Mở Cửa Thị Trường Cho Các Doanh Nghiệp Phi Công Hữu


khoa học kỹ thuật. Hệ thống chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật tư nhân đã được hình thành gồm những nội dung chính sau:

Thứ nhất, thúc đẩy các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật tư nhân xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại trên cơ sở “Luật công ty”.

Thứ hai, thu hút và điều động lực lượng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào những lĩnh vực phát triển của các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật tư nhân, thúc đẩy những sáng tạo mới trong khoa học và tạo ra những bước đột phá trong cơ cấu ngành nghề. Về vấn đề này, chính phủ đã có những chính sách cụ thể đề cập tới các vấn đề như ưu đãi thuế, quản lý tài sản nhà nước, chế độ bảo hiểm xã hội, cải cách chế độ nhân sự, xây dựng chế độ quản lý nội bộ, mở rộng hơn nữa tỷ lệ đầu tư cổ phần vào việc nghiên cứu những khoa học kỹ thuật cao…do vậy đã có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp. Không chỉ vậy, nhà nước còn cho phép các trường đại học, cao đẳng và những cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật có những nhân viên kỹ thuật kiêm chức, hoặc có thể được rời bỏ chức vụ hiện có để tham gia vào việc mở ra doanh nghiệp mới, khích lệ một số lượng lớn nhân việc khoa học kỹ thuật tham gia vào việc cơ cấu lại ngành nghề.

Thứ ba, Nhà nước mở ra những con đường đầu tư, duy trì công tác sáng tạo khoa học kỹ thuật và cơ cấu lại ngành nghề. Năm 1999, Quốc vụ viện đã đưa ra văn kiện “Quy định tạm thời về ngân sách dành cho sáng tạo khoa học kỹ thuật của các DNV&N”. Theo quy định này, các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật vừa và nhỏ được giúp đỡ trên các mặt như vốn đầu tư, viện trợ không hoàn lại hay đầu tư vào những hạng mục có sức cạnh tranh trên thị trường và những ngành nghề có tiềm lực khoa học kỹ thuật cao. Không chỉ có vậy, để phù hợp với những điều kiện trong cơ chế thị trường, Nhà nước Trung Quốc đã cho phép các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật cao không chịu sự hạn chế chỉ tiêu, ưu tiên cho bước vào thị trường.


Thứ tư, duy trì việc nộp thuế, chế độ thuế ngày càng nghiêng về khuyến khích một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Cuối năm 1999 và đầu năm 2000, Bộ Tài chính và Cục Thuế nhà nước đưa ra thông báo về việc thu thuế khuyến khích các doanh nghiệp “tăng cường sáng tạo kỹ thuật, phát triển kỹ thuật cao, thực hiện nâng cấp ngành nghề”. Tháng 7 năm 2000, các cơ quan này lại đưa ra quy định mới xung quanh vấn đề thu thuế trong lĩnh vực đĩa mềm, đưa ra những chính sách khích lệ phát triển như: miễn giảm thuế doanh nghiệp, miễn giảm thuế tăng trưởng các sản phẩm đĩa mềm, tăng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và thuế bán lẻ...

Cùng với việc quán triệt thực hiện các chính sách của Trung ương, nhiều địa phương còn đưa ra những chính sách ưu đãi ở địa phương mình, khuyến khích các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật phi công hữu phát triển như các chính sách thu hút nhân tài, hạ thấp những chỉ tiêu đăng ký của các doanh nghiệp, khích lệ các doanh nghiệp nhỏ kỹ thuật cao phát triển, tăng đầu tư tài chính, xây dựng ngân sách dành cho sáng tạo khoa học kỹ thuật cao, tiến hành cấp giấy phép phát minh và phụ cấp thêm để duy trì hoạt động sáng tạo kỹ thuật...

Với những chính sách trên, Trung Quốc đã thu được rất nhiều sự sáng tạo và tạo những đột phá mới trong sự phát triển khoa học kỹ thuật. Các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật phi công hữu Trung Quốc đã đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, phát triển với tốc độ nhanh và thực sự trở thành lực lượng có sức sống mạnh mẽ, trở thành đội quân chủ lực phát triển các ngành nghề khoa học kỹ thuật cao và trở thành điểm tăng trưởng kinh tế quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã có đủ sức để cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị trường công nghệ quốc tế.

1.2.4. Mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp phi công hữu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Trước đây, Nhà nước đồng ý cho phép các công ty tư nhân tồn tại nhưng không được phép tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh. Gần đây, dựa vào những yêu cầu của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Trung Quốc đã mở cửa thêm một số khu vực đối với doanh nghiệp tư nhân. Trước năm 1998, các doanh nghiệp tư nhân không được phép trực tiếp xuất khẩu, mà phải thông qua các doanh nghiệp quốc hữu có quyền xuất khẩu để bán sản phẩm ra thị trường quốc tế. Tháng 1-1999, Trung Quốc bắt đầu giao quyền xuất khẩu cho các doanh nghiệp tư nhân. Với giấy phép xuất khẩu này, các doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường xuất khẩu thế giới, giúp chính phủ Trung Quốc duy trì được xuất khẩu như là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, chủ động tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.

Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 8

1.2.5. Tiến hành điều chỉnh một loạt những chính sách sau khi gia nhập WTO


Hiện nay, Trung Quốc đã gia nhập WTO, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế, từ nay đến 2010 Trung Quốc chủ trương tiến hành điều chỉnh một loạt những chính sách và quy định hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp phi công hữu.

Trước hết, Trung Quốc xây dựng hệ thống thuế nhằm đơn giản hoá các loại phí và thuế đặt ra cho khu vực kinh tế phi công hữu. Để hợp lý hoá và đơn giản hệ thống này, Trung Quốc sẽ phân cấp một số quyền lực và quyền thu thuế cho các địa phương, sẽ làm cho chính sách thuế được ổn định và thống nhất hơn giữa các địa phương. Những quy định không rõ ràng trong luật thuế sẽ được làm sáng tỏ hoặc xoá bỏ vì chúng tạo nhiều cơ hội cho sự can thiệp của chính quyền các cấp vào các hoạt động của doanh nghiệp. Những hành vi trục lợi dưới mọi hình thức của các quan chức ở các cấp sẽ bị nghiêm cấm.

Thứ hai, tăng cường sự tiếp cận vay vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp phi công hữu. Thành lập một sân chơi bình đẳng trong việc tiếp cận


các khoản vay ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Bởi lẽ, theo cam kết với WTO, Trung Quốc sẽ phải cho phép các ngân hàng nước ngoài được tiến hành giao dịch bằng nội tệ với các doanh nghiệp Trung Quốc 2 năm sau khi gia nhập và giao dịch bằng nội tệ với các cá nhân Trung Quốc 5 năm sau khi gia nhập. Ngoài ngành ngân hàng, các thị trường vốn Trung Quốc cũng phải chịu nhiều hạn chế và ràng buộc với những hạn ngạch về lượng cổ phiếu và trái phiếu có thể được phát hành mỗi năm. Trong những điều chỉnh của ngành ngân hàng sắp tới, có một số sự điều chỉnh ảnh hưởng lớn đến các DNV&N phi công hữu:

Huỷ bỏ chế độ hạn ngạch về niêm yết trên thị trường vốn thay bằng chế độ mà người bảo lãnh phát hành sẽ quyết định thời điểm và việc định giá các chứng khoán mới. Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp phi công hữu trong việc giành được nguồn vốn dài hạn thông qua thị trường cổ phiếu.

Khuyến khích thành lập các ngân hàng tư nhân. Các ngân hàng này sẽ tập trung vào những thị trường chưa được đáp ứng, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và còn non trẻ hiện đang tạo thành một khối lớn trong khu vực kinh tế tư nhân.

Tăng cường quản lý dựa vào pháp luật. Để quản lý tốt các doanh nghiệp phi công hữu, Trung Quốc chủ trương kiện toàn những quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp phi công hữu, tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng. Đồng thời Trung Quốc cũng đưa ra việc giám sát những hoạt động và việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp này: thay đổi phương thức quản lý lạc hậu, xây dựng chế độ chịu trách nhiệm quản lý, hoạch định những vùng chịu trách nhiệm quản lý, bỏ đi chế độ quản lý trên giấy tờ, nhân viên quản lý phải chịu trách nhiệm với những hiện tượng vi phạm pháp luật trong nơi mình chịu trách nhiệm quản lý...


Dành quy chế “đãi ngộ quốc dân” cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo các hiệp định của WTO, Trung Quốc phải dành quy chế “đối xử ngang bằng quốc dân” cho các doanh nghiệp nước ngoài trong một số khu vực. Chính vì vậy, việc xây dựng quy chế này trong những khu vực đó được Trung Quốc coi như là một ưu tiên. Quy chế này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc hữu và các công ty nước ngoài trên cơ sở bình đẳng.

2. Các chính sách thúc đẩy DNV&N nói riêng


Từ sau khi thực hiện cải cách và mở cửa, DNV&N Trung Quốc đã đạt được sự phát triển nhanh chóng, cùng phát triển song song nhiều loại hình kinh doanh với nhiều hình thức sở hữu như: sở hữu công cộng, sở hữu tập thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. DNV&N Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế, chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân, giải quyết sức ép về lao động, thúc đẩy đầu tư tư nhân, chuyển hướng cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy cạnh tranh thị trường và đổi mới công nghệ.

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của DNV&N, từ năm 1998 Trung Quốc đã ban hành một hệ thống luật, quy định và chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của các DNV&N. Những bộ luật này đã dần dần xây dựng thể chế, tạo môi trường pháp lý cho các DNV&N hoạt động.

Vào ngày 6 tháng 6 năm 2000, Uỷ ban nhà nước về Kinh tế và Thương mại (SETC) đã thông qua “Các biện pháp về chính sách để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của DNV&N”. Các DNV&N được hưởng các chính sách này bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, công ty cổ phần, công ty hợp danh,


doanh nghiệp một chủ. Trong các biện pháp chính sách này, chính phủ đã đưa ra 25 biện pháp cụ thể để hỗ trợ các DNV&N về 6 khía cạnh sau:

Khuyến khích điều chỉnh cơ cấu Thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ

Mở rộng các kênh tài chính và hỗ trợ về tài chính

Đẩy nhanh việc thiết lập một hệ thống bảo lãnh tín dụng Tạo môi trường cạnh tranh, bình đẳng

Tăng cường lãnh đạo và hướng dẫn

Các biện pháp được SETC đưa ra là những hành động chung nhằm tăng cường môi trường luật pháp và cơ sở hạ tầng kinh doanh, chẳng hạn như xoá bỏ các khoản phí trái phép, đơn giản hoá thủ tục đăng ký. Những biện pháp này đồng thời khuyến khích cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như tài chính, tư vấn quản lý, kế toán và công nghệ thông tin. Thêm vào đó còn có các biện pháp cụ thể nhằm tăng khả năng tiếp cận các khoản tín dụng và các công nghệ mới cho các DNV&N. Trong đó việc tạo ra một hệ thống bảo lãnh tín dụng từ nguồn ngân sách giành riêng của chính quyền các cấp rất được chú trọng. Một số thành phố đã được lựa chọn để thực hiện chương trình thí điểm xây dựng các tổ chức bảo lãnh và tái bảo lãnh tín dụng cùng với nỗ lực xây dựng các tổ chức tái bảo lãnh của nhà nước. Chính phủ đã đưa ra các ưu đãi cho các ngân hàng, bao gồm ngân hàng cổ phần, ngân hàng thương mại ở các thành thị và các tổ chức hợp tác tín dụng ở nông thôn khi cấp vốn vay cho các DNV&N.

Vào tháng 9 năm 2001, trong phiên họp thứ 9, Quốc vụ viện Trung Quốc (National People’s Congress - NPC) đã đồng ý thiết lập Quỹ phát triển DNV&N với nguồn vốn trích từ ngân sách nhà nước. Ban thường trực phiên


họp thứ 9 cũng đã đệ trình những quy định pháp luật nhằm tăng cường môi trường hoạt động cho DNV&N. Để tạo lập môi trường thuận lợi hơn nữa và thúc đẩy các DNV&N phát triển mạnh mẽ nhằm tăng việc làm ở thành thị và tăng vị thế của DNV&N trong sự phát triển KT-XH của đất nước, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra chỉ thị cho Uỷ ban Tài chính và Kinh tế nhiệm vụ soạn thảo “Luật Thúc đẩy phát triển DNV&N”, văn bản luật hoàn chỉnh đã được thông qua trong cuộc họp vào cuối năm 2002. “Luật Thúc đẩy phát triển DNV&N” gồm 7 chương và 45 điều khoản, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 đã xác định vị thế pháp lý của các DNV&N trong nền kinh tế quốc dân, chỉ ra rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan chức năng và đưa ra những chính sách quan trọng hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của DNV&N chẳng hạn như các chính sách như hỗ trợ về vốn, khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp, cải cách công nghệ, mở rộng thị trường và các dịch vụ hỗ trợ. Tháng 2 năm 2006, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành văn kiện về Định hướng chính sách phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Theo đó, quy định doanh nghiệp tư nhân tham gia vào những lĩnh vực độc quyền của Nhà nước. Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính cũng được chú trọng. Thời gian hoàn thành thủ tục đối với việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể là trong 1 ngày và 1 tuần cho doanh nghiệp tư nhân. Trước đây, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua không quá 49% cổ phần doanh nghiệp, nay không hạn chế tỷ lệ này, trừ một số ngành quốc phòng. Điều này đảm bảo về mặt pháp lý cho sự phát triển của DNV&N.

Trước khi ban hành “Luật thúc đẩy phát triển DNV&N”, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành 4 quy định cụ thể hỗ trợ các DNV&N trong năm 2001, bao gồm:

Quy định về tăng cường quản lý tín dụng kinh doanh, đặc biệt là đối với DNV&N.


Quy định số 77 của Tổng cục thuế Quốc gia quy định rằng doanh thu của các tổ chức bảo lãnh tín dụng từ hoạt động bảo lãnh các khoản vay cho các DNV&N sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm.

Quy định số 368 của Bộ Tài chính tiêu chuẩn hoá các thủ tục bảo lãnh các khoản vay cho các DNV&N.

Quy định về đảm bảo chất lượng sản phẩm của Uỷ ban Kinh tế và Thương mại nhà nước (SETC).

Bên cạnh việc ban hành những chính sách và quy định tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường và những chính sách hỗ trợ sự phát triển DNV&N, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thực hiện cải cách hệ thống bộ máy quản lý nhà nước một cách mạnh mẽ. Uỷ ban Kế hoạch nhà nước được đổi tên thành Uỷ ban Quốc gia về Phát triển và Cải cách, sau khi sát nhập thêm một số cơ quan như văn phòng Hội đồng Nhà nước về tái cơ cấu hệ thống kinh tế và một bộ phận của Uỷ ban Quốc gia về Kinh tế và Thương mại. Các ngành, các địa phương đều tổ chức lại bộ máy quản lý theo tinh thần “tiểu chính phủ, đại phục vụ”, tức là tinh giản bộ máy quản lý, chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ doanh nghiệp là chính. Bên cạnh đó còn có một số sự thay đổi chẳng hạn như: chuyển từ việc chỉ tập trung phát triển các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn (SOEs) sang phát triển cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, từ việc chỉ quan tâm đến những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội, từ quản lý vĩ mô trực tiếp sang quản lý, định hướng và cung cấp dịch vụ vĩ mô một cách gián tiếp.

Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để tạo môi trường kinh doanh cho các DNV&N phát triển, bao gồm cả môi trường chính sách và môi trương

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 07/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí