Cơ Hội Học Hỏi Kinh Nghiệm Và Kỹ Năng Quản Lý Từ Các Nước Phát Triển


đang phát triển. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng yêu cầu các quốc gia phải cải cách các quy định pháp luật và hành chính phù hợp với yêu cầu luật pháp quốc tế.

2.4. Cơ hội học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng quản lý từ các nước phát triển


Một trong những điều kiện để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa là sự phát triển của công nghệ thông tin - viễn thông. Hệ thống thông tin toàn cầu là điều kiện để nâng cao dân trí, mở rộng giao lưu giữa các dòng văn hoá, các dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc một thế giới mở, nâng cao năng lực đổi mới và hiện đại hoá công tác quản lý, trao đổi tri thức và kinh nghiệm, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Trong tiến trình hội nhập và mở cửa kinh tế, cùng với việc đầu tư vốn và chuyển giao công nghệ là sự thâm nhập của cách thức làm việc, quản lý của các công ty lớn. Những người quản lý các DNV&N ở nước ta hiện nay chủ yếu là đội ngũ những người doanh nhân trẻ tuổi, đầy hoài bão, năng động, ham học hỏi, có khả năng nắm bắt và tiếp thu cái mới một cách nhanh chóng, do vậy tiếp nhận được kinh nghiệm và kỹ năng quản lý của những công ty lớn sẽ giúp đội ngũ những doanh nhân thế hệ mới đến với thành công trong công cuộc chinh phục thị trường quốc tế.

2.5. Có điều kiện tham gia nhanh vào phân công lao động quốc tế theo các dây chuyền sản xuất hoặc các công đoạn kinh doanh của các công ty đa quốc gia

Khi tham gia vào hội nhập quốc tê, thông thường các DNV&N đóng vai trò cung cấp các bộ phận, linh kiện cho các doanh nghiệp lớn hoặc đóng vai trò giúp tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp này. Điều này sẽ giúp các DNV&N tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất


2.6. Hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam được đối xử bình đẳng như các nước khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Điều đó sẽ cải thiện được sức cạnh tranh của các hàng hoá cũng như doanh nghiệp và quốc gia. Các hoạt động xuất nhập khẩu được mở rộng, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập quốc dân và nâng cao mức sống nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

3. Thách thức đối với các DNV&N Việt Nam khi hội nhập


Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 4

3.1. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói chung còn ở thứ bậc thấp trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và hàng hoá

Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2004 Việt Nam xếp thứ 77 trong tổng số 104 nước được xếp hạng. Năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam vẫn còn kém so với nhiều nước khác. Xét về các tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Nhiều mặt hàng được coi là có khả năng cạnh tranh như gạo, cà phê, dệt may, giày dép đang có nguy cơ giảm sút về sức cạnh tranh. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chưa có nhiều mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Hơn nữa, phần lớn trong số đó hiện nay đang gặp phải những vấn đề khó khăn mang tính cơ cấu như hạn chế về năng suất, diện tích canh tác, khả năng khai thác, đánh bắt. Việc phát triển các mặt hàng mới đang gặp phải những khó khăn lớn về vốn, công nghệ và định hướng thị trường tiêu thụ. Điều này có thể chứng minh ở sự tăng trưởng xuất khẩu thấp trong những năm đầu thế kỷ 21 - dưới 10% (những năm 90 của thế kỷ 20 bình quân là 20%). Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam phải đối đầu với cuộc cạnh tranh không cân sức vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và tham gia thị trường quốc tế muộn. Theo số liệu điều


tra của Tổng cục thống kê, tại thời điểm 31/12/2004, Việt Nam có 79 420 doanh nghiệp có tổng số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm 86.6% tổng số doanh nghiệp cả nước 3. Hơn nữa, vốn kinh doanh lại rất hạn chế trong khi phải trải rộng phạm vi kinh doanh cả trong và ngoài nước nên khó có khả năng đầu tư vào quy trình công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại có tiêu chuẩn quốc tế. Về cơ sở vật chất, so với nhiều quốc gia khác trong khu vực, các DNV&N Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu (so với Thái Lan, nước ta tụt hậu khoảng 25 - 30 năm) khiến cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá đầu vào cao khiến khó cạnh tranh về giá thành. Tiềm lực vật chất nghèo nàn dễ dẫn đến hạn chế tầm nhìn cho các chương trình phát triển chiến lược. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực có trình độ hạn chế đã gây khó khăn cho việc tiếp nhận và sử dụng công nghệ mới, do vậy tới nay Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế của người đi sau. Trình độ quản lý và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam cũng là thách thức trong điều kiện hội nhập. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ

không theo kịp yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường.


3.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng cho SXKD của các DNV&N còn nhiều bất cập, chi phí đầu vào cho sản xuất lớn, bao gồm cả giá đầu vào và chi phí trung gian cao

Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng trên 40% nguyên phụ liệu nhập khẩu, thậm chí trong một số ngành tỷ lệ này lên đến 70 - 80% khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị phụ thuộc, hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu thấp. Ngoài ra, các chi phí trung gian như giá cước vận chuyển, chi


3 Tổng cục Thống kê


phí hải quan, điện nước, thông tin liên lạc...và các khoản “lót tay” đã làm tăng đáng kể chi phí của các doanh nghiệp.

3.3. Việt Nam phải mở cửa thị trường, vai trò bảo hộ của Nhà nước sẽ yếu dần đi và không còn nữa

Nước ta đã và đang tham gia vào các tổ chức quốc tế, các liên minh, hiệp hội kinh tế, điều này đã khiến chúng ta có một sân chơi bình đẳng với các quốc gia khác song cũng khiến cho các DNV&N còn non trẻ có ít cơ hội nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, dẫn đến việc suy giảm khả năng bảo vệ thị trường nội địa. Các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải cạnh tranh không những ở thị trường nước ngoài mà còn ngay tại thị trường trong nước. Các đối thủ tiềm năng chính của các doanh nghiệp Việt Nam là các nước ASEAN và Trung Quốc. Cơ cấu sản phẩm xuất sang các nước chủ yếu như Nhật Bản và Mỹ của các nước ASEAN cũng tương tự như Việt Nam, nhưng các nước đó lại có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam khoảng 10 năm. Ngoài ra, các nước ASEAN đã chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn như linh kiện điện tử, chíp, bộ nhớ. Trung Quốc cũng có thể mạnh hơn Việt Nam về giá nhân công rẻ và lực lượng lao động dồi dào. Hơn nữa các doanh nghiệp Trung Quốc đã có tỷ lệ nội địa hoá khá cao trong các mặt hàng đang có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh như viễn thông, vô tuyến điện và các hàng hoá khác. Việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, quan hệ láng giềng thân thiện với Việt Nam ngày càng được cải thiện vừa tạo sức ép to lớn, nhưng cũng tạo ra nhiều lực đẩy đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc Trung Quốc gia nhập WTO đặt ra cho Việt Nam những thách thức lớn về xuất khẩu sang nước thứ ba do khả năng cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc được tăng cường sau khi được hưởng những điều kiện thương mại bình đẳng và ưu đãi của WTO. Trong đó 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực


của Trung Quốc (hàng dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử bán dẫn, đồ dùng nội địa, đồ chơi, trang thiết bị thể thao...) cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Nhìn chung, cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Việt Nam khá tương đồng và tập trung vào những sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Đồng thời những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc (Nhật, Mỹ, EU, ASEAN, Hàn Quốc, ...) cũng chính là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Trung Quốc đổi mới mở cửa trước Việt Nam nên có nhiều kinh nghiệm tiếp cận thị trường cạnh tranh quốc tế hơn Việt Nam.

3.4. Hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ quản lý của Việt Nam chưa thống nhất và đồng bộ, vẫn còn nhiều bất cập về pháp lý và thể chế, về cấu trúc thị trường và hành vi cạnh tranh

Quá trình hội nhập đòi hỏi phải có sự điều chỉnh lớn về chính sách và pháp luật để phù hợp với các cam kết, thông lệ và chuẩn mực quốc tế đảm bảo cho tự do cạnh tranh. Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đang tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện của nền kinh tế quá độ, có sự chênh lệch lớn về năng lực tổ chức, sự thiếu đồng bộ về hệ thống pháp luật.

Với đặc trưng của nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ như thể chế hành chính và luật pháp còn cồng kềnh, chồng chéo, phức tạp, chưa đồng bộ, kém hiệu quả, chẳng hạn như một số thủ tục liên quan đến giải phóng mặt bằng, đất đai, triển khai dự án đầu tư...đã tạo điều kiện cho một số quan chức nhà nước sách nhiễu doanh nghiệp, gây ra các hiện tượng tiêu cực. Đồng thời do yêu cầu của việc sửa đổi luật pháp cho phù hợp với luật pháp quốc tế, nhiều văn bản luật của nước ta còn mang tính chất thử nghiệm, không nhất quán, không ổn định, nhiều khi mâu thuẫn khiến cho các doanh nghiệp nản lòng không thực hiện các dự án đầu tư lớn mang tính chất dài hạn.


3.5. Tư tưởng ỷ lại của các doanh nghiệp vào sự bảo hộ của Nhà nước còn lớn

Nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn còn coi việc hội nhập kinh tế là của Nhà nước, của Chính phủ. Trong khi đó các cam kết hội nhập yêu cầu Việt Nam phải xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng theo xu hướng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, xoá bỏ những biện pháp bảo hộ, trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều nhà phân tích nhận định, hiện nay các DNV&N Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế. Tư tưởng cũng như hiểu biết của các doanh nghiệp về một sân chơi mới bình đẳng, cạnh tranh chưa được chuẩn bị một cách đầy đủ.

3.6. Bề dày văn hoá của các DNV&N Việt Nam trong nền kinh tế thị trường chưa hình thành một cách rõ nét

Đất nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với lối tư duy manh mún, thêm vào đó là một khoảng thời gian dài thực hiện nền kinh tế tập trung, bao cấp đã hình thành nên những thói quen, những cách nghĩ không phù hợp với lối tư duy tự chủ, năng động trong một nền kinh tế mở. Với sự phát triển của các DNV&N và sự tham gia của một đội ngũ doanh nhân trẻ, chúng ta đang dần dần thay đổi cách nghĩ, lối tư duy và thói quen làm việc truyền thống, song thời gian chưa đủ để có thể xoá bỏ hết văn hoá kinh doanh cũ. Tư tưởng phụ thuộc và ỷ lại vẫn còn tồn tại, các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động và chưa dám chấp nhận thử thách để tìm kiếm những cơ hội mới.

Hội nhập kinh tế quốc tế đang đến gần, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là DNV&N cần phải tìm cách khắc phục những hạn chế và phát huy những lợi thế của mình để đứng vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế, luôn giữ vai trò chiến lược trong sự phát triền kinh tế đất nước. Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa để tạo một môi trường pháp lý bình đẳng, có lợi cho các doanh


nghiệp trong cuộc chơi và đặc biệt có những chính sách hỗ trợ thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Chúng ta hãy xem Trung Quốc - đất nước có rất nhiều điểm tương đồng với chúng ta về văn hóa, kinh tế, chính trị - đã làm gì để phát triển các DNV&N trong quá trình hội nhập.


CHƯƠNG II‌‌

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DNV&N TRUNG QUỐC

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DNV&N TRUNG QUỐC


1. Sự phát triển của DNV&N Trung Quốc


Trước khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, các DNV&N Trung Quốc, đặc biệt là khu vực tư nhân không có cơ hội tồn tại và phát triển vì bị kiềm chế bởi những lý do chính trị.

Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa, các DNV&N đã có một môi trường thuận lợi để tăng trưởng và phát triển. Bằng cách chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã nới lỏng những giới hạn, tạo điều kiện cho các DNV&N bao gồm doanh nghiệp tập thể ở các thành thị, doanh nghiệp hương trấn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển một cách nhanh chóng. Với tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế Trung Quốc, nhiều loại hình DNV&N đã được thành lập. Năm 1980, số lượng doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu tập thể thuộc các làng, trấn (xí nghiệp hương trấn) khoảng 377 300 doanh nghiệp. Trong số đó có 1400 doanh nghiệp lớn, 3400 doanh nghiệp loại vừa và 372 500 doanh nghiệp nhỏ, với tỷ lệ lần lượt là 0.37%, 0.90%, 98.73% 4. Cùng năm đó, Trung Quốc có 1.81 triệu doanh nghiệp thương mại (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân), trên 99%

trong số đó là DNV&N. Số doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân là 686 000 doanh nghiệp.

Kinh tế Trung Quốc đã có sự tăng trưởng rất nhanh vào những năm 1980, theo đó là sự bùng nổ số lượng DNV&N. Trong năm 1990, tổng số doanh nghiệp công nghiệp đạt 7 957 800 doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/01/2023