Tạo Ra Môi Trường Cạnh Tranh Thúc Đẩy Sx-Kd Phát Triển Có Hiệu Quả Hơn


và người quen. Đồng thời, lực lượng lao động chủ yếu của các doanh nghiệp này cũng là con em trong địa phương.

4. Tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy SX-KD phát triển có hiệu quả hơn


Sự tham gia của các DNV&N vào hoạt động SX-KD làm cho số lượng và chủng loại hàng hoá tăng lên nhanh chóng, do vậy tăng tính cạnh tranh trên thị trường tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mặt hàng, giảm chi phí, tăng chất lượng để thích ứng với môi trường mới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang mở cửa nền kinh tế như nước ta hiện nay.

Vai trò cụ thể của các DNV&N được thể hiện qua các con số thống kê sau đây tại các nước khác nhau.

Tại Mỹ, theo Small Business FAQ 12- 2000 của Cục quản lý kinh doanh nhỏ Mỹ (SBA), trên 99.7% tổng số hãng kinh doanh có thuê nhân công là doanh nghiệp nhỏ, thu hút 52% lực lượng lao động trong khu vực tư nhân, 51% lực lượng lao động trong khu vực trợ giúp công cộng và 38% trong khu vực công nghệ cao, tạo ra 75% số việc làm mới, sản xuất ra 51% tổng sản phẩm của khu vực tư nhân, chiếm 47% tổng doanh thu bán hàng 31% doanh thu xuất khẩu hàng hoá và chiếm 96% tổng số các nhà xuất khẩu hàng hoá.

Tại Nhật Bản, theo số liệu của Cục Quản lý và hợp tác, điều tra về doanh nghiệp Nhật Bản, tính đến năm 1998 có khoảng trên 5 triệu DNV&N (4.48 triệu doanh nghiệp nhỏ) chiếm 99.7% số doanh nghiệp cả nước và thực hiện kinh doanh ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, tập trung lớn nhấ là lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và chế tác. Khu vực DNV&N tạo việc làm thường xuyên cho hơn 40 triệu lao động (chiếm 70% số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp cả nước), tạo ra hơn 40% doanh nghiệp của khu vực doanh nghiệp trong đó bán lẻ chiếm 55.7%, bán buôn chiếm 42.1%, chế tác và các khu vực khác


chiếm chiếm 37.5%. Đặc biệt là vào cuối những năm 1990, theo Báo cáo Kinh tế và Tài chính năm 2001 và số liệu của Tổng vụ công bố, nền kinh tế Nhật Bản dẫm chân tại chỗ, giảm phát và tăng trưởng âm những năm 1999- 2001, tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn tính đến tháng 19/2002 là 5.5%, thì vai trò của các DNV&N càng trở nên quan trọng, với 99.3% tổng số đơn vị kinh doanh là DNV&N đã tạo ra 51.2% tổng doanh thu trong khu vực chế tạo và chế biến, sử dụng 80.6% lao động (trừ các xí nghiệp kinh doanh nông lâm sản).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tại Đài Loan, theo Sách trắng về DNV&N 1998 và 2000 của Cục quản lý DNV&N Đài Loan, năm 1999, Đài Loan có trên 1 triệu DNV&N, chiếm 97.73% tổng số doanh nghiệp, giải quyết 78.25% lao động, doanh thu bán hàng đạt 6095 tỷ NT$, đạt 22.11% tỷ trọng nhập khẩu, nộp 44.15 tổng số thuế giá trị gia tăng.

Tại Thái Lan, theo tập đoàn Tài chính Công nghiệp Thái Lan, DNV&N chiếm khoảng 95% số doanh nghiệp công nghiệp, tuyển dụng từ 85-90% lực lượng lao động, DNV&N đóng góp trên 50% GDP, có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và xuất khẩu, phát triển kinh tế tại các vùng lạc hậu của Thái Lan và là một kết cấu hạ tầng quan trọng cho các công ty xuyên quốc gia nội địa và nước ngoài hoạt động tại Thái Lan.

Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 3

Trong tình hình nước ta hiện nay, vai trò của các DNV&N lại càng đặc biệt quan trọng. Mặc dù nước ta đã có những bước phát triển nhanh và ổn định từ sau cải cách kinh tế, nhưng so với nhiều nước trên thế giới, nước ta là một nước có cơ sở vật chất yếu kém, trình độ công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cũng như giữa các vùng trong nước cao, tốc độ đô thị hoá diễn ra còn chậm nên quá trình tạo việc làm và chuyển dịch lao động từ nông thôn sang công nghiệp và dịch vụ diễn ra chậm. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhất là việc tham


gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO trong tương lai gần đang đặt ra nhiều thách thức cho các DNV&N. Trong bối cảnh đó, định hướng phát triển DNV&N với công nghệ hiện đại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia cạnh tranh, giải quyết việc làm, phát triển nông thôn cũng như tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của đất nước. Thực tế phát triển kinh tế đất nước cho thấy DNV&N đã và đang có một vai trò hết sức quan trọng và mang tính chiến lược.‌

III. VẤN ĐỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DNV&N VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và tính tất yếu của xu thế hội nhập


Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá đã được nói đến rất nhiều. Có nhiều người ủng hộ tích cực song cũng có không ít người phản đối. Theo quan điểm của mỗi người sẽ có những cách hiểu và đưa ra những khái niệm khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, trên khía cạnh tích cực có thể nói toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là sự giao thoa, hội tụ tương đối các giá trị và nguồn lực của các quốc gia, các nền kinh tế nhằm tạo ra sự đồng thuận và làm gia tăng của cải toàn cầu.

Có thể nói toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu mang tính khách quan của lịch sử thế giới.

Trên thực tế, hoạt động thương mại giữa các quốc gia đã phát triển từ rất sớm, các thương gia Hy Lạp, Ai Cập, ấn Độ, Trung Quốc...đã vượt qua những chặng đường dài để buôn bán sản phẩm của mình hình thành nên con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử. Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng đã được đánh dấu bởi các giai đoạn phát triển của thương mại quốc tế mà theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về kinh tế quá trình vận động đã trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn Thương mại (1500 - 1850): thời kỳ này bắt đầu bằng


những cuộc phát kiến địa lý của những nhà thám hiểm. Thương mại thế giới trong thời kỳ này chủ yếu gắn với hoạt động kinh doanh của các thương nhân đi tìm kiếm của cải ở những miền đất xa lạ. Giai đoạn Khai thác (1850 - 1914): Với cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bản chất của hoạt động kinh doanh, các thương gia tìm kiếm các nguyên liệu thô, rẻ hơn nhờ việc đầu tư nước ngoài. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh là sự kết hợp giữa kỹ năm lao động địa phương và cách quản lý của các chủ đầu tư, từ đó phong cách và chuẩn mực phương Tây đã bắt đầu thống trị. Chuyển sang giai đoạn Nhượng địa (1914 - 1945): tư tưởng gia của các công ty phương Tây đối với các nước nhận đầu tư là đặc trưng cơ bản. Điều này đã tạo ra sự phản kháng và khuyến khích các chính phủ và các doanh gia tìm kiếm sự độc lập lớn hơn cả về chính trị và thương mại, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nước thực dân và dẫn tới giai đoạn Dân tộc (1945 - 1970), nhiều công ty đã có cơ hội để khai thác điều kiện kinh doanh mới trên khắp thế giới, tạo ra tầm nhìn toàn cầu cho khả năng kinh doanh. Các nhà kinh doanh bắt đầu tìm kiếm cả thị trường và các yếu tố đầu vào cho sản xuất trên khắp thế giới và ý tưởng sản xuất các bộ phận chi tiết khác nhau của một sản phẩm tại những nơi khác nhau để đạt được tính hợp lý và chi phí hiệu quả bắt đầu phổ biến. Và từ những năm 1960 trở lại đây, chiến lược kinh doanh toàn cầu của các công ty bắt đầu được triển khai một cách mạnh mẽ nhằm tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới hiệu quả hơn. Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia đã cho phép các nước phát huy lợi thế của mình, tận dụng được nguồn lực của các quốc gia khác, mở rộng thị trường để tìm kiếm thêm nhiều cơ hội kinh doanh. Cùng với sự phát triển của các phương tiện vận tải và thông tin liên lạc, giới hạn về không gian đã bị xoá bỏ, thị trường thế giới đã trở thành một thực thể thống nhất, nền kinh tế của các nước không thể tồn tại mà không có sự tác động, giao thoa với các nền kinh tế khác. Vì vậy, xét đến cùng, toàn cầu hoá là kết quả của chính sự vận động tự thân của nền kinh tế thế giới với sự phát triển


của các phương tiện vận tải, sự hỗ trợ của các nhân tố kỹ thuật, công nghệ truyền thông và thông tin, trên cơ sở sự nhận thức của con người có cân nhắc đến lợi ích của từng quốc gia riêng biệt và lợi ích của toàn bộ cộng đồng xã hội. Trước tính tất yếu của xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia không thể không mở cửa nền kinh tế của mình, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thực hiện tự do hoá thương mại và đưa đất nước vào cuộc cạnh tranh mang tính chất quốc tế.

Trong điều kiện thế giới hiện nay, các định chế và tổ chức kinh tế thương mại khu vực và quốc tế hình thành nhằm tạo lập một hành lang pháp lý chung để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của nền kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện đơn lẻ. Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời năm 1995 đã có 148 nước tham gia, các nước thành viên của tổ chức này chiếm tới hơn 85% tổng thương mại hàng hoá và 90% thương mại dịch vụ của toàn thế giới. Năm 2001, Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới đã trở thành thành viên của WTO với 1.3 tỷ dân chiếm 1/5 thị trường tiêu dùng của toàn thế giới - lớn hơn bất cứ một khu vực thương mại tự do nào. Gần đây, hai quốc gia đang phát triển là Campuchia và Nêpan cũng tham gia vào WTO. Trước tình hình như thế liệu Việt Nam có thể đứng ngoài xu thế hội nhập? Hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể là tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO sẽ tạo cho đất nước ta một vị thế mới trên thị trường quốc tế, hạn chế được sự đối xử bất công bằng, đồng thời tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để tiến hành CNH-HĐH đất nước. Rõ ràng hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh xuất phát từ tình hình kinh tế đất nước. Nhận thấy được điều này, Đảng ta đã có những chính sách, chủ trương thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nước. Trước những thay đổi to lớn về kinh tế thế giới, cách mạng khoa học kỹ thuật và sinh học, sự tan rã của hệ thống XHCN Đông Âu,...từ


Đại hội VII Đảng ta đã chủ trương “Độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại”. Theo tinh thần đó, năm 1992 nước ta đã nối lại quan hệ với các tổ chức WB, IMF, ADB. Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN); năm 1996 tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tháng 3/1996 tham gia diễn đàn hợp tác á- Âu với tư cách là thành viên sáng lập; tháng 11/1998 Việt Nam trở thành viên chính thức của APEC; tháng 12/1994 Việt Nam đã nộp đơn xin vào WTO và đang đàm phán để gia nhập tổ chức này vào cuối năm 2006. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, ĐCS Việt Nam đã xác định: “Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau...Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia. Đối với nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế”. Để cụ thể hoá Nghị quyết ĐH IX về hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07- NQ/TW chỉ rõ “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chính là để thực hiện các mục tiêu mở rộng thị trường cho các hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam; tranh thủ vốn và công nghệ mới và kỹ năng quản lý để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Ngày 24/3/2002, Thủ tướng Phan


Văn Khải đã ban hành Quyết định số 37/02/QĐ - TTg cùng với Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết số 07 - NQ/TW.

2. Cơ hội cho các DNV&N Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế


Đảng và Nhà nước ta đã thấy được tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế này chính là chìa khoá cho sự phát triển của đất nước. Liệu các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được gì khi tham gia vào một sân chơi mang tính quốc tế mà ở đó sự cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt? Cơ hội cho các DN Việt Nam được thể hiện trên các phương diện:

2.1. Mở cửa thị trường với dung lượng lớn và nhu cầu có khả năng thanh toán cao.

Trên một phân đoạn thị trường ở một vùng lãnh thổ, các DNV&N khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực. Song khi hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với các thị trường tiềm năng lớn như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản... và các khu vực thị trường khác với hơn 5 tỷ người tiêu dùng. Trên một thị trường mở, nếu như mảng thị phần lớn dễ thuộc vào tay các doanh nghiệp lớn thì cũng luôn tồn tại cùng một lúc những đoạn thị trường của các nhóm khách hàng nhỏ, các nhóm khách hàng ngách hình thành do sự khác biệt về sức mua, thói quen, tập quán và văn hoá tiêu dùng cũng như một loạt các yếu tố khác gắn với đặc trưng nhu cầu của từng cá nhân khách hàng. Ngoài ra, cùng với những nhu cầu của các thị trường lớn có thể được đáp ứng bởi các tập đoàn công ty toàn cầu lớn, uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường thì vẫn luôn có một khoảng trống thị trường được tạo ra bởi các đợt sóng của quá trình chuyển giao của các thế hệ kỹ thuật. Đây là cơ hội thuận lợi cho những người đi sau.


2.2. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung và DNV&N nói riêng tiếp cận nhanh chóng với công nghệ tiên tiến hiện đại

Thông qua chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không phải trải qua những bước dò dẫm ban đầu, chỉ cần nghiên cứu đổi mới cho phù hợp với ứng dụng thực tế, do đó giảm bớt được thời gian cũng như chi phí nên thời gian để đuổi kịp trình độ phát triển của các nước phát triển sẽ giảm xuống.

Có nhiều con đường để các DNV&N tiếp cận với công nghệ mới như: tiến hành liên doanh, liên kết, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ...nhờ đó có thể nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, có thể bảo vệ được thị trường nội địa khi nước ta tiến hành hội nhập sâu rộng hơn. Các DNV&N với sự năng động, linh hoạt của mình chính là đối tượng dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận và đổi mới công nghệ nhất.

2.3. Các DNV&N có thể tiếp cận với nguồn vốn quốc tế dưới nhiều hình thức

Khi thị trường vốn của các nước phát triển bão hoà, lợi nhuận thu được trên một đơn vị vốn đầu tư giảm xuống, đồng thời các nguồn lực tự nhiên trở nên khan hiếm thì các công ty lớn và các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các quốc gia đang phát triển nhằm tận dụng nguồn lực tự nhiên giá rẻ, khai thác thị trường còn tiềm năng và hưởng các chính sách ưu đãi từ chính phủ các nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó, khi quá trình hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá chưa được tiến hành triệt để thì đầu tư vốn vào các nước đang phát triển cũng là cách để tránh các hàng rào thuế quan mà các nước này đánh vào hàng nhập khẩu.

Ngoài ra, khi tham gia vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống con người ở các quốc gia

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 07/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí