Bi Kịch Con Người Cá Nhân Trong Tiểu Thuyết “Hồng Lâu Mộng”

ra những triết lí nhân sinh. Trong “Hồng lâu mộng”, những bài thơ từ còn có tác dụng nhất định trong việc sáng tạo hình tượng nhân vật.

4.1.2.2. Đặc điểm của tiểu thuyết đời Minh

Các đề tài về lịch sử với cảm hứng chủ đạo là ca ngợi anh hùng là đề tài

chủ

đạo của tiểu thuyết đời Minh. Có thể

kể tên một số

tác phẩm tiêu

biểu: “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, “Tây du kí”,…

Tiểu thuyết đời Minh có sự kết hợp giữa văn chương bình dân và văn

chương bác học. Bên cạnh những câu văn dẫn chuyện của tác giả là những câu đối thoại, độc thoại, trong ngôn ngữ nhân vật đậm tính bình dân. Điều này khiến cho tiểu thuyết đời Minh rất hấp dẫn và có tính nhân dân rất sâu sắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Thi pháp kế thừa thi pháp của loại hình truyện kể trung đại như kể theo

thời gian một chiều, nhân vật được khắc họa chủ hành động, ít chú ý miêu tả tâm lí nhân vật.

Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần - Cao Ngạc - 3

4.1.2.3. Đặc điểm của tiểu thuyết đời Thanh

yếu qua ngôn ngữ và


Đề tài thế sự là đề tài chủ đạo của tiểu thuyết đời Thanh. Với cảm hứng

phê phán hiện thực, các tác giả đương thời đã phản ánh chân thực hiện

thực đầy rẫy bất công ngang trái của xã hội phong kiến nhà Thanh đang trên đà suy tàn.

Tiểu thuyết đời Thanh là tiểu thuyết tâm lí xã hội. Quan niệm nghệ thuật về con người đã có sự đổi khác, người ta không còn viết về con người phi thường nữa mà trong tác phẩm đã xuất hiện con người cá nhân, con người thế tục.

Tiểu thuyết đời Thanh đã chú ý miêu tả tâm lí, tính cách và số phận nhân vật. Kết cấu truyện gắn với sự phát triển tâm lí của nhân vật chứ không còn miêu tả tuyến tính như trong tiểu thuyết đời Minh nữa. Vì vậy có thể thấy tiểu thuyết đời Thanh gần với tiểu thuyết hiện đại. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm cũng có sự thay đổi cho phù hợp với trình độ, thị hiếu

của tầng lớp thị dân đang sống trong thời đại có nhiều biến chuyển mới. Nhân vật lúc này gắn với đời thực và được miêu tả tâm lí nhiều hơn. Trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”, Tào Tuyết Cần cũng đã chú ý vận dụng những đoạn miêu tả tâm lí ngắn gọn để khai thác bộ mặt tinh thần và nội tâm nhân vật.

4.1.3. Tiểu kết

Hoàn cảnh sống cơ hàn đã hình thành cho Tào Tuyết Cần cái nhìn sâu sắc về xã hội phong kiến suy tàn đương thời. Ngòi bút nhạy cảm và tài hoa của ông đã cho ta thấy được cái tâm trạng tích tụ về con người và thời đại trong ông. Về cuối đời, trong lúc đói khổ, bệnh tật, đau đớn giày vò thì tài năng của ông vẫn tỏa sáng ở đỉnh cao, “Hồng lâu mộng” là minh chứng cho tài năng kiệt xuất ấy.

Tiếp bút đầy tài hoa cho bộ tiểu thuyết còn dang dở của Tào Tuyết Cần,

Cao Ngạc thực sự đã kết nối được quan điểm sáng tác của Tuyết Cần,

hoàn thành kết cấu bi kịch cho tác phẩm. Dù còn nhiều hạn chế về mặt nội dung và tư tưởng nhưng Cao Ngạc đã góp phần đưa bộ tiểu thuyết “Hồng lâu mộng” trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh có giá trị cao, đáng được tôn vinh là cuốn tiểu hay nhất mọi thời đại mang ý nghĩa xã hội rộng lớn.

“Hồng lâu mộng” được xem là một tiểu thuyết mang tính hiện đại vì trong tác phẩm đã xuất hiện những tình huống tâm lí đầy mâu thuẫn của số

phận con người cá nhân cụ thể, họ đại diện cho một giai cấp, một tầng

lớp. Số phận của họ gắn với những đau đớn, bất hạnh, những thăng trầm, vui buồn trong cuộc sống đời thường.

Văn học Minh – Thanh giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển văn học Trung Quốc. Đó là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển văn học cổ điển, cũng là giai đoạn dài nhất và có nội dung phong phú nhất, là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình sang khuynh hướng hiện đại. Thời Minh – Thanh được xem là thời đại hoàng kim của tiểu thuyết. Với các bộ “Tam

quốc”, “Thủy hử”, “Tây du kí”, “Liêu trai chí dị”, “Kim Bình Mai”, “Chuyện làng nho”, “Hồng lâu mộng”, tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đã đạt đến trình độ hoàn chỉnh nên được gọi là tiểu thuyết cổ điển.


4.2. BI KỊCH CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT “HỒNG LÂU MỘNG”

4.2.1. Vấn đề bi kịch và bi kịch con người cá nhân trong tác phẩm văn học

4.2.1.1. Khái niệm bi kịch

Từ phương diện thể loại, nói như Gulaiev: “bi kch là mt tác phm kch

được xây dựng trên một xung đột, thể

hiện về

mặt thẩm mĩ những mâu

thuẫn tồn tại trong cuộc sống giữa khát vọng chủ quan của cá nhân con

người với khả

tr.166].

năng khách quan không thể

thực hiện được của nó”

[13,

Từ phương diện mĩ học, cái bi (tragique, có người dịch là bi kịch) là một phạm trù cơ bản của mĩ học dùng để xác định bản chất giữa cái mới và cái

cũ, cá nhân và xã hội và thể hiện thông qua những xung đột gay gắt, có khi dẫn đến cái chết. Nói cách khác, cái bi là sự thất bại tạm thời, sự tổn thất (về mặt vật chất – tinh thần), sự hi sinh của cái đẹp, cái cao cả [22, tr.80]. Trong văn học hiện đại, khái niệm bi kịch còn được hiểutheo một ý nghĩa khác. Có thể hiểu đó là trạng huống tâm lí miêu tả số phận của con người mâu thuẫn, bất mãn đến cùng cực, phải mang đau đớn, mất mát trong cuộc đời đầy biến động và phức tạp. Chẳng hạn như sự mâu thuẫn giữa những yếu tố phát triển của thời đại với những yếu tố kìm hãm sự phát triển của thời đại đó; mâu thuẫn giữa những phạm trù đối lập bên trong con người, mâu thuẫn giữa con người với thực tại,...

Nhân vật trong “Hồng lâu mộng” là những con người sống có lí tưởng, mơ ước đến một cái gì đó rất thực, nó tượng trưng cho khát vọng sống nhưng rồi tận cùng của giấc mộng lầu hồng và cũng là tận cùng của bi kịch, họ ngỡ ngàng nhận ra mình đang xây lâu đài mơ ước trên cát, để rồi chỉ cần một đợt sóng vỗ bờ, tất cả sẽ cuốn trôi đi lí tưởng không thành ấy. Những mâu thuẫn giữa những yếu tố phát triển của thời đại với những yếu tố kìm hãm sự phát triển của thời đại đã sinh ra những bi kịch cho các nhân vật trong “Hồng lâu mộng”.

4.2.1.2. Bi kịch con người cá nhân trong tác phẩm văn học

Trong tác phẩm văn học, bi kịch con người cá nhân được miêu tả là tổng hoà, phức hợp của những mâu thuẫn, xung đột, những nỗi đau không thể giải quyết, điều hoà trước tác động của hiện thực.Vì vậy, việc phân tích những biểu hiện của bi kịch con người cá nhân chỉ mang tính chất tương đối.

Trong văn học cổ đại, người Hi Lạp cổ xưa đã giải thích nguyên nhân nảy

sinh bi kịch là do sự can thiệp của định mệnh vào số phận con người, vì

vậy đã làm hình thành trong văn học thời đó cái quan niệm nghệ thuật về một “kiểu người số phận”. Các nhân vật trong quá trình chống lại số phận

nghiệt ngã của mình thông qua sự phủ nhận quyền lực của thần linh, sự phản kháng định mệnh một cách ngoan cường theo trình tự tuyên chiến, kết án và cuối cùng là hạ bệ thần linh. Tuy nhiên dù tích cực phản kháng, con người cũng không thể chiến thắng thần linh.

Đến cuối thời Hi Lạp cổ

đại, bi kịch đã chuyển từ

bi kịch số

phận đã

chuyển sang bi kịch tính cách về phương diện nghệ thuật. Bi kịch của con người giờ đây không còn phụ thuộc vào thần thánh mà tùy thuộc vào chính bản thân mình. Nhân vật rơi vào bi kịch là do không chiến thắng được giữa dục vọng và lí trí, tình cảm và danh dự trong cuộc chiến của tâm hồn mình. Trong văn học cận đại, khoa học đã cấp cho các nghệ sĩ cái nhìn duy lí về thế giới, về tính quy luật của cuộc sống,…Nhân vật bi kịch cô lập hoàn toàn

với thần thánh, chỉ

phụ

thuộc vào chính bản thân mình, vào tính cách con

người và những hoàn cảnh sống. Nhân vật trải qua những chặng đường đấu tranh gay gắt trong nội tâm để hướng đến những mục đích sống nhưng cuối cùng nhân vật vẫn rơi vào cái chết do chưa thể chiến thắng được hoàn cảnh sống.

Trong văn học hiện đại, nhân vật bi kịch được xây dựng mang những phiền não, u sầu, tuyệt vọng, đau khổ, bất an trong thời buổi xã hội mới mà họ

chưa làm chủ

được. Đó là bi kịch của những tư

tưởng mới, những khát

vọng chính đáng, phù hợp với tất yếu lịch sử nhưng vẫn chưa đủ sức chiến thắng trước cái cũ. Những bi kịch này gắn với sự đau khổ, dằn vặt trong

trạng thái tâm lí cá nhân song lại động chạm đến lẽ sống, tình yêu, đạo

đức, sứ mệnh của con người, mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, có ảnh hưởng tới lịch sử.

4.2.2. Bi kịch con người cá nhân trong tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”

4.2.2.1. Bi kịch tình yêu


Tính chất căng thẳng của bi kịch tình yêu trong “Hồng lâu mộng” xoay

quanh mối quan hệ tình yêu, hôn nhân của bộ ba nhân vật Giả Bảo Ngọc –

Lâm Đại Ngọc – Tiết Bảo Thoa. Ba hình tượng nhân vật này giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai cốt truyện.

Tình yêu của Giả Bảo Ngọc – Tiết Bảo Thoa rơi vào bi kịch là do giữa

Bảo Ngọc và Bảo Thoa cósự

khác biệt về

tư tưởng. Bảo Thoa rất trung

thành với lễ giáo phong kiến. Chính tư tưởng phong kiến thâm căn cố đế đã trở thành cái hố ngăn cách không thể vượt qua được giữa nàng và Bảo Ngọc.

Bảo Thoa cũng yêu Bảo Ngọc. Nhưng tình yêu trong xã hội phong kiến bị ngăn cấm tuyệt đối nên nàng luôn né tránh Bảo Ngọc, phải tự kiềm chế, che giấu tình cảm trong lòng. Nàng không bao giờ dám sống thật với tình cảm của mình mà dùng lí trí để nhìn nhận tình yêu. Bảo Thoa đã giam trái timmình trong cái vòng lễ giáo và tự hài lòng với những khuôn phép mà mình tuân thủ.

Khi thấy Bảo Ngọc và Đại Ngọc bên nhau thì nàng giả vờ như không thấy hoặc chọc ghẹo hai người. Bảo Thoa chôn chặt mối tình thầm lặng của mình. Chính điều này khiến chúng ta thật khó nhận ra nỗi đau khổ thực sự ẩn chứa trong lòng nàng. Tuy Bảo Thoa có chiếc khóa vàng tiền định, khóa chặt cuộc hôn nhân mà nàng hằng mong ước nhưng nàng không được nếm vị ngọt của tình yêu. Vì mãi mãi nàng không thể xóa nhòa hình bóng của Đại Ngọc trong trái tim Bảo Ngọc.

Điều quan trọng là thái độ căm ghét của Bảo Ngọc đối với lối sống phong kiến “làm quan trị nước” không thể không xung đột với nàng về mặt tư tưởng. Bảo Thoa hi vọng Bảo Ngọc có thể học hành, thi cử và lập thân bằng con đường khoa cử đểchenchân vào chốn công danh, với Bảo Thoa người con trai được xem là hiếu thảo khi chăm chỉ học hành đỗ đạt, làm rạng danh cho dòng họ. Bảo Thoa phản đối Bảo Ngọc đọc loại sách “Tạp

học bàng thư” vì cô cho rằng đọc sách đó sẽ làm thay đổi tâm tính và vô

dụng đối với khoa cử, cô lưu ý Bảo Ngọc đọc sách của Khổng Mạnh, dốc

lòng vào chuyện kinh bang tế thế, làm quan giúp nước trị dân. Ở hồi 118, khi Bảo Thoa và Bảo Ngọc đã thành vợ chồng, Bảo Thoa đã có một cuộc tranh luận với chồng, không ngớt lời khuyên Bảo Ngọc chuyên tâm học hành, từ bỏ lối sống tự do như cũ: “Tôi nghĩ cu cùng tôi đã kết nghĩa vchng thì cu là người tôi nương ta sut đời, vn không chlà chuyn thxác. Chuyn vinh hoa phú quý, chng qua cũng thoáng qua mây khói mà thôi nhưng các bc thánh hin thi xưa vn xem phm cách con người là chính” [3, tr.861]. Nhưng Bảo Ngọc lại ghét thứ văn chương khoa cử nhất, chàng cũng không muốn đọc sách để thăng quan tiến chức, lại càng không thích chen chân vào chốn quan trường.

Bảo Ngọc mơ ước người bạn đời của mình phải lãng mạn đa tình, là

một tiên nữ thoát tục nhưng mẫu người ấy bị Bảo Thoa cho là chịu ảnh

hưởng của truyện lãng mạn truyền kì làm cho hư hỏng. Bảo Ngọc theo

đuổi tình yêu tự do còn Bảo Thoa lại có quan niệm rất bảo thủ về tình yêu nam nữ tự do, nàng cho rằng trong xã hội phong kiến chỉ có lễ giáo, cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đó. Có lẽ chính sự khác biệt về tư tưởng ấy đã khiến Bảo Ngọc càng ngày càng xa rời Bảo Thoa.

Bảo Thoa hiểu rõ Bảo Ngọc không yêu mình nhưng nàng không dám chống lại sự sắp đặt của bậc gia trưởng. Đó cũng là nỗi khổ tâm của nàng, nàng là người con gái xinh đẹp, thông minh, sắc xảo nhưng cuối cùng nàng không thể quyết định được số phận của mình. Cuộc hôn nhân này phù hợp với quan niệm, nguyên tắc sống của Bảo Thoa nhưng nó lại đi ngược lại với lòng tự tôn của nàng nên ở hồi 97 khi nghe Tiết phu nhân nói chuyện đã

chấp nhận hôn

ước thì Bảo Thoa không nói gì, sau lại lặng lẽ

rơi nước

mắt. Trong ngày thành hôn, Bảo Ngọc không chịu nhận Bảo Thoa mà luôn mồm nhắc Đại Ngọc, Bảo Thoa chỉ cúi đầu, không biết nói gì, “làm ngơ như không biết gì, mt mình lên giường ng[3, tr.568]. Sau khi thành hôn, dù vẫn còn ngơ ngơ ngẩn ngẩn nhưng Bảo Ngọc cứ khóc đòi Đại Ngọc,

lúc này khổ

tâm nhất không chỉ

có Bảo Ngọc mà trái tim của Bảo Thoa

cũng đau đớn không kém.

Tuy sau này, dưới ngòi bút của Cao Ngạc, Bảo Ngọc dần dần chấp nhận Bảo Thoa và có được cuộc sống vợ chồng dù không thực sự là có yêu thương. Nhưng không lâu sau đó, Bảo Ngọc nhất quyết ra đi, từ bỏ người thục nữ kiểu mẫu, phủ định triệt để định mệnh “Kim ngọc lương duyên”. Bảo Thoa có được địa vị “mợ hai” và thân xác Bảo Ngọc nhưng không có trái tim của chàng. Cuộc hôn nhân của Bảo Ngoc – Bảo Thoa chỉ nhằm mục đích chính trị nên nó không có hạnh phúc. Đó chỉ là nấm

mồ chôn vùi tuổi thanh xuân của Bảo Thoa trong cô đơn, lạnh lẽo của

cảnh góa bụa với đứa con còn chưa chào đời.

Bi kịch của Bảo Thoa là bi kịch của một con người trung thành với đạo đức phong kiến. Nàng bị tư tưởng, luân lí, đạo đức phong kiến đầu

độc, kéo nàng vào hố sâu bi kịch mà nàng phải chấp nhận sống với nó

đến hết cuộc đời.Đó là nỗi đau, là bi kịch lớn nhất giành cho giai nhân phong kiến kiểu mẫu.

Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại Ngọc có chung tư tưởng sống nhưng họ không đến được với nhau là do có bàn tay cản trở của giai cấp phong kiến.

Lúc ban đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu giữa Bảo Thoa và Đại Ngọc, song dần dần chàng nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái

danh lợi, nên vợ.

chàng đã hết lòng yêu Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm

Tình cảm của Bảo Ngọc dành cho Đại Ngọc là tình cảm chân thành, sâu nặng, nó giống như sinh mệnh của chính chàng vậy.Còn Đại Ngọc khi yêu duy nhất chỉ có tình yêu với Bảo Ngọc làm chỗ dựa tinh thần.Tình cảm của họ ngày càng lớn mạnh trong lòng xã hội phong kiến. Như ở hồi 57, Tử Quyên thấy Đại Ngọc âu sầu và yếu dần đi vì lo lắng cho tình yêu với Bảo Ngọc liền đặt chuyện Đại Ngọc sắp về Tô Châu để thử lòng Bảo Ngọc.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí