sống duy tình ấy chi phối cách ứng xử, nói năng của họ: “Thằng cháu Thức à… đây cũng là nhà của cháu cơ mà… ta và vợ ta đều thương cháu như con Mỷ, thằng Say… lão Mạc thương cháu nhiều như lá rừng… ta cùng vợ ta cũng thương cháu nhiều như sao trên đỉnh núi mà cháu…” [28, 151]. Nhân vật Bàn Tín dù chỉ thấp thoáng xuất hiện trong tác phẩm nhưng những câu nói, những suy nghĩ của lão đều toát lên những điều chất phác, yêu người, quý người, mến khách của người miền núi: “Dù sao lão cũng là người đáng trọng lắm! Lão chỉ muốn điều tốt đến với mọi người” [28, 152]. Những người dân bản hiện lên trong trang văn một cách giản dị, trong trẻo nhất. Có lẽ tác giả luôn dành cho họ một tình yêu đặc biệt. Những nét vẽ thô mộc nhưng mang “hồn cốt” của đại ngàn. Mỗi con người đều có những vẻ đẹp và hòa quyện với nhau. Tình nghĩa của người miền núi được thể hiện qua việc dân bản Phja Đeng luôn giúp đỡ nhau: “Nhà khác rồi cũng thế, đây là lúc giúp nhau” [28, 297].
Đó là những con người biết yêu thương. Họ sẵn sàng giúp đỡ những kẻ khốn khó, những người hoạn nạn. Thức, một đứa trẻ bị bỏ rơi, được vợ chồng lão Mạc hết lòng yêu thương, chăm sóc và được dân làng Phja Đeng đùm bọc. Đó là một lòng tốt không vụ lợi, không tính toán. Nó xuất phát từ chính tâm hồn trong trẻo, giàu tình yêu thương của con người miền núi phía Bắc. Tình yêu thương ấy được thể hiện tập trung nhất qua hai nhân vật lão Mạc và mụ Sắn Pì. Hai con người, hai số phận nhưng ở họ đều tập trung những gì tốt đẹp nhất của con người miền núi: giản dị, chân thành, thẳng thắn và yêu con người.
Lão Mạc, một con người mang đầy đủ nét đặc trưng của người dân tộc miền núi phía Bắc. Ông là chứng nhân lịch sử, là biểu tượng của truyền thống văn hóa tốt đẹp: “Thức thầm ơn, cái ơn cao như núi của tía, một người ngay thẳng và nhân hậu. Ông từng nói: “Người ta sống với nhau điều quan trọng là phải trung thực, cảm thông nỗi khổ cho nhau”. Những lời đó ông không nói cùng một lúc, không nói được bóng bẩy như thế. Ông nuôi dạy Thức từng ngày, từng lời thấm dần như nước chắt từ những thành đá cứng. Nơi được nước
giọt xuống bồi đắp, thấm dần cho đến ngày hình thành những khối nhũ long lanh với hình khối kỳ diệu bền vững. Những thành, những vách đá cứng cỏi đó chính là ba Mạc, hiện thân của hiền lành, chất phác, trung thực và nhân hậu, kiệm lời nhưng rắn rỏi, không bao giờ thất hứa với ai khi nhận lời, không bao giờ làm phiền ai. Ông là sự nối dài con người đích thực nguyên thủy còn sót lại của rừng núi” [28, 139]. Nhà văn Cao Duy Sơn đã dành cho nhân vật lão Mạc những dòng đẹp nhất về phẩm chất của một con người và đó cũng là khái quát chung cho mẫu người văn hóa truyền thống. Lão Mạc đón nhận Thức khi còn là một đứa bé, dành trọn tình yêu thương cho anh thậm chí còn hơn con đẻ. Lão dạy anh mọi điều, lo lắng cho từng bước đi của anh, đau đớn cùng những va vấp của anh. Một tình yêu không vụ lợi, trong trẻo như sương mai chỉ có thể nảy nở ở một tâm hồn thẳng thắn và cao thượng. Phẩm chất yêu người, quý người, coi con người thiêng liêng, quý giá nhất, phần nhiều xuất phát từ ngàn xưa của người miền núi sống thưa thớt trên những triền núi, triền đồi. Họ cô đơn giữa thiên nhiên núi rừng, họ thèm người, khát người nên cũng trọng người: “Người Dao của lão quý con người lắm, nếu là trẻ con càng quý hơn”. [28, 192]. Họ sống tình nghĩa cho nên họ yêu những gì thủy chung: “Ngựa cũng như người vậy, giống này thủy chung lắm! Chúng là một phần của cuộc sống. Nếu bán đi khác gì bán con người. Họ tin loài ngựa có nước mắt. Chúng biết nghe tiếng nói con người, biết chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng với con người. Chẳng tội gì ham tiền mà bán đi những người bạn yêu quý của mình” [28, 204]. Suy nghĩ của lão Mạc về giống ngựa An Hòa không chỉ thể hiện phẩm chất của lão mà còn cho thấy quan niệm “hồn cốt” trọng tình nghĩa chứ không trọng vật chất của con người nơi đây. Nhà văn Cao Duy Sơn đã mô tả rất đúng “hồn cốt” của đồng bào dân tộc. Điều đó cũng rất dễ hiểu bởi nhà văn sinh ra và lớn lên từ nơi đây, nhưng phải yêu con người ở nơi đây lắm ông mới thể hiện được một cách sâu sắc và tinh tế như thế. Nét tốt đẹp nữa trong tính cách lão Mạc cũng như đồng bào miền núi là họ rất thẳng thắn. Lời nói ra
không phải lời hoa mỹ, xã giao mà là tâm can họ: “Trời đất một năm làm ra bốn mùa nhưng Mạc này không bao giờ như thế, chỉ một lòng nghĩ tốt về nhau, và luôn tin lão cũng như ta” [28, 209]. Cái hay của việc mô tả văn hóa, cũng như tính cách của người miền núi qua giọng văn của Cao Duy Sơn còn ở chỗ ông đã mang được ngôn ngữ, cách nói của người địa phương vào trang văn của mình. Những hình ảnh so sánh giản dị như tình cảm chân thành của lão Mạc dành cho lão Tùng là tình cảm keo sơn, thủy chung, không có thời gian hay biến thiên nào tàn phá nổi. Tình yêu ấy không chỉ dành cho bạn bè, người thân, còn dành cho cả kẻ thù, đó chính là tấm lòng độ lượng, vị tha của tâm hồn cao thượng. Lão Mạc khi đối mặt với Hoóng già, lão căm hận đến tận xương tủy bởi hắn đã gây ra bao bi kịch cho gia đình lão. Lão muốn giết Hoóng nhưng một mặt vì nghe con trai, một mặt do độ lượng trong tâm hồn mình nên lão vẫn chăm sóc cho hắn. Có lẽ hiếm nơi đâu chúng ta còn tìm được những con người nguyên sơ, lương thiện như lão Mạc. Lão là biểu tượng của vẻ đẹp văn hóa của con người miền núi trong cuốn tiểu thuyếtĐàn trời này.
Do người miền núi sống tập trung, tương trợ lẫn nhau như đã nói, cho nên đối với họ làng bản là phần không thể thiếu. Dù đi đâu, ở đâu, một lòng họ vẫn hướng về rừng núi nơi mình sinh ra. Nét tâm lý này ăn sâu vào dòng máu đồng bào miền núi cũng như tấm lòng thủy chung, son sắt nghĩa tình: “Liệu tía có chịu ở đây không? Em nghe nói người miền núi khi đã gắn trọn vẹn đời sống của mình với mảnh đất mình gắn bó thì không bao giờ muốn rời xa nữa” [28, 148]. Mẫu người văn hóa truyền thống luôn được đặt trong không gian làng bản đã khảo sát ở chương 1, bởi đây là nơi họ cảm thấy bình yên nhất, thân thuộc nhất: “Về với rừng, với nương của mình thôi! Dù gửi phận nơi đâu muôn đời cũng chỉ là khách, chỉ về đây mới là quê nhà. Quê nhà dẫu nghèo vẫn có núi, có rừng làm bạn mà con” [28, 13]. Tấm lòng thủy chung, gắn bó với cộng đồng, với bản làng trở thành tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất của con người: “Vui vì con chim vẫn không quên cánh rừng, biết tìm về tổ ấm ngày xưa và mê mải hót điệu Tồ Dung tiên tổ, về
đồng bằng không quên núi cao, không chê cháo bẹ nhạt muối, là người biết sống…” [28, 299]. Nét tính cách yêu thương, gắn bó với cộng đồng, với tình làng nghĩa xóm còn thể hiện qua những phong tục của họ: “Người trong bản bước qua cửa không ghé vào nhà, họa chỉ có kẻ thù của nhau” [28, 447]. Có thể khẳng định trên đây là những phẩm chất tốt đẹp của mẫu người truyền thống nhưng nó cũng tồn tại những mặt hạn chế. Bởi qú a yêu người, tin người, qúa gắn bó với làng bản nên họ dễ bị lừa gạt, hay “đổ vỡ” khi va chạm với một nền văn hóa khác, hoặc cảm thấy lạc lõng khi không sống trong cộng đồng của mình nữa: “Lần đầu được nghe, chân chưa đi, mắt chưa thấy, trí tưởng tượng cũng thật gượng gạo, vụng về nhưng có lẽ đủ làm tổn thương phẩm chất hồn nhiên vốn dĩ của rừng núi. Cái phẩm chất và tâm hồn trong vắt như suối rừng mùa thu, không bon chen, tị hiềm, đố kị” [28, 141]. Cấu kết bền vững của cộng đồng đôi khi lại là rào cản để hội nhập văn hóa và đổ vỡ khi tiếp xúc với “gai góc” của môi trường khác. Những phẩm chất này gần tương đồng với con người đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên mẫu người truyền thống còn mang những nét tính cách khác.
Trong tiểu thuyết Đàn trời, nếu lão Mạc gần trọn đời sống ở làng bản thì Sắn Pì từ nhỏ đã lang bạt khắp phương trời, nhưng cả hai nhân vật đều biểu trưng cho mẫu người văn hóa truyền thống miền núi phía Bắc.
Ở nhân vật mụ Sắn Pì chúng ta tìm thấy những phẩm chất tốt đẹp đằng sau vẻ bề ngoài thô kệch, thậm chí là xấu xí: “Sinh năm 1938, không ai biết tên khai sinh của mụ. Dân Bình Lãng vẫn thường gọi mụ với cái tên Sắn Pì, một cái tên vô nghĩa. Không khi nào mụ trả lời nếu ai đó mới chỉ gọi tên mình một lần. Mụ luôn thận trọng và dè dặt khi nói chuyện với ai đó” [28, 234]. Cuộc đời mụ Sắn Pì hiện lên qua những dòng hồi tưởng từng mảng một như khi người ta vẽ một bức tranh. Từng nét vẽ giản dị hiện lên nhưng tạc lên một tầm vóc lớn của một con người biết sống đẹp: “Hình dung Sắn Pì chẳng mấy ưa nhìn. Đúng ra mụ phải là đàn ông mới hợp lẽ! Mép có râu, tuy không đen như đàn ông nhưng có màu hung hung như lông bò. Tệ nhất trên thân thể mụ không phải là
những bộ phận thô kệch đó, mà là bên chân phải của mụ, nó làm mụ nổi bật mỗi khi di chuyển. Cũng chính vì nó mà phần nào đã làm bớt đi cái dáng cao to dễ đến mét bảy lăm bởi luôn trồi lên, thụt xuống mỗi khi cất bước” [18, 235]. Ở đây chúng ta có thể so sánh hình ảnh nhân vật Sắn Pì với núi rừng hoang sơ, cao lớn và trầm mặc. Cái tên của mụ là một cái tên vô nghĩa nhưng cuộc đời mụ lại ý nghĩa với mọi người. Cả đời mụ là một chuỗi lưu đầy về thể xác và linh hồn. Cuộc đời ấy gắn với những không gian xa lạ, với những bất trắc và một lời hứa đeo đẳng không nguôi. Cũng như lão Mạc, Sắn Pì là người ngay thẳng, phân minh. Ai có ơn với mình thì phải trả dù là một cái ơn nhỏ: Phán Sẩu chỉ có ơn với Sắn Pì vài cái kẹo đồng xu, nhưng dù chỉ là một đứa trẻ, Sắn Pì vẫn sẵn sàng mạo hiểm tính mạng để cứu lão bởi quan niệm có ơn phải trả. Đây cũng chính là đạo lý muôn đời của người Việt và của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc: “Ta không biết ông là người tốt hay xấu… Bây giờ thì vẫn còn đứng cựa quậy, mắt liên láo nhưng lát nữa thì sao? Có thể sẽ hóa thành những cái xác, giống như con trâu, con lợn trôi trên sông Dâng mùa lũ. Không, ta chẳng muốn thấy ông bị chết” [28, 247]. Sinh ra là một đứa trẻ không cha không mẹ, Sắn Pì vạ vật nuôi thân, không được ăn học nhưng có lẽ Sắn Pì hiểu hơn ai hết về tình người. Trong cõi vô thức của người miền núi, cái tình người bao giờ cũng thiêng liêng hơn tất cả những quan niệm về đạo đức, chính trị. Đó là phẩm chất hồn nhiên, trọng tình nghĩa. Sắn Pì sẵn sàng đau khổ, vui sướng cùng ân nhân của mình, người đã cưu mang mình: “Phán Sẩu đối xử với nó tốt lắm, có lẽ tốt hơn cả người đẻ ra nó. Giá cái khổ san được cho nhau, nó cũng không ngần ngại nhận lấy của Phán Sẩu một phần cho lão bớt ra vào ngẩn ngơ” [28, 401]. Đáng quý hơn cả ở Sắn Pì cũng như người dân miền núi là trân trọng lời hứa, lời thề. Họ rất tôn trọng lời đã nói ra của mình. Trong tác phẩm, nhà văn Cao Duy Sơn sử dụng rất nhiều thành ngữ của người miền núi: “Một lời nói như dao chém đá”. Đó chính là quan niệm sống của con người nơi đây. Lời
Có thể bạn quan tâm!
- Không Gian Phố Thị Trong Tiểu Thuyết Đàn Trời Của Cao Duy Sơn
- Không Gian Xa Lạ Trong Tiểu Thuyết Đàn Trời Của Cao Duy Sơn
- Mẫu Người Văn Hóa Miền Núi Truyền Thống
- Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 10
- Định Hình Một Mẫu Người Văn Hóa Của Thời Đại Mới
- Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
nói ra phải chắc chắn, không hai lời. Con người sinh ra phải biết trọng lời, đã
nói phải làm được. Sắn Pì cũng vậy. Mụ đã hứa với Phán Sẩu chăm lo cho con của hai vợ chồng ông giáo. Mụ làm tất cả vì nó, lo cho nó còn hơn lo cho tính mạng của bản thân. Sắn Pì hi sinh cả một đời cho nguyện vọng của Phán Sẩu để lại. Dường như lời hứa đã trở thành mục đích sống duy nhất của mụ trong cuộc đời đau khổ này. Nghĩ và lo cho đứa trẻ khiến mụ mạnh mẽ, cứng cáp hơn khi đối mặt với trắc trở của số phận. Từ việc đi nhầm tàu, Sắn Pì vừa lang bạt từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc trên đôi chân tập tễnh của mình và chăm lo cho đứa bé. Có lẽ tình mẫu tử cũng chỉ được có như vậy mà thôi: “Cướp giật chứ gì? Cốt là thằng bé, Sắn Pì đã nhận nó từ tay Phán Sẩu, có chết cũng phải bảo vệ bằng được nó” [28, 408]. “Bây giờ phải làm cho bộ dạng thật gớm ghiếc, mới có thể bảo vệ được thằng bé và số của cải mang theo” [28, 408]. “Điều mà Sắn Pì quan tâm nhất lúc này là thằng bé! Đã có chuyện gì xảy ra với nó” [28, 420]. Ngay cả khi rơi xuống vực sâu nằm giữa sự sống và cái chết, “mụ” vẫn một lòng lo cho đứa trẻ: “Nó nghĩ mình đã hại thằng bé. Mình có tội với ông giáo. Ngày nào đó nếu gặp lại biết ăn nói thế nào với ông?” [28, 421]. Sau khi thất lạc, Sắn Pì đeo nặng trong lòng mình một nỗi ám ảnh không nguôi về số phận đứa trẻ. Cả cuộc đời “mụ” dành thời gian để tìm kiếm và lo lắng cho nó. Cầm một số vàng lớn của Phán Sẩu để lại nhưng Sắn Pì không bao giờ nghĩ là của mình mà giữ gìn, tích lũy, tìm mọi cách để trả lại cho đứa bé ngày nào: “Thì ra bao năm nay “mụ” vẫn theo mỗi bước đi của con lão. Những gì mụ vừa kể là lời gan, lời ruột, là nước mắt khổ đau đã khô cạn vào năm tháng, lão sao có quyền hồ nghi?” [28, 461]. “Thằng bé đã chịu bao khổ ải, giờ là lúc phải được hưởng những gì là của nó, nó đáng được như thế” [28,461]. Sắn Pì rõ ràng trọng tình nghĩa hơn vật chất, trọng lời hứa hơn tiền bạc. Phẩm chất này không phải do giáo dục, do rèn luyện bởi mụ côi cút từ nhỏ không ai dạy dỗ. Điều này chỉ có thể lý giải bằng tính cách nguyên sơ, đẹp đẽ vốn có trong tâm khảm của con người miền núi phía Bắc. Hơn nữa, Sắn Pì là người làm ơn
nhưng không vụ lợi. Khi “mụ” có điều kiện nhận mặt đứa bé giờ là chàng thanh
niên Triệu Niên Thức, bà không đòi hỏi gì, cũng không cần gặp mặt để nhận một lời cám ơn. Chỉ lặng lẽ giúp đỡ nó: “Nếu tiện, lúc nào đó ông lựa lời kể cho nó nghe, nhưng về tôi thì ông hãy nói là tôi chết rồi” [28, 462]. Con người giản dị, chân thành, mộc mạc, tình nghĩa: “Gần hết cuộc đời vẫn luôn tự dằn vặt và không tha thứ cho bản thân vì một phút sơ sểnh đã bị người khác cướp mất thằng bé. Để mất nó là mất đi niềm tin của những người tốt bụng. Bà tự xử mình bằng cuộc sống khổ hạnh và quyết tìm lại nó trên đôi chân tàn tật vượt rừng, vượt núi dằng dặc những tháng năm qua” [28, 588]. Chi tiết gần cuối truyện, khi Sắn Pì và Thức gặp mặt nhau rạng ngời tình nghĩa. Có lẽ đây là phút giây vui sướng nhất cuộc đời “mụ”, bở i “mụ” đã đạt được mục đích cuộc đời mình , đó là nuôi dưỡng một lời thề, chăm sóc một linh hồn khôn lớn: “Nước mắt không làm mất đi niềm vui sướng rạng rỡ trên khuôn mặt suốt một đời đau đáu đợi chờ. Chưa bao giờ “mụ” lại như thế. “Mụ” thấy mình như được sống lại. Một đời mình cô đơn, một đời mình lang thang như hành khất để tìm báu vật đã bị đánh mất” [28, 588]. Báu vật mà Sắn Pì đau đáu đi tìm ấy chính là lời hứa, là tình người thiêng liêng cao đẹp ẩn sâu trong con người “mụ”. “Mụ” cũng như rừng núi, hoang sơ, giản dị nhưng lại ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
Có thể nói, lão Mạc và Sắn Pì là điển hình của mẫu người truyền thống miền núi phía Bắc trong tác phẩm Đàn trời. Ở hai nhân vật này hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là mẫu người biết yêu thương, trung thực, thẳng thắn, trọng lời hứa, giản dị, trong trẻo và đặc biệt là gắn bó máu thịt với không gian làng bản nơi mình sinh ra. Nhà văn Cao Duy Sơn đã dành những dòng cuối cùng trân trọng nhất viết về hai nhân vật này trong tác phẩm: “Bóng một người con gái mới lớn bồng một đứa trẻ đi qua những cảng than tanh tưởi, những cánh rừng xa lạ, những đêm đông buốt lạnh… Rồi bất ngờ anh như thấy mình đang cùng cha nuôi băng qua những thảo nguyên xanh, những vực sâu và
đỉnh núi tuyết trắng bao phủ, cả thác Đàn Trời đổ xuống đáy sông trần gian
những âm thanh linh thiêng mạnh mẽ. Anh bần thần ngắm nhìn tía cùng má Sắn Pì. Đó là hai ngọn núi cha, núi mẹ, mình đã sống sót và lớn lên trong vòng tay thô ráp vụng về của những người đó. Họ là một nửa lớn của cuộc đời anh” [28, 619]. Quả thực hai nhân vật này trong liên tưởng sẽ là hai ngọn núi trầm mặc, cổ xưa, biểu trưng cho những gì lâu đời, bền vững nhất. Đó chính là mẫu người văn hóa truyền thống miền núi phía Bắc.
Qua việc khảo sát mẫu người văn hóa truyền thống này, chúng ta không chỉ thấy sự am hiểu, yêu thương của nhà văn Cao Duy Sơn với con người quê hương mình mà còn thấy chiều sâu tư tưởng nghệ thuật, những giá trị nhân văn của tác phẩm. Nhà văn đã dành cho nhân vật của mình rất nhiều tình cảm yêu qúy, cũng như bày tỏ thái độ trân trọng của mình đối với những giá trị văn hóa truyền thống. Qua mẫu người này chúng ta cũng hiểu hơn về thế giới nhân vật trong tác phẩm, cắt nghĩa được một cách sâu sắc quan niệm cũng như hành động của họ. Mẫu người văn hóa truyền thống sẽ là cơ sở để chúng tôi khái quát những mẫu người hiện đại. Việc có giữ được những phẩm chất truyền thống hay không sẽ ảnh hướng rất lớn đến hình thành các kiểu mẫu trong những “va chạm” văn hóa của thời đại “toàn cầu hóa”. Đồng thời việc miêu tả mẫu người này chủ yếu qua hoài niệm của tác giả cũng cho thấy nỗi lo sợ trước những biến thiên của thời đại. Nó cũng như một lời cảnh báo cho những giá trị truyền thống đang dần vỡ vụn nếu không có sự bảo lưu. Giá trị, vai trò của mẫu người truyền thống trong tác phẩm là ở đó.
3.2. Mẫu người văn hóa “rạn vỡ”
Trong tác phẩm Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn, nếu lão Mạc, Sắn Pì là biểu tượng của mẫu người văn hóa truyền thống thì những người như Vương, Thức… là kiểu người văn hóa “rạn vỡ”. Lão Mạc, Sắn Pì là những mẫu người được miêu tả trọn vẹn, bền vững như những giá trị không thay đổi, còn Thức, Vương như những mảnh văn hóa truyền thống đang mong manh trước
biến thiên thời đại, đang rạn vỡ trước xâm lấn của văn minh đô thị. Chúng tôi