Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 2


Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về hoạt động của DNV&N trong quá trình hội nhập

Chương II: Chính sách phát triển DNV&N của Trung Quốc


Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị đối với DNV&N Việt Nam trong quá trình hội nhập

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nỗ lực hết sức để có thể có được những thông tin mới nhất cũng như những nhận xét, ý kiến đánh giá của các chuyên gia và cũng cố gắng để đưa ra quan điểm của bản thân nhằm hoàn thiện đề tài của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, bài khoá luận vẫn còn có nhiều khuyết điểm và tôi mong nhận được sự thông cảm và đóng góp từ thầy cô cũng như người đọc.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo Thạc sỹ Bùi Liên Hà - Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, người đã nhiệt tình giúp đỡ và cho tôi những chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình triển khai đề tài. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo trong trường, gia đình và bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài khoá luận.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2006 Sinh viên

Hồ Lê Na


CHƯƠNG I‌‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

I. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (DNV&N)


1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?


Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) chiếm một vị trí hết sức quan trọng dù trong nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. Những doanh nghiệp này rất linh hoạt, năng động, có nhiều lợi thế phát triển nhưng cũng rất dễ tổn thương, vì thế hầu hết các nước đều ban hành những chính sách, quy định và những biện pháp hỗ trợ để phát triển loại hình DN này. Để thực hiện được điều đó, trước hết cần xác định được thế nào là DNV&N từ đó mới có thể hoạch định những chính sách đúng đắn phù hợp.

Các nước thường xác định DNV&N dựa trên độ lớn và quy mô của các DN. Việc phân loại DNV&N phụ thuộc vào tiêu thức sử dụng qui định giới hạn quy mô DN. Các nước khác nhau có sự lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy mô DN và lượng hoá các tiêu thức ấy khác nhau.

Đối với Việt Nam, trước năm 1998, việc xác định DNV&N chưa được quy định một cách thống nhất nên các bộ ngành, các tổ chức thường đặt ra các tiêu thức để phân loại khác nhau. Chẳng hạn Ngân hàng Công thương Việt Nam coi DNV&N là những DN có số lao động dưới 500 người, giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, số dư vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ. Thành phố Hồ Chí Minh coi những doanh nghiệp có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, số lao động trên 100 người và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng là doanh nghiệp vừa, còn những doanh nghiệp dưới giới hạn trên là doanh nghiệp nhỏ. Ngày 20/6/1998, Thủ tướng chính phủ có quy định tạm thời DNV&N là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số


lao động dưới 200 người. Trong đó doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 30 người và vốn dưới 1 tỷ, doanh nghiệp vừa có từ 31-200 lao động và có vốn từ 1-5 tỷ. Đối với doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ có vốn dưới 1 tỷ và số lao động dưới 50 người, còn các doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì số lao động dưới 30 người. Sau này, vai trò của các DNV&N ngày càng được khẳng định nên Chính phủ đã đưa ra quy định thống nhất về cách xác định DNV&N. Theo nghị định của Chính phủ về “Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa” số 90/2001/NĐ-CP ban hành thực hiện thống nhất ngày 23-11-2001 định nghĩa DNV&N “là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người”. Việc áp dụng chỉ tiêu nào hoặc đồng thời cả hai chỉ tiêu phụ thuộc vào tình hình KT-XH của từng ngành, từng địa phương.

Như vậy theo quy định mới nhất thì DNV&N của Việt Nam bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, các HTX, cá nhân và nhóm sản xuất kinh doanh có điều kiện thoả mãn quy định của Chính phủ.

Khái niệm DNV&N là khái niệm mang tính chất tương đối, nó thay đổi theo thời kỳ, giai đoạn phát triển KT-XH của từng quốc gia, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển KT-XH và tính chất ngành nghề.

2. Phân loại


Việc xác định thế nào là DNV&N ở cá quốc gia khác nhau dựa vào những tiêu thức khác nhau. Song nhìn chung các tiêu thức phân loại có thể được phân thành 2 nhóm chính sau:

Tiêu thức định tính: Tiêu thức này dựa trên những đặc trưng cơ bản của các DNV&N như: trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, mức độ áp


dụng công nghệ...Sử dụng các tiêu thức này phản ánh khá đúng bản chất của DNV&N song khó xác định và phức tạp nên ít được sử dụng.

Tiêu thức định lượng: Các tiêu thức này bao gồm:


Các yếu tố đầu vào: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất


Các kết quả đầu ra: Doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng


Mỗi tiêu thức được sử dụng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các quốc gia có thể sử dụng các yếu tố đầu vào, kết quả đầu ra hoặc kết hợp cả hai để xác định DNV&N. Việc sử dụng các tiêu thức để phân loại DNV&N trên thế giới có những đặc điểm sau:

1) Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu thức khác nhau. Phổ biến nhất là tiêu thức về vốn và lao động.

2) Số lượng các tiêu thức được sử dụng ở các nước cũng khác nhau. Có nước chỉ sử dụng một tiêu thức nhưng cũng có những nước sử dụng kết hợp đồng thời nhiều tiêu thức.

3) Việc lượng hoá các tiêu thức thành các giới hạn cụ thể ở các nước khác nhau thì khác nhau. Điều này phụ thuộc vào: trình độ, hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế, định hướng chính sách và khả năng trợ giúp cho DNV&N của các nước.

4) Từng thời kỳ, các tiêu thức và tiêu chuẩn giới hạn có sự thay đổi cho phù hợp với đường lối, chính sách, chiến lược và khả năng hỗ trợ của mỗi quốc gia. Những tiêu thức này được dùng làm căn cứ thiết lập những chính sách phát triển hỗ trợ cho các DNV&N của các chính phủ.


Bảng 1: Các chỉ số xác định DNV&N của các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC


Các nước và

vùng lãnh thổ

Số

Vốn

đầu tư

Tổng tài

sản

Doanh

thu

Năng lực sản

xuất

Thu nhập

bình quân

Ôxtrâylia






Brunây





Canađa





Chilê






Hồng Kông






Inđônêxia





Nhật Bản





CHND Triều

Tiên







Malaixia





Mêhicô






Niu Dilân






Papua Niu

Ghinê







Pêru






Philippin





Nga






Xingapo





Đài Loan






Thái Lan





Hoa Kỳ





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 2

Nguồn: Profiles SMEs in APEC (1998)


Tại Trung Quốc, trước khi Chính phủ ban hành quy định mới về tiêu chuẩn DNV&N cùng với “Luật Thúc đẩy phát triển DNV&N” vào cuối năm


2002, theo tiêu chuẩn của Uỷ ban nhà nước về Kinh tế và Thương mại thì quy mô doanh nghiệp được phân chia theo doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có doanh thu ít hơn 50 triệu NDT, doanh nghiệp vừa có doanh thu từ 50 đến 500 triệu NDT, doanh nghiệp lớn có doanh thu từ 500 triệu NDT trở lên. Theo quy định mới nhất của Chính phủ Trung Quốc thì doanh nghiệp được phân theo các lĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng, Dịch vụ vận tải/Logistics, Dịch vụ bưu điện, Bán buôn, Bán lẻ, Kinh doanh nhà hàng và khách sạn. Các DNV&N Trung Quốc được phân chia theo các tiêu thức là: Số lượng lao động và Doanh thu, cụ thể như sau:

Bảng 2: Tiêu thức phân chia DNV&N ở Trung Quốc




Lĩnh vực


Công nghiệp


Xây dựng


Dịch vụ vận tải/Logistic

Dịch vụ bưu điện


Bán buôn


Bán lẻ

Kinh doanh nhà hàng và khách

sạn


Doanh nghiệp vừa

Số lao

động

300-

2000

600-

3000

100-500

100-

200

500-

3000

400-

1000

400-800

Doanh thu (triệu

NDT)


30-300

30-

300


10-150

30-

300

30-

300


30-300


30-150


Doanh nghiệp nhỏ

Số lao

động

< 300

< 600

< 100

< 100

< 500

< 400

< 400

Doanh thu (triệu

NDT)


< 30


< 30


< 30


< 30


< 30


< 30


< 30

Nguồn: Xinhuanet


Ở Việt Nam, có 2 tiêu thức được sử dụng là tổng số vốn đăng ký và số lao động. Theo quy định mới nhất thì DNV&N là những doanh nghiệp có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ và số lao động bình quân hàng năm không quá 300 người. Bên cạnh cách phân loại do Chính phủ quy định, có nhiều tổ chức


tài chính phi chính thức (không có chức năng thực thi các chính sách của Nhà nước) sử dụng các tiêu thức phân loại khác nhau để phân loại DNV&N để xác định chính sách ưu tiên.

- Dự án VIE/US/95/2004 hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam do UNIDO tài trợ coi các doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có từ 30 lao động trở xuống và vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD; doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có số lao động từ 31-200 người, vốn đăng ký < 0.4 triệu USD.

- Quỹ hỗ trợ DNV&N thuộc chương trình Việt Nam - EU quy định DNV&N được hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có số công nhân từ 10-500 người, vốn điều lệ từ 50 000 - 300 000 USD (750 - 4.5 tỷ VND)

II. VAI TRÒ CỦA DNV&N TRONG NỀN KINH TẾ


Vai trò của các DNV&N trong các nền kinh tế là không thể phủ nhận dù đó là nền kinh tế đã hay đang phát triển. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, với sự năng động, linh hoạt của mình các DNV&N ngày càng giữ vị trí hết sức to lớn trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm...trong guồng máy kinh tế mỗi nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vai trò của các DNV&N được thể hiện trên những khía cạnh chính sau đây:

1. DNV&N đóng góp vào sự phát triển ổn định kinh tế của các quốc gia


Giá trị gia tăng do các DNV&N tạo ra hàng năm chiếm tỷ trọng lớn đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Không những thế cá DNV&N còn tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu. Ở nước ta, tính đến 31/12/2004, số lượng DNV&N tham gia vào kinh doanh xuất khẩu chiếm 80.6%, nhập khẩu chiếm 84.2% tổng số doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trên cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 của các DNV&N đạt 4 108 triệu USD, chiếm tỷ trọng 24.6%, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 4 789


USD, chiếm tỷ trọng 23.3% so với toàn bộ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của nền kinh tế quốc dân1

2. DNV&N tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động


Đối với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đô thị hoá, đặc biệt là trong giai đoạn cải cách kinh tế sẽ tạo ra một lượng lao động dư thừa ở các vùng nông thôn và các doanh nghiệp nhà nước tái cơ cấu. Lực lượng thất nghiệp đông đảo này sẽ gây nên sự lãng phí nhân lực và gây nên những bất ổn về xã hội. Sự phát triển của các DNV&N sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Theo thống kê, các DNV&N thu hút khoản 30-60% lao động và tạo ra 20-40% giá trị gia tăng trong các nền kinh tế đang phát triển. Không những tạo ra việc làm, các DNV&N còn góp phần tạo ra nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên cho dân cư, góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các bộ phận dân cư và các vùng trong một quốc gia.

Ở nước ta, các DNV&N đóng góp khoảng 26% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, thu hút khoảng 25 - 26% lực lượng lao động2.

3. DNV&N giúp khai thác, phát huy nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa phương, các nguồn tài chính của dân cư trong vùng

Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm về quy mô và tính chất sở hữu của các DNV&N. Có thể nói sự linh hoạt và quy mô vốn và lao động không quá lớn của các DNV&N đã giúp loại hình này phát triển rộng khắp trong các vùng và địa phương. Loại hình này chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân nên nguồn vốn huy động phần lớn từ các tổ chức tín dụng địa phương, gia đình, họ hàng


1 Bộ Thương mại

2 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Phát triển DNV&N giai đoạn 2006-2010

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 07/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí