Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 10

muốn dùng cụm từ mẫu người văn hóa “rạn vỡ” để khái quát nhóm nhân vật này cũng như phản ánh những thay đổi trong đời sống của đồng bào miền núi phía Bắc trong cuốn tiểu thuyếtĐàn trời.

Mẫu người văn hóa “rạn vỡ” ở đây cũng là những người con của rừng núi, sinh ra trong cái nôi văn hóa của các dân tộc Việt Bắc. Họ mang đầy đủ phẩm chất của mẫu người truyền thống nhưng có một điểm khác, mẫu người này lại là những tri thức trẻ, được tiếp xúc nhiều với văn minh đô thị và văn hóa phương Tây. Như chúng ta đã biết, bất kỳ xung đột văn hóa nào cũng sẽ sản sinh ra một kiểu con người mới. Mặc dù chưa được định hình một cách cụ thể nhưng họ chính là con người của thời đại mới, là “đứa con” trong cuộc hôn nhân giữa cái cũ và cái mới, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây. Nhưng khi chưa định hình một cách cụ thể, con người mới chưa hình thành thì họ mới chỉ là mảnh vỡ được lắp ghép từ hai nền văn hóa cũ, mới trong quỹ đạo vận động của lịch sử. Khảo sát mẫu người này có vai trò rất quan trọng trong việc tìm hiểu tác phẩm, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn cũng như góp phần đưa ra một định hướng đúng đắn để phát triển văn hóa.

Trong tiểu thuyết Đàn trời, mẫu người này là trung tâm của mọi vấn đề, luôn gắn không gian phố thị với những nét văn hóa truyền thống mong manh, đang dần vụn vỡ trước sức tàn phá thô bạo của văn minh phương Tây. Đặc tính đầu tiên của họ là nỗi cô đơn, lạc lõng. Người miền núi nào cũng thường cô đơn bởi quanh năm sống với núi với rừng, nhưng nỗi cô đơn của mẫu người văn hóa rạn vỡ này mang một tính chất khác, một cảm quan khác. Những con người này cô đơn tận sâu thẳm tâm hồn bởi họ lạc lõng giữa cũ và mới. Họ là những tri thức trẻ, giàu hoài bão, khát vọng, đồng thời cũng nhạy cảm, dễ tổn thương như những người miền núi chân chất. Tâm hồn dễ tổn thương ấy tiếp xúc với cái mới xô bồ, hỗn tạp như những tấm kính trong va chạm với sắt thép dần rạn nứt. Đây cũng chính là nỗi đau, day dứt, giằng xé giữa bước chuyển

mình của thời đại. Nhân vật Vương, một trí thức trẻ, một nhà báo, một nhà văn

tài năng, nhiệt huyết, khát khao đi tìm chân lý cuộc đời mình. Nỗi đau của anh một phần từ mối tình dang dở nhưng phần nhiều là do va chạm trong tâm hồn giao thoa, phản chiếu xung đột văn hóa. Hay nói cách khác, mẫu người này vẫn đang băn khoăn giữa quá khứ yên bình, với thực tại xô bồ, chạy trốn hay đối mặt? Có lẽ đây cũng chính là lý do những nhân vật này một mặt hướng tới tương lai, muốn cống hiến hết mình, một mặt lại hoài niệm, muốn chạy trốn cuộc đời. Nhân vật Vương ở đây cũng vậy. Anh có tài năng nhưng trước hiện thực xô bồ, nghiệt ngã lại cảm thấy bất lực. Ngay cả việc giữ được một công việc để nuôi vợ con cũng không làm được. Thị phi, đấu đá, tranh giành quyền lực khiến anh đôi khi tuyệt vọng, chán nản để phải ôm lấy nỗi cô đơn, những hoài niệm và những trang văn của mình mà sống. Ai cũng có một thời trẻ trung, sôi nổi, trong trái tim thẳm sâu và nhạy cảm là những tháng ngày đầy nhiệt tâm với cuộc đời: “Một tình yêu như nắng mới của buổi sớm tinh khôi, từ nguồn sáng ấy mình như được gột rửa mọi lầm lỗi những ngày sống buông thả, trong vòng tay anh lúc này tình yêu trong trắng không gì so sánh. Bắt đầu từ hôm nay là hơi thở, là máu trong cơ thể, anh không thể để mất” [28, 16]. Ngày tháng nồng ấm, nhiệt huyết với Vương tựa hồ ngắn ngủi như một giấc mộng thoáng qua. Mối tình đẹp đẽ, những năm tháng tuổi trẻ chỉ còn là kỷ niệm, anh giờ đây thờ ơ, lãnh đạm với đời. Đó là cảm giác hiện sinh, cảm giác đau đớn trước thực tại đang rạn vỡ và từng mảnh vỡ ấy găm vào trái tim đa cảm của anh: “Sự ồn ào hợp đủ mọi âm thanh hối hả như tranh cướp với thời gian, hòng kiếm trác hay đoạt vội đồng tiền, bát gạo bằng mồ hôi, sức lực, bằng cả mánh lới, toan tính những mong tăng nhanh tốc độ cải thiện cuộc sống nghèo khó, hoặc trồng đắp thêm cho gia tài khổng lồ vốn có với sự tham lam không giới hạn của con người… “Còn gì nhỉ?”. Vương nghĩ lan man. Anh lục tìm những từ thích hợp định vẽ lên cái mớ đời nhộn nhạo với ngàn ngàn những nét mặt, những chuyển động hội tụ trong một phác họa theo cách cảm nhận riêng. Nhưng anh thấy ý

nghĩ của mình bị phủ mờ bởi sự hoang mang bất ngờ lan tới. Sự thư thái thoảng

qua giờ trở nên lộn xộn. Thế giới người xung quanh anh bỗng trở nên mơ hồ, tựa như khói mà không phải khói, tưởng như mây mà không phải mây. Cảm giác bất lực thật chua chát! Hay là mình không thể nắm bắt, không thể hòa nhập được nhịp điệu sôi động của cuộc sống hiện tại” [28, 20]. Sự băng lạnh, cô đơn trong tâm hồn mới thật đáng sợ. Vương sợ sự thật, sợ hiện thực nên anh chạy trốn chính cõi lòng mình, ôm ấp những yêu thương của ngày xưa: “Còn anh, đi qua gần hai phần ba cuộc đời vẫn chỉ là một gã hữu danh vô thực. Cuộc đời đã có đôi ba cuốn sách nhưng chỉ là thứ èo uột, nuối tiếc một thời quá vãng, còn cuộc sống mình long đong hàng ngày đối mặt vẫn chưa hề được đụng bút tới” [28, 62]. Mất việc, phải đi bán xăng dầu, số phận long đong trước những hãm hại, mưu toan làm Vương càng lún sâu vào bi kịch “rạn vỡ” về niềm tin và lẽ sống. Số phận của Vương không phải là cá biệt mà là mẫu số chung của con người nuối tiếc quãng đời đã qua, hay nuối tiếc những giá trị của một nền văn hóa cũ với tiếng sáo hoài niệm của tình yêu để xoa dịu những vết đau của mình, không đủ bản lĩnh vượt qua trở ngại và vượt qua chính mình.

Mẫu người văn hóa “rạn vỡ” cô đơn bởi quá nhạy cảm và yếu đuối về tinh thần. Nhạy cảm bởi họ căm ghét cái xấu, cái ác. Họ không thích nghi, hòa nhập được với nó, chống lại thì cảm thấy tuyệt vọng. Tuyệt vọng nên họ muốn chạy trốn nó. Nhân vật Vương dù long đong lận đận, bị ép phải bỏ quê hương đi nhưng trái tim anh vẫn là trái tim lương thiện, luôn đối lập với những thứ xấu xa. Vương có thể mềm yếu trong trái tim nhưng anh không đầu hàng số phận cho dù lạc lõng trên chính quê hương mình.

Thức cũng là một trí thức trẻ như Vương nhưng nỗi đau trong lòng anh lớn hơn rất nhiều bởi số phận trắc trở, bất hạnh của mình. Thức mồ côi cha mẹ, từ những ngày tháng sơ sinh đã lang bạt cùng Sắn Pì từ Bắc vào Nam. Anh dù không mang dòng máu của người dân tộc miền núi phía Bắc nhưng anh lớn lên trong vòng tay họ. Ở anh hội tụ đủ phẩm chất của một người miền núi chính gốc: mạnh mẽ, cứng cáp, bản lĩnh: “Một cậu bé sống

giữa đại ngàn với quá khứ buồn đau và những ký ức ấu thơ gắn liền với từng ngọn núi, từng con suối. Cả những cơn mưa rào mùa hạ ào ào như thác đổ xuống từ tầng trời, những bông tuyết mùa đông đọng trắng trên những ngọn cây cổ thụ giữa đại ngàn ướt lạnh và buốt giá. Tất cả những thứ đó như một khí chất tạo nên vóc dáng một thằng bé có thân hình gầy gò, nhút nhát bỗng trở thành một chàng trai cao lớn, trầm tĩnh và ngay thẳng, số phận gắn với nghề cầm bút” [28, 130]. Thức lớn lên giữa đại ngàn, trong vòng tay yêu thương của đồng bào người Dao và một người cha nuôi tận tụy. Thức mạnh mẽ hơn Vương dù cuộc đời anh trải qua muôn vàn sóng gió, nhiều lần chết hụt và mất đi người thân yêu… Anh chiến đấu không thỏa hiệp với cái ác nhưng sâu thẳm trong trái tim ấy cũng là nỗi cô đơn, thất vọng trước cuộc đời đen bạc, trước xô bồ cuộc sống: “Từ đây anh hóa thành câm lặng. Trở về Bình Lãng. Ngày ngày chìm trong rượu cơ hồ nỗi đau sẽ vơi dần nhưng râu tóc cứ mãi dài ra cùng với căn bệnh trầm uất tưởng không bao giờ chấm dứt” [28, 149]. Trước những biến động của đời sống nơi phố thị, anh cũng muốn chạy trốn: “Chán nản , phù phiếm , chỉ thấ p thỏm, lo lắng là thật, nó thập thò cả vào trong giấc ngủ. Không một phút lòng thanh thản, chỉ thường trực một ý định chạy trốn. Mệt mỏi, chán nản lắm rồi! Ta bỗng run rẩy như ngấm cơn sốt rét rừng” [28, 300]. Thức có yếu đuối nhưng không chìm sâu vào tuyệt vọng như Vương, Thức nhanh chóng thức tỉnh , sau đó lại lao vào đối mặt với cuộc đời, bởi vậy anh khốn khổ hơn, bị đẩy vào tù, tuyệt lộ phải lên Ngườm Kim tìm vàng. Có những lúc anh tuyệt vọng tưởng như hóa điên. Nhưng bản lĩnh mà cha nuôi , cùng đồng bào nơi anh số ng , đã rèn luyện từ khi anh còn ẵm ngửa, khiến anh đứng dậy và chiến đấu với cái ác. Trong lời nói của anh thể hiện rõ cảm nhận về xung đột văn hóa giữa cái cũ và cái mới: “Đôi khi tớ cũng có cảm giác như cậu bây giờ, cứ nghĩ chúng mình những đứa con trai, con gái Tày cùng được sinh ra trên rừng núi, thấy mỗi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

ngày cái chất tốt đẹp dân tộc mình lại bị hóa đi một chút, lòng tru ng thực bị

lợi dụng cứ méo dần mà lòng xót xa” [28, 61]. Với những mẫu người văn hóa “rạn vỡ”, họ ý thức rất rõ nguy cơ những giá trị tốt đẹp đang mai một, hiểu rõ sứ mệnh và vai trò của mình nhưng bất lực. Càng cố vùng vẫy, càng cảm thấy cô đơn lạc lõng sự xâm lấn ồ ạt của văn hóa mới, những tiêu cực của nó như chiếc vòng kim cô xiết chặt họ. Họ cô đơn bởi họ là số ít , còn nhiều người khác đã sớm hòa vào dòng lũ tiền bạc. Ở đây chúng tôi không đánh giá xấu hay tốt đối với văn hóa cũ hay mới. Tất cả đều tồn tại tính hai mặt của nó nhưng trong quá trình tiếp biến văn hóa, con người dễ học cái xấu hơn, bởi với cơ chế thị trường, nó là đồng tiền, là quyền lực. Những thứ lạnh lùng, tàn nhẫn ấy chạm vào khoảng trong trẻo, lương thiện của người miền núi, đó là tình người. Tình người ấy khiến Thức không xuống tay giết Hoóng già - kẻ gây nên bi kịch khốn cùng của cuộc đời anh. Việc giết hoặc tha cho Hoóng già cũng phản ánh tâm trạng giằng xé trong con người Thức và cũng thể hiện sự “rạn vỡ” trong xung đột văn hóa. Giết hắn như một thỏa hiệp với thế giới kim tiền, kẻ mạnh sẽ chiến thắng, sức mạnh và quyền lực là tối thượng. Tha cho hắn như sự níu giữ phẩm chất của người miền núi nhân hậu, biết tha thứ. Thức không những tha cho Hoóng mà còn cứu hắn khỏi cái chết.

Tiểu thuyết đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa - 10

Ngoài Vương và Thức, Diệu cũng là một mẫu người rạn vỡ trong nỗi đau, băn khoăn, lạc lõng. Nàng lạc lối giữa hai cuộc tình cũ và mới cũng như băn khoăn giữa truyền thống và hiện đại. Tình yêu đầu vụng dại, nàng đã trao thân cho Vương: “Phụ nữ sao đều giống nhau ở chỗ họ không bao giờ thổ lộ cho bạn tình rằng đã trao sự trinh tiết cho một kẻ nào? Nhưng có quyền gì mà đòi hỏi họ về điều đó? Biết để làm gì chứ? Đàn ông mấy người độ lượng?” [28, 11]. Nàng mãn nguyện với cuộc sống hiện tại nhưng cũng không ngừng day dứt về những kỷ niệm xưa cũ: “Hạnh phúc tưởng như bất tận sao giờ bỗng mong manh như cỏ hoa trong mưa gió tơi bời. Về đâu bây giờ? Về nhà mình, chẳng đã nghĩ thế rồi sao? Nhưng có gì đó thật ái ngại? Mỗi lần về nhà, về bên

bến sông Dâng lại làm ta chạnh nhớ. Diệu có thể nói là con người của hiện đại. Nàng dám yêu và dám chấp nhận. Nàng chấp nhận những oán trách của Tuệ mà không ân hận. Trước định kiến của Tuệ về mình, Diệu đau đớn nhưng không oán trách. Nàng cô đơn lặng thầm với những hồi ức bên dòng sông Dâng. Diệu là biểu hiện của thay đổi quan niệm truyền thống, giữa một bên là trinh tiết và một bên là quyền hạnh phúc của con người: “Giá như lúc này gặp lại anh, chắc ta sẽ không thể cầm được lòng mà sẽ ngã vào vòng tay của anh mất. Đức hạnh ư? Xin gửi lại cho quá khứ, còn mình chắc sẽ khóc, khóc thật lâu, thật nhiều cho hả nỗi buồn đau bao năm chất chứa trong lòng. Ta chưa thể quên anh! Đó là sự thật đáng xấu hổ. Nhưng chắc gì đã được anh tha thứ? Chắc gì anh để mình ngã vào vòng tay và ghì chặt anh với những giọt nước mắt thú nhậ n tội tình . Sao đêm nay buồn thế? Lòng hoang vắng tựa như gió thu lùa qua ngôi nhà xưa trống trải. Trên bờ sông, con đường mình đi không một ai ngược chiều” [28, 94]. Nàng một mặt muốn lần tìm quá khứ trong trẻo, một mặt muốn gìn giữ hạnh phúc gia đình. Mẫu người phụ nữ truyền thống Việt Nam nói chung, của miền núi phía Bắc nói riêng là con người cam chịu, hết mình vì gia đình, con người hiện đại mang tính bản năng nhiều hơn khi đòi hỏi quyền hạnh phúc, yêu thương thực sự. Diệu cứ sống như vậy trong giằng xé giữa quá khứ và hiện tại, giữa bổn phận và khát vọng. Nàng hoang mang trong những dằn vặt, trong những mảnh ký ức vỡ nát để cứ mỗi lần vô vọng lại tìm đế n bờ sông Dâng, thả hồn theo tiếng sáo Sẩm Ky an ủi thân phận mình: “Dọc bờ sông Dâng, chị nhắm mắt thở nhẹ như muốn tìm lại cách anh bày nhận biết mùa chuyển. Thật sâu trong đêm, thoảng đến rất nhẹ hương cỏ già ngái và nhựa từ cuống lá cơi vàng trôi trên dòng sông. Mùa thu đến rồi! Khóe mắt chị bỗng trào những giọt lệ, chị bỗng khóc cho những chiếc lá vàng và cỏ dại úa chín, ngày xưa ơi!” [28, 90].

Tuy mẫu người “rạn vỡ” là biểu trưng cho lạc lõng, cô đơn và bế tắc nhưng họ không tuyệt vọng. Cuộc giao tranh giữa cũ và mới, cả Thức, Vương, Diệu đều

có những phút giây nhìn về tương lai với những kỳ vọng nhưng cuối cùng họ lại quay về với quá khứ, với suy tư trong thẳm sâu cõi lòng mình. Khái quát về mẫu người này có thể cô đọng vào một mệnh đề: khát vọng, hoài bão - bất lực - dở dang - cô đơn, lạc lõng. Có một điều đáng trân trọng ở họ là một lòng hướng tới những điều tốt đẹp, muốn cải tạo và thay đổi cuộc sống. Khi vượt qua “rạn vỡ”, vượt qua được nỗi cô, đơn họ sẽ trở thành những con người tiêu biểu của thời đại mới. Xung đột văn hóa bao giờ cũng vậy, khi dung hòa được với nhau, những mẫu người phù hợp với nền văn hóa ấy sẽ xuất hiện. Thức và Vương là mẫu người đang đi tìm chính mình trong biến thiên thời đại. Trước khi định hình một mẫu người văn hóa rõ ràng, chúng ta hãy tạm gọi họ là những con người “rạn vỡ”, những mảnh vỡ đang ghép lại để chờ một ngày thành hình trọn vẹn.

3.3. Mẫu người tha hóa

Văn hóa như đã nói, bao gồm cả tốt cả xấu, cả cao cấp cả thứ cấp. Khi có “xâm lấn” về văn hóa thì cả mặt trái và phải của nó sẽ ảnh hưởng đến con người. Không tự chủ được sẽ đánh mất mình và trở thành con người tha hóa. Trong lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện những kiểu người như vậy nhưng ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lại mang một tính chất riêng. Do đó, ở mục này chúng tôi muốn khảo sát mẫu người tha hóa của thời kỳvăn hóa sau đổi mới 1986.

Mẫu người tha hóa ở giai đoạn này cũng phản ánh xung đột giữa văn hóa cũ và mới như mẫu người “rạn vỡ”. Tuy nhiên, vấn đề khác biệt ở đây là: nếu mẫu người rạn vỡ là những trí thức trẻ, hiểu biết, khả năng tự chủ cao thì những mẫu người tha hóa thường là những người thiếu hiểu biết, dễ bị cám dỗ, biến chất, yếu tố truyền thống trong sâu thẳm không bền vững. Mẫu người này phản ánh hiện tượng tha hóa, nguy cơ phá hoại truyền thống văn hóa, đại diện cho cái ác, cái xấu trong tác phẩm. Đặc điểm chung của mẫu người này là hám danh, hám lợi, đắm chìm trong tiền bạc, dục vọng. Đứng trước cơn bão kinh tế thị trường, trước những cám dỗ, họ đánh mất mình hoặc trở nên tồi tệ hơn so

với cái xấu lúc ban đầu. Trong tác phẩm, họ là những nhân vật có quyền lực, có

tiền bạc, địa vị, sức mạnh nhưng thiếu đi tình người, mất đi những phẩm chất văn hóa tốt đẹp vốn có của dân tộc mình. Đầu tiên phải kể đến vị Chủ tịch tỉnh Đinh Xuân Ấn. Xuất thân từ dân buôn lậu, hắn mang đầy đủ những “phẩm chất” của tay lưu manh trí thức. Người ta gọi vị Chủ tịch này là “Hoàng thượng”, quyền nghiêng thiên hạ, nhưng hắn lại đem quyền lực ấy để vơ vét tài sản của nhà nước, nhân dân cho riêng mình, để rồi quay cuồng trong những thú ăn chơi trụy lạc: “Ấy thế mà chỉ vài lời thăm hỏi, với nụ cười hiền, cảm thông những khó khăn của muôn dân, hay xuất hiện trên màn hình địa phương với những bài phát biểu đầy tinh thần cách mạng ngài đã mua được sự cả tin vốn dĩ của đám người vạn đại. Ngài là công dân mẫu mực, là tôi đòi đầy phẩm chất trong sáng, là người đại diện xứng đáng cho lợi ích của thần dân thiên hạ. Ngài là diễn viên không tồi chút nào trong vai diễn của mình” [28, 217]. “ Ô, lại còn có mùi thơm của nước hoa dành cho đàn ông nữa chứ! Thứ gì trên người cũng đều được tỉa tót, chăm bẵm kỹ càng. Nghe nói con gái mười tám, đôi mươi vẫn bám theo ngài nhiều lắm! Và ngài đáp lại lòng nhiệt tình của họ cũng tương đương, phải vậy không Hoàng thượng?” [28, 501]. Nghề chính của vị Hoàng thượng này chính là nhận phong bì và cặp kè với các cô gái trẻ. Nhà văn Cao Duy Sơn đã dành cho mẫu người này, kiểu nhân vật này giọng điệu mỉa mai, cay nghiệt nhất. Đây chính là thái độ dũng cảm của một người cầm bút dám tố cáo, vạch trần cái xấu. Chúng ta có thể thấy trước khi leo lên chức Chủ tịch tỉnh thì Đinh Xuân Ấn vốn là một tay buôn lậu. Điều này có nghĩa là cái gốc văn hóa truyền thống tốt đẹp vốn không tồn tại trong hắn hoặc tồn tại mong manh rồi bị “thủ tiêu” nhanh chóng. Cái gốc rễ vốn đã mục ruỗng lại bị cơn bão kinh tế thị trường tác động khiến hắn càng sa ngã và dấn sâu vào vũng bùn tội lỗi. Sự tha hóa ở đây không giống như Chí phèo của Nam Cao. Nếu Chí Phèo là con người thụ động, bị đẩy vào quá trình tha hóa một cách thiếu ý thức thì Đinh Xuân Ấn, có thể coi là trí thức, lại là kẻ tự dấn thân vào quá trình tha hóa ấy. Nếu Chí Phèo tha hóa ở cấp độ thấp, ở nhân hình, nhân tính, thẳm sâu trong

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí