Không Gian Phố Thị Trong Tiểu Thuyết Đàn Trời Của Cao Duy Sơn

trong trẻo, nguyên sơ. Tuy nhiên, chúng ta cần nhấn mạnh một điều ở đây, nhà văn Cao Duy Sơn không chỉ nhằm tái hiện không gian làng bản mà qua đó tác giả còn thể hiện nhiều dụng ý nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cộc sống và con người của mình.

Trước hết, làng bản là biểu tượng của hạnh phúc, của gia đình, Tổ quốc: “Đây là nhà chúng mình, là Tổ quốc của mình, Tổ quốc được bắt đầu từ chân cầu thang tì chặt dưới mặt đất, lên sàn nhà” [28, 399]. Làng bản chính là nơi bình yên nhất, thanh thản nhất mỗi khi con người cảm thấy mệt mỏi, vấp ngã lại muốn tìm về như tìm niềm an ủi: “Nhìn dòng suối trong vắt bắt nguồn từ khe núi chảy qua dưới chân nhà sàn, Tuệ đưa mắt nhìn về phía xa trong ánh chiều tà, những ngôi nhà tranh cột gỗ đứng chênh vênh trên triền non cao như bàn tay ai che mắt đang dõi theo những cánh chim bay về núi. Cảnh vật thanh bình làm nỗi lo trong lòng vơi đi bội lần” [28, 81], “Nghĩ hai ngày nữa sẽ có mặt ở Phja Đeng với những con đường mỏng như sợi chỉ vắt ngang lưng núi, Vương đã muốn bay ngay tới đó để được hít căng lồng ngực không khí trong lành, quên hẳn những công việc bề bộn, những tranh luận vô bổ có lúc tưởng sắp biến thành kẻ nhỏ nhen, bởi những rắc rố i, nhàm chán luôn diễn ra” [28, 65].

Câu nói của nhân vật Thức giản đơn nhưng nó chất chứa nỗi niềm của người con xa quê tìm về đất mẹ: “Tôi yêu mảnh đất này với tình yêu của con với cha mẹ” [28, 132]. Cảnh yên bình thấm sâu vào những con người của núi được cảm nhận qua mùi khói bếp: “Đâu đó thoảng về mùi khói rơm nếp ai đốt, cái mùi đã từ lâu lắm giờ mới được gặp lại, nó gợi nhớ và ấm áp vô cùng” [28, 140], “Đã bao lâu rồi mới lại được đắm mình trong cảnh sắc kỳ diệu này? Thức không còn nhớ. Cảm giác thổn thức khi gặp lại kỷ niệm xưa đã xóa đi trong anh những phiền muộn. Anh lặng lẽ thả hồn về quá khứ và bỗng thương nhớ vô cùng” [28, 142], “Đó là mảnh đất đang đợi ta về. Ta thèm khát được nhìn thấy

những gương mặt gồ gề và nắm những bàn thay thô nháp. Đó là những con

người của núi quanh năm ăn nhạt, nói những lời ngắn đi thẳng ra từ tấm lòng dung dị, mang theo điệu Tù Dung rất đỗi yêu thương, không hoa mỹ nhưng thật gần gũi, gắn bó” [28, 372]. Không gian làng bản không chỉ được tạo nên bởi những giá trị vật chất, còn thể hiện ở những quan niệm của con người nơi đây. Không gian văn hóa do nhiều yếu tố kết hợp thành. Nó vừa là những gì chúng ta nhìn thấy và cũng là những gì chúng ta cảm nhận được. Quan niệm tạo nên giá trị văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung chính là “uống nước nhớ nguồn”. Điều đó được nhà văn Cao Duy Sơn tái hiện qua ngôn ngữ nhân vật: “Vui vì con chim vẫn không quên cánh rừng, biết tìm về tổ ấm ngày xưa và mê mải hót điệu Tồ Dung tiên tổ, về đồng bằng không quên núi cao, không chê cháo bẹ nhạt muối, không chê người rừng núi quê mình thô ráp vụng về” [28, 299]. Ngôn ngữ chính là một hiện hữu sinh động của văn hóa. Nhà văn Cao Duy Sơn đã thổi được “hồn” văn hóa niền núi đó vào trong các đối thoại của nhân vật. Không chỉ dừng ở các hình ảnh đậm đà bản sắc, cảnh vật miền núi mà ông còn vận dụng nhiều thành ngữ, lối nói, tiếng dân tộc địa phương trong ngôn ngữ nhân vật. Nó chính là “phông nền” làm nổi bật tính cách cũng như số phận nhân vật. Một quan niệm đậm đà bản sắc miền núi nữa cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm là tình yêu thương, niềm tin chân thật, son sắc của đồng bào miền núi vào con người, vào cái thiện: “Dí à, trong bụng Mạc này có nghĩ gì chẳng lẽ ông hiểu? Trời đất một năm làm ra bốn mùa nhưng Mạc này không bao giờ như thế, chỉ một lòng nghĩ tốt về nhau và luôn tin lão cũng như ta” [28, 209]. Với người dân nơi đây, tình nghĩa là thứ thiêng liêng cao quý. Tình cảm xa cách bao nhiêu năm giữa lão Mạc và lão Dí là một biểu hiện của tình nghĩa đó. Ở đây chúng tôi muốn so sánh không gian văn hóa làng bản với không gian văn hóa làng xã để thấy được yếu tố tương đồng và khác biệt. Do cùng là đơn vị cộng cư của một nhóm người, tộc người tập trung lại trong một phạm vi mà thành, cho nên ở cả hai không gian đều thể hiện quan

niệm gắn bó chặt chẽ, yêu thương, duy tình giữa các thành viên. Về khác biệt,

theo chúng tôi quan niệm trong các mối quan hệ của người làng xã bó hẹp hơn so với con người làng bản. Người làng xã được đóng khung trong một phạm vi, mở rộng mối quan hệ rất hạn chế. Hầu như làng nào biết làng nấy, quanh năm ở sau lũ y tre làng. Người dân bản có xu hướng mở hơn khi địa giới sinh hoạt của họ không cố định như vậy. Có dân tộc du canh du cư, có dân tộc sinh sống ở phạm vi rộng, nhà này cách nhà kia có khi cả một quả núi, nên quan niệm của người miền núi cũng phóng khoáng hơn. Nếu ở làng xã con người thường chỉ biết đến những người trong cộng đồng mình, bài trừ những đối tượng khác lạ, dị biệt thì người miền núi lại có thể dung hòa với các tộc người khác. Trường hợp lão Dí là người Tày, lão Mạc là người Dao trong tác phẩm Đàn trời cũng thể hiện dấu vết văn hóa đó. Họ sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ nhau, không phân biệt tộc người hay địa giới cư trú.

Trở lại với vấn đề văn hóa làng bản, những yếu tố tạo nên không gian này không chỉ là những mái nhà sàn, những bếp lửa, những món ăn, phong tục mà còn là những quan niệm truyền thống về lối sống, cách đối xử giữa con người với nhau tạo nên.

Không gian làng bản qua ngòi bút của nhà văn hiện lên sinh động, nên thơ và ấm áp. Đặt nó trong toàn bộ không gian tác phẩm ta thấy nó là mảng sáng, hoàn toàn đối lập với không gian phố thị mà chúng ta sẽ triển khai ở phần sau. Không gian làng bản được miêu tả một cách trân trọng nhất, yêu thương nhất. Nó hiện lên trọn vẹn trong tâm tư, suy nghĩ của những nhân vật như những gì thiêng liêng, giản dị, gần gũi. Không gian làng bản gắn với thăng trầm của những người dân nghèo đói nhưng yêu thương, biết sống tốt đẹp. Nhân vật Thức, một người con được làng bản cưu mang đùm bọc, Thức đi khắp chân trời góc bể, những nơi phồn hoa đô hội nhưng trong hồi ức của anh, trong tâm khảm anh làng bản luôn là nơi anh gửi gắm tình yêu, hi vọng, hạnh phúc. Những đau khổ mà thị thành gây ra sẽ được xoa dịu bằng tình người dân bản. Lạnh giá của kim tiền được sưởi ấm bằng ngọn lửa yêu thương vẫn ngàn đời

cháy sáng trong bếp lửa nhà sàn. Những vết thương mà cuộc đời đem đế n trong anh được chữa lành bằng sự hồn hậu của quê hương. Làng bản không chỉ là nơi tìm về, còn là động lực giúp anh vững bước vượt qua thăng trầm, tiếp sức cho anh chiến đấu với cái ác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nhà văn Cao Duy Sơn đã ưu ái thể hiện tình yêu của ông dành cho quê hương cũng như tấm lòng trân trọng đối với những giá trị văn hóa truyền thống. Vẻ đẹp luôn bắt nguồn từ những gì chân phương, giản dị. Làng bản chính là vẻ đẹp đó. Không gian này là nơi lưu giữ “hồn cốt” của văn hóa miền núi phía Bắc.

2.2. Không gian phố thị trong tiểu thuyếtĐàn trời của Cao Duy Sơn

Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 6

Trong tác phẩm Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn, bên cạnh một không gian làng bản dung dị thân thương, ngập tràn thiên nhiên còn có một không gian nơi văn minh đô thị tràn về. Đó là nơi diễn ra xung đột dữ dội giữa hiện đại và truyền thống. Những giá trị truyền thống đang dần mai một, để lại những mảnh vỡ trong tâm hồn con người. Không gian này đối lập gay gắt với không gian làng bản, tạo ra sự đấu tranh dữ dội trong nội tâm các nhân vật. Những đầy đọa, ầm ĩ, mỏi mệt nơi đây khiến con người hướng về rừng núi, làng bản. Yên bình nơi ruộng nương lại tiếp sức cho họ vững bước trên đường đời.

Tác phẩm Đàn trời phản ánh chân thực thực trạng văn hoá của đất nước ta nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng trong những năm gần đây. Đó là sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, của văn minh đô thị. Nó làm thay đổi một cách mạnh mẽ bộ mặt quê hương. Giàu có, sầm uất cũng đem đến nhiều hệ lụy nhức nhối , đó là sự rạn vỡ của văn hóa truyền thống! Rõ ràng khi cái mới xuất hiện, trong giai đoạn chưa dung hòa được với nhau, nó sẽ xung đột mạnh mẽ với cái cũ. Hơn nữa, tâm lí con người khi tiếp thu cái mới đang là xu thế của thời đại bao giờ cũng dễ chịu, chịu ảnh hưởng của cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Tác phẩm Đàn trời là một ví dụ khi vẽ nên bức tranh đời sống tiêu cực của con người trước sức mạnh đồng tiền. Đặt cạnh không gian làng bản chúng

ta thấy đây là một thế giới quay cuồng, đảo điên: kẻ bất tài thì làm lãnh đạo, kẻ lắm tiền thì cầm quyền, những người lương thiện có tâm có tài lại long đong, sống khốn khổ. Đó là nơi thiện ác, trắng đen có thể đổi màu phút chốc chỉ bởi một chữ “tiền”.

Trước khi nói đến yếu tố xô bồ của phố thị, tác giả vẫn dành cho nó một tình yêu đặc biệt khi miêu tả bởi đây là quê hương ông đang đổi mới nhờ mặt tích cực của cơ chế thị trường: “Vùng đất giáp biên bốn bề núi dựng, ba mặt được bao bọc bởi con sông Dâng, sông Bồi và sông Cun. Các lối dẫn vào đô thị đều phải đi qua ba chiếc cầu xi măng kiên cố bắc ngang ba dòng sông. Đứng trên cao ngắm nhìn thị xã như một hòn đảo được vây bọc bởi ánh điện trong nhiều ngôi nhà treo leo lưng núi, tỏa sáng lung linh, tầng tầng, lớp lớp. Ánh đèn tựa như muôn ngàn những con đom đóm khổng lồ khoe sắc màu trong màn đêm thảm đặc” [28, 96]. Phố thị nơi nhà văn miêu tả là nơi giao hòa giữa cũ, mới, giữa yếu tố tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa, nhà cổ được đặt cạnh nhà hiện đại. Những con phố cũ với mái nhà lợp ngói âm dương cổ kính, gợi cảnh yên bình, hài hòa theo quan niệm truyền thống: “Ngôi nhà của Vương được cất lên từ thời cụ nội. Nó nằm sâu trong hẻm của phố Cũ. Tuy không đồ sộ như những ngôi nhà hiện đại ngoài mặt phố nhưng nó luôn tạo cho anh cảm giác thư thái và vô cùng gắn bó mỗi khi mở cửa bước vào. Nhiều lúc nhắm mắt lại anh như nghe có tiếng nói của các thế hệ trong ngôi nhà này… đến tường và trần nhà được ghép bằng gỗ đinh nên nước đen bóng, luôn tạo một cảm giác yên tĩnh dễ chịu” [28, 13]. Những ngôi nhà cổ, những con phố cũ nơi thành thị giờ chỉ còn là những mảnh nhỏ bé nhưng đẹp đẽ và thơ mộng. Nó là những gì của hoài niệm, của nuối tiếc bên cạnh những nhà hàng, những khách sạn lộng lẫy. Vẻ đẹp bình dị của nó cần được lưu giữ, nếu không sẽ có một ngày chẳng còn những mái ngói âm dương của ngôi nhà cổ: “Hai hàng phố nhỏ nằm bên con dốc thoai thoải đã lên đèn. Trong những ngôi nhà cũ rêu phong có tiếng nước máy xả xuống chậu lẫn tiếng lanh canh của bát đĩa va nhau. Một làn gió

nhẹ thổi tới, không khí trở nên thoáng đãng”, “...Cái thuở ấy cứ hiển hiện những ngôi nhà cấp bốn, mái lợp cỏ gianh của cư dân xóm Màu, cư dân lâu đời nhất của thị xã Bình Lãng, một thị xã miền núi nơi anh sinh ra, nghèo nhưng thơ mộng” [28, 20].

Không gian phố thị được tác giả miêu tả chỉ còn lại lác đác những nét văn hóa truyền thống. Nó đã thay đổi quá nhiều: “…phố Mới, một khu phố vừa được mở cách đây bốn năm” [28, 69]. Ngay từ cái tên con phố đã thấy đối lập mạnh mẽ giữa truyền thống và hiện đại. Bức tranh xô bồ được tác giả dần dần vẽ nên: “Phố Mới, cái tên được gọi từ khi vùng đồi núi này được san gạt để xây dựng nhà cửa, tạo nên một khu dân cư từ cách đây đã một năm… Chỉ những ngôi nhà năm, ba tầng sơn màu cà phê sữa, một thứ sơn không thấm nước là còn mới… Những biển quảng cáo, nhà hàng để dưới đất, treo cành cây, có tấm dựa vào tường nhà một cách lười nhác với đủ màu sắc, kiểu chữ với những tên giải khát, karaoke, lẩu dê, mát xa, thịt thú rừng… khiến cho phố Mới mang vẻ bốc đồng của thời kinh tế mở” [28, 70 - 71]. Khung cảnh mới mẻ, lạ lẫm của kinh tế thị trường nhất thời này chưa thể hòa hợp được ngay với những giá trị văn hóa truyền thống. Nó pha tạp, chưa có quy hoạch, đã tạo nên cảm giác khó chịu, ngột ngạt cho con người: “Chục năm trở lại đây thị xã Bình Lãng đã khác xưa nhiều lắm! Dáng vẻ vùng đất giáp biên thâm u cách đây nửa thế kỷ đã lùi vào dĩ vãng. Nhà cửa cao tầng mọc nhiều như măng vầu tháng ba. Hàng hóa đủ loại xếp từ trong nhà ra tận mặt đường” [28, 383].

Việc mô tả không gian phố thị với những mảng màu khác nhau, trước hết có tác dụng với việc xây dựng kết cấu tương phản nhiều cấp độ tác phẩm. Đây là một dụng ý nghệ thuật tài tình của nhà văn Cao Duy Sơn. Nếu không gian làng bản, núi rừng là sân khấu chính cho những con người chân chất, nguyên sơ thì không gian phố thị hoa lệ, ồn ào là nền cảnh cho những mưu toan, lừa lọc làm người ta sợ hãi, muốn chạy trốn: “Ta bỗng hoang mang khi nghĩ đến những năm tháng ngộp thở trong công việc, bao phen đối mặt với những trớ trêu của

thói đời hợm hĩnh và hăm dọa khiến sắt đá cũng phải nản lòng. Trở lại đó sao? Tiếp tục dấn thân vào nhọc nhằn, đối mặt với thói đời giả câm, giả cười, giả tốt, giả xấu, giả hâm hấp điên rồ để nhú cái bộ mặt hãnh tiến với đời, đoạt lợi cho bản thân, bất chấp luân thường đạo lí. Giả dối” [28, 300]. Không gian phố thị với những thủ đoạn, lừa đảo, chiếm đoạt, những “phong bì” có thể đổi trắng thay đen bóp nghẹt sự sống của những người lương thiện. Giọng văn của nhà văn khi viết về không gian này mang sắc thái xót xa, cay đắng. Đây là mảng hiện thực ông muốn bóc trần, muốn phản ánh đến với người đọc. Nơi phố thị chỉ còn lác đác những mái nhà cổ, những con phố cũ là nơi dung thân của những người thiện lương. Họ lạc lõng, cô độc trước những thế lực của đồng tiền, của địa vị. Xung đột của tác phẩm một phần được tạo nên bởi chính những mảng không gian đối lập như vậy.

Bên cạnh những triết lý nhân sinh, quan niệm nghệ thuật gửi vào kiểu loại không gian nghệ thuật này, nhà văn cũng muốn thông qua không gian phố thị này để đưa ra những thông điệp về văn hóa. Qua xung đột giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, nhà văn muốn đưa ra cho bạn đọc một cách ứng xử với văn hóa khi xuất hiện xung đột văn hóa ở buổi giao thời: “…thời ấy cũng thuộc về lịch sử rồi, cái thuở áo chàm, cơm lam Việt Bắc chỉ còn lưu lại trong ký ức thương nhớ của một thế hệ đã qua. Đẹp và xúc động nhưng chẳng để làm gì. Hệt như chiếc nón Tày bây giờ người ta mua về và treo lên tường làm đồ trang trí trong ngôi nhà sang trọng mà thôi. Đôi khi tớ cũng có cảm giác như cậu bây giờ, cứ nghĩ chúng mình những đứa con trai, con gái Tày cùng được sinh ra trên rừng núi, thấy mỗi ngày cái chất tốt đẹp của dân tộc mình lại bị hóa đi một chút, lòng trung thực bị lợi dụng cứ méo dần mà lòng xót xa” [28, 61]. Không gian phố thị chính là “mảng” đối lập với không gian làng bản. Xung đột giữa hai không gian này dẫn đến hàng loạt những quan niệm sống tiêu cực đi ngược lại với truyền thống văn hóa dân tộc: “Ta không có được vị thế như

Hoàng thượng, khi hứng ngài luôn miệng hát một mình trong nhà vệ sinh “non

sông này là của ta, nhân dân này là của ta” nhưng quan nào lộc lấy. Nhưng kể một thời giỡn ta như giỡn một con chó cún khốn khổ, giờ có ai nghĩ nó đang quỳ gối, lê thân nhờ ta cứu giúp” [28, 577]. Không gian phố thị bị xâm lấn bởi kinh tế thị trường, với đồng tiền đang bào mòn dần những phẩm chất tốt đẹp của con người. Họ trở nên tham lam, tàn nhẫn và thủ đoạn: “Sự đời nay thế. Xu thế thời cuộc nay thế: Nó là cái nhịp ai cũng muốn bắt lấy để được hào đồng và chia phần. Ta không tin cuộc đấu này ta thua ngài. Trong cái đám Thường vụ vây quanh, ngài sao có thể biết có bao nhiêu kẻ hưởng lợi trong nhịp đã được gạn lọc cho chút đỉnh? Họ là người của ta. Họ cùng chung với ta niềm lo lắng. Rồi ngài xem” [28, 519]. “Ô hô! Có kẻ suốt đời chỉ làm cái việc dọn cỗ cho người khác ăn. Tay Bảo là người như vậy. Xem ra quan niệm về đạo đức của sư thầy đã không hợp thời” [28, 518]. Ở bên trong không gian phố thị, nhà văn Cao Duy Sơn đã tái hiện nên một tiểu không gian khác đó là không gian của âm mưu, tiền bạc, địa vị cùng với tranh giành, đấu đá quyết liệt. Đó là không gian của giết người, vu oan, cưỡng đoạt, là cơn lốc đảo điên thời cuộc quét qua mảnh đất yên bình để rồi tạo ra bi kịch cho bao người. Tái hiện không gian này đồng nghĩa với việc nhà văn Cao Duy Sơn đã phản á nh chủ đề “nóng” của thời đại. Nó không mới nhưng nhà văn đủ bản lĩnh, tài năng để thể hiện một cách chân thực, làm xúc động độ c giả . Tái hiện sinh động, đầy tâm huyết một “mảng” hiện thực có thật mà không phải nhà văn nào cũng có đủ dũng khí để phản ánh, như vậ y tác giả đã thành công ở mảng đề tài này . Bộ máy chính quyền địa phương được nhà văn Cao Duy Sơn phân tích, đánh giá, vạch trần từ cao xuống thấp. Trở lại với không gian phố thị, nơi tiền bạc, quyền lực đang chi phối, đó là những vết cứa đang đâm sâu vào “mảnh hồn” văn hóa truyền thống. Thể hiện được như vậy, nhà văn đã cho thấy cái tâm của ông dành cho dân tộc mình cũng như tình yêu với quê hương mình, rộng hơn nữa, với truyền thống văn hoá

của đất nước mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023