Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 13

chẳng đi đến đâu, Mỹ nhân kế,... là những bài thơ yết hậu đả kích không khoan nhượng với kẻ thù. Luận điệu xuyên tạc của địch khiến Tú Mỡ nổi xung, phản bác lại và cười vào mũi, vả vào mõm chúng trong bài Khóa mõm lại:

Bọn Diệm hết khôn dồn đến dại Bảo cho chúng nó đừng lải nhải! Nhân dân đã quá ngứa tai rồi.

Khóa mõm lại!

Tú Mỡ có sáng tạo riêng trong thể loại thơ yết hậu so với các tiền bối. Thứ nhất, ông đã mở rộng dung lượng câu thơ yết hậu từ một tiếng, một từ thành một cụm từ. Tất nhiên, mở rộng hình thức dẫn đến hiệu quả tất yếu là mở rộng nội dung. Mặc dù thế tính hàm súc, cô đọng bất ngờ của câu thơ yết hậu vẫn không hề mất đi. Thứ hai, Tú Mỡ đã sáng tạo những bài thơ gồm nhiều khổ thơ yết hậu, tức là các bài thơ yết hậu từng khổ (Ghét Tết, Khóa mõm lại,…). Điều này mở rộng khả năng bao quát hiện thực và khả năng bộc lộ thái độ đánh giá trong từng khổ, từng câu yết hậu, tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho những bài thơ trào phúng ở thể thơ này.

3.1.2.5. Sử dụng thể thơ tự do

Thể thơ tự do được Tú Mỡ sử dụng với tần số lớn thứ hai, chỉ sau thơ lục bát. Trong làng thơ đầu thế kỉ XX ở nước ta, việc cách tân các thể thơ truyền thống và sáng tạo thơ tự do được coi là bước đột phá. Đây không phải là điểm sáng tạo độc đáo của Tú Mỡ. Ông sử dụng thể thơ này để kể, tả tỉ mỉ được nhiều chi tiết, sự việc, hiện tượng. Điều quan trọng là ông đã sử dụng rộng rãi và có hiệu quả thể thơ này trong việc thể hiện các nội dung châm biếm, đả kích.

Kết cấu bài thơ, câu thơ tự do của Tú Mỡ đa dạng và linh hoạt. Có bài thơ dài 79 câu (Đời trưởng giả và đời bình dân ), có bài thơ dài 37 câu (Hà Nội ăn chơi), Mách Tổng Ngô một vài chính sách kinh tài dài 54 câu; có câu thơ chỉ 4 chữ, có câu thơ dài 12, 15 chữ. Các bài thơ tự do của Tú Mỡ giàu

chất hiện thực của văn xuôi, nhưng vẫn giữ được vần nhịp đặc trưng của thơ ca và mục đích trào phúng của tác phẩm. Ở bài thơ Thôi cái trò tháu cáy ấy đi vừa bàn chuyện thời sự, vừa chửi vỗ mặt kẻ gian lận Giôn-xơn, chĩa vào hắn mũi nhọn của tiếng cười đả kích:

Nhưng tổng Giôn vốn loài bất thiện,, Chết không chừa xỏ lá ba que.

Họp ở Nông Pênh hay ở Vác-xô-vi? Hắn sài lắc đổ ta không thiện chí! Cả thế giới, cả nhân dân Mĩ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Bảo hắn: “Thôi cái trò tháu cáy ấy đi! Dù cho dở dói ngón gì,‌

Mười năm ăn cướp hốc xì về không!”

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 13

Trên đây, chúng tôi chỉ phân tích một số hình thức thể loại chủ đạo, có nhiều thành tựu trong thơ Tú Mỡ. Thực tế, Tú Mỡ viết nhiều thể loại khác nữa (như đã giới thiệu ở đầu chương 3). Nhìn chung, ở thể loại nào Tú Mỡ cũng kết hợp được với mục đích trào phúng, làm nên những lối cười độc đáo có phong cách riêng, đồng thời góp phần phát triển thể loại cho thơ ca dân tộc.


3.2. Các biện pháp nghệ thuật gây cười

3.2.1. Hình ảnh thơ

Sử dụng hình ảnh thơ gây cười là thủ pháp tạo nên tiếng cười từ ấn tượng của thị giác.

Tú Mỡ có khả năng dựng cảnh, dựng người rất sinh động và tài tình. Có thể nói như Xuân Diệu, nhà thơ “cho ta nhìn, thấy, nghe như một bức tranh, như một mẩu kịch, như một đoạn múa rối” [5,44]. Đây chính là tài năng chọn lọc điển hình và xây dựng điển hình của nhà thơ.

Trong bài báo về kinh nghiệm học tập và sáng tác thơ trào phúng, Tú Mỡ đã chia sẻ rằng ông đã học từ đại thi hào Nguyễn Du khả năng nắm những nét điển hình của nhân vật, khả năng nắm bắt chọn lọc những nét tiêu biểu của sự

vật. Nói đến đây, ta cũng đã hình dung ra những hình ảnh không thể quên được của một Tú Bà “nhờn nhợt màu da, cao lớn đẫy đà”, một Sở Khanh “hình dong chải chuốt áo quần bảnh bao”, một Hồ Tôn Hiến “mặt sắt cũng ngây vì tình”... Còn Tú Mỡ, ông cũng làm cho chúng ta nhớ mãi câu thơ đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân khi nói về hạng người tốt mã dẻ cùi:

Trời cho cái mã bên ngoài

Để che đậy cái... sơ sài bên trong.

(Ông trùm Phạm Lê Bổng)

Ấn tượng câu thơ ấy được tạo nên bởi bức tranh biếm họa Phạm Lê Bổng, một bức tranh điển hình xây dựng bằng nghệ thuật chọn lọc điển hình về các ông nghị gật chỉ được cái tốt mã “tấm thân trịnh trọng như đồ phù trang”.

Tú Mỡ rất chú trọng việc chọn lọc hình ảnh điển hình và miêu tả những nét đó bằng cái nhìn buồn cười. Văn sĩ Trần Văn Tùng trong bài thơ cùng tên có dáng dấp riêng mà không giống ai:

Ông Tùng tuổi ngoại đôi mươi, Mặt thời choăn choắt, da thời mét me,

Người thời thấp bé le te,

Dáng người khúm núm xun xoe nực cười!

Tú Mỡ cũng tả nhiều người gầy, nhưng chẳng ai giống ai. Sừ Quỳnh trong Nam hải nhị dị nhân là “một sừ gầy nhẳng như hình cò hương”, đó là cái gầy khôi hài trong thế đối lập với sừ Vĩnh “béo múp rung rinh”. Cái dáng “Người cao dong dỏng lại gầy gầy” của ông phán Hồ Trọng Hiếu trong Tự thuật cũng là thường, ở đây nó lại gây cười vì nó mâu thuẫn với cái tên Tú… Mỡ!

Trong những bức tranh hoạt họa miêu tả những kẻ nịnh Tây mất gốc, ham danh lợi, Tú Mỡ đều chọn một nét chân dung hoặc một khía cạnh tâm lí làm nổi lên mâu thuẫn chính, bật ra tiếng cười. Nếu Ông Ngô Ma Bùn làm đọng lại trong trí nhớ người đọc một ông nghị “lủn củn, lùn cùn” và thủ đoạn

“tranh giành… cơm chim”, thì Quan thị Nguyễn Tiến Lãng để lại trong trí óc người đọc cái dáng “lưng gù lượn khúc… tôm he” và lối sống “khúm núm, xun xoe”, Ông trùm Phạm Lê Bổng đọng lại là “tấm thân trịnh trọng như đồ phù trang” với “cái… sơ sài bên trong”… Ở giai đoạn sau, Tú Mỡ xây dựng hình tượng đả kích đế quốc Mĩ, Ngô Đình Diệm hay Trần Lệ Xuân thì vẫn luôn chú ý chọn lọc hình ảnh điển hình. Hình ảnh điển hình ở tổng Ngô là bộ mặt “bố mìn, đồ tể, ăn cắp” (Ba bộ mặt của Ngô Đình Diệm), ở Lệ Xuân là cái “danh giá… của bà to” (Tứ đại của bà lớn), và đế quốc Mĩ là hình ảnh “Một tay xách bị đô la/ Tay bom nguyên tử mang ra dọa người.”.

Những bài thơ miêu tả bù nhìn Việt gian và giặc Pháp, Mĩ của Tú Mỡ “kết hợp hài hòa giữa đặc điểm thơ và bút pháp hội họa châm biếm” [34, 279]. Bức hoạt họa nào cũng bóc trần được bộ mặt đại gian ác đằng sau cái vỏ bọc và luận điệu tốt đẹp giả dối của bọn cướp nước và bán nước. Nhưng mỗi bức họa có một nét riêng, không bao giờ lặp lại, không bao giờ nhàm tẻ.

Đây là một phương diện thành công của nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Mỡ. Nhà thơ biết chộp lấy những nét, yếu tố tiêu biểu nhất của nhân vật rồi cường điệu, tô đậm lên hoặc biến đối tượng thành những con rối diễn ra cái bản chất tráo trở của nó trên sân khấu ngôn ngữ. Trong thơ trào phúng, chửi địch là trực tiếp ném ra những lời thóa mạ, đánh địch là dựng đối tượng đả kích lên thành nhân vật sống động để tự nó diễn trò lố bịch mà chuốc lấy tiếng cười khinh bỉ của độc giả. Tú Mỡ lúc chửi, lúc đánh, lúc lại giơ cao, đánh khẽ nhưng ngấm đòn lâu, thật là cái tài thực sự của một cây trào phúng lão luyện!

3.2.2. Chơi chữ

Chơi chữ là biện pháp nghệ thuật quan trọng hàng đầu để tạo ra tiếng cười trong các loại hình văn học trào phúng, nhất là thơ ca trào phúng. “Tú Mỡ có một lối chơi chữ hóm hỉnh, nên câu văn, câu thơ rất ý nhị, duyên dáng; đó là đặc vị “hạt muối” của trào phúng kiểu Tú Mỡ” [8, 145]. Quả thực như thế, ngòi bút của ông rất nhạy bén trong việc dùng lối chơi chữ để đánh vào

những thói hư tật xấu, hủ tục, đánh kẻ thù… Tú Mỡ đã khai thác triệt để biện pháp nghệ thuật này bằng nhiều lối khác nhau để tạo ra tiếng cười muôn hình muôn vẻ và có tư tưởng. Có khi ông chơi chữ bằng cách dùng câu chữ có sẵn mà thay đổi đi một vài chữ để bộc lộ cái hài. Chẳng hạn, nhà thơ “cải biên” thành ngữ “đổ quán xiêu đình” thành “đổ án xiêu hình” để giễu Cô trạng, tức là nữ trạng sư:

Miệng hoa cũng thép, cũng gang, Uốn ba tấc lưỡi phá tan bất bình,

Và đem cái sóng khuynh thành, Làm cho đổ… án, xiêu… hình như chơi!

Cũng có khi nhà thơ chỉ chơi chữ ở một từ, một từ thật đắt để bật ra mâu thuẫn đáng cười. Chẳng hạn, chỉ các cặp từ cùng trường nghĩa “canô - tàu thủy – tàu ngầm” bất ngờ xuất hiện trong cùng một dòng thơ đã làm tòi ra sự đại bại thảm hại của giặc có lực lượng khổng lồ:

Trận Sông Lô, trận Bình Ca, Ca nô, tàu thủy hóa ra… tàu ngầm.

(Chẳng ước gì)

Tú Mỡ sử dụng nhiều cách chơi chữ. Đơn giản nhất, như ta vẫn gặp trong đời sống hàng ngày, là cách nói lái. Nhà thơ nói lái tên nước ngoài hay nói lái tiếng Việt đều thú vị. Tên tướng bại vong Mắc-xay-xay được nói lái thành “Mắc tỉnh tỉnh, Mắc say say”, tướng Tay-lơ nói lái thành “Tay-lơ cùng với… quay lơ một vần”, tướng Sa-lăng nói lái thành “Sa-lăng sài lắc sa lầy”, tên tổng thống Mỹ Ai-xen-hao-ơ (còn gọi là Ike) nói lái thành “Ách” để cái âm chướng tai đó gọi ra cái tai ách của kẻ khát máu này, tổng thống Ken-nơ-đi bị ám sát thì gọi là “Kẻng” cho nó hợp âm với tiếng chiêng chiêu hồn hắn,… Ngô Đình Diệm gọi là “Diêm Đình Ngộ” để trơ ra vai trò ngô nghê bù nhìn, tổng Ngô và ngày quốc khánh được gọi mỉa là “Ngô chí khỉ với ngày quốc sỉ”, kẻ dối trá dẫn dụ người khác đi theo gọi là “mẹ mìn” – tổng Ngô là “giống đực” nên Tú Mỡ gọi hắn là “bố mìn”, tổng Ngô xưng gọi lính dù là “các con

yêu của bố” thì lái thành “bố mìn bố phượu”, “bố lếu bố láo”, “quốc gia” ngụy thì phải gọi là “cuốc ra” cho rõ cái sai lầm, tương tự, tổng thống ngụy gọi là “tổng cống”, quốc hội ngụy gọi là “cuốc hội”, thủ tướng ngụy thì phải là… “thỏ tướng”, nguỵ toàn “phát ngôn” lừa bịp thì phải gọi là “phét ngôn”… Ta thấy, nói lái thế nào, Tú Mỡ cũng luôn đảm bảo hai yếu tố: có tiếng cười và lột tả bản chất nhân vật, sự vật. Đây là cái tài của người chỉ huy đội quân ngôn ngữ!

Lối chơi chữ bằng từ ngữ đồng âm khác nghĩa xuất hiện với tần số cao trong thơ Tú Mỡ. Nguyễn Khuyến, Tú Xương là hai tác giả ảnh hưởng lớn đến thơ Tú Mỡ cũng sử dụng lối chơi chữ này . Tú Mỡ khác với các tiền bối ở chỗ: Nguyễn Khuyến, Tú Xương thiên về lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa Hán – Nôm với vẻ kín đáo, thâm trầm, đọc kĩ nghĩ kĩ mới thấm; còn Tú Mỡ thiên về hướng gây cười tức thời, trực tiếp hơn. Bởi đối tượng tiếp nhận thơ Tú Mỡ chủ yếu là đông đảo nhiều tầng lớp nhân dân, nên nhà thơ cũng hướng đến những từ ngữ có tác dụng gợi liên tưởng thô mộc, suồng sã. Các nhà sư thuộc dòng “khoái lạc chân tu” được Tú Mỡ chỉ rõ con đường tu hành (“tu” với nghĩa là theo đạo của một tôn giáo) của họ là “tu mu, tu… hú” (“tu” với nghĩa mập mờ, gian dối ám chỉ các ni, sư vẫn phạm sắc giới, sát sinh), là “tu… vò, tu… hũ, tu … chai” (“tu” với nghĩa là uống tục, ừng ực, tham lam thèm khát, phạm vào tam độc mà nhà Phật kị). Đó là cách chơi chữ dùng từ đồng âm khác nghĩa:

Đời phàm tục kể tu còn lắm cách,

Nhưng hỏi: mấy người đích thực chân tu?...

Vê quả phúc cũng lại tu mu, tu hú…

(Tu…!)

Ở lối chơi chữ này, rất thú vị khi nhà thơ gọi chệch hai “danh tướng” Na- va (Pháp) và Tay-lơ (Mĩ) là … “ranh tướng”! Hạ bệ những ông tướng mà giặc suy tôn thành hai… thằng ranh con, trẻ ranh thì thật là hả lòng hả dạ đối với quân dân đang kháng chiến! Có khi Tú Mỡ đưa cả từ mượn tiếng Pháp vào

thơ để chơi chữ đồng âm khác nghĩa. Chẳng hạn, từ “scout” âm đọc là “sì cút” nghĩa là hướng đạo sinh, được Tú Mỡ dùng để gọi tên tri phủ Bùi Đình Tịnh, quyền tri phủ Hoài Đức, có chân trong hội hướng đạo. Gọi Quan sì cút chẳng khác nào tiếng của các bà ở nhà quê xùy đuổi bọn chó gà sục sạo, bới bẩn:

- Quan sì cút ngài thương yêu giống vật

- Quan sì cút biết vâng lời … vợ

-Quan sì cút là người vui tính…

Dùng ngôn ngữ Hán và kết cấu ngôn ngữ Hán trong thơ cũng là một cách gây cười, và là một phương pháp chơi chữ độc đáo mà Tú Mỡ khởi xướng. Thông thường, từ ngữ Hán Việt và kết cấu Hán ngữ gợi ra vẻ trang trọng, nghiêm túc. Thế mà Tú Mỡ lại dùng nó để cù cho người ta cười, và Tú Mỡ làm được điều đó. Ông phát hiện ra: bản thân sự mâu thuẫn giữa hình thức trang trọng thật với nội dung trang trọng giả đã là mầm mống của tiếng cười: Đây là lời bà nghị Khuyên chồng ông nghị khi đi họp hội đồng, lời của bà càng được thể hiện trang trọng, hiểu biết qua các từ Hán Việt và kết cấu câu với các hư từ “chi, vi” bao nhiêu, thì bản chất dốt nát, phỗng sành của ông nghị càng lộ ra rõ ràng bấy nhiêu:

Đã chịu tiếng nhân dân chi đại biểu, Chớ nên coi trách nhiệm vi thường

Cũng thể phường phương diện chi quốc gia, Cốt phải giữ thân danh vi trọng...

Lối đối là kiểu chơi chữ công phu hơn. Phép đối được thực hiện trong cùng một bài thơ, một dòng thơ, hay một câu thơ. Nghệ thuật này đã nhiều phen làm ta bật ra những tiếng cười lớn vì phát hiện ra mâu thuẫn bên trong của đối tượng. Đó là chuyện cô gái Lấy chồng ông phán rồi mới ngớ ra ông chồng phán “mẽ ngoài bóng bẩy/ cửa nhà rỗng không”; hay hình ảnh ông quan ngụy đeo lon vàng thẻ bạc chẳng khác gì người ta đeo đai cho… chó “Lủng lẳng cổ dề đeo thẻ bạc/ Long lanh vai áo gắn lon vàng” (Quan chó).

Chúng tôi nhận thấy rằng, bộ phận từ ngữ suồng sã bình dân có vai trò rất lớn trong việc thực hiện nghệ thuật chơi chữ của nhà thơ. Các từ ngữ thông tục, các quán ngữ đã góp phần tạo nên tiếng cười mạnh mẽ đánh vào kẻ thù và những thói hư tật xấu: béo sù, chướng phè, trơ như thớt, gật sái cổ (sái cổ gật tràn), lủn củn lùn cùn, mét me, lốc nhốc, khét om, tầm váo tầm vênh, tháu cáy (gian lận cờ bạc), mõm, mõm êu, ngoác mõm, đá vào mõm, vạc mặt, khóa mõm, tô hô, cà khẳng, láo xược, du côn, chúa đểu,ngoạc mồm, rùm beng, chuồn, ỏm tỏi, ngoạm, dần, lôi cổ, cách cổ, la ó, lăn kềnh, toi, đi đời, ngoẻo, lăn kềnh ,...

Thú vị nhất và thành công nhất là lối chơi chữ nói lái ác hiểm kiểu Hồ Xuân Hương. Tú Mỡ giễu ông sư trúng sổ số, có tiền sẽ có điều kiện mà phá giới đi tom chát hay ăn mặn, nhân đó đả kích giới tu hành lắm kẻ tu hú:

Biết thế năm xưa ta tu quách Trúng số rồi sau sẽ lộn vòng

(Sư ông trúng số)

Đặc biệt, Tú Mỡ viết Lỡm cô Ngọc Hồ, người dám nhận mình là “Băng Tâm khách” trong khi bản chất lại là kẻ buôn nguyệt bán hoa, đả kích thật đúng tật và thật thâm:

HỒ tù ngán nỗi con rồng lộn, NGỌC vết thương tình kẻ cố đeo

Các từ “lộn vòng”, “rồng lộn”, “cố đeo” ở hai dẫn chứng trên được hiểu không khác so với cách hiểu những từ ngữ “lộn lèo” (Trái gió cho nên phải lộn lèo) và “đếm lại đeo” (Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo) trong thơ Hồ Xuân Hương!

3.2.3. Tương phản đối lập

Mâu thuẫn thông qua nghệ thuật tương phản có thể bộc lộ rõ bản chất của cái hài – khi nội dung đối lập với hình thức che giấu nó – thậm chí bộc lộ rõ hơn là lối nói một chiều. Do vậy, có thể nói đây là một trong những nghệ thuật then chốt tạo nên tiếng cười trào phúng của thơ Tú Mỡ. Nghệ thuật

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí