Không Gian Xa Lạ Trong Tiểu Thuyết Đàn Trời Của Cao Duy Sơn

Có lẽ khi viết tác phẩm này nhà văn đã nhiều lần trăn trở về những giá trị văn hóa đang dần bị mai một. Ông lo sợ bởi sự mong manh, tinh tế của “hồn” dân tộc khi va chạm với sắt thép, bê tông của văn minh đô thị sẽ vụn vỡ và tan biến. Đây chính là điều trăn trở của người con dành cho quê hương, của một nhà văn có tâm với nghề nghiệp, với đất nước và với bạn đọc.

Không gian phố thị là một mảnh ghép nữa của bức tranh văn hóa trong tiểu thuyếtĐàn trời. Không gian ấy không nguyên sơ, tinh khiết như không gian làng bản, nó phản ánh sự đổ vỡ của văn hóa truyền thống. Không gian này không chỉ có vai trò làm “sân khấu” cho câu chuyện diễn ra, các nhân vật xuất hiện mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng kết cấu truyện với ý đồ nghệ thuật của tác giả, đồng thời qua tác phẩm, tác giả cũng gửi gắm tới bạn đọc cách ứng xử với văn hóa truyền thống trong xu thế hội nhập của đất nước. Hội nhập cần phải hài hòa giữa văn hóa cũ và văn hóa mới, nếu không sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong đời sống cũng như rạn nứt trong tâm hồn con người.

2.3. Không gian xa lạ trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn

Trong tác phẩm Đàn trời của nhà văn Cao Duy Sơn, không gian không chỉ bó hẹp trong phạm vi miền núi phía Bắc, còn mô tả các khu vực khác với những quan niệm và đặc điểm văn hóa riêng. Mặc dù chỉ xuất hiện thấp thoáng nhưng nó có vai trò quan trọng trong xây dựng tác phẩm cũng như bổ sung, làm nổi bật cho không gian văn hóa của tác phẩm.

Ở phần này chúng tôi dùng từ “xa lạ” để đặt tên cho kiểu không gian ở ngoại vi của hai không gian văn hóa trung tâm. Nó bao gồm tất cả những gì nằm ngoài địa lí và văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc. Như chúng ta biết tâm lý người Việt Nam nói chung cũng như người miền núi nói riêng thường e dè trước những không gian xa lạ. Nếu họ ở đồng bằng thì sống sau lũy tre làng, ở miền núi thì quanh năm sống với ruộng nương, với rừng. Tâm lý cộng đồng tương trợ, cố hết sức gắn bó với nhau cho nên sợ dị biệt, xa lạ. Có thể nói người dân nơi đây ngắm nhìn những nơi xa lạ với thái độ vừa hiếu kỳ, tò mò, vừa e

dè, sợ hãi. Tách khỏi bản làng, tách khỏi những gì gần gũi, tách khỏi cộng đồng họ lập tức không yên cho nên luôn đau đáu hướng về quê hương.

Trước hết, không gian xa lạ này trong trí tưởng tượng của con người nơi đây là những gì từng khao khát, ước mơ: “Ngày còn cắp sách đến trường, nhìn thấy biển trong ảnh cắt từ họa báo dán trên liếp phòng của các thầy cô người Hà Nội tình nguyện lên Bình Lãng dạy học, chỉ ước mơ thôi, không bao giờ nghĩ sẽ có ngày được tắm trong những lớp sóng treo trên liếp vầu kia, xa lạ không tưởng” [28, 46]. Đó là những nơi người ta kì vọng, ước ao để mưu cầu hạnh phúc, là tương lai muốn hướng đến: “Anh nói đã mua đất ở Hà Nội, chờ các con lớn, học xong Đại học sẽ xin việc cho chúng ở dưới đấy” [28, 93]. Ở đây có nhiều người cho rằng, nhiều địa danh chỉ được nhắc đến tên không có vai trò gì trong không gian văn hóa. Như đã nói ở chương 1, tất cả những gì liên quan đến con người dù là vật chất hay tâm lý, dù là ý thức hay vô thức đều thể hiện giá trị văn hóa. Yếu tố tâm lý do không gian xa lạ tạo nên cũng tạo thành quan niệm văn hóa của con người nơi đây. Đây là lý do chúng tôi khảo sát, phân tích, đánh giá không gian này. Đó là thế giới, là không gian trong tâm tưởng, trong mong muốn, trong tương lai với những người chưa bao giờ đặt chân ra khỏi địa phận quê hương mình. Đối với những người đã nếm trải, với những vùng đất xa xôi ấy, không gian đó lại là không gian của lưu đầy, của đau thương khi họ sống trong thế giới xa cách với cộng đồng, với làng bản.

Trong tác phẩm Đàn trời, không gian xa lạ là lý do đổ vỡ tình yêu giữa Vương và Diệu, nguyên nhân tạo nên bi kịch của họ. Xa cách làm cho ngọn lửa tình yêu trở nên lạnh lẽo, rạn nứt để sau này là nguyên nhân khiến họ sống cả đời trong hoài niệm, nhớ tiếc: “Nàng như con chim mải vui quên mất lối về ngàn sâu, nơi ấy có người mòn mỏi chờ đợi nhưng cánh chim đó đã không về, nó đã tìm đến bầu bạn mới có tiếng hót lạ lẫm cuốn hút đến nao lòng” [28, 120]. “Đó là tiếng lòng nuối tiếc của ngày xưa mỗi khi chạnh nhớ trận mưa rào

tháng bảy, chiếc áo hoa cà, miệng cười của em, cả giọng nói run lên vì lạnh, và

đêm bên sông Dâng, ngày trước khi em về Hà Nội vào trường Đại học. Những điều ghi trong nỗi nhớ. Ngày ấy đã xa rồi” [28, 172]. Không gian xa lạ ấy còn tưởng như giết chết tâm hồn của một con người, khiến anh đánh mất niềm tin vào cuộc đời, vào tương lai: “Cái quá khứ của một mối tình trẻ trung, với con tim ngập tràn yêu thương như cánh chim lạc đàn bỗng vỗ cánh trở về với cánh rừng xưa. Huệ đã đi về phía bên kia bầu trời. Nàng mang theo kỉ niệm của mối tình đầu, chỉ để lại bên cuộc đời này mình anh cùng nỗi cô đơn. Ngày đó anh đã lang thang như cái xác không hồn khắp phố phường Hà Nội, những nơi từng lưu dấu vết kỷ niệm của mối tình đã lìa xa anh vĩnh viễn” [28, 147].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Không phải ngẫu nhiên tác giả Cao Duy Sơn khi mô tả những không gian này thường đặt nó vào thì quá khứ, vào hoài niệm của con người bởi đó là khi những trải nghiệm đã cho họ thấy những cay đắng, họ nếm trải nơi đất khách quê người. Không bạn bè, không phải những người cùng văn hóa, cùng ngôn ngữ cho nên trước nỗi đau, họ chỉ có thể chịu đựng một mình. Nơi xa lạ, không có bàn tay ai vỗ về hay không thể tìm được bình yên bởi không có bếp lửa nhà sàn đã từng sưởi ấm trái tim họ.

Nói đến không gian xa lạ, gắn với hành trình lưu đầy, có lẽ Sắn Pì là nhân vật được tác giả xây dựng tập trung nhất. Cuộc đời của “mụ” quả thực là một sự đầy ải qua nhiều không gian, qua nhiều biến cố lịch sử của đất nước cũng như vùi dập của số phận. Không gian “mụ” từng đặt chân đến rộng hơn lãnh thổ đất nước, nơi nào cũng đầy đắng cay. “Sắn Pì theo sau Phán Sẩ u bước ra cửa nhà ga. Lần đầu nó được đến một vùng đất lạ, không rừng, không núi, chỉ có nhà là nhà. Nó ngửi thấy mùi tanh nồng của cá thối, mùi cống rãnh khăm khẳm lẫn mùi nước tiểu nặng nặng. Có tiếng kéo lách cách reo vang. Đâu cũng có người rao bán kẹo kéo sao? Giống y như Bình Lãng. Lại có cả người kéo xe tay nữa, chưa bao giờ nó nhìn thấy. Mấy bà ngồi trên xe mặc những chiếc áo dài thật lạ mắt” [28, 394], “Sau hai ngày đặt chân lên cảng mới, Sắn Pì mới hiểu ra đây không phải Sài Gòn. Có người cho nó biết Sài Gòn còn xa, không

Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 7

biết đường là không thể đến. Đây chỉ là Hồng Gai thôi” [28, 408]. Không gian xa lạ không chỉ thể hiện ở những vùng đất xa xôi còn xuất hiện trong chính tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Thức, Vương hay Sắn Pì khi trở lại mảnh đất quê hương vẫn ám ảnh trong tâm hồn mình một nỗi niềm xa cách, không hòa nhập được với thế giới thực tại. Không gian xa lạ trong tâm hồn chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nuối tiếc, chạy trốn vào quá khứ. Ở đây chúng tôi nhận thấy có nét tương đồng giữa các nhân vật của Cao Duy Sơn với những nhân vật văn học lãng mạn đầu thế kỉ XX. Trước thực tại nghiệt ngã, họ chạy trốn vào những giá trị của quá khứ, những hồi ức, những thế giới khác như Nguyễn Bính, Huy Cận, Chế Lan Viên… Nhưng có điểm khác biệt, nhân vật trong Đàn trời chỉ từ những không gian xa lạ trong tâm tưởng để suy ngẫm sâu hơn về nỗi đau của mình chứ không hề bế tắc, tuyệt vọng. Họ vẫn trở lại thực tại, hướng tới tương lai với những ước mơ, hoài bão của mình. Hành trình đi tìm lẽ phải, công lý, tình yêu của họ luôn bao phủ một nỗi cô đơn. Có lúc họ lạc bước trong dòng suy nghĩ về lẽ đời, về tình người. Cô độc, xa lạ trong chính tâm hồn, trên chính quê hương thân thuộc của mình mới là hành trình lưu đày khốc liệt nhất: “Chán nản, đơn độc khiến nó chẳng còn thiết nghĩ đến gì khác, may mà nó không nghĩ đến tự vẫn, còn ham sống ấy là điều đáng kể nhất trên đời” [28, 32]. Tác phẩm Đàn trời khiến chúng tôi liên tưởng đến những Lâu đài, Vụ án của Kafka. Đời người là một hành trình tìm kiếm, là một chuỗi dấu hỏi. Con người có khi sống giữa cộng đồng mình vẫn cảm thấy không có mối liên hệ nào. Nhiều khi nhân vật đối diện với một không gian xa lạ, lạnh lẽo đến vô cùng.

Không gian xa lạ ở đây không chỉ thể hiện ở những miền đất xa xôi, nó còn bộc lộ ngay trên mảnh đất quê hương đang dần thay đổi với cả hai chiều tốt và xấu. Con người trở nên cô đơn, lạc lõng nơi mình sinh ra và lớn lên trong sự thay đổi của nó. Không gian này được thể hiện qua tâm lý nhân vật. Trở lại với

hai nhân vật Thức và Vương, chúng ta thấy họ gần giống với những nhân vật

của chủ nghĩa Hiện sinh. Xa lạ ở chính nơi thân thuộc nhất. Cả hai nhân vật đều sinh sống và làm việc ở quê hương. Cảnh vật, con người đều quen thuộc nhưng trong suy tư, trong tâm hồn của họ mọi thứ đều trở nên lạc lõng. Cảm xúc khi Vương bị đuổi việc, phải đi gõ cửa từng cơ quan mong có chỗ kiếm cơm nuôi vợ con: “Qua tầng hai, xuống tầng một, ta lặng lẽ cúi đầu đi qua. Ngôi nhà này dường như không có người, tất cả chìm nghìm trong im lặng. Quanh đây là vùng đảo đá, không bóng cây, không tiếng chim hót, không ánh mặt trời, tất cả đều một mầu xám xịt… Trống trải quá! Trời với đất cứ thông thống. Sao lòng bỗng thấy buồn thế?” [28, 321 - 322]. Cảm xúc này được khơi nguồ n trực tiếp từ những đấu đá, tranh giành quyền lực nhưng sâu xa hơn nó là nỗi đau giữa dòng đời xa lạ, tình người băng lạnh khi xã hội biến đổi bởi mặt trái của cơ chế thị trường. Tình nghĩa chỉ là giấc mộng còn đồng tiền vẫn là vạn năng. Tâm hồn nhạy cảm của những trí thức trẻ khiến họ bị tổn thương, bị lưu đầy trong xa lạ của thế giới xung quanh: “Ý nghĩ đó khiến anh hóa thành kẻ điên dại. Số phận thật ác nghiệt? Sao không để anh theo nàng? Từ đây anh hóa thành câm lặng. Trở về Bình Lãng. Ngày ngày chìm trong rượu cơ hồ nỗi đau sẽ dần vơi nhưng râu tóc thì cứ mãi dài ra cùng với căn bệnh trầm uất không bao giờ chấm dứt” [28, 149]. Không gian xa lạ nơi tâm hồn được tạo nên bởi chính nỗi đau, những “mảnh vỡ” găm vào tâm hồn nhân vật khiến họ không thể hòa nhập được với thế giới thực tại mà miên man đi tìm hoài niệm của đời mình. Cuộc đời khắc nghiệt, biến động của xã hội, của văn hóa đã tạo nên dang dở trong tâm hồn, lạc lối trước dòng người, trước chân - giả, bạc ác - nhân hậ u, kim tiền

- tình yêu… Băn khoăn, bệnh trầm cảm đầy ải họ và phảng phất trong số nhân vật này là những cảm nhận hiện sinh.

Có thể nói không gian xa lạ được miêu tả trong tác phẩm dù thấp thoáng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với không gian làng bản và không gian phố thị. Nó không những gắn với những biến động của cuộc đời các nhân vật mà còn là miếng ghép hoàn chỉnh cho văn hóa miền núi phía Bắc.

Nó thể hiện những nét tâm lý tầng sâu của con người Việt Nam nói chung và các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng. Không gian này là động lực, nguyên do khiến con người luôn hướng về quê hương bản quán, về núi rừng và cũng là thước đo giá trị của con người. Nếu ai vượt qua hành trình lưu đầy vẫn giữ được trái tim thuần khiết, yêu thương như Vương, Thức, Sắn Pì thì họ cứng cáp và chiến thắng được số phận của mình. Ngược lại, những kẻ như Tuệ, Lương Nhân trở nên sa ngã, đã đánh mất mình, trở thành công cụ của cái ác. Giá trị của không gian xa lạ đem lại là ở đó.

2.4. Không gian tâm linh trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn

Một lần nữa chúng tôi xin được nhấn mạnh, văn hóa còn là những gì thuộc về chiều sâu tinh thần con người. Đó là lí do ở mục này chúng tôi triển khai nghiên cứu không gian tâm linh, không gian tồn tại trong tâm thức của con người. Nó phản ánh một thế giới nơi những tín ngưỡng nguyên sơ, những niềm tin về thế giới tâm linh qua nhiều thế hệ tồn tại. Có lẽ đây là không gian đặc sắc nhất trong đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi tộc người nhưng cũng khó tìm hiểu nhất.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Cao Duy Sơn đặt tên cho tiểu thuyết của mình là Đàn trời. Hơn nữa, trong tác phẩm, tác giả cũng nhắc rất nhiều lần về nó. Đàn Trời không phải là một nhân vật cụ thể nhưng thường trực xuất hiện trong câu chuyện như một sức mạnh thiêng liêng, huyền bí, như niềm tin của con người vào lẽ công bằng. Nó là một biểu tượng, một tín ngưỡng của dân tộc Dao nơi đây: “Từ bé lão thường kể cho nó nghe về dòng thác Phja Bjoóc. Nó thiêng và linh nghiệm nhất vùng này đấy! Người bản Phja Đeng thường ra đây cầu trời khi gặp năm nắng hạn mất mùa hay dịch bệnh đe dọa. Cả những câu chuyện vui buồn, oan trái của con người cũng được đưa đến để kể và cầu trời giải thoát. Lão nói với con đây là Thiên Đàn! Là tâm của vũ trụ con người sống. Là nơi giao tiếp con người và nhà trời bởi tiếng nói của con người khi được cất lên ở đây sẽ vang vọng gấp nhiều lần so với chỗ khác”

[28, 308]. Chúng ta cần lưu ý, một số dân tộc miền núi phía Bắc vẫn giữ lối sinh hoạt tín ngưỡng gần gũi với các tộc người nguyên thủy. Việc thờ thác nước ở đây có chút bóng dáng của hình thái vật tổ - tô tem. Đây là hình thức thờ cúng một con vật hay đồ vật, cây cỏ… “Không sa vào các lối khái quát lạm dụng đó, ta có thể xem vật tổ như là biểu tượng của một mối nối kết cha mẹ - con cái (kể cả người được nhận làm con nuôi), với một tập thể hay một thế lực siêu - nhân loại” [6, 985].

Ở đây chúng tôi muốn khái lược về các biểu tượng văn hóa hiện hữu trong tâm thức của con người. Văn học hiện đại, hậu hiện đại được xem là văn học của các ẩn dụ, biểu tượng, huyền thoại. Những tác giả lừng danh của văn học thế giới thế kỉ XX như Kafka, Hemingway, L. Borge… đồng thời cũng là những bậc thầy về nghệ thuật ám dụ. Dĩ nhiên biểu tượng không phải là đặc sản duy nhất chỉ có ở văn học hiện đại, hậu hiện đại, nó “cổ xưa như ý thức” của nhân loại vậy, nói như Guy Schoeller “sẽ là quá ít nếu nói rằng chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [17].

Như vậy, Đàn Trời ở đây cũng là một hình thái vật tổ, một biểu tượng tồn tại trong tâm thức của người miền núi. Nó đại diện cho sức mạnh thiêng liêng, sức mạnh bảo trợ, là nơi tâm linh con người hướng đến, tạo nên một không gian huyền bí của tín ngưỡng. Mỗi khi gặp khó khăn hay tai họa, người dân nơi đây lại tìm đến Đàn Trời để cầu xin với niềm tin của mình vào lẽ công bằng, phép nhiệm mầu. Không gian linh thiêng này không chỉ trấn an, xoa dịu nỗi đau mà còn hướng con người đến điều thiện. Họ cho rằng trên cao thần linh sẽ lắng nghe, sẽ theo dõi việc tốt, việc xấu của mỗi người và kẻ ác sẽ bị trừng trị: “Thác Phja Bjoóc, người là Thiên Đàn linh thiêng của chúng sinh, ta cầu xin người hãy gột rửa giúp ta sự đớn hèn, hãy cho ta sức mạnh để ta tiếp tục đi trên con đường cùng bè bạn. Từ đây ta sẽ dâng lên người bài báo này, đây là lời

tố cáo hùng hồn nhất mà trần gian không ai nghe thấy!... Thiên Đàn, người có

thấy lời than oán của muôn dân? [28, 303]. Muốn hiểu sâu hơn đời sống tâm linh của con người miền núi, chúng ta nên khảo sát các lớp ý nghĩa của biểu tượng “thác” qua Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới: “Thác là mô típ chủ chốt trong hội họa phong cảnh Trung Hoa từ đời Đường (Wou Tao - tseu, Vương Duy), nhưng nhất là đời Tống, thác đối lập với núi đá trong cặp song hành nền móng: núi* (sơn) với nước* (thủy), cũng như âm với dương. Hướng chuyển động của thác đi xuống ngược chiều với hướng của núi là vươn lên cao, tính động của thác đối lập với tính tĩnh của núi đá”. Đến đây chúng ta đến gần với những cách biểu thị của đạo Phật, thiền - biểu tượng của “biến” với “bất biến”. Thác trông thì vẫn thế nhưng thật ra không lúc nào nó ngừng biến đổi. Triết gia Hy Lạp Heraclite từng nhận xét: vẫn trong dòng sông ấy, nhưng nước chảy trong đó không khi nào là nước lúc trước. Nhận xét đó làm cơ sở cho lý thuyết về sự biến đổi không ngừng của vạn vật và cho tính nghịch lý của cách tư duy cứ muốn giữ nguyên dạng những sự vật luôn biến đổi bằng những định nghĩa bất di bất dịch. Nước tạo thành dòng thác liên tục được đổi mới cũng như hiện hữu (sắc) là cái hoàn toàn do ảo giác, theo triết lý của đạo Phật.

Hướng chuyển động đi xuống của thác cũng còn có nghĩa là hướng tác động của Trời, sinh ra từ một động lực đứng yên, nghĩa là tĩnh nhưng lại thể hiện những khả năng vô tận: mặt nước đứng yên là hình ảnh của Tĩnh, nhưng lại chứa mọi động lực và những động lực này cuối cùng nhập vào đó. Do đó ngọn thác của Vương Duy chạm tới mây có bọt nước, còn bọt là những hạt nước nhỏ li ti thì bắn ra hòa trộn vào nước, biến mất. Giống như vậy ở Nhật bản, dòng thác lớn Kegon ở Nikko, từ hồ Chuznghi đổ xuống, vươn ra đại dương qua trung gian của dò ng sông Daiya…” [6, 863]. Qua đây chúng tôi có thể đưa ra nhận định: Thứ nhất, thác Đàn trời trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn mang ý nghĩa hướng tác động của trời, tức là sức mạnh siêu nhiên ở thế giới khác mang đến. “Cái bản nhỏ có con thác Phja Bjoóc đổ xuống từ trên đỉnh núi luôn mang nỗi lòng chúng sinh vào cống trời” [28, 372]. Lớp nghĩa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023