nông thôn Việt

Nam đương thời trên con đường bần cùng hóa, phá sản, không lối thoát, hết sức

đau lòng và khắc hoa

sâu sắc những tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

sản nghèo đầy khát vọng, giàu tài năng mà phải sống mòn.

Như đã nói , trong giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi thấy các nhà văn hiện thực phê phán đã có ý thức gắn liền cảm hứng sáng tác với hiện thực xã hội và do đó các tác phẩm của họ được mang tính thời sự. Nhiều tác phẩm đã hòa nhập được với bầu không khí, những sự kiện văn hóa, chính trị xã hội đương thời. Nhà văn miêu tả cuộc sống một cách chân thật và miêu tả về con người rất cụ thể, chính xác nhằm đáp ứng một phần những yêu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu

Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 3

tranh dân tộc. “Các nhà văn hiện thực phê phán đều tập trung hướng ngòi bút của mình vào việc phê phán, tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, những chính sách mị dân bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với một thái độ cảm thông sâu sắc” [38, 204]. Trong trào

lưu văn học hiện thực phê phán, đã hình thành một dòng chảy của văn học trào phúng với hàng loạt sáng tác dưới ngòi bút châm biếm sắc sảo của Ngô Tất Tố, với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo của Nam Cao, truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, dưới ngòi bút đả kích trực diện vào bọn đề quốc Nhật – Pháp của Nguyên Hồng... và đặc biệt là nhà văn Vũ Trọng Phụng với những tác phẩm tiểu thuyết như Số đỏ, Giông tố, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô...

Văn học hiện thực phê phán Việt Nam không phải là không có mạch nguồn từ trong quá khứ. Ở Việt Nam, truyện tiếu lâm, văn học trào phúng đặc biệt phong phú, có truyền thống và đã có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng tiếng cười, rất lạc quan, và rất giỏi về nghệ thuật tạo tiếng cười. “Văn học cười và trào phúng của Việt Nam được sáng tác ra trong những điều kiện lịch sử nhất định để phục vụ cho giáo dục và đấu tranh giai cấp” [42, 170] và “đến ngày nay vẫn có tác dụng bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng con người, và rèn giũa ý chí đấu tranh của con người” [42, 171]. Tiểu thuyết hiện thực phê phán cũng tiếp thu truyền thống hài hước, châm biếm của văn học dân tộc với nghệ thuật trào phúng dồi dào. Nhưng đối với mục đích của nghệ thuật trào phúng thì văn chương truyền thống và văn học hiện thực phê phán khác nhau. Tiếng cười trong văn học truyền thống thì phần lớn là tiếng cười hài hước, cười hả hê vui tươi và cũng có ít nhiều khi có tiếng cười chế giễu, trào lộng nhưng cũng làm người đọc thoải mái, thư giãn mà thôi. Nhưng các nhà văn hiện thực phê phán đã sử dụng

tiếng cười trong văn học như những mũi tên nhằm vào một loại đối tượng nào đó của xã hội. U.Gurannich (Liên Xô) cho rằng tác giả chú ý phân tích những mâu thuẫn, tính chất xấu xa sai trái trong hoàn cảnh bằng phương tiện của văn châm biếm vì “văn châm biếm và khôi hài là vũ khí sắc bén và có hiệu lực để đấu tranh nhằm khẳng định đạo đức cộng sản chủ nghĩa” [6, 45]. Vì tiếng cười mang trong

mình sức mạnh cách mạng, góp phần vào việc lật đổ các thế lực phản động trong xã hội giai cấp. “Thơ trào phúng của Tú Mỡ thường xuyên châm biếm, đả kích những người và việc diễn ra hàng ngày. Nhiều phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh và tố cáo nhanh nhạy, kịp thời những tệ nạn xã hội bị dư luận

lên án” [38, 213-214]. Chính vì vậy, những nhà văn hiện thực phê phán đã có ý thức sử dụng đến tiếng cười phê phán trào phúng để lên án tố cáo những mặt xấu xa thối nát, rởm đời của xã hội thực dân phong kiến đương thời, và nói lên nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Còn văn học hiện thực phê phán của Việt Nam là vừa kế thừa truyền thống thích cười vừa khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong thế giới quan để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mới mẻ của thời kỳ hiện đại.

Đầu năm thế kỷ XX, ở Hàn Quốc bắt đầu hình thành văn học hiện đại với phong trào Shinmunhak (văn học mới), nhà văn tiêu biểu là Yi Kwang Su, Kim Tong In, Kim Yoo Jeong... Trong bài Văn Xuôi Triều Tiên trên đường hiện thực chủ nghĩa, giáo sư Yu Chong Ho cho rằng văn xuôi Triều Tiên thời kỳ đầu có quan điểm coi văn học như là một công cụ để xây dựng hoặc khai sáng xã hội cho nên những tác phẩm không tránh khỏi mang tính chất giáo huấn khô cứ ng. Nhưng nhận

thức về vai trò khai sáng và giải phóng của văn học lại ngày càng phù hợp với

quan niêm

sáng tác của các nhà văn đi theo xu hướng chủ nghĩa hiện thực. Nói về

thời kỳ này chúng tôi không thể không nhắc tên của ông Yom Sang Sop và Chae Man Shik vì hai ông này đều là nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu nhất trong

giai đoạn này và đã phản ánh đươc nhiêù phương diện thực tế Hàn Quốc thời thuộc

địa thông qua nghệ thuật trào phúng. Ông Yom Sang Sop đã viết tiểu thuyết

Mansejeon (Trước hoan hô) và Sam đae (Ba thế hệ), trong đó ông đã nêu bât l ên

những đăc

trưng hiện thực chủ nghĩa một cách sắc sảo. Sam đae là “một tác phẩm

hiếm hoi kết hợp được cả tiểu thuyết xã hội và tiểu thuyết phong tục. Nhờ bức tranh xã hội rộng lớn và những bức chân dung tính cách sinh động thể hiện trong đó, cuốn tiểu thuyết này đã được xem như một trong những thành tựu nổi bật của văn học Triều Tiên đương đại” [11, 17]. Đối với ông Chae Man Shik, tuy tác phẩm của ông không nhiều nhưng các tác phẩm đều mang đậm cảm hứng phê phán. Trong tiểu thuyết Thakryu (Dòng chảy tăm tối) đã nêu lên những mâu thuẫn xã hội đầy bất công và dối trá và tố cáo sự bóc lột kinh tế của Nhật Bản một cách mạnh mẽ. Ngày ấy, người dân Hàn Quốc sống khổ dưới ách đô hộ Nhật Bản cũng như

Việt Nam dưới chế độ nửa phong kiến thực dân Pháp. Chính quyền đô hộ hiểu rõ văn học chính là một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại có thể làm lung lay địa vị thống trị của chúng. Vì các nhà văn thực sự có năng lực, có tinh thần dân tộc, có thể sử dụng ngòi bút của mình để tuyên truyền, quảng bá được cho đại chúng tinh thần yêu nước và đấu tranh giải phóng trong thời gian ngắn. Cho nên chính quyền đô hộ Nhật Bản đã kiểm soát khắt khe văn học Hàn Quốc “buộc các nhà văn phải quay sang viết các tiểu thuyết về các sự kiện quá khứ để giúp họ tạm thời lảng tránh những vấn đề hiện tại” [11, 17]. Sự kiểm duyệt này giúp Nhật tránh được những hoạt động cách mạng và kêu gọi độc lập đất nước Hàn Quốc thông qua những tác phẩm văn học tiến bộ và mang tinh thần dân tộc. Chính trong thời kỳ khó khăn này của văn học, mảng văn học hiện thực phê phán là một sức mạnh hết sức cần thiết và đã được phát triển mạnh mẽ. Bởi thông qua nghệ thuật trào phúng, nhà văn có thể phê phán và công kích chế độ phát – xít Nhật một cách gián tiếp đồng thời độc giả hoàn toàn có thể hiểu được dụng ý của nhà văn. Vì vậy rất nhiều nhà văn Hàn Quốc quan tâm và chú trọng đến văn học trào phúng. Cũng như ở Hàn Quốc, ở Việt Nam trong một xã hội thực dân Pháp nửa phong kiến, tác phẩm văn học chịu sự kiểm duyệt khắc nghiệt của chính quyền thực dân. Nên tác phẩm không thể phê phán đả kích mạnh mẽ trực diện bọn thực dân và không thể đề cập tới mâu thuẫn cơ bản của dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp một cách trực tiếp, do đó nghệ thuật trào phúng đã trở thành một công cụ hữu ích có sức công phá mạnh mẽ vào chế độ thực dân Pháp, phát xít Nhật và về sau là chế độ Mỹ - ngụy.

Như đã nói ở trên, văn học hiện thực phê phán mang tính lịch sử và không phải là hiện tượng cá biệt. Do ảnh hưởng của chế độ thực dân, văn học hiện thực phê phán và nhất là văn học trào phúng xuất hiện và rất phát triển ở Hàn Quốc và Việt Nam. Điểm chung của các tác phẩm hiện thực phê phán là bộc lộ, phê phán, đả kích, phủ định trật tự xã hội đương thời. Các nhà văn hiện thực phê phán luôn có ý thức sử dụng một cách đắc địa và hiệu quả nghệ thuật trào phúng để phát huy cao nhất sức mạnh của ngòi bút. Nghệ thuật trào phúng làm cho những hiện tượng giả dối, nhố nhăng, vô đạo lý … trở nên lố bịch và nực cười nhưng đằng sau tiếng

cười bao giờ cũng là tiếng nói phê phán, phủ định đầy chua cay. Có thể xem mỗi cây bút trào phúng xuất sắc tựa như khối bộc phá mà chính sách kiểm duyệt của chính quyền đô hộ biết là nguy hiểm mà không biết tháo gỡ như thế nào. Như vậy, nghệ thuật trào phúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với xã hội nhất là xã hội nằm trong vòng kìm tỏa của ngoại quốc.

1.3. Tiểu thuyết trào phúng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội, ông chủ yếu sống ở phố Hàng Bạc, đây là nơi tiêu biểu cho diện mạo của xã hội thực dân phức tạp, nhốn nháo, xô bồ. “Ở đó, những me tây, lưu manh, gái điếm, những kẻ có tiền ngang nhiên sống xa hoa, trụy lạc, tàn nhẫn và giả dối” [38, 244]. Vũ Trọng Phụng căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến vô nhân đạo và phản ứng gay gắt với lối sống Âu hóa rởm đầy lố lăng, kệch cỡm diễn ra lúc bấy giờ. Ông đã quan sát và nhận ra sự “vô nghĩa lý”, sự “đểu cáng” của đời sống và từ góc nhìn xã hội ấy, ông xoáy sâu, găm chặt ngòi bút của mình vào những hiện tượng như thế, làm nên một sự thống nhất trong cuộc đời sáng tác của mình, là tập trung phản ánh xã hội thối nát, nhố nhăng, giả dối một cách sâu sắc, quyết liệt. Và điều đó được thực hiện bằng một nghệ thuật trào phúng bậc thầy. Trong thời kỳ 30 – 45, nhắc đến những cây bút tếu táo, bông đùa và đầy chế nhạo, đầy mỉa mai, giễu cợt, người ta nghĩ ngay tới Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng. “Nhưng Nguyễn Công Hoan thường chỉ khôi hài trong một số truyện ngắn, còn Vũ Trọng Phụng thì trào lộng trong suốt cả một cuốn trường thiên tiểu thuyết” [40, 390].

Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu của nền văn xuôi Việt Nam và ông sáng tác ở nhiều thể loại đa dạng từ kịch đến phóng sự. Mặc dù cuộc đời của ông ngắn ngủi và chủ yếu viết trong vòng 10 năm cuối đời nhưng khối lượng tác phẩm để lại có thể thấy là đồ sộ. Mỗi thể loại ông đều đạt được những thành tựu riêng, nhưng thành công nhất là ở hai thể loại: tiểu thuyết và phóng sự. Tác phẩm tiêu biểu của ông là tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, trong đó Giông tố Số đỏ đáng được gọi là kiệt tác. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê

(1936), đã “xây dựng không gian vĩ mô phức tạp, đa chiều; tạo dựng đám đông nhân vật, đủ các tầng lớp, giai cấp, xây dựng nhiều điển hình độc đáo, kết hợp tài tình các yếu tố bi hài. Kết cấu hoành tráng, ngôn ngữ đa thanh, sắc sảo, nhân vật có ngôn ngữ riêng theo tầng lớp, đẳng cấp, ngành nghề rất sinh động” [17, 51] và độc đáo tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút trào phúng sắc sảo theo hướng “tả chân” như thế để vạch trần cái xã hội nhiễu nhương trong đêm trước của cuộc cách mạng tháng Tám. Đọc tiểu thuyết Số đỏ chẳng hạn, chúng ta không chỉ phục tài của Vũ Trọng Phụng mà còn trân trọng biết bao tinh thần phản kháng quyết liệt của ông với xã hội đương thời.

Tiểu thuyết Số đỏ là “một cuốn tiểu thuyết hoạt kê với những tình huống giả định, những nhân vật được phóng đại, những tình tiết ngẫu nhiên và hợp lý đan kết với nhau trong cốt truyện” [48, 74]. Xung quanh tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có nhiều ý kiến không thống nhất về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và đã gây nên những cuộc tranh luận, bút chiến sôi nổi. Một mặt, tiểu thuyết Số đỏ là một tác phẩm trào phúng chua chát. Nguyễn Hoành Khung cho rằng bút pháp châm biếm của Vũ Trọng Phụng đặc biệt sắc sảo, đả kích cay độc xã hội giả dối đương thời. Trong bài Số đỏ của Nguyễn Hoành Khung, “Vũ Trọng Phụng đả kích cay độc cái xã hội trưởng giả thành thị đồi bại đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng. Tác phẩm còn chế giễu những phong trào được thực dân khuyến khích như phong trào “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung”, “giải phóng phụ nữ”, “thể dục thể thao”, “chấn hưng Phật giáo” đang là những cơn sốt khi đó. Ông cũng chế giễu khẩu hiệu “bình dân” bịp bợm của bọn cơ hội đương thời” [10, 2036]. Mặt khác, tiếng cười của tiểu thuyết Số đỏ là tiếng cười hài hước. Trong bài Vũ Trọng Phụng và niềm căm uất không nguôi của Nguyễn Đăng Mạnh, Số đỏ được coi là “một tiểu thuyết trào phúng có một không hai trong văn học thời kỳ này. Nói chung nghệ thuật trào phúng cho phép người viết phát huy thoải mái trí tưởng tượng và bút pháp phóng đại” [40, 348]. Vũ Đức Phúc cho rằng “một tác phẩm trào phúng như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thì từ chủ đề, nhân vật, cốt truyện, tình

tiết, bố cục, ngôn ngữ, đến thủ pháp nghệ thuật đều có tính chất trào phúng, gây cười cả” [31, 114]. Trong bài Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong “Số đỏ” của Hoàng Ngọc Hiến, tiểu thuyết Số đỏ được nhận định là “một kho phong phú các thủ thuật trào phúng hài hước. Ngay những hình thức ngữ pháp cũng được sử dụng để gây hiệu quả khôi hài” [40, 389]. Mặc dù các nhà phê bình không thống nhất được về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng là tiếng cười hài hước hay tiếng cười chua chát nhưng không ai có thể phủ nhận được tiểu thuyết Số đỏ là một trong những tiểu thuyết trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.

Nhan đề của tác phẩm đóng một vai trò quan trọng. Tên tác phẩm như một cái “nhãn” mà nhà văn dán cho tác phẩm của mình, nó là sự cô đọng, là một cách diễn đạt hàm súc ý đồ của người nghệ sĩ và nhiều khi nói rõ về chủ đề hoặc nội dung một cách khái quát nhất. Tác phẩm văn học cũng vậy. Tên tác phẩm tác động mạnh vào thị hiếu của độc giả, có khi người ta chọn đọc một tác phẩm nào đó vì nhan đề tác phẩm gây một ấn tượng đặc biệt. Lý do nào khiến Vũ Trọng Phụng đặt tên cho tác phẩm của mình cái tên Số đỏ? Theo bài Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Đỗ Đức Hiểu, nhà nghiên cứu cho rằng Vũ Trọng Phụng đặt tên tiểu thuyết Số đỏ do sự gợi ý từ hai nhân vật, đó là ông thầy Số và nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ : “Mở đầu hành trình ly kỳ này là cuộc gặp gỡ Xuân Tóc Đỏ - Ông Thầy Số (chú ý sự gắn bó của hai nhân vật này, thông qua nhan đề tiểu thuyết ông thầy Số + Xuân Tóc Đỏ = Số Đỏ)” [9, 183]. Ý kiến của Đỗ Đức Hiểu rất hợp lý và thú vị nhưng cũng có ý kiến khác, Số đỏ là số phận và là hai mặt của số phận. Một mặt, Số đỏ là số phận của con người gặp được những chuyện may mắn. Mọi chuyện trong tác phẩm này diễn ra trong khoảng 5 tháng, từ đầu đến cuối ông thầy bói báo trước số của nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ và dự đoán rất đúng. Như vậy, chúng tôi có thể hiểu được từ “Số” trong Số đỏ là số phận hoặc số mệnh của con người nói chung và do thần, chúa hoặc trời.... đã quyết định về tương lai, con người không thể định đoạt được số phận của mình. Đây là một quan điểm mang tính truyền thống, đặc biệt là học thuyết định mệnh của Nho giáo. Thời kỳ trung đại, Nho học phát triển và những người có quan niệm rằng người anh hùng là đại

diện cho số phận tập thể, cho lý tưởng cao cả của nhân dân thì số phận của họ không thể mang tính chất ngẫu nhiên được. Cho nên hành động của nhân vật dường như có vẻ tự do nhưng lại mang tính chất tất yếu, họ chỉ có thể làm như thế, không thể nào khác được. Mặt khác, theo cách hiểu thời hiện đại thì “Số” là số phận, số đỏ là số phận cuộc đời của một con người bình thường gặp được may mắn. “Số đỏ” của Xuân không phải do sự run rủi thần bí ban cho mà do một xã hội giả dối, nhố nhăng tạo nên. Một xã hội lố bịch, giả dối đã cho phép Xuân Tóc Đỏ từ một thằng lưu manh nhặt banh ở sân quần trở thành một anh hùng cứu quốc, một bậc thượng lưu trong xã hội. Nguyễn Hoành Khung nói rằng “không phải do “số đỏ” mà chính cái xã hội trưởng giả trụy lạc và bịp bợm ấy đã tạo nên Xuân Tóc Đỏ, “người hùng” của nó” [10, 1552].

Chúng tôi đặt một câu hỏi nữa vì sao Vũ Trọng Phụng chọn thể loại tiểu thuyết mà không chọn thể loại khác? Theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết là một thể loại văn học mới, rất ưu việt trong phản ánh thế giới vi mô lẫn vĩ mô, “có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [7, 328]. Vì thế, nhà văn Vũ Trọng Phụng chọn thể loại tiểu thuyết để phản ánh hiện thực xã hội lố lăng, “chó đểu” đương thời mà ở đó cuộc đời của gã Xuân Tóc Đỏ vô học, nhờ may mắn mà phất lên nhanh chóng. Và với tầm của một tiểu thuyết gia tài năng, với nghệ thuật trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một tác phẩm bất hủ.

Kết cấu tiểu thuyết Số đỏ được triển khai với 20 chương, từ đầu đến cuối kể những câu chuyện phóng đại, vô lý đến mức bịa đặt và kỳ quặc. Vũ Trọng Phụng đã miêu tả bình diện đen tối của xã hội hẹp, đề cập những vấn đề cụ thể và len lỏi vào những ngõ sâu của đời sống. Nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ là mồ côi, kẻ lưu manh, ma cà bông, vô học, làm đủ nghề như trèo me trèo sấu, bán phá xa, nhật trình, chạy cờ rạp hát, thổi loa quảng cáo thuốc lậu... Khi nhặt bóng ở sân quần vợt, Xuân bị đuổi việc do một hành động vô giáo dục mà được gặp bà Phó Đoan, đó là một cuộc gặp “may mắn” nhất trong cuộc đời của Xuân Tóc Đỏ bởi vì nó chính là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024