Số Lượng Dnv&n Qua Các Năm Căn Cứ Vào Quy Mô Lao Động Dưới 300 Người


đối do tiến hành cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Điều đó chứng tỏ khu vực phi nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh chóng của số lượng DNV&N ở khu vực ngoài nhà nước là do trong những năm vừa qua nước ta đã tiến hành cổ phần hoá và sát nhập nhiều doanh nghiệp nhà nước nên khiến số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm đi nhanh chóng và số lượng doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước tăng lên. Nguyên nhân thứ 2 khiến DNV&N khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh là do Nhà nước ngày càng tạo môi trường pháp lý bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước cùng hoạt động và đồng thời có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển. Số lượng DNV&N khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung có tốc độ tăng tương đối đều đặn.

Trong năm 2005 mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức của Tổng cục thống kê song với việc ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư thống nhất, đơn giản hoá các thủ tục đăng ký kinh doanh và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho các khu vực kinh tế, số lượng DNV&N trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tăng với tốc độ lớn hơn. Xu hướng phát triển chính của DNV&N Việt Nam vẫn là sự gia tăng nhanh chóng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, cụ thể là khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang tiếp tục được cải cách và số lượng có thể tiếp tục giảm.

Nếu xét về tiêu chí lao động dưới 300 lao động, số lượng DNV&N của Việt Nam trong 5 năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 được thể hiện trong Bảng 8. Tuy nhiên, dù căn cứ theo tiêu thức nào thì xu thế phát triển của DNV&N Việt Nam cũng không đổi.


Bảng 8: Số lượng DNV&N qua các năm căn cứ vào quy mô lao động dưới 300 người



Loại hình

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Tổng

số DN

DNV

&N

Tổng

số DN

DNV&

N

Tổng

số DN

DNV

&N

Tổng

số DN

DNV

&N

Tổng

số DN

DNV

&N

42288

39897

51680

49062

62908

59831

72012

68687

91755

88222

DN Nhà nước

5759

4194

5355

3752

5364

3631

4845

3145

4596

2959

Trung ương

2067

1182

1997

1082

2052

1064

1898

926

1967

969

Địa phương

3692

3012

3358

2670

3312

2567

2947

2219

2629

1990

DN ngoài Nhà nước

35004

34490

44314

43665

55236

54400

64526

63523

84003

82840

Tập thể

3237

3122

3646

3567

4104

4025

4150

4065

5349

5279

Tư nhân

20548

20501

22777

22723

24794

24716

25653

25552

29980

29872

Cty hợp danh

4

4

5

5

24

24

18

18

21

21

Cty TNHH

10458

10186

16291

15938

23485

23020

30164

29616

40918

40268

Cty cổ phần có vốn

Nhà nước

305

254

470

365

557

425

669

514

815

648

Cty cổ phần không

có vốn Nhà nước

452

423

1125

1066

2272

2190

3872

3758

6920

6752

DN có vốn đầu tư

nước ngoài

1525

1213

2011

1646

2308

1800

2641

2019

3156

2423

DN 100% vốn nước

ngoài

854

647

1294

1036

1561

1187

1869

1394

2335

1751

DN liên doanh với

nước ngoài

671

566

717

610

747

613

772

625

821

672

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 11

Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê các

năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004


2. Những nét tương đồng giữa DNV&N Việt Nam và Trung Quốc


Về môi trường kinh tế-xã hội: Đất nước ta và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hoá - xã hội cũng như về những đặc điểm kinh tế. Về văn hoá - xã hội, chế độ phong kiến đã ngự trị ở 2 quốc gia trong một thời gian dài với chế độ cá nhân trị, vua nắm mọi quyền hành trong xã hội, cai trị bằng mệnh lệnh là chủ yếu, đạo đức và các mối quan hệ thân quen là nguyên tắc chính chi phối mọi quyết định về cách cư xử và đẩy luật pháp xuống hàng thứ yếu. Điều này hoàn toàn khác với văn hoá truyền thống của các quốc gia


phương Tây đã thiết lập nên những quy tắc và luật lệ của nền kinh tế thế giới vốn đã quen thuộc với cách quản lý xã hội bằng luật pháp và các quy tắc định sẵn. Sau khi thoát khỏi chế độ phong kiến, cả hai quốc gia đều bỏ qua giai

đoạn tư bản chủ nghĩa, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.


Về kinh tế, trong giai đoạn xã hội phong kiến, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của cả 2 quốc gia với công cụ lạc hậu, lao động thủ công là chính. Khi thoát khỏi xã hội phong kiến, cả 2 nước đều xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp, nhà nước quản lý và điều hành xã hội bằng mệnh lệnh. Do học theo mô hình kinh tế của Liên Xô, cả 2 quốc gia đều tập trung vào phát triển công nghiệp nặng dù chưa có đủ điều kiện cần thiết khiến nền kinh tế rơi vào kiệt quệ, lãng phí tài nguyên và các nguồn lực khác. Trong giai đoạn này, nền kinh tế nhà nước chiếm vị trí độc quyền trong đời sống kinh tế quốc dân, các sức ép về chính trị khiến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không được thừa nhận và do vậy hầu như không phát triển.

Sau khi thực hiện cải cách và mở cửa, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mới bắt đầu có cơ hội tồn tại. Chính phủ cũng dần nhận thức được vai trò của khu vực kinh tế này, và đã khẳng định khu vực này là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế, cùng phát triển song song với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức sở hữu đã được thiết lập và không ngừng được cải tiến. Giờ đây, trong kế hoạch phát triển của mỗi quốc gia, DNV&N được xem là động lực phát triển kinh tế quốc dân. Cả 2 quốc gia

đang nỗ lực hết sức để tạo môi trường ổn định, bình đẳng và hỗ trợ cho DNV&N phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Về các đặc điểm riêng của doanh nghiệp: DNV&N của mỗi quốc gia có tiêu chuẩn xác định khác nhau song đều có những đặc điểm tương đồng. Trong số DNV&N, doanh nghiệp tư nhân chiếm một tỷ lệ khá lớn mà khu vực này mới được chính phủ thừa nhận nên chưa có kinh nghiệm trong việc tham


gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ cấu DNV&N cả 2 nước tương tự nhau, gồm: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể (các hợp tác xã), doanh nghiệp nhà nước được tái cơ cấu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu, tiếp đó là doanh nghiệp nhà nước

được tái cơ cấu. Chủ doanh nghiệp tư nhân ở các khu vực nông thôn chủ yếu là những người nông dân sau cải cách mở cửa nên thiếu kiến thức chuyên môn, họ quản lý doanh nghiệp của mình bằng khả năng thiên bẩm và sự nhạy bén với thị trường và thời cuộc. Công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là những người dân địa phương, họ cũng chủ yếu là nông dân. Hầu hết các DNV&N của cả 2 nước đều có lợi thế về những ngành sử dụng nhiều nhân công. Các DNV&N ở 2 nước đều trong tình trạng thiếu vốn và công nghệ. Công nghệ của các DNV&N chủ yếu là những công nghệ cũ từ các doanh nghiệp lớn nên khá lạc hậu. Trong khi đó, việc huy động vốn của các doanh nghiệp này lại gặp nhiều khó khăn nên rất khó để trang bị công nghệ mới. Nguồn vốn của các doanh nghiệp chủ yếu là tự tích luỹ và huy động từ gia đình, họ hàng và người quen. Việc huy động vốn từ các ngân hàng nhà nước và từ thị trường vốn gặp nhiều khó khăn do các quy định về điều kiện vay vốn quá khắt khe đối với DNV&N, nhất là doanh nghiệp tư nhân và việc chưa hình thành thị trường tài chính hoàn hảo cho phép các DNV&N tham gia. Trong xu thế phát triển của DNV&N ở cả Trung Quốc và Việt Nam, tốc

độ tăng trưởng của khu vực phi công hữu tăng nhanh hơn hơn so với khu vực công hữu và đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế cũng ngày càng lớn hơn. Hiện nay cả 2 nước đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế phi công hữu bằng cách tạo môi trường pháp lý bình đẳng hơn và không ngừng cải cách các doanh nghiệp nhà nước để hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng đứng vững trong hội nhập kinh tế quốc tế.


3. Những bài học kinh nghiệm cho DNV&N Việt Nam từ chính sách phát triển DNV&N của Trung Quốc

3.1. Thống nhất nhận thức, quan điểm về phát triển DNV&N


Từ kinh nghiệm phát triển DNV&N của Trung Quốc chúng ta có thể thấy rằng dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc, các DNV&N hoàn toàn có thể tham gia một cách chủ động vào môi trường cạnh tranh quốc tế, không chỉ có thể bảo vệ được thị trường nội địa mà còn có thể chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Từ sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của DNV&N, đặc biệt là của khu vực kinh tế tư nhân, Trung Quốc đã nhanh chóng tiến hành hàng loạt cải cách, ban hành và thực thi một cách nhanh chóng và kịp thời các chính sách tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời cũng xây dựng chiến lược hỗ trợ phát triển cho các DNV&N. Như vậy, để xây dựng được khung pháp lý hoàn chỉnh cho DNV&N phát triển, trước hết cần thống nhất về mặt tư tưởng từ Trung ương đến địa phương, từ các nhà lãnh đạo cho đến giới kinh doanh và người dân, đồng thời Nhà nước phải có định hướng phát triển rõ ràng có tính chất chiến lược lâu dài. Các văn bản luật ban hành trong từng thời kỳ là sự cụ thể hoá chiến lược trong từng giai đoạn, được ban hành căn cứ vào tình hình thực tiễn song cũng phải có tính ổn định lâu dài tương đối.

Hiện tại, mặc dù chính phủ Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của DNV&N trong nền kinh tế và đã ban hành một số chính sách để hỗ trợ song nhiều cơ quan bộ ngành và các địa phương vẫn chậm triển khai, chậm thực hiện, nhận thức về các quan điểm và chính sách của Nhà nước chưa triệt để. Thậm chí ngay các DNV&N cũng chưa ý thức được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước và trong quá trình hội nhập. Trong khi đó, ở Trung Quốc, chính quyền địa phương không chỉ quán triệt chủ trương của Nhà nước mà còn có những biện pháp riêng để thúc đẩy DNV&N ở địa phương mình phát triển.


3.2. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ một cách đồng bộ và triển khai một cách nhanh chóng kịp thời từ trung ương đến địa phương

Khi hoạch định chiến lược phát triển cho DNV&N và thực thi các biện pháp hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này, chính phủ Trung Quốc đã thực thi một cách đồng bộ từ công nghệ, vốn, các dịch vụ xã hội... tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển DNV&N ở tất cả các khía cạnh, không có trường hợp gặp vấn đề ở

đâu giải quyết đến đó khiến cho sự phát triển của DNV&N trôi chảy, thông suốt.

Điều này càng khẳng định vai trò của các chính sách có tầm nhìn chiến lược dài hạn. Việt Nam cũng cần phải thúc đẩy các bộ ngành và chính quyền địa phương các cấp triển khai cùng lúc các chính sách hỗ trợ phát triển DNV&N của chính phủ. Hiện tại, Chính phủ đã có quyết định thành lập các quỹ tín dụng cho DNV&N tuy nhiên các địa phương triển khai không đồng đều khiến cho một số nơi doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, có nơi lại không.

3.3. Mở cửa thị trường cho các thành phần kinh tế cùng tham gia, nhất là khu vực tư nhân

Sau khi gia nhập WTO, thị trường Trung Quốc sẽ mở cửa cho nhiều đối tác nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, tài chính, v.v...Tuy nhiên cho đến hiện tại, không phải tất cả các thành phần kinh tế đều được tham gia vào các lĩnh vực quan trọng như tài chính, thị trường bất động sản. Điều này hạn chế ít nhiều đến khả năng huy động vốn của các DNV&N vốn rất khó khăn để tiếp cận các khoản vay ở các ngân hàng nhà nước.

Nhiều chuyên gia cho rằng để tạo điều kiện về nguồn vốn cho các DNV&N nói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung, cần mở cửa khu vực tài chính cho các doanh nghiệp tư nhân vì: Thứ nhất, đó là vấn đề về sự đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; thứ hai, Trung Quốc cũng như Việt Nam cần nhiều ngân hàng quy mô nhỏ để cung cấp vốn cho các DNV&N vì phần lớn các khoản vốn cho hoạt động kinh doanh của các DNV&N là từ thị trường vốn phi chính thức, tỷ lệ vay vốn ngân hàng chỉ chiếm 20%.


3.4. Khuyến khích các DNV&N đầu tư vào khoa học công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu

Các DNV&N Trung Quốc cũng như Việt Nam có trình độ công nghệ - kỹ thuật lạc hậu hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển trên thế giới. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, nếu các doanh nghiệp không chủ động đổi mới công nghệ

để giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm thì không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, so với các doanh nghiệp lớn, các DNV&N do có quy mô nhỏ nên dễ thay đổi công nghệ, áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Những lợi thế cải tiến công nghệ của DNV&N là do sự quản lý khôn ngoan và năng động, có thể đưa ra những quyết định về đổi mới trong một khoảng thời gian ngắn dựa trên những thay đổi của thị trường. Tại Mỹ, từ những năm 1900

đến những năm 1970, hơn 1/2 dự án phát triển khoa học và kỹ thuật được các DNV&N tiến hành; trong những năm 1980, khoảng 70% cải tiến kỹ thuật được thực hiện bởi DNV&N; trong thế kỷ 20, nhiều đột phá công nghệ và kỹ thuật quan trọng trong các lĩnh vực hàng không, công nghệ Gen, máy tính cá nhân...đều do các DNV&N Mỹ thực hiện. Trong các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc và Việt Nam, cải tiến công nghệ trong các DNV&N là nền tảng

để nâng cao trình độ công nghệ của cả nền kinh tế. Bởi vậy đổi mới và cải tiến công nghệ được xem là một nhiệm vụ có tính chiến lược của DNV&N. Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu đổi mới công nghệ như thiết lập các trung tâm tư vấn đổi mới công nghệ, hỗ trợ vốn cho các dự án công nghệ, ưu đãi các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực công nghệ cao....Việt Nam cũng cần nhanh chóng có chính sách khuyến khích các DNV&N cải tiến và đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh việc khuyến khích các DNV&N đổi mới công nghệ và kỹ thuật, Chính phủ Trung Quốc đồng thời cũng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của loại hình doanh nghiệp này. Việc đẩy mạnh xuất khẩu khiến các doanh nghiệp


tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn, có nhiều cơ hội mới hơn và phát huy

được lợi thế so sánh với các quốc gia khác. Không những thế để cạnh tranh

được trên thị trường quốc tế, các DNV&N buộc phải không ngừng đổi mới mẫu mã để phù hợp với sự thay đổi nhu cầu thị trường và cạnh tranh với các nước khác, đồng thời phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, điều

đó sẽ khiến các doanh nghiệp có động lực để đổi mới công nghệ, giảm thiểu chi phí, tăng chất lượng hàng hóa của mình. Do vậy, một khi sản phẩm có thể chiếm lĩnh được thị trường quốc tế thì ắt sẽ bảo vệ được thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của công ty nước ngoài. Đây chính là cách bảo vệ thị trường nội địa tốt nhất, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ

đảm bảo nguồn ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chủ trương của Nhà nước, các doanh nghiệp Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường thế giới ở nhiều mặt hàng. Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thứ 3 trên thế giới và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm.

3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục


Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục trong bộ máy Đảng, chính quyền nhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội, tổ chức quần chúng và các tầng lớp nhân dân, nhất là cộng đồng các nhà kinh doanh, học sinh, sinh viên về:

- Những giá trị và địa vị xã hội, vai trò và vị trí, những thách thức và rủi ro đối với DNV&N trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống chuẩn mực đạo đức và văn hoá kinh doanh.

- Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và tính tất yếu của việc phát triển loại hình DNV&N trong xu thế hội nhập; tầm quan trọng của DNV&N đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo sự ổn định xã hội.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 07/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí