Thống Kê Tần Số Sử Dụng Các Thể Loại Thơ Văn Trong Các Tập Thơ Giòng Nước Ngược (3 Tập), Nụ Cười Kháng Chiến,

Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới đã nhận ra “ở giữa cái Hà Thành hoa lệ, người ta đua nhau hát theo các điệu hát của chiếu bóng, Tú Mỡ vẫn cò lả, nồi niêu, trống quân” [6, 207]. Ngoài các điệu chèo, ta còn thấy thấp thoáng trong thơ Tú Mỡ tiếng cười tung tẩy của vai hề gậy, tiếng cười trào lộng của vai hề mồi.

Xuân Diệu gọi Tú Mỡ là một anh xẩm thơ. Cũng là xứng đáng, bởi Tú Mỡ đã khôi phục, nâng cao giá trị của ca xẩm với những chức năng ý nghĩa mới trong sáng tạo thơ ca trào phúng. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tú Mỡ có các bài thơ theo điệu ca xẩm Tiễn đưa quan nghị về quê, Lấy chồng già, Xoay làm ruộng, Vợ quý… Sau Cách mạng, những bài thơ – ca xẩm có chiều hướng nhuần nhị hơn: Quan lớn – quan lợn cùng chung một vần,Vào bẫy, Quýt làm cam chịu,… Nội dung trào phúng và hình thức hát xẩm của các bài này phù hợp, tối ưu nhất.

Bài Tiễn đưa quan nghị về …quê soạn theo điệu Anh Khóa của Trần Tuấn Khải có lời lẽ và giọng điệu vừa lẳng lơ vừa tình tứ của chị em với quan nghị đã họp hội đồng xong và trở về nhà. Điệu hát càng uốn éo, ý xỏ xiên cay độc của nhà trào phúng càng công khai, bản chất của các ông nghị càng lộ rõ: Họp hội đồng năm này qua năm khác, đều là kì họp mặt đầy lưu luyến của các ông nghị với các chị em ở xóm nguyệt hoa:

Này, quan nghị ơi,

Chúng em may mà giữ vẹn thanh danh

Kiếp sau xin kết cỏ, ngậm vành, em báo ân. Sang năm quan lại về vì việc nước, việc dân, Rước quan rời gót ngọc, quá chân lại nhà…

… Ta còn nhiều cơ hội gặp nhau

Hội đồng này hết, hội đồng sau có ngại gì.

3.1.2. Vận dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống

Chúng tôi khảo sát các thể loại được Tú Mỡ sử dụng để sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua 3 tập Giòng nước ngược (GNN),

các tập Nụ cười kháng chiến, Nụ cười chính nghĩa, Đòn bút (NCKC,NCCN,ĐB). Ngoài các thể loại được trình bày trong bảng dưới đây, Tú Mỡ còn sáng tác ở các thể loại khác như hát nói, cáo, từ, tụng, văn điếu, văn bia, nhưng số lượng ít nên chúng tôi không đưa vào trong bảng khảo sát.



Tổng số bài thơ

Thất ngôn bát cú

Thất ngôn trườ ng thiên

Thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn

Thất ngôn tứ tuyệt

Song thất lục bát

Lục bát

Yết hậu

Tự do

4 chữ,

5 chữ

Hát xẩm


Phú

Văn tế


Chèo


Sớ

GNN(3tập)

14

16

33

15

34

105

3

64

9

6

5

6

1

3

330tác

(4%)

(5%)

(10%)

(5%)

(10%)

(32%)

(1%)

(19%)

(3%)

(2%)

(2%)

(2%)

(0,3%)

(1%)

phẩm















NCKC,NCC

20

42

53

0

43

70

6

28

37

4

3

3

8

1

N,ĐB

(7%)

(14%)

(16%)


(13%)

(22%)

(2%)

(9%)

(11%)

(1%)

(1%)

(1%)

(3%)


303tácphẩm















6 tập thơ trên

34

58

86

15

77

175

9

92

46

10

8

9

9

4

636tácphẩm

(5%)

(9%)

(14%)

(2%)

(12%)

(28%)

(1,4%)

(15%)

(7%)

(2%)

(1,2%)

(1,4%)

(1,4%)

(0,6%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 12


Bảng 3.1. Thống kê tần số sử dụng các thể loại thơ văn trong các tập thơ Giòng nước ngược (3 tập), Nụ cười kháng chiến,

Nụ cười chính nghĩa, Đòn bút của Tú Mỡ.


Qua bảng thống kê 3.1, có thể thấy Tú Mỡ sáng tác văn chương trào phúng bằng nhiều hình thức thể loại rất phong phú, hiện đại như thể thơ tự do, truyền thống như thể thơ lục bát, thể loại chèo, cổ điển như thể văn tế, phú… Ở hình thức thể loại nào Tú Mỡ cũng có những tác phẩm tiêu biểu, giá trị. Đọc Kinh nghiệm học tập và sáng tác thơ trào phúng của Tú Mỡ, nhà thơ có viết: “Gay nhất là việc tìm ra chủ đề trào phúng thích thú. [31,419]… Khi đã chộp được đề tài rồi, tôi đặt đầu đề cho hay, đầu đề phải tóm được trọng tâm câu chuyện đang diễn tả, để khi viết đừng lạc đề. Đặt đầu đề rồi, tôi nghĩ đến việc dùng thể thơ nào để diễn tả thích hợp với sự việc. [31, 423]… Kể chuyện

thì nên dùng thể lục bát… Có tính bình luận thời sự thì nên dùng thể song thất lục bát hoặc thể thất ngôn biến thể (hát nói)… Có tính chất báo cáo thì nên dùng thể vè bốn chữ…Để vịnh nhân vật thì nên dùng thể “Bát cú Đường luật”… Diễn tả nhiều tiết mục thì dùng thể tứ tuyệt trường thiên… Muốn linh hoạt hơn thì dùng thể ngũ ngôn trường thiên… Mỉa mai địch bằng Văn tế sống… Dí dỏm thì nên dùng lối thơ yết hậu… Dùng thể thơ mới cũng tốt, miễn là giữ được dân tộc tính [31, 423 – 430].” Có thể thấy, việc lựa chọn thể loại để làm nổi bật chủ đề, đề tài, đối với Tú Mỡ không phải là việc đại khái, mà rất nghiêm túc và có chủ ý. Bảng 3.1 cho thấy thể thơ được Tú Mỡ sử dụng nhiều nhất là thể lục bát (175 bài chiếm 28% tổng số tác phẩm), vì đây là thể thơ có tính bình dân nhất, hợp với thị hiếu đại chúng và tối ưu đối với việc kể chuyện trào phúng. Tiếp đến là các thể thơ tự do (92 bài chiếm 15% tổng số tác phẩm), thể thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn (86 bài chiếm 14% tổng số tác phẩm), thể song thất lục bát (77 bài chiếm 12% tổng số tác phẩm). Các thể thơ thất ngôn trường thiên, bốn, năm chữ, thất ngôn bát cú được sử dụng ít hơn.

3.1.2.1. Vận dụng thể thơ lục bát, song thất lục bát, hát nói

Với thể thơ lục bát quen thuộc, Tú Mỡ sử dụng khá thành thạo và có những cách tân thành công. Thơ lục bát của Tú Mỡ dù mang nội dung trào phúng thì vẫn cứ giữ được đặc trưng thể loại: uyển chuyển, nhịp nhàng. Ông thường sử dụng thể thơ này để kể chuyện – như ông tâm sự trong bài báo Kinh nghiệm học tập và sáng tác thơ trào phúng. Chúng ta có thể thấy trong sáu tập thơ được khảo sát ở bảng 3.1 đã có 175 bài thơ lục bát: Vua bà sợ thần lửa, Ông Phủ cầu tài, Độc lập chi bay..! Rách váy bà,Lệ mới lầu hồng,... Cụ Nẫm làm ngụy vận, Chúng tao là Việt Minh cả,.... với đủ các đề tài.

Trong nhiều câu thơ lục bát (và cả những câu thơ ở thể loại khác nữa, nhưng điển hình và phổ biến là ở thể thơ này), thường dùng những dấu chấm lửng (...) ở giữa câu thơ để nhấn mạnh hoặc bông đùa. Đặc biệt, thủ pháp này thường đi liền với lối kết thúc bất ngờ, tạo ra tiếng cười thú vị, đầy trí tuệ và

nâng giá trị trào phúng lên rất nhiều. Chẳng hạn, Tú Mỡ tổng kết mọi công đức của Ông Ngô Ma Bùn trong câu thơ lục bát lấp lửng sau:

Ông quen núp bóng quyền hành, Để chơi thủ đoạn tranh giành... cơm chim.

Thể thơ lục bát vốn có nhịp điệu êm ái, nhẹ nhàng. Tú Mỡ sử dụng chính thể thơ có vẻ “hiền lành” này để sáng tác những bài thơ đánh địch. Không giơ cao đánh khẽ, mà đánh ra đánh! Chẳng hạn, với các ông nghị gật vô tích sự đến mức chỉ biết phân vân về cái chỗ ngồi khi hội họp, các câu thơ lục bát trong bài Ngôi thứ các ông nghị diễn tả cái “trơ” của các ông, không phải các ông đứng ngồi trơ, mà các ông trơ ra cái mặt xoàng xĩnh vô dụng như “đồ phù trang”:

Ngồi làm sao? Đứng làm sao? Để cho thiên hạ trông vào khỏi... trơ!

Cũng có khi thơ lục bát “đáo để” đốp chát Tổng Giôn và đế quốc Mĩ: Ta lật tẩy tên bợm già,

Củ cà rốt thối đây ta ... đấm vào!

(Tẽn tò, con cò cụp đuôi)

Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp những tác phẩm viết theo thể lục bát đậm chất hiện thực của Tú Mỡ. Có khi, đó là bài lục bát diễn tả cảnh đời trên đất nước mình đang sống: cảnh Đông Tây giao thoa, Vợ chồng đời nay khác xưa, “hễ cậu kém tiền, giở luật cởi duyên”; cảnh cô thôn nữ muốn nên ông nên bà đòi Lấy chồng ông phán nhưng “chồng hư” nên phải “mình em giật gấu vá vai”,... cảnh nông dân Ninh Bình theo cờ Đảng Bạt vía thành hoàng làng lấy lại công bằng, ruộng đất từ tay tên địa chủ lưu manh Quách Tần;... Có khi, đó là bài lục bát khắc hoạ chân dung nhân vật sống động và đầy ấn tượng. Một loạt các bức tranh hoạt họa chân dung các ông nghị của Tú Mỡ viết bằng thơ lục bát: Bộ Hàm của ông Đỗ Thận, Văn sĩ Trần Văn Tùng, Ông hàn Nguyễn Mạnh Bổng, Ông trùm Phạm Lê Bổng, Ông trạng mẹo Phạm Duy Khiêm, Quan sư Nguyễn Năng Quốc, Nam hải nhị dị nhân, Hách,... Ba bộ mặt của

Ngô Đình Diệm, “Bố mìn Ngô Đình Diệm”, Con trăn Ngô Đình Diệm,... Thể lục bát quen thuộc khiến ta nhớ như in hình hài Ông trùm Phạm Lê Bổng có “tấm thân trịnh trọng như đồ phù trang”:

Trời cho cái mã bề ngoài, Để che đậy cái... sơ sài bên trong.

Và một ấn tượng đầy ghê sợ với quái vật Con trăn Ngô Đình Diệm:

Thống Diệm như một con trăn

Quai quai quằn quằn uốn khúc trong Nam Bấy lâu ngoác mép, phồng mang,

Phì phì hơi độc chỉ toan ăn người. Kẻ nào tranh nó miếng mồi,

Nó rình đớp sống nuốt tươi mới đành...

Cái mới mẻ mà Tú Mỡ đem lại cho thơ lục bát không chỉ là những câu thơ có hình thức lạ (ngắt dòng thơ thành hai câu hỏi, dùng nhiều dấu chấm lửng trong cùng một dòng thơ...), mà còn có một tinh thần mới mẻ. Xưa, người ta từng thấy thơ lục bát tỏ tình, tỏ ý của nhân vật trữ tình trong ca dao, trong Truyện Kiều, trong Thơ mới. Nay, người ta xúc động thấy thể thơ này xông pha chiến đấu thực sự trên mặt trận văn hóa tư tưởng trong thơ Tú Mỡ!

Nhiều bài thơ làm theo thể song thất lục bát và hát nói của Tú Mỡ có tính bình luận thời sự như Sư ông trúng số, Bỏ áo thụng xanh, Leo thang lên hỏi ông trời,...Thằng Mĩ cút đi, Cùng một duộc, Độc lập giả hiệu và cờ ba que, Món hang ế, Ăn xin,... Với thể thơ này, chẳng những nhà thơ kể việc được một cách cụ thể như ở thơ lục bát mà nhà thơ còn có thể đưa ra ý kiến chủ quan của mình một cách có tình, có lý, rất thuyết phục. Chẳng hạn, sau khi phân tích, chế giễu nước Đại Pháp đang hồi điêu linh và đả kích cuộc tàn sát của chúng ở Việt Nam, cuối bài thơ Ăn xin, Tú Mỡ bình luận một cách thấm thía:

Sao chẳng gọi họ về đất nước,

Về thôn quê, cày cuốc , gieo trồng.

Lúa mì sẽ tốt đầy đồng, Nước không đến nỗi phải hòng ăn xin.

3.1.2.2. Vận dụng thể thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn

Đây là hai thể thơ Tú Mỡ sử dụng với tần số cao trong các tác phẩm trào phúng của mình.

Trong thơ ca trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - vốn chuyên dùng trong khoa cử - thường dùng để nói chí, vịnh sử, niêm luật chặt chẽ, trang nhã mực thước. Tú Mỡ lại làm cho thể thơ này hoàn toàn phù hợp với tinh thần tự do, khoáng hoạt trào lộng của thơ trào phúng. Tính chất đối ngẫu và hình thức thơ chặt chẽ, kiệm lời của thể thơ này là một lợi thế để Tú Mỡ phát huy hiệu qủa của nghệ thuật chơi chữ. Tưởng như hai câu thơ đồng thời là hai vế đối này đã lật mặt nạ xảo quyệt của kẻ mượn danh khai hóa nhưng thật ra là “khai tối” và sùng bạo lực, đồng thời rất kém văn minh:

Đầu đội mũ gai đâm tua tủa, Tay giơ cây đuốc tối mò mò.

(Vịnh tượng đầm xòe) Lão Tây vênh váo giơ tay nén,

Chú Việt cò rò ngóc cổ trông.

(Vịnh tượng Bôn-be)

Thủ pháp chơi chữ với những từ láy in đậm trong các câu thơ trên vạch ra mâu thuẫn giữa bản chất giả hiệu của thực dân (từ “tua tủa, vênh váo” gợi ra lối cai trị bạo ngược của thực dân, từ “tò mò, cò rò” gợi tình cảnh thấp cổ bé họng của người dân - bản chất chế độ ấy đã bóc mẽ “tự do- bình đẳng- bác ái” của chúng là giả hiệu). Từ đó tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích.

Thể thơ này còn giúp Tú Mỡ xây dựng, đặc tả chân dung châm biếm: Bốn cái mong cảu thầy phán, Sét ty tự đại, Con nợ họa lại, Kiệu bay, Giầu và nghèo, Nghèo mà sướng, ... Vịnh tượng Bôn-be, Vịnh tượng đầm xòe,... Tay- lơ cùng với “quay lơ một vần, Quan chó, Lon-non ốm đòn, Mĩ càng giãy càng thua, Tài kinh bang tế thế của tổng Thiệu, Ngô Dzu tướng ma túy,... So với

những bức hí họa bằng thể thơ lục bát, những chân dung châm biếm bằng thể thất ngôn bát cú không chép tỉ mỉ các nét, các tính của nhân vật, mà tập trung đặc tả một nét tiêu biểu hay cá biệt nào đó thôi. Vì thế, có những đối tượng trào phúng được Tú Mỡ dùng cả thể thơ lục bát và thể thơ thất ngôn bát cú để tạc tượng ( Bảo Đại, Ngô Đình Diệm), khiến đối tượng lộ diện ở nhiều phương diện, tiếng cười bật ra ở nhiều cấp độ và người đọc không thấy nhàm chán mà luôn được cười hả hê, thú vị.

Thể thất ngôn tứ tuyệt liên hoàn có khả năng miêu tả nhiều phương diện hay diễn tả nhiều câu chuyện cùng một lúc. Bài thơ Bốn lần đi thi vừa kể chuyện ông phán tham danh bốn lần về Hà thành thi tham biện vẫn... rớt vừa đưa ra kết luận của nhà thơ về bả vinh hoa, Bầu cử nói lên nhiều trò hề thối tha của các nghị viên khi tranh cử, Việc làng bên ta vạch ra đủ các khía cạnh cổ hủ lạc hậu ở nông thôn nhiều khi hương ước bị làm cho nhiêu khê, quan làng đánh nhau tranh xôi thịt, kết bè kết đảng, dân đói rách vì việc làng,... Các bài thơ sau không chỉ nói lên hiện thực như đầu đề mà còn nói lên ý chí dân tộc và tinh thần kháng chiến của nhân dân ta: Không lực U.S.A bất lực rồi, Cái mặt Giôn-xơn vỡ toác rồi,Tướng Hoàng Xuân Lãm con người hung, Tổng thầy – tổng tớ điềm gở “Mít-uây”,...

Tú Mỡ đã khai thác những đặc điểm của những thể thơ truyền thống thành thế mạnh cho thơ trào phúng của mình.

3.1.2.3. Sử dụng thể văn tế và phú

Đề tài Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ giới hạn đối tượng nghiên cứu ở bộ phận thơ trào phúng của tác giả này. Vì thế, chúng tôi chỉ lướt qua hai thể loại này ở cấp độ sơ lược.

Văn tế và phú – đây là hai thể văn cổ có tính trang trọng. Trong khi đó, thơ trào phúng lại có tính cười cợt chế giễu. Tú Mỡ lại dùng thể văn trang trọng để khảm vào đó những yếu tố hài hước. Như vậy, việc sử dụng cái vỏ trang trọng để diễn đạt một lõi nội dung trào phúng đã tạo nên tiếng cười ngay từ cấp độ hình thức.

Tú Mỡ đã đóng góp nhiều cho sự phát triển và biến đổi của thể loại văn tế bằng cách tạo cho nó một môi trường sinh hoạt thực hành bông phèng cười

cợt thay cho môi trường nghiêm túc vốn có của nó. Ông nhận thấy “trong thể văn cổ ấy ta có thể bới móc ra cả một đời nhơ nhuốc của kẻ thù”[31, 428]. Điều này thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm Văn tế báo Nhật Tân, Phong Hóa viếng Phụ nữ Thời đàm, ... trước Cách mạng; Văn tế sống Vĩnh Thụy, Văn tế Bảo hộ, Ngô Đình Diệm khóc Mắc-xay-xay,... Bên cạnh đó, thể phú vốn được dùng viết về những đề tài tốt đẹp, cao cả, cao thượng, lớn lao, nay lại được Tú Mỡ dùng để viết về những thứ bé mọn như chuyện cơm áo, chuyện đói rách, dân ngu, bù nhìn... Điều này cũng khiến Tú Mỡ gây được tiếng cười độc đáo trong nhiều tác phẩm thành công: Bài phú thầy phán, Kinh tế khủng hoảng phú, Dân ngu phú... Phú bù nhìn, Phú “Gian-xơn Xi-ty”...

3.1.2.4. Sử dụng thể thơ yết hậu

Đây là thể thơ xuất hiện từ thời trung đại – cái thời mà những nhà thơ bác học đồng thời là những nhà nho. Và cũng chỉ có những nhà nho có cá tính vượt trội, có bản lĩnh mới đến với thể thơ yết hậu – thể thơ vượt ra khỏi quy định của luật Đường thi. Ở thơ yết hậu, dòng cuối cùng của bài thơ chỉ có một chữ (hoặc một từ), xuất hiện đột ngột toát lên nội dung tiếng cười.

Theo quan điểm sáng tác của Tú Mỡ, ông sử dụng thể thơ yết hậu khi muốn tạo nên tiếng cười ở cấp độ dí dỏm với đối tượng trào phúng. Ở các bài Vịnh Quỳnh Cóc, Tháng rưỡi lương Tết, Ghét Tết thì đúng là tiếng cười dí dỏm hài hước. Ghét Tết còn có sự thấm thía như lời tâm sự tận đáy lòng:

Thiên hạ sao ưa Tết? Hẳn vì mặc áo đẹp! Tớ đây bảo Tết phiền

Ghét!

....

Kiết xác như vờ rồi!

Còn ngông đốt pháo mãi. Pháo kêu, Tiền hỡi Tiền!

Dại!

Nhưng chính Tú Mỡ cũng dùng thể thơ này để trút sự căm ghét, bỉ báng lên kẻ thù bằng những tràng cười cay độc. Bài Khóa mõm lại, Viện trợ Mĩ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2024