Mẫu Người Văn Hóa Miền Núi Truyền Thống

thứ hai có thể thấy ở thác Đàn trời là sự “chế ngự và điều khiển vì lợi ích tinh thần”, “Nói với con điều đó chắc lão phải bước qua nỗi sợ hãi của bản thân khi đụng chạm tới điều linh thiêng, một quy định rằng buộc con người phải im lặng tuân thủ với sự thành kính không giới hạn” [28, 441]. Mặc dù trong Từ điển Biể u tượ ng Văn hóa thế giới, ý nghĩa về sự chế ngự này thuộc về đạo Phật, nhưng ở đây chúng tôi thấy ít nhiều có điểm tương đồng. Thác là một sức mạnh nguyên sơ, bất kham từ trên cao đổ xuống. Nó mang cái dữ dội của nước. Tâm linh con người cũng cần có thành kính, được chế ngự đến mức thanh sạch tuyệt đối khi đứng trước Đàn Trời. Mặt khác, thác chảy xuống từ núi… “Núi cũng thể hiện nhiều khái niệm về tính ổn định, bất di bất dịch và đôi khi cả về tính thanh khiết” [6, 699]. Nó biểu tượng cho bền vững, thô ráp nhưng nguyên sơ của tâm linh người dân tộc, cho cấu kết chặt chẽ: “Những vực sâu và đỉnh núi tuyết trắng bao phủ, cả thác Đàn trời đổ xuống đáy sông trần gian những âm thanh linh thiêng mạnh mẽ. Anh bần thần ngắm nhìn tới cùng mú Sắn Pì. Đó là hai ngọn núi cha, núi mẹ” [28, 619]. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy không gian tâm linh được xây dựng trong tiểu thuyếtĐàn trời gắn với những biểu tượng nguyên sơ nhất, hoang dại nhất. Đó là những mảnh ký ức cổ xưa còn sót lại trong tâm thức của cộng đồng người dân tộc miền núi. Không gian này có sức mạnh thanh tẩy uế tạp, nó là những nét văn hóa bề sâu được lưu giữ và khó bị tàn phá nhất. Đối với tác phẩm, không gian này cũng có vai trò thể hiện quan niệm về lẽ công bằng ở đời. Như vậy, Đàn trời là dòng thác gắn với nhũ đá, dòng sông, vùng đất, bầu trời quanh nó, đã trở thành một biểu tượng văn hóa - một không gian tâm linh đặc biệt trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. Không gian này không chỉ tượng trưng cho khoảng sâu thẳm trong tâm hồn con người, mang niềm tin tâm linh vào sự chiến thắng của thiện với ác, mà còn là biểu tượng của phần thiện nằm trong bản chất vốn có của mỗi người. Trong cuộc sống nhiều biến động này, mỗi con người hãy luôn nhớ còn có một Đàn trời trên cõi cao xanh kia và trong chính tâm khảm này. Nếu không có niềm tin ấy, con người rất dễ bị tha hoá và lạc lối. Phải chăng đây là thông điệp văn hoá mà Cao Duy Sơn muốn gửi tới bạn đọc qua tác phẩm này?

Nếu những tín ngưỡng gắn bó với Đàn trời là yếu tố văn hóa thuộc về ý thức thì bên cạnh đó, trong tác phẩm này còn có những yếu tố thuộc về đời sống vô thức theo lý thuyết của C. G. Jung. Đọc kĩ tác phẩm Đàn trời chúng ta sẽ thấy những dấu vết tâm lý ấy. Trước hết, đó là biểu tượng dòng sông. Dòng sông xuất hiện trong tác phẩm rất nhiều lần, đặc biệt là hình ảnh con sông Dâng. Nó gắn với số phận, tình yêu của các nhân vật. Nhưng hơn thế nữa, đằng sau nó còn thể hiện nhiều quan niệm trong chiều sâu: “Không có sương giăng, không có ánh trăng, không có những mảng luồng trôi trên sông Dâng như lá, độc khúc tiên khau vào đêm những âm thanh lặng buồn vô vọng” [28, 172], “Dọc bờ sông Dâng, chị nhắm mắt thở nhẹ như muốn tìm lại cách anh hằng nhận biết mùa chuyển. Thật sâu trong đêm, thoảng đến rất nhẹ hương cỏ già ngái và nhựa từ cuống lá vàng trôi trên dòng sông” [28, 90].

Theo thống kê của chúng tôi, trong tác phẩm, tác giả 24 lần nhắc đến và miêu tả con sông Dâng. Nhưng ý nghĩa của dòng sông đối với người Việt nói chung và đồng bào miền núi nói riêng ra sao? Chúng ta một lần nữa tìm hiểu ý nghĩa của nó qua Từ điển Biể u tượ ng Văn hóa Thế giới: “Biểu tượng sông hay dòng nước chảy đồng thời là biểu tượng của của vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể (F.S), của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới. Dòng chảy là dòng của sự sống và sự chết. Ta có thể xem xét kĩ hoặc là sự chảy xuôi dòng ra đại dương, sự ngược dòng hay là sự vượt qua dòng từ bờ này sang bờ khác…” [6, 829]. Mỗi nền văn minh, mỗi dân tộc… đều sinh sống trên phạm vi xung quanh một dòng sông, bởi nước là một phần không thể thiếu của con người. Ở mỗi nơi, con người lại có những quan niệm, tín ngưỡng dành cho nguồn sống ấy. Người Việt nói chung và các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng cũng không ngoại lệ. Đất nước chúng ta có nhiều sông suối, có nền văn hóa nông nghiệp nên nước giữ vai trò quan trọng. Khảo sát các ý nghĩa, chúng tôi thấy quan niệm về nước, sông ở Việt Nam có nhiều điểm giống và khác so với các dân tộc trên thế giới. Hy vọng đây sẽ là chìa khóa giúp mở rộng ý nghĩa tác phẩm cũng như khái quát thêm về

đời sống tinh thần trong chiều sâu văn hóa của con người miền núi.

Thứ nhất, con sông trong Đàn trời cũng thể hiện “khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển mọi dạng thể”. Con sông gắn với những biến thiên, thăng trầm của lịch sử, gắn với tan hợp, chia li, đoàn tụ: “Đến đây tên con sông Dâng không còn nữa. Phải đấy! Cái khe nước nhập vào dòng suối sẽ mất tên, con suối ra nhập vào dòng sông rồi cũng mất tên, con sông ra nhập vào biển lớn dù rộng dài đến mấy cũng không còn mang theo cái tên cũ nữa” [6, 261]. Rõ ràng quan niệm và sự biến đổi được gắn chặt với hình tượng dòng sông. Nó là nét tâm lý ăn sâu trong từng con người. Nó tượng trưng cho dòng đời để người ta ngẫm nghĩ, xót xa, e sợ. Ngày hôm nay có thể yên bình như khúc sông lờ lững, ngày mai trôi dạt bốn phương trời vùi dập. Những đoạn văn đầy triết lý và cảm xúc với liên tưởng về cuộc đời Phán Sẩ u khiến chúng ta phải nghĩ: “Cuộc đời mình không khác gì cái lẽ đó. Lão âm thầm rên rỉ, không biết mình đang tiếc nhớ những ngày đã qua hay vì cay đắng nhục nhã” [28, 261].

Ý nghĩa thứ hai của con sông là sự quên lãng và hối tiếc: “Đó là những tiếng lòng tiếc nuối của ngày xưa mỗi khi chạnh nhớ trận mưa rào tháng bảy, chiếc áo hoa cà, miệng cười của em, cả giọng nói run lên vì lạnh, và đêm về bên sông Dâng, ngày trước khi em về Hà Nội vào trường đại học. Những điều ghi trong nỗi nhớ. Ngày ấy xa rồi” [28, 172]. Con sông Dâng trong tác phẩm gắn bó chặt chẽ với mối tình của Vương và Diệu. Trong tâm trí hai người đó không còn là một con sông thực mà là con sông của ký ức, của nuối tiếc, của nỗi nhớ trước một mối tình dang dở. Đó là nơi linh thiêng của tình yêu mà hai người tôn thờ. Nó không chỉ đơn giản gắn với kỉ niệm của Diệu và Vương mà trong tiềm thức của con người, con sông còn là biểu tượng của dòng thời gian chảy trôi có thể xóa nhòa tất cả rồi khiến ta nuối tiếc: “Có khi nào nhớ tới em, anh lại một mình đến ngồi bên bờ sông Dâng, nơi anh cùng em đã có chung bao kỉ niệm. Chỉ cần nhìn thấy những làn sương bay bay trên mặt nước trong xanh, nhớ em và cô đơn đã muốn bật khóc” [28, 120], “Hạnh phúc tưởng như bất tận sao giờ bỗng mong manh như hoa cỏ trong mưa gió tơi bời. Về đâu bây giờ?

Về nhà mình, chẳng đã nghĩ thế rồi sao? Nhưng có gì đó thật ái ngại! Mỗi lần về nhà, về bên bến sông Dâng lại làm ta chạnh nhớ” [28, 93]. Dòng sông chảy qua tiềm thức không giống như thác Đàn Trời uy nghi, linh thiêng nhưng nó mở ra một không gian buồn bã trong lòng người, trong những quan niệm về cuộc sống, về tình yêu của người Việt. Sự chảy trôi xóa nhòa tất cả như Platon từng khái quát: “Người ta không thể hai lần bước xuống một dòng sông”. “Chảy xuống từ trên núi cao, quanh co qua những thung lũng, biến mất trong những hồ và biển, dòng sông tượng trưng cho đời người với chuỗi liên tiếp những mong ước, những tình cảm, những ý định và thiên hình vạn trạng trong những bước ngoặt của chúng” [28, 830]. Dòng sông với những ý nghĩa về sự biến đổi, quên lãng và hoài niệm mở ra thêm chiều sâu đời sống tinh thần của người dân tộc miền núi. Nó có những điểm chung theo quy luật của quan niệm nhân loại nhưng cũng có những nét riêng như sự xoa dịu. Dòng sông có lẽ trong tâm thức của mỗi con người còn là cách chữa lành vết thương tinh thần. Cho nên khi đau đớn, tuyệt vọng Vương và Diệu lại tìm ra nơi dòng sông êm đềm chảy. Không gian êm đềm, mặt nước lặng lẽ, phải chăng còn là dòng sông văn hóa đầy nhân ái của quê hương sẽ giúp chúng ta vơi bớt nỗi u sầu, tạm quên bao bầm dập, tìm lại sự thư thái và cân bằng để bước tiếp trên đường đời?

Một biểu tượng nữa chúng ta cũng thấy xuất hiện nhiều trong tác phẩm Đàn trời là “cây”. Các dân tộc miền núi phía Bắc sinh sống nơi rừng núi, quanh năm gắn bó với cây cỏ nhưng biểu tượng này có vai trò như thế nào trong đời sống tâm linh của họ? Tại sao ngôn ngữ của con người nơi đây thường dùng những hình ảnh của cây như những định ngữ: “nhiều như cây rừng”, “được nấu bữa cho anh ăn, được cùng anh lên nương trồng cây lúa, cây ngô...” [28, 301]. “Ta và vợ ta đều thương cháu như con Mỷ, thằng Say... lão Mạc thương cháu nhiều như lá rừng” [28, 151]. Trong Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới, “cây” mang rất nhiều quan niệm và được chia ra làm nhiều mục nhưng ở đây chúng tôi chỉ căn cứ trên những ý nghĩa phổ quát nhất để ứng dụng vào tìm

hiểu tác phẩm: “Trái với một số biểu hiện bề ngoài, một số kết luận vội vã, cây ngay cả cây thiêng, không phải vật thờ bái ở khắp nơi; nó là một hình ảnh biểu trưng về một bản thể vượt lên trên nó, chính cái bản thể ấy mới trở thành đối tượng của thờ bái.

Là biểu tượng của sự sống trong tiến hóa liên tục, trong sự vươn lên về phía trời, cây gợi nhớ toàn bộ hàm nghĩa biểu trưng của chiều thẳng đứng: cây của léonard de Vinci là như thế. Mặt khác, nó cũng được dùng để biểu thị tính tuần hoàn của biến hóa vũ trụ: sự chết và sự tái sinh; đặc biệt lá cây gợi ý niệm về sự tuần hoàn: cây cối hàng năm trút lá rồi mọc lại lá mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cây cũng giao tiếp ba cấp bậc của vũ trụ: dưới đất, nơi rễ của nó cắm sâu và giấu mình; mặt đất, nơi thân cây với những cành cây đầu tiên mọc ra và không gian trên cao, nơi những cành bên trên và ngọn cây hút ánh sáng mặt trời. Những loài bò sát uốn mình dưới gốc rễ của nó; nó liên lạc thế giới âm ty với thiên gian. Nó tập hợp tất cả các nguyên tố: nước lưu thông trong nhựa của nó, đất hòa nhập vào thân thể nó qua rễ, không khí nuôi dưỡng lá nó, lửa lóe ra từ sự cọ sát của nó” [6, 141].

Qua những ý nghĩa khảo sát ở trên, chúng tôi nhận thấy trong biểu tượng về cây trong tác phẩm Đàn trời có thể khái quát như sau: Thứ nhất, nó biểu thị những gì gần gũi, cội nguồn của con người nơi đây. Mảnh đất đại ngàn là nơi con người hướng về, cảm thấy bình yên . Cây xanh với nhữ ng tán lá xanh, với gốc rễ bền chặt, vững chãi làm con người thấy yên tâm, thư thái. Thứ hai, nó biểu thị sự sống. Trong tác phẩm, nhà văn luôn gắn cuộc sống của nhân vật với hình ảnh cây cối: “Ai cũng nói anh là cây nghiến đỏ trên núi cao, mưa to, gió mạnh không nghiêng ngả” [28, 301]. “Tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp như một thứ cỏ cây giản đơn, mầu nhiệm, đã khép lại dần vết thương lòng” [28, 149]. Rõ ràng trong thẳm sâu tâm thức của con người miền núi, cây rừng đã trở thành một phần không thể thiếu. Nó gắn bó với đời sống con người, cung cấp cho con người những thứ cần thiết nhất và an ủi

Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 8

tâm hồn họ. Cây rừng trở thành người bạn, trở thành điều linh thiêng trong họ, khiến từng lời ăn, tiếng nói đều xuất hiện hình ảnh đó như một biểu tượng về sức sống con người nơi đây.

Không gian tín ngưỡng, tâm lý trong tác phẩm được chúng tôi khảo sát qua ba biểu tượng là thác Đàn Trời, cây, sông Dâng, nó vừa dữ dội, vừa mang vẻ trầm lặng. Có lẽ đây cũng là hai nét đặc trưng nổi bật của con người miền núi. Họ sống mạnh mẽ, kiên cường nhưng cũng sâu lắng, thâm trầm, lặng lẽ. Họ mạnh mẽ như thác nước, trầm mặc như cây rừng, nặng tình nghĩa, dâng hiến, hy sinh bồi đắp như dòng sông Dâng nơi quê hương của họ. Không gian chiều sâu này mới thật sự là những nét văn hóa bền vững. Nó là “cái còn lại khi ta đã quên tất cả”.

*

* *

Ở chương hai này chúng tôi làm sáng tỏ các kiểu không gian văn hóa và đặc trưng của nó. Thứ nhất, không gian làng bản với những nét văn hó a truyền thống, những quan hệ gắn bó, yêu thương, mái nhà sàn đơn sơ hòa cùng với thiên nhiên cây cỏ ở miền núi phía Bắc. Thứ hai, không gian phố thị với những xô bồ, đổi thay của thời kinh tế mở, cùng với quan niệm lệch lạc của con người về tiền bạc, đời sống. Tiếc thay, mặt tích cực của quá trình đô thị hoá hình như lại nhỏ bé hơn những tiêu cực, tác hại mà nó đem lại ở phương diện văn hóa. Vì thế xuất hiện một không gian đầy những âm mưu thủ đoạn, giết người, cưỡng đoạt. Thứ ba, không gian xa lạ là những miền đất xa xôi, dữ dội, thử thách bản lĩnh con người và cũng là hệ quả của không gian phố thị. Nó làm con người lạc lõng , cô đơn ngay trên chính mảnh đấ t quê hương bởi những biến động. Nó tạo nên cảm giác xa lạ ngay chính nơi người ta sinh ra và lớn lên. Cuối cùng là không gian tâm linh, nơi sâu thẳm tâm hồn con người. Không gian này tập trung những dấu vết tâm lý cộng đồng với niềm tin, tín ngưỡng xa xôi còn lại. Việc khảo sát các kiểu không gian này tạo tiền đề xuất hiện các

kiểu người văn hóa mà chúng tôi muốn đề cập ở chương ba.

Chương 3

MẪU NGƯỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI

CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN


Văn hóa độc đáo của trung du miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng đã tạo nên những mẫu người đặc trưng. Những mẫu người này được thể hiện trong tiểu thuyết Đàn trời một cách rõ nét. Dấu ấn văn hóa được thể hiện ở đây không chỉ là yếu tố bề ngoài như trang phục, quần áo, ngôn ngữ, còn là chiều sâu trong tính cách, suy nghĩ của con người. Mẫu người văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu tính cách nhân vật cũng như lý giải cuộc đời và số phận của họ trong tác phẩm: “Trước hết phải thừa nhận rằng, xã hội Việt Nam mới chỉ trải qua hai làn sóng là nền văn minh nông nghiệp kéo dài hàng nghìn năm và văn minh công nghiệp vừa chớm đến, còn làn sóng thứ ba, văn minh tin học, thì còn đang vỗ ở đâu đấy xa bờ. Tương ứng với hai làn sóng trên là hai văn hóa nông thôn và đô thị, hay văn hóa nông nghiệp và công nghiệp. Đứng về mặt phát triển con người như là nguồn gốc và mục đích của văn hóa thì từ hai làn sóng ấy xuất hiện hai mẫu người văn hóa (ít nhiều mang tính phổ quát, tuy ở Việt Nam còn ít nhiều lưỡng thể như các nàng tiên cá...) là con người tập đoàn và con người cá nhân” [44]. Cơ sở lý luận để phân loại các mẫu người văn hóa trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Huy Sơn là lý thuyết mẫu người văn hóa của nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Lai Thúy được trình bày trong cuốn: “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa”. Lý thuyết của Đỗ Lai Thúy có thể khái lược một số quan điểm sau: Mỗi thời đại văn hóa sẽ hình thành một mẫu người văn hóa của nó - đó là mẫu người kết tinh giá trị văn hóa của cả thời đại. Riêng mẫu người làng xã tồn tại trong suốt lịch sử Việt Nam. Các mẫu người văn hóa khác vừa tồn tại kế tiếp nhau trong thế giới, kế tiếp nhau trở thành mẫu người chủ đạo trong từng thời đại văn hóa.

Vận dụng lý thuyết của Đỗ Lai Thúy một cách sáng tạo, chúng tôi thấy những bước chuyển giao ở thời đại văn hóa, khi có xung đột văn hóa hoặc những biến động văn hóa lớn thì sẽ xuất hiện những mẫu người văn hóa khác nhau, có cả mẫu người tích cực và mẫu người tiêu cực. Chỉ khi nào những “Khoảng thời gian” về văn hóa biến mất một thời đại văn hóa hình thành và đạt tới sự ổn định, lúc đó sẽ tồn tại một mẫu người văn hóa chủ đạo.

Tóm lại, tiêu chí để phân loại mẫu người văn hóa là mối quan hệ hai chiều, giữa con người với hoàn cảnh văn hóa của nó: hoặc là sản phẩm của hoàn cảnh, hoặc là đấu tranh cải tạo hoàn cảnh.

Như vậy, nếu đặt tác phẩm Đàn trời của Cao Duy Sơn vào những “làn sóng văn hóa” mà tác giả Đỗ Lai Thúy nói tới, chúng ta có thể vận dụng lý thuyết ấy để khảo sát, chia tách, phân tích các mẫu người văn hóa xuất hiện trong thời đại hôm nay, với các thuộc tính văn hóa có cả ưu điểm và nhược điểm của nó. Với việc khái quát những mẫu người này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần mở hướng đi vào chiều sâu tác phẩm.

3.1. Mẫu người văn hóa miền núi truyền thống

Mẫu người văn hóa miền núi truyền thống so với mẫu người văn hóa đồng bằng Bắc Bộ có khá nhiều điểm tương đồng. Những mẫu người này đều được hình thành trên cơ sở cấu kết cộng đồng của văn hóa nông nghiệp. Họ đều mang những tính cách như giàu tình cảm, đoàn kết, có tinh thần tương thân tương ái... nhưng mặt khác cũng có những điểm khác biệt. Ở đây chúng tôi muốn thông qua so sánh đó để làm nổi bật lên đặc trưng của mẫu người văn hóa miền núi truyền thống và những biểu hiện của nó trong tác phẩm.

Như đã nói ở trên, người miền núi hay người đồng bằng đều sinh hoạt tạo thành một khu vực gọi là bản hoặc làng. Dân cư trong cùng bản hoặc làng dựa vào nhau mà sống, hỗ trợ nhau trong sinh hoạt, lao động, sản xuất cũng như trong chống giặc, cướp và thú dữ. Nếp sống hàng nghìn đời ấy đã tạo cho họ tinh thần tương trợ, yêu thương, đùm bọc nhau, ăn sâu vào tính cách. Lối

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí