hắn vẫn khát khao làm người lương thiện thì Đinh Xuân Ấn không còn ý niệm gì về hoàn lương. Hắn sẵn sàng chạy theo tiếng gọi của dục vọng một cách mù quáng, bất chấp luật pháp và lương tri.
Một chân dung tha hóa nữa là Lương Nhân cũng được mô tả với những việc làm đê tiện không kém: “Một thằng buôn lậu, một thằng đồ tể, một thằng chuyên buôn thuốc phiện cánh hầu với chủ tịch Đinh Xuân Ấn, gã ấy cũng là một lưu manh có hạng mà thôi. Lương Nhân ư? Nó còn là một thằng đi câu chó. Kỹ nghệ câu chó trộm của nó đạt tới mức nghệ thuật siêu đẳng. Nghe đâu thời bao cấp, chính cha Chủ tịch cũng từng được măm cái món câu cẩu đó nó cúng tiến” [28, 454]. Xuất thân từ những kẻ lưu manh đầu đường xó chợ, chỉ vì có tiền chúng đã leo lên ngồi trên đầu thiên hạ. Kiểu người này qua mô tả của nhà văn Cao Duy Sơn đã chứng tỏ những đảo lộn thang giá trị bởi xâm lấn của đồng tiền phi pháp, của văn hóa phương Tây ở mặt tiêu cựu của nó. Đồng tiền vạn năng một lần nữa xuất hiện trong văn học như những yếu tố hủy hoại con người. Nó làm cái xấu trở nên đẹp đẽ, những gì trong trẻo bị hoen ố. Lương Nhân là một kẻ điển hình cho con người mất nhân tính đó. Nghề của hắn là ôm chân kẻ có quyền lực và hãm hại bất kỳ ai cản trở công việc kiếm tiền của hắn: “Lương Nhân tự thấy giọng mình thật ngọt ngào, gã hài lòng với thái độ của bản thân lúc này lắm! Giá lúc này được ôm chân Chủ tịch chằm bặp, hôn hít?... Bao năm nay trước cuộc đời, gã đã phải hóa trang bước ra sân khấu như một diễn viên thực thụ. Sao lại nói là không diễn chỉ những giọng điệu hàn lâm, những ngôn từ bóng bẩy có tính định hướng thế này, thế nọ nhưng thực chất sáo rỗng, không tưởng, đem nói trước đám đông, đâu phải chỉ thế mới được coi là diễn? Những thứ nói với nhau không cần văn bản, không cần hội nghị, không cần có diễn giả và khán giả, có ngàn vạn người há mồm ăn lời mà chỉ cần hai người đối diện nhau thôi, không cần rào đón, chẳng cần giao đãi, lớp lang mà chỉ bật miệng cho lời ăn vào tai nhau “Của anh là bằng này đây!” [28, 144]. Lương Nhân đê tiện đến tận cùng khi hắn không chỉ là một kẻ luồn lọt, đeo mặt nạ mà
còn có thể sẵn sàng trừ khử bất kỳ ai cản trở con đường trục lợi của hắn. Hắn kiếm lời trên xương máu nhân dân, tài sản của nhà nước. Khi Thức định vạch trần sai phạm của hắn thì hết lần này đến lần khác, hắn tìm cách hãm hại anh. Thậm chí hắn hại chết cả vợ Thức, đốt quán xăng dầu của Vương. Ngay cả Hoóng già, tay chân thân tín của hắn khi gặp nguy, Lương Nhân cũng sẵn sàng đổ tội và thủ tiêu. Nhà văn Cao Duy Sơn khi viết về kiểu người này thường tỏ thái độ rất gay gắt, mỉa mai, phê phán. Chúng tôi đặc biệt thích chi tiết mang ý nghĩa châm biếm Lương Nhân: “Một con chó đen đột nhiên xuất hiện, nó loanh quanh đưa mũi ngửi vào đôi giày dưới chân Tuệ, rồi lại quay sang hức hức mõm vào đầu gối Chủ tịch. Hình như nó làm ông giật mình, khiến mặt ông biến sắc. Ông lùi lại rồi dậm chân xuống đất bình bịch. Lập tức Tuệ cũng dậm mạnh chân xuống đất bình bịch, miệng bật tiếng “huồi… huồi…”. Phản ứng tức thì của hai người khiến con chó lùi lại cảnh giác, rồi cụp đuôi chạy biến về phía nhà hàng. Từ đó Lương Nhân xuất hiện với nụ cười mãn nguyện, gã xoăn xoe bước như chạy đến…” [28, 82]. Rõ ràng, ở đây nhà văn đã ẩn ý so sánh con chó đen với Lương Nhân. Hắn là hiện thân của một con người thích ôm chân, liếm gót Chủ tịch để hòng kiếm chác cho bản thân. Bức tranh biếm họa về những kẻ tha hóa được nhà văn đặc tả như lột trần bộ mặt xấu xa, đê tiện của chúng.
Mẫu người tha hóa này còn bao gồm cả những kẻ dưới đáy xã hội, làm công cụ chém giết cho Lương Nhân. So sánh để thấy số phận của chúng vừa đáng thương, vừa đáng giận. Nhận thức kém nên chúng chỉ biết chạy theo tiếng gọi của vật chất, của đồng tiền. Đó là Hoóng già, thằng Thang, thằng Thín… Xuất phát điểm của chúng đều là những bi kịch và kết thúc cũng bằng bi kịch. Cả đời làm trâu làm ngựa, làm chân tay cho kẻ khác để mưu sinh. Hoang giã là nét nổi trội trong bản chất của bọn chúng. Hoóng già lớn lên trong những trận đòn của ba hắn. Hắn lớn lên trong hận thù, sau một lần giết chết cha mình Hoóng bỏ nhà đi mưu sinh, bãi vàng đã biến hắn thành một kẻ đáng sợ và tàn
nhẫn: “Trong cái vỏ bề ngoài nhã nhặn của Hoóng già là một con thú dữ luôn
hé mắt tinh quái quan sát mọi biến động quanh mình. Khi cần thiết nó sẽ bất ngờ chồm dậy phóng ra những móng vuốt sắc nhọn cắn nát con mồi” [28, 186]. Hoóng là công cụ đắc lực của Lương Nhân, Đinh Xuân Ấn trong việc giết người, hãm hại. Hắn ba lần bẩy lượt toan giết Thức cùng gia đình anh chỉ vì đồng tiền. Bản thân hắn cũng ý thức được thân phận mình: “Tao là cỏ dại mọc trên đầm lầy. Là con dao trong tay kẻ khác, là tôi đòi của lũ người tôi đòi. Tội thì mình tao chịu, phúc thì chúng nó hưởng. Làm trâu chó cho chúng nó không xong. Bát đầy thì chúng nó cất kỹ, miếng thừa thãi nó nhả ra cho nếm” [28, 494]. Bản chất của Hoóng là kẻ đê tiện, máu lạnh không thể nào thay đổi. Hắn nhận thức được số phận của mình nhưng chẳng buồn hối cải. Chỉ đến khi bị Lương Nhân hãm hại hắn mới quay lại tố cáo. Đấy không phải là thức tỉnh của lương tri mà chỉ là sự trả thù của những kẻ xấu dành cho nhau. Cuộc đời Hoóng cũng là một bi kịch. Bi kịch của kẻ làm người có ý thức để nhận diện sai trái nhưng không có khả năng hối cải. Ý thức của hắn chỉ là thứ trang trí cho có vẻ giống người, còn nhiệm vụ chính của hắn là bắn, giết, vu oan, hãm hại… Ngay cả khi được Thức cứu trong vụ lở núi Ngườm Kim, hắn cũng chỉ im lặng trong sự sợ hãi. Sợ bị báo thù, sợ bị giết. Hắn không hiểu được người tốt, bởi đời hắn chưa bao giờ gặp được người tốt: “Thằng Hoóng bị khóa tay, nó quay lại nhìn Thức rồi nhìn lão Mạc. Hình như nó muốn nói câu gì đó” [28, 582]. Ở đây, tác giả không mô tả tâm lý của hắn, nhưng có lẽ chúng ta cũng hiểu rằng, vào giây phút cuối cùng đối mặt với công lý, Hoóng mới nhận ra được thế giới còn có những người cao thượng.
Còn anh em thằng Thang, thằng Thín cũng là hai số phận bi kịch vì thiếu nhận thức. Thậm chí thú tính của chúng còn cao hơn bởi từ bé đến lớn hai đứa mồ côi, sống vạ vật, uống nước mưa, ăn rác rưởi mà sống. Bởi vậy chúng u mê và tối tăm hơn. Chưa từng biết đến dạy dỗ, chúng dễ bị cuốn vào cơn lốc bạc tiền: “Chúng chỉ có chung đặc điểm sẵn sàng làm mọi việc người khác nhờ
miễn sao có tiền. Những trò dắt gái cho khách mua dâm, trộm trâu bò bán cho
dân đồ tể, cả việc bôi mặt, thủ dao trong ống tay áo, chặn đường cướp đồ của đám buôn lậu xuyên rừng từ Trung Quốc về, chúng đều đã từng làm. Vào tù ra, lại vào tù với chúng chỉ như một quãng thời gian tạm nghỉ. Còn phải kiếm ăn để sống. Chẳng có đến một mảnh đất bằng cái bén cha mẹ để lại. Nếu có cũng chẳng biết để làm gì. Chúng chỉ là lũ mất dạy, không cha không mẹ từ khi thằng anh mới lên mười còn thằng em chỉ mới hơn sáu tuổi. Chẳng ai đưa tay đón chúng về nuôi nấng, dạy dỗ. Cho đến ngày trung tâm bảo trợ trẻ em ra đời tìm đến thì chúng đã nhập vào đám dân bất lương mất rồi. Chúng tìm cách thoát thân để khỏi phải chia tay với cái việc mà người đời cho là xấu xa. Vì cái công việc đó giản đơn như anh thợ hồ, thợ mộc, hay chỉ như mấy thằng đánh xe ngựa kiếm tiền nuôi thân” [28, 184]. Nhận thức của chúng đơn giản, tính cách của chúng hoang dã nên dễ bị đầu độc của những yếu tố tiêu cực. Bi kịch của chúng là không nhận thức được đau khổ của đời mình. Tăm tối, ngu muội khiến chúng đáng thương hơn đáng giận: “Mày chỉ là tay chân của lũ người trong bóng tối thôi Thang ơi. Mày là khối đá vô tri vô giác, có vác búa quai cũng vẫn chỉ là đá vỡ vụn ra muôn mảnh” [28, 348]. Bản chất con người quả thực không có ai xấu, chẳng qua nhận thức hạn hẹp nên dễ bị đồng tiền sai khiến. Thằng Thang, sau khi nói chuyện với Thức trong mơ hồ, hắn đã cảm nhận được bi kịch cuộc đời mình: “Nhưng số kiếp lại cho nó làm một thằng người chưa lúc nào tử tế. Chỉ duy nhất sáng nay mới tạm có một chút nghĩa lý. Thằng phóng viên, cái thằng hai lần bị mình tìm hại đã nghe hết lời thú nhận. Sao nó không hận mà còn tỏ ra chăm chú như đang nghe chuyện của người khác? Lần đầu tiên đấy! Một kẻ bất lương như mình bỗng được đối xử không đến nỗi nào” [28, 377]. So với thằng Thín, thằng Thang may mắn hơn vì trước khi chết hắn còn có chút cảm nhận được làm người. Còn thằng Thín khi đã nằm sâu dưới ba tấc đất vẫn chỉ tồn tại như một sinh vật bản năng. Cuộc đời của Thang, Thín, cuộc đời của hai công cụ. Sinh ra và chết đi một cách vô nghĩa
như chưa từng tồn tại của chúng. Nhà văn Cao Duy Sơn viết về cái xấu, cái ác
Có thể bạn quan tâm!
- Mẫu Người Văn Hóa Miền Núi Truyền Thống
- Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 9
- Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 10
- Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 12
- Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
với một thái độ tỉnh táo. Với Thang, Thín có lẽ ông thương hơn là giận, bởi dù sao chúng là những kẻ không có học, chúng cũng chỉ là nạn nhân của dòng đời nghiệt ngã, xô đẩy vào cái xấu. Chúng tôi lại một lần nữa muốn liên tưởng tới nhân vật Chí Phèo. Rõ ràng, giữa Thang, Thín và Chí có nhiều điểm chung. Một “con ác quỷ làng Vũ Đại” và hai kẻ lưu manh nơi phố thị cách nhau gần trăm năm nhưng không khác nhau là mấy. Lý giải điều này có lẽ là do biến động văn hóa. Khi giao thoa và xung đột văn hóa giữa cũ và mới bao giờ cũng sản sinh ra những đứa con dị dạng ở thời điểm ban đầu xô bồ của nó. Chí Phèo và Thang, Thín giống nhau ở chỗ đó, sự chuyển giao văn hóa giữa cũ và mới, tạo nên mẫu số chung là kiểu người tha hóa.
Cũng thuộc mẫu người tha hóa nhưng nhân vật Tuệ trong tiểu thuyếtĐàn trời là một trí thức. Hắn hiểu biết, có bằng cấp nhưng đó là một kiểu trí thức bất tài, lệch lạc: “Tuệ có cái mẽ dễ bắt mắt bề trên, có kiến thức nói dựa, hóng hớt, phỉnh phờ, có cái vẻ công tư bặt thiệp nhưng thực chất chỉ là thứ văn hóa làng lộn chộn với phố. Cái sự luộm thuộm ấy đã giáng cho Tuệ một đòn chí tử” [28, 56]. Tuệ từ một kẻ bất tài nhưng gặp thời đã leo lên vị trí cao. Hắn không làm điều ác nhưng lại tiếp tay cho những kẻ bất lương để giữ cái ghế chức vị của mình. Hắn nạt nộ cấp dưới nhưng đớn hèn, ve vuốt cấp trên ngay cả khi Chủ tịch Đinh Xuân Ấn cướp mất người đàn bà của hắn. Địa vị, quyền lực làm hắn trở nên hèn hạ. Thực ra Tuệ chưa sa hẳn vào cái xấu, cái ác. Hắn mới đang trên con đường tha hóa do tính nhu nhược, tham lam của mình gây nên. Cuộc đời của Tuệ cũng là cuộc đời dang dở. Hắn cũng là kẻ băn khoăn giữa cũ và mới. Một mặt hắn yêu Diệu, lấy Diệu nhưng một mặt hắn đau khổ vì quá khứ của Diệu. Hắn cảm thấy mình là kẻ phải nhận những gì thừa thãi của cuộc đời khi lấy một người vợ không còn trong trắng. Phải chăng cũng chính điều này đã khiến Tuệ lao vào vòng trụy lạc để đánh mất bản thân mình. Ở vấn đề này cho thấy cái nhìn về xung đột giữa văn hóa phương Đông và phương
Tây, về trinh tiết của người phụ nữ. Con người mang trong mình sự giao thoa
giữa hai tư tưởng đang băn khoăn giữa hai quan niệm văn hóa khác nhau. Tuệ là một người nằm trong số đó. Tuệ luôn căm thù, hằn học với Vương bởi quá khứ của anh với Diệu. Con người khi sống trong hận thù sẽ dẫn đến tha hóa như đã nói ở trên: “Hình dung ngày nào Diệu từng là của hắn, Tuệ chợt thấy hờn ghen chất chứa rừng rực như lửa, bồn chồn như dao búa muốn đốt cháy và đập nát nó hóa tro tàn, than bụi. Sao cái ngày đó ta dễ dàng chấp nhận nàng đến vậy? Để đến giờ mỗi lần nghĩ tới trong ta lại đắng cay và ân hận ê chề. Ngày ngày giáp mặt Vương, muốn cắt cái chức của nó mà chưa nghĩ ra cách nào. Liệu nhân chuyện này có là cơ hội? Có thể lắm! Tuệ chợt sững người, trong đầu nảy toan tính” [28, 95].
Tóm lại, mẫu người tha hóa được xây dựng trong tác phẩm Đàn trời là những kẻ nhận thức kém, không có một nền tảng văn hóa truyền thống bền vững nên dễ sa ngã, bị cuốn theo cơn bão đồng tiền. Mẫu người này chính là đối tượng tạo ra nguy cơ phá hoại những giá trị văn hóa tốt đẹp, cũng như sự phát triển lành mạnh của đời sống văn hóa của chúng ta. Phản ánh một cách chân thực mẫu người này cho thấy lò ng dũng cảm, lương tâm và cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, về xung đột văn hóa có tính thời đại của nhà văn Cao Duy Sơn.
3.4. Định hình một mẫu người văn hóa của thời đại mới
Văn học không chỉ có vai trò phản ánh mà nó còn có vai trò định hướng. Đối với văn hóa cũng vậy, một mặt văn học hình thành trên “phông nền” văn hóa, mặt khác văn học tác động ngược trở lại định hướng cho văn hóa. Tác phẩm của nhà văn Cao Duy Sơn cũng vậy. Nhà văn qua đứa con tinh thần của mình cũng muốn định hình một mẫu người mới, phù hợp với thời đại mới, văn hóa mới.
Như đã nói ở những phần trước, sau mỗi cuộc xung đột văn hóa sẽ tạo nên một mẫu người mới phù hợp với thời đại mới. Trong tác phẩm Đàn trời, nhà văn Cao Duy Sơn muốn phản ánh xung đột đó và xây dựng cho mình mẫu
hình con người mới. Những nhân vật như Thức, Vương, Bảo, Thục Vi… chính là những mẫu người đang dần hình thành. Họ, ở thời hiện tại, vẫn hoang mang, dang dở giữa cũ và mới, đang băn khoăn đi tìm thân phận của mình. Những nhân vật này có những tài năng, ý chí, đặc biệt là có hoài bão, khát vọng lớn. Qua chân dung nhân vật Bảo, chúng ta thấy rõ điều này: “Quê Bảo ở miền đông vùng Tư Lang. Ngày còn bé để khỏi bỏ học giữa chừng như những người bạn cùng lứa, anh đã vác củi, vác gạo vượt hai chục cây số đường rừng ra phố huyện theo học cấp ba. Có chí thì nên, ba năm kham khổ trong kí túc, theo học khoa chế tạo máy” [28, 134]. Có tài năng, có bằng cấp, đã tu nghiệp ở nước ngoài về, Bảo sẵn sàng quay về quê hương nghèo khó với khát vọng ấm no cho nhân dân: “Bảo vệ xong luận án Tiến sĩ, trở về nước anh quyết định xin về Bình Lãng, vùng đất nghèo khó luôn theo anh cả trong giấc mơ những ngày tháng xa cách” [28, 135]. Nhiệt tâm, khát vọng của Bảo cũng chưa thể thực hiện được khi nhiều thế lực đen tối vẫn còn nhũng nhiễu, hoành hành. Nhưng Bảo chính là hình mẫu của con người tương lai, là nơi tác giả gửi gắm kỳ vọng của mình: “Trước Bảo ta thấy có lỗi với cậu ấy. Những ý tưởng sáng tạo mang lại lợi ích kinh tế, xã hội lâu dài do Bảo đề xuất đều xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, thoát ly khỏi mọi mục đích cá nhân sao không được bảo vệ?” [28, 500].
Trong tiểu thuyết Đàn trời, nhân vật Thục Vi xuất hiện không nhiều nhưng mỗi lần xuất hiện nàng lại vô cùng rực rỡ qua mô tả của nhà văn Cao Duy Sơn. Thục Vi cũng đại diện cho mẫu con người mới mà tác giả muốn định hình. Nàng mạnh mẽ, quyết đoán ngay cả trong những việc Thức và Vương còn chưa dám làm khi đăng báo tố cáo tội ác của doanh nghiệp Lương Nhân: “Nàng là Thục Vi! Nàng là bông hoa thơm ngát, cành đầy gai nhọn, khiến bao kẻ mơ màng khát khao mà không cách nào chạm tay. Nàng là bậc thầy về bản lĩnh nghề nghiệp” [28, 303]. Bên cạnh tính cách mạnh mẽ, quyết đoán ấy chúng ta còn thấy một Thục Vi dịu dàng, tình cảm. Nàng một lòng yêu Thức, sẵn sàng đón nhận những khó khăn, thử thách để đến với Thức, bất chấp quá khứ của
anh: “Nàng vẫn trẻ đẹp như ngày nào. Vẻ đẹp của nàng mà anh thầm nghĩ nó sang trọng đến độ khó gần. Nàng như hương thơm quyến rũ mà không thể nắm bắt. Trong nàng chứa đựng hai khái niệm giản dị và kiêu sa. Nàng là con người sống có trách nhiệm với công việc và bè bạn. Nàng tôn thờ tính cách trung thực, thẳng thắn, luôn giễu cợt sự thô lỗ ngu ngốc và ẻo lả giả dối. Nhưng hôm nay thì không thế, anh không còn thấy ở nàng những điều rắc rối đó. Nàng giản dị và hiền lành như những con suối trong, nàng thơm thảo và ngọt ngào như những hạt gạo trong cối nước” [28, 593]. Thục Vi chính là người âm thầm giúp đỡ Thức và Vương trong hành trình chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác. Cùng với Bảo, Vương, Thức, nàng cũng là một phần trong bức tranh về mẫu người văn hóa mới mà tác giả muốn định hình và dự báo cho tương lai.
Mẫu người văn hóa mới trong cảm nhận của tác giả đang trên con đường hình thành. Ở mẫu người này đã hội tụ đủ những yếu tố chủ quan nhưng họ cần một hoàn cảnh, một môi trường để phát triển, để thực hiện được những khát vọng, hoài bão. Họ là những con người kết hợp hài hòa những giá trị truyền thống và tinh thần thời đại, chỉ tiếc chưa có một môi trường thuận lợi để phát triển, thực hiện những ước mơ, hoài bão, khát vọng của mình. Họ chịu nhiều thử thách, va đập đến rạn vỡ tâm hồn, nhưng những khó khăn ấy tôi luyện họ bản lĩnh và vững vàng hơn. Tương lai đang chờ đợi họ.
*
* *
Ở chương ba, trên cơ sở tìm hiểu các lý thuyết về văn hóa cũng như khảo sát các kiểu không gian văn hóa, chúng tôi muốn khái quát các kiểu mẫu người văn hóa được phản ánh trong tác phẩm Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn. Kiểu người truyền thống với những nét đẹp về văn hóa giầu bản sắc dân tộc, biết yêu thương, trung thực, thẳng thắn. Kiểu người “rạn vỡ” gắn với biến động của văn hóa thời đại, luôn cảm thấy lạc lõng, cô đơn trong chính thế giới của mình. Kiểu người tha hóa bị cơn lốc tiền bạc, danh vọng nhấn sâu vào “vũng