Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 2

tượng văn học quá khứ một cách thuyết phục. Nhiều nhà phê bình đề cập đến một số vấn đề về nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyếtSố đỏthông qua hình thức ngôn ngữ, cách thức xây dựng hình tượng nhân vật. Năm 1987, Vũ Ngọc Phan

đánh giá lại tiểu thuyết Số đỏ, khẳng điṇ h tác giả có tài làm nổi bật lên diên mao va

tính cách nhân vật theo phong cách trào lộng dân gian. Theo ông, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng tuy có hạn chế nhưng đã miêu tả hết sức sắc sảo về một xã hội chứa

đầy mâu thuân

. Năm 1997, Nguyễn Hoành Khung thêm môt

lần nữa bày tỏ sự tâm

đắc của mình với Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ: Tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ đã “nhắm thẳng vào cái xã hội trưởng giả thành thị học đòi văn minh rởm khi đó. Ngòi bút trào phúng cay độc của Vũ Trọng Phụng đã

tung hoành thoải mái, đả kích tới tấp vào toàn bộ cái xã hội nhố nhăng thối nát” [28, 427-428]. Nguyễn Đăng Mạnh có nhiều bài viết về V ũ Trọng Phụng , trong đó có bài Vũ Trọng Phụng – nhà văn lớn, một hiện tượng văn học phức tạp (1987) và bài Tiểu thuyết Số đỏ và tài nghệ Vũ Trọng Phụng (1991). Cả hai bài đều chỉ

ra thành công của Vũ Troṇ g Phuṇ g trong viêc

tao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

đươc

những ch ân dung hý hoa

Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ - 2

đôc

đáo và đề cao mâu thuân

trào phúng của tác phẩm : “Đọc Số đỏ, thấy dường

như mỗi chi tiết lại chứa đựng một mâu thuẫn trào phúng nào đó, và đằng sau mỗi chi tiết ấy, ẩn hiện thấp thoáng một nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ và căm phẫn của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch” [27, 447]. Những công trình của các nhà nghiên cứu: Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (1990) của Đỗ Đức Hiểu, Số đỏ, cuốn “truyện bợm” kỳ tài (1990) của Hoàng Thiếu Sơn, Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (1998) của Hà Minh Đức, Chất hài trong câu văn tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (1999) của Nguyễn Thành đều quan tâm nhiều đến nghệ thuật trào phúng đả kích, châm biếm và còn nhìn nhận tiếng cười ấy như là thành công của chủ nghĩa hiện thực. Một số nhà nghiên cứu đã so sánh Số đỏ với những tác phẩm trào phúng khác như truyện Trạng Lợn, Thơ Hồ Xuân Hương, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan... Trong bài Đôi điều so sánh giữa Số đỏ và truyện Trạng Lợn (1998), Trần Văn Hiếu đã nêu ra điểm tương đồng và điểm

khác biệt giữa hai tác phẩm Số đỏ truyện Trạng Lợn. Năm 2002, vào nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1912 – 2002) của nhà văn Vũ Trọng Phụng, Viện Văn học xuất bản một quyển sách nhan đề Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Trong đó có bài viết Nhân vật nữ trong sáng tác Vũ Trọng Phụng của Bích Thu đã bàn về nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ mà đặc biệt chú ý tới nhân vật phụ nữ: “xây dựng nhân vật bà Phó Đoan, Vũ Trọng Phụng không nhằm mục đích hướng tới sự yêu ghét mà chỉ nhằm phơi bày “bản chất bất hoàn thiện, khuyết tổn và suy thoái của con người” là sản phẩm của xã hội vô nghĩa lí đương thời bằng bút pháp trào phúng tạo hài đặc sắc của ông” [52, 178]. Quyển sách này cũng đã bao gồm những bài riêng về Số đỏ: Bản chất mỹ học của cái cười trong Số đỏ của Mai Quốc Liên, Mỹ học nghịch dị trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng của Đào Tuấn Ảnh. Ngoài ra, Nguyễn Thành Thi, Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Thiếu Sơn cũng dành nhiều giấy mực để khen về tình chất trào phúng hài hước của Vũ Trọng Phụng. Hơn nữa, chúng tôi cần chú ý đặc biệt đến tiểu thuyết Số đỏ còn nhận được sự quan tâm của nhà nghiên cứu nước ngoài và đánh giá cao nghệ thuật trào phúng với bài Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam của Peter Zinoman (Hoa Kỳ) và Vũ Trọng Phụng và sự phê phán “Âu hóa” của N.I Niculin (Nga).

Tóm lại, vấn đề nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ, xem xét trên nhiều bình diện và có những kết luận khác nhau nhưng hầu hết đã đi tới khẳng định tài năng của ông. Tới nay Vũ Trọng Phụng đã được nhận vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam. Hơn nữa chúng tôi hy vọng là ông Vũ Trọng Phụng được xem là nhà văn trào phúng lớn và tiểu thuyết Số đỏ không chỉ là kiệt tác của Việt Nam mà còn góp mặt vào hàng các tác phẩm trào phúng xuất sắc trên thế giới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vũ Trọng Phụng sống một cuộc đời ngắn ngủi và chịu nhiều sự nghiệt ngã của cuộc đời nhưng ông để lại cho chúng ta một số lượng tác phẩm đồ sộ. Ông viết nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tiểu thuyết và phóng sự. Giông tố

(1936), Số đỏ (1936), Trúng số độc đắc (1938) là những tác phẩm đưa Vũ Trọng Phụng vào hàng những nhà tiểu thuyết lớn. Đồng thời ông cũng là “ông vua phóng sự của đất Bắc” với những phóng sự như Cạm bẫy người (1933), Cơm thầy cơm cô (1936). Vũ Trọng Phụng không thành công lắm ở kịch (ông viết không một tiếng vang (1931)) nhưng khá thành công ở truyện ngắn.

Trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã sử dụng đắc địa nghệ thuật trào phúng để làm nổi bật vấn đề phản ánh. Nhưng do khuôn khổ của luận văn và do hạn chế của người viết nên chúng tôi chỉ dừng lại ở tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ.

4. Đóng góp mới của luận văn

Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã nghiên cứu những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và đưa ra ý kiến về vấn đề nghệ thuật trào phúng của Số đỏ. Chính vì vậy đề tài tìm hiểu về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng không phải đề tài mới nhưng mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ một cách chi tiết bằng cách nhìn của một học viên nước ngoài và cố gắng đi đến những nhận định khái quát về thủ pháp nghệ thuật này. Hy vọng là những kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu

sau:

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp hệ thống

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong bốn chương.

Chương 1: Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Chương 2 : Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ

Chương 3 : Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng

Chương 4 : Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1‌

Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

1.1. Khái lược về trào phúng

Quan niệm về trào phúng có từ lâu nhưng định nghĩa thế nào là trào phúng lại không đơn giản. Vì trào phúng gắn bó mật thiết với phạm trù cái hài, mà các cung bậc tiếng cười, hình thức thể hiện và nội dung của cái hài thì rất đa dạng và phức tạp. Theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, trào phúng là “một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [7, 363]. Trong bài Văn học trào phúng của Vũ Thanh, trào phúng được chia 3 cấp độ tiếng cười: đó là tiếng cười hài hước, tiếng cười châm biếm và tiếng cười đả kích. Tiếng cười hài hước mang tính phê phán ở mức độ nhẹ nhàng, dí dỏm, chủ yếu để gây cười, ở khía cạnh phát hiện ra sự mất cân đối, hài hòa hoặc mâu thuẫn đáng cười giữa nội dung và hình thức, mục đích và phương tiện, cái cũ và cái mới... trong cuộc sống. Tiếng cười hài hước gắn liền với những quan niệm mỹ học và nghệ thuật tiếng cười thường là để giải trí, cười để thư giãn. Còn tiếng cười châm biếm ̉ duṇ g

tiếng cười là phương tiên

nghê ̣thuât

để nhằm muc

đích phê phán đối tươn

g : “dùng

lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng cần phê phán” [10, 1962] hoặc để có mục đích cải thiện đối tượng trào phúng ấy. “Châm biếm khác hài hước ở mức độ gay gắt trong phê phán và hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc hơn” [10, 1962-1963]. Nó là một phương tiện phê phán sâu cay và mạnh mẽ. Tiếng cười đả kích là “tiếng cười phủ định triệt để, quyết liệt, thể hiện thái độ đối lập của nhà văn, gắn liền với một lý tưởng xã hội tiến bộ, chống lại những tư tưởng bảo thủ, phản động” [10, 1963]. Mặc dù trào phúng và cái hài có

nhiều điểm chung nhưng chúng tôi cho rằng không nên đồng nhất trào phúng với cái hài. Trào phúng và cái hài đều gây cười, và ngay trong việc nhà văn thể hiện thái độ trào phúng đối với hiện thực đã chứa đựng yếu tố hài. Nhưng giữa cái hài và yếu tố hài trong nghệ thuật trào phúng có sự khác nhau về thái độ , sắc thái và

giọng điệ u phê phán đối với đối tương .

Trào phúng xuất phát từ điểm khác giữa lý tưởng về môt

xã hôi

tốt đep

́i

hiên

thưc

đáng phê phán đương thời . Đề tài của văn học trào phúng là hiện thực cụ

thể trong đời sống. Chủ đề của văn học trào ph úng là ca ngợi chính nghĩa như cái hay, cái phải, cái thiện, cái tốt, cái đẹp hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những mâu thuẫn, những nghịch lý và thói vô đạo đức như cái phi nghĩa, cái dở, cái trái, cái ác, cái xấu chẳng hạn. Đối tượng của nghệ thuật trào phúng có thể là những người xung quanh, có thể là người nổi tiếng, cũng có thể là một tầng lớp giai cấp, một tập thể hoặc một dân tộc. Dù với đối tượng nào thì mục đích của nghệ thuật trào phúng là đề cao cái thiện và thay đổi hiện thực xấu xa, độc ác thông qua những cung bậc tiếng cười. Văn học trào phúng thường xây dựng hình tượng phủ định để tạo nên tiếng cười với mục đích châm biếm, mỉa mai và đả kích xã hội đương thời. Nghệ thuật trào phúng là một phương pháp bộc lộ những sai lầm của đối tượng và chỉnh sửa nó một cách sinh động, hấp dẫn, cũng có ít nhiều gây được lòng khinh ghét chứ không phải chỉ gây cười dễ dãi. Hơn nữa nếu nghệ thuật trào phúng chứa đựng những bài học ý nghĩa triết lý sâu sắc trong tiếng cười thì giá trị càng lớn hơn.

1.2. Nghệ thuật trào phúng trong văn học hiện thực phê phán

Trên thế giới, văn học theo chủ nghĩa hiện thực phê phán đã được hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX nhưng ở Việt Nam thì văn học hiện thực phê phán xuất hiện muộn, so với những nước khác ở châu Âu khoảng một trăm năm sau thì mới có. Dòng văn học hiện thực phê phán thuộc phạm trù ý thức hệ tư sản. “Văn học hiện thực phê phán không chỉ đáp ứng những yêu cầu của cuộc đấu tranh xã hội trong một thời kỳ lịch sử sôi động mà còn phản ánh quá trình vận động của các hệ tư tưởng, những sự tác động qua lại của các hình thái ý thức trong kiến trúc

thượng tầng” [28, 344]. Luồng tư tưởng dân chủ tư sản của nhà văn Việt Nam đã được ảnh hưởng và phát triển thông qua những tác phẩm văn học hiện thực phê phán của Balzac, Xtăngđan, Dickens, L.Tônxtôi, Đôxtôiépxki... Tuy nhiên văn học Việt Nam trước năm 1930 cũng có tác phẩm mang tính yếu tố của khuynh hướng hiện thực nhưng không phải là thực tế được phản ánh theo phương pháp của chủ nghĩa hiện thực , không thể hiện nhu cầu tư tưởng và nghệ thuật theo cách của văn học hiện thực . Thời kỳ năm 1930 – 1945, do xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn

dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, chủ nghĩa hiện thực phê phán được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Thực ra, trong giai đoạn này văn học Việt Nam có nhiều đặc điểm mới và phức tạp: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, và văn học hiện thực phê phán. “Nếu như tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn xuất hiện trong cái không khí u ám, buồn thảm của thời kỳ thoái trào cách mạng và khủng hoảng kinh tế thì tiểu thuyết hiện thực phê phán lại phát triển mạnh mẽ trong không khí sôi nổi, rầm rộ của thời kỳ Mặt trận Dân chủ” [3 (tập I), 56]. Cách nhìn xã hội, cách đặt vấn đề, nghệ thuật điển hình hóa trong văn học hiện thực phê phán khác hẳn thời kỳ trước. Những nhà văn Việt Nam sáng tác tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực phê phán không phải để nói về mình, cũng không phải để cho mình thưởng thức mà họ có chú ý đến xã hội đầy mâu thuẫn gay gắt và những vấn đề

́ c thiết đòi hỏi đươc

giải quyết. Nhà văn hiện thực phê phán muốn tìm hiểu hiện

thực một cách chân xác nhất nên họ thường đi vào đối tượng phổ biến, rất gần gũi

với đời sống của chúng ta như cuôc

sống của những tầng lớp dân nghèo thành thị

́i những phu xe, người đi ở, kép hát, lưu manh, gái điếm, me Tây mạt hạng... còn “một số truyện phản ánh cuộc sống cơ cực của người nông dân, nạn nhân đau khổ của bọn hương lý cường hào, bọn quan lại tham nhũng, của chính sách thuế khóa hà khắc của thực dân” [19, 155].

Tìm hiểu về lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi có thể chia làm 3 thời kỳ nhỏ (1930 – 1935, 1936 – 1939, 1940 – 1945) theo đặc điểm và sự phát triển của văn học hiện thực phê phán. Chặng đường 1930 – 1935, văn học lãng mạn với Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chiếm ưu thế hơn cả . Tuy nhiên một số nhà văn

hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang và Tú Mỡ dần dần thu hút được nhiều độc giả với đầy tài năng theo khuynh hướng “tả chân”. Trong đó, ông Nguyễn Công Hoan đã sáng tác những thể loại mà trong đó được đánh giá cao là những truyện ngắn trào phúng như Ngựa người người ngựa (1934), Kép Tư Bền (1935). Tam Lang và Vũ Trọng Phụng là những người mở đầu cho thể loại phóng sự ở Việt Nam. Tam Lang đã viết tập phóng sự Tôi kéo xe (1932), Vũ Trọng Phụng cũng viết phóng sự Cạm bẫy người (1933) và Kĩ nghệ lấy Tây (1934) đóng

góp vào văn học hiện thực phê phán. Cây bút đáng chú ý của văn hoc thời kỳ này

còn có Tú Mỡ với thơ trào phúng : “Bằng những vần thơ trào phúng, Tú Mỡ đã phê phán những cái xấu xa, bỉ ổi, rởm đời cùng với những hủ tục, tập quán lạc hậu trong xã hội thực dân phong kiến. Tiếng cười trào phúng của ông đậm đà màu sắc dân tộc, hóm hỉnh, có duyên nhưng đôi khi chưa thật sâu sắc” [38, 202]. Nói chung, tính chiến đấu của văn học hiện thực phê phán chặng đường này chưa cao, mục đích phê phán có khi còn chưa chính xác, nền tảng nhân đạo chủ nghĩa chưa vững vàng nhưng nhà văn hiện thực phê phán đã nỗ lực để phản ánh được tính bất công, vô nhân đạo của xã hội, đồng thời bộc lộ sự cảm thông, thương xót đối với những nạn nhân của xã hội đó. Chặng đường 1936 – 1939, thời kỳ Mặt trận Dân chủ, văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ, phong phú trên nhiều thể loại mà trong đó tiêu biểu nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Chặng đường này, ngoài Nguyễn

Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng và Tam Lang, xuất hiên nhiêù

nhà văn cách mạng như Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Huy Phồn, Mạnh Phú Tư... Phạm vi phản ánh, tầm bao quát hiện thực trong văn học hiện thực phê phán ở giai đoạn này sâu sắc hơn, không chỉ phản ánh những hiện tượng nổi lên trên bề mặt của xã hội mà còn khám phá được chiều sâu của hiện thực. Nhà văn hiện thực phê phán đã đặt được những vấn đề lớn có tầm khái quát cao của thời đại và được thể hiện những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội. “Nhiều cây bút dường như đã đưa hẳn những sự kiện chính trị, xã hội có tính chất thời sự nóng hổi

vào trong tác phẩm của mình (Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Lầm than của Lan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024