Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 15

- Tổ tép, tổ tôm, tam cúc, tam kết, Tài xỉu tài bàn, ích xì ích xoẹt.

Ta thấy mỗi từ láy mà Tú Mỡ sử dụng, đặt ở trong ngữ cảnh nhất định, đều thấp thoáng một cái cười mỉm. Từ láy bản thân nó không gây cười. Điều đáng khâm phục và ghi nhận là: trong thơ Tú Mỡ, các từ láy, ngoài nghĩa tượng hình, tượng thanh… vốn có, đã được nhà thơ tạo thêm cho một giá trị biểu cảm mới mẻ! Vì thế, từ láy trong thơ Tú Mỡ không chỉ là từ ngữ, mà thực sự là một nghệ thuật trào phúng quan trọng và hữu hiệu.

3.2.8. Lối kết thúc bất ngờ và đề cao để hạ thấp

Chúng ta vốn không xa lạ với biện pháp nghệ thuật này trong những truyện cười dân gian. Tú Mỡ phối hợp rất tốt biện pháp này với nghệ thuật thắt nút và cởi nút mâu thuẫn để lộ ra bản chất sự thật trong nhiều bài thơ trào phúng. Có những bài, nghệ thuật này đạt đến bậc thầy và khiến người đọc rất thú vị, đã đọc là nhớ mãi. Bài Kiệu bay từ đầu đã miêu tả lễ rước thánh vô cùng linh thiêng, trang trọng; chỉ đến cuối bài thơ thì con át chủ bài của nghệ thuật trào phúng mới được quăng ra để lật tẩy trò mê tín:

Thánh bà mới biết linh thiêng thật, Gặp cái ô tô kiệu… đứng liền.

Hay như Đền hàng Trống: “Ấy hàng bán thánh, khách khá đông/ Đủ mặt tầm thường, người sang trọng”. Nhưng chuyện đó ai chẳng biết. Chỉ có một điều ít người biết, và mãi cuối bài thơ Tú Mỡ mới tung ra để lật mặt bọn buôn thần bán thánh chung quy chỉ vì tiền: “Ông từ xưa tậu mấy nhà gạch ”!

Thủ pháp nghệ thuật tạo kết thúc bất ngờ thường đi liền với thủ pháp đưa đối tượng trào phúng lên cao rồi đột ngột quẳng xuống chỗ thấp tận cùng, tạo nên sự bất ngờ thú vị ở độc giả. Hai bài thơ trên đều có mặt thủ pháp “đề cao để hạ thấp” như thế. Ở bài thơ khác, mở đầu thì ca ngợi “Nước Nam có hai người tài”, sau đó lại bật ra mánh qué “Chỉ đem dư luận bán buôn làm giàu” (Nam hải nhị dị nhân) thì đúng là cái tài tai hại, ăn hại cộng đồng! Bài thơ Cái chuông ông trùm là bài điển hình, khiến người đọc thấy thú vị từ đầu đến cuối

bởi thủ pháp nghệ thuật này làm bật ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên Tú Mỡ khẳng định Bắc Kì có cái chuông rất quý; rồi lại liên tục phủ định nó “không phải chuông bạc chuông vàng, không phải đồ vưu vật” mà lại “như chuông xe rác”, là chuông của anh “láu cá” làm nghề “lắc chuông đúng nhịp kiếm nê ra tiền”. Ở bài Nhất, Tú Mỡ cũng dùng thủ pháp này để vạch mặt con hổ giấy Mĩ:

Mĩ hợm: Nhất đoàn quân đánh bộ “Sư đoàn số một, sư đoàn đỏ” Toàn là thiên tướng với thiên binh Nhất nọ, nhất kia, nhất suốt sổ…

…Sang đây cướp nước lần thứ nhất, Trang bị tận răng đầy đủ nhất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Sáu tháng, mười hai trận xuất quân Đánh đâu bại đó, thua đau nhất.

Bên cạnh các biện pháp nghệ thuật gây cười chủ đạo trên, Tú Mỡ còn sử dụng các biện pháp khác như liên tưởng, tưởng tượng tài tình, hợp lí; sử dụng dấu câu trong việc hỗ trợ biểu hiện tiếng cười,… Những biện pháp này đã góp phần tạo nên những tác phẩm quan trọng của Tú Mỡ. Bài thơ Giới thiệu các ông Nghị với quốc dân được coi là có sự liên tưởng tài tình và thú vị bậc nhất. Liên tưởng giữa cái tên các ông nghị với chức nghiệp mỗi ông được từng hạng dân giao phó, thật là một việc làm khôi hài, và việc làm ấy đã đem lại một bài thơ châm biếm độc đáo: Bọn hàng vặt, buôn gồng, bán gánh/ Đã sẵn người thủ lĩnh: ông Quang/ Ông nghị Bùi nếu phải mặt giỏi giang/Đáng đại diện cho các hàng bán lạc…Bên cạnh đó, Tú Mỡ sử dụng dấu câu một cách thoải mái, phong phú, dày đặc, cần đến là dùng. Ông dùng các dấu chấm, phảy, chấm lửng, chấm hỏi, chấm than, thậm chí dùng cùng một vị trí hai, ba dấu chấm hỏi, chấm lửng; dùng dấu ở đầu, ở giữa, cuối dòng thơ để thể hiện thái độ, đánh giá. Xét về phương diện phong cách tác giả, có thể coi đây là một đặc trưng và là một đóng góp nữa của Tú Mỡ cho ngôn ngữ thơ ca. Trong

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 15

khuôn khổ luận này, chúng tôi không đi sâu phân tích các biện pháp nghệ thuật này.


Tóm lại, chúng tôi xin khái quát vấn đề nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Mỡ ở các điểm chính sau: Thứ nhất, nghệ thuật gây tiếng cười trong thơ Tú Mỡ là một nghệ thuật bậc thầy có kế thừa tinh hoa nghệ thuật trào phúng dân gian, hiện đại trong và ngoài nước, đồng thời có tính sáng tạo cao. Thứ hai, cái hài trong thơ Tú Mỡ gắn với cái đẹp thẩm mĩ và khả năng sáng tạo dồi dào, mới mẻ. Thứ ba, những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ và cách thức sử dụng các hình thức thể loại của Tú Mỡ không hề tuỳ tiện mà có tính mục đích rõ ràng. Vì vậy, sức mạnh chiến đấu của thơ Tú Mỡ không chỉ toát lên từ lẽ phải thông thường, chân lí chính nghĩa, không chỉ toát lên từ tiếng cười hóm hỉnh hay sâu cay, mà còn toát lên từ tính trí tuệ của một nhà thơ lao động nghệ thuật nghiêm túc.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ Luận văn Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ, chúng tôi đã chỉ ra cái hay, cái độc đáo của tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Qua đó chúng tôi cũng đã khẳng định được vai trò số một của Tú Mỡ trong dòng văn học trào phúng Việt Nam thế kỉ XX và di sản thơ ca ông để lại là vô giá!

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu tiếng cười trong thơ Tú Mỡ: đối tượng tiếng cười và nghệ thuật gây cười.

Ở chương 1, chúng tôi giới thuyết về tiếng cười và tiếng cười trong đời sống văn học. Chúng tôi chỉ rõ: tiếng cười gắn bó mật thiết với phạm trù cái Hài. Tiếng cười là hình thức thể hiện của cái Hài. Tiếng cười mà luận văn hướng đến nghiên cứu không phải là tiếng cười sinh lí mà là tiếng cười mang tính xã hội. Từ nhận định này, chúng tôi trình bày về tác dụng của tiếng cười trong đời sống và trong văn học. Tiếng cười đã làm cho nhân dân lạc quan hơn, hả hê hơn, thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Các cấp độ của tiếng cười và nghệ thuật gây cười là những lý thuyết mang tính công cụ giúp chúng tôi soi chiếu vào hệ thống tác phẩm của Tú Mỡ trong quá trình nghiên cứu. Ba cấp độ của tiếng cười theo thứ tự tăng dần là khôi hài- giễu nhại, trào phúng - mỉa mai, châm biếm - đả kích. Để đưa ra các biện pháp nghệ thuật trào phúng , chúng tôi khảo sát từ văn học dân gian và văn chương truyền thống, chỉ ra các biện pháp cơ bản như: sử dụng yếu tố tục để nói thanh và ngược lại, biện pháp phóng đại điển hình, biện pháp chơi chữ, nói lái, dùng phản ngữ, lối đề cao để hạ thấp, lối kết thúc bất ngờ,… Việc trình bày về tiếng cười trong văn học thành văn Việt Nam ở phần tiếp theo giúp chúng tôi hướng luận văn từ phần lý thuyết chuyển sang đề tài thơ Tú Mỡ một cách hợp lí. Chúng tôi tóm lược sự hình thành và phát triển của văn chương trào phúng Việt Nam khởi nguồn từ những tác phẩm mang tính phê phán, đả kích trong văn học thời trung đại và thực sự được khơi dòng từ Nguyễn Khuyến, khởi sắc từ Tú Xương. Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, sự kiểm duyệt khắt

khe đã ảnh hưởng lớn đến văn học nói chung và thơ ca trào phúng nói riêng. Tiếng cười trào phúng là một phương cách mà người ta tìm đến để nói lên hiện thực nhưng vẫn tránh khỏi kiểm duyệt. Qua việc điểm lại các chặng đường phát triển của thơ trào phúng nước ta cho đến đương đại, chúng tôi muốn chỉ ra vai trò, vị trí của Tú Mỡ trong lịch sử văn chương trào phúng Việt Nam: Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ là tiếng cười chủ đạo trong dòng thơ trào phúng Việt Nam thế kỷ XX.

Ở chương 2, chúng tôi trình bày về hành trình sáng tạo thơ của Tú Mỡ và đối tượng tiếng cười trong thơ ông. Chúng tôi phân định hành trình sáng tạo thơ của Tú Mỡ làm hai giai đoạn: trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trước Cách mạng, xã hội Việt Nam rất rối ren và chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhà thơ đứng về phía nhân dân để lên án và đấu tranh cho lẽ phải thông thường. Sau Cách mạng, nhà thơ nhanh chóng hoà vào công cuộc trường kì kháng chiến, dùng ngòi bút, tiếng cười của mình đánh giặc, phục vụ kháng chiến. Chúng tôi khảo sát ba tập Giòng nước ngược trước Cách mạng và ba tập thơ Nụ cười kháng chiến, Nụ cười chính nghĩa, Đòn bút sau Cách mạng để có số liệu cụ thể về từng đối tượng trong từng bài thơ. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chủ yếu là: quan lại, nghị viên và trí thức nịnh tây- những kẻ hám danh ham lợi chỉ lo đục khoét của dân; những thói hư tật xấu, những trò lố lăng trong xã hội- đây là thói ma lanh ma bùn, đĩ bợm, truỵ lạc, văn minh rởm, chuộng hư danh, mê tín dị đoan, hủ tục nhiêu khê hại dân hại nước; thực dân Pháp cũng là đối tượng được kín đáo mỉa mai, châm biếm. Đối tượng tiếng cười trong thơ Tú Mỡ sau Cách mạng là: tướng tá và binh lính thực dân, đế quốc - những kẻ đi xâm lăng tàn ác nhưng hèn nhát và thường xuyên tạc sự thật về sự thảm bại thành… thắng to; Việt gian và bọn bù nhìn - đây là bọn bán nước cầu vinh, kể từ các ông cựu hoàng cho đến bọn khuyển ưng, tay sai và nguỵ quyền; tiếng cười trong nội bộ - đối tượng trào phúng là quân dân ta với những vấn đề còn tồn tại được phê phán để cùng tiến bộ. Chúng tôi cho rằng mảng thơ tự trào của

Tú Mỡ là một bộ phận không thể thiếu được khi nghiên cứu về tiếng cười trong thơ ông. Chính ở mảng thơ này, chúng tôi đã nhìn thấy nhiều nét tính cách của nhà thơ ảnh hưởng đến tư tưởng và các sáng tác của ông.

Ở chương 3, chúng tôi tập trung làm rõ nghệ thuật gây tiếng cười trong thơ Tú Mỡ ở hai phương diện: thể loại và kĩ thuật ngôn từ. Để chuẩn bị cho chương 3, chúng tôi cũng đã khảo sát nghiêm túc sáu tập thơ (nêu tên ở chương 2) về phương diện thể loại và một số biện pháp nghệ thuật cơ bản, qua đó có số liệu chính xác về số lượng các tác phẩm ở từng thể loại. Chúng tôi thấy rằng: việc vận dụng các hình thức nghệ thuật dân gian và các thể thơ truyền thống đã mang lại cho Tú Mỡ nhiều thành tựu. Tú Mỡ sử dụng các hình thức nghệ thuật dân gian như: thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn; các điệu chèo, hát xẩm … vào thơ trào phúng một cách thông minh và đạt hiệu quả gây tiếng cười. Ở phương diện vận dụng thể thơ truyền thống, Tú Mỡ sử dụng các thể lục bát, song thất lục bát, hát nói cho các bài thơ kể chuyện, dùng thể thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn cho những bài thơ có tính bình luận thời sự, thể thơ yết hậu thường để nói chuyện khôi hài, nhưng cũng có khi Tú Mỡ dùng để đả kích, thể thơ tự do để kể và tả được nhiều hiện thực hơn, ngoài ra còn nhiều thể khác như văn tế, phú, sớ, tụng,… Mỗi thể loại, Tú Mỡ đều phát huy thế mạnh và khả năng biểu đạt vốn có của nó, đồng thời cố gắng sáng tạo những khẩ năng biểu đạt mới cho các thể loại ấy, chẳng hạn dùng thể phú, văn tế trang trọng để viết về những thứ bé mọn tầm thường khiến mâu thuẫn giữa hình thức với nội dung đã bật thành tiếng cười không cưỡng được. Chúng tôi khảo sát các biện pháp nghệ thuật gây cười trong thơ Tú Mỡ ở các phương diện: Xây dựng hình ảnh thơ điển hình, biện pháp chơi chữ, tương phản đối lập, giễu nhại, vật hoá, phóng đại, sử dụng từ láy, lối kết thúc bất ngờ và lối đề cao để hạ thấp,... Các biện pháp đó được sử dụng hợp lý, thành công, giàu sáng tạo. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Mỡ kết tinh nghệ thuật trào phúng dân gian, dân tộc với tinh hoa trào

phúng trong văn học phương Tây. Tú Mỡ đã tạo nên tiếng cười rất riêng trong tác phẩm của mình.

Cho đến nay, nghệ thuật tạo tiếng cười của Tú Mỡ vẫn có tính ứng dụng cao, cũng như ý nghĩa tư tưởng trong các tác phẩm trào phúng của ông vẫn có tính thời đại to lớn. Tuy nhiên, trong toàn bộ sự nghiệp văn chương, người ta thấy Tú Mỡ vẫn bộc lộ một số hạn chế như đôi chỗ sử dụng từ ngữ còn thô, “quá đà”; lối bông phèng, vui tràn tiểu tư sản thời gian trước Cách mạng tháng Tám; hạn chế về tư tưởng khi chưa nhận ra bộ mặt thật của Nhật ngay từ khi chúng đảo chính Pháp. Đây là những hạn chế mang tính thời đại nhiều hơn là chủ quan, về sau được nhà thơ thẳng thắn nhìn nhận lại. Tóm lại, sự tồn tại của những lời thơ Tú Mỡ trong lời ăn tiếng nói của nhân dân cho đến nay, sự nghiệp thơ ca trào phúng của ông để lại cho ngày nay đã khẳng định vị trí của ông trong nền văn học và sức sống của tiếng cười Tú Mỡ trong đời thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1_ Aristotle (2007), Nghệ thuật thy ca, NXB Lao động và TT Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

2_ Nguyễn Huy Bỉnh (2010), Nghệ thuật gây cười trong truyện làng cười xứ Bắc, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4/2010, tr. 54-67.

3_ Huỳnh Mẫn Chi, Học Lạc – Nhà thơ trào phúng đất Nam Bộ, khoavanhoc_ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&vieu=art icle=2054%3Ahc-lc-nha-th-trao-phung-t-nam-b&catid=63%3Avn-hc-vit- nam&Itemid.

4_ Trương Chính, Phong Châu sưu tầm (1986), Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5_ Xuân Diệu, Nhà thơ Tú Mỡ trong cuốn Tiếng cười Tú Mỡ của Mai Hương (2000), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

6_ Xuân Diệu, Thơ ca kháng chiến của Tú Mỡ trong cuốn Tiếng cười Tú Mỡ của Mai Hương (2000), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

7_ Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân,... (2002), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8_ Phan Cự Đệ, Tú Mỡ với Dòng nước ngược trong cuốn Tiếng cười Tú Mỡ của Mai Hương (2000), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

9_ Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu,... (2007), Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10_ Trương Định tuyển chọn (2004), Ca dai trào phúng, hài hước, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

11_ Hà Minh Đức, Tiếng cười độc đáo giàu tính chiến đấu của Tú Mỡ trong cuốn Tiếng cười Tú Mỡ của Mai Hương (2000), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

12_ Hà Minh Đức chủ biên (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

13_ Hà Văn Đức, Tú Mỡ (1900-1976) trong cuốn Tiếng cười Tú Mỡ của

Mai Hương (2000), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

14_ Vu Gia (2008), Tú Mỡ- Người gieo tiếng cười, NXB Thanh niên, Hà

Nội.

15_ Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,... (2000), Từ điển thuật ngữ văn học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí