Hình Tượng Nghệ Thuật Với Tính “Duy Mỹ”


Nhờ giấc mộng, bậc trượng phu kiêu hãnh nhất cũng có thể thổ lộ nội tâm yếu đuối:

Thân viễn ngô đương bệnh Tư nhi mỗi tiết ai

Hốt nhiên trung dạ mộng Sậu kiến lệ như thôi

(Mộng vong nữ – Cao Bá Quát) (Cha mẹ xa, mình thì đang ốm

Nhớ con mà vẫn phải nén đau thương

Bỗng nhiên trong giấc mơ lúc nửa đêm

Nhác trông thấy con mà nước mắt giàn giụa.)

(Chiêm bao thấy con gái đã mất) [115, tr.889]

Và có lúc ngoại lực không thắng nổi nội tâm con người. Chung quy đều vì một chữ tình:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Bán chẩm tương tư kinh mộng hậu, Thập niên tình sự đáo tâm đầu.

Sổ tàn bách bát bồ đề tử,

Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX - Từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác - 19

Phiền não thùy năng thử tế hưu.

(Chung thanh – Mai Am công chúa) (Nửa gối tương tư, kinh hoàng khi tỉnh mộng,

Mười năm tình sự thấu tận đáy lòng. Đã lần hết mấy vòng tràng hạt,

Ai có thể giải được nỗi phiền não trong lúc này.)

(Tiếng chuông) [70, tr.552-553]

Hình tượng nghệ thuật được phát triển theo hướng “duy tình” là một phương diện thể hiện sự vận động của văn học. Văn học ngoài đề cao đạo lý còn đề cao tình cảm cá nhân. Mặc dù xa lạ với các học thuyết tâm lý hiện đại, nhưng bằng cảm nhận tinh tế, tác giả trung đại đã cống hiến cho văn học những khám phá chân thật, sinh động về về thế giới tâm hồn thẳm sâu của con người.


3.2.2. Hình tượng nghệ thuật với tính duy mỹ

“Mỹ” là cái đẹp. Cố nhiên, mọi nền văn học đều hướng đến cái đẹp. Điều đó chi phối hình tượng nghệ thuật. Tuy vậy, tính “duy mỹ” vẫn là một đặc điểm độc đáo trong cách xây dựng hình tượng nghệ thuật của văn học giai đoạn hậu kỳ. Chịu chi phối bởi tư tưởng chính thống, văn học trung đại quan niệm cái đẹp không tách rời “đạo”. Tuy nhiên, khi người viết khám phá hiện thực từ góc độ đời sống thế tục, cái đẹp trở nên đa dạng, không chỉ nằm gọn trong “đạo”. Trong văn học “duy cảm”, “duy tình”, tác giả tự do hơn khi bộc lộ cảm xúc và niềm ham thích dành cho cái đẹp. Con người, thiên nhiên có thể mang vẻ đẹp riêng, khác với cái đẹp của “đạo”. Chính vì thế, khắc họa hình tượng con người, văn học giai đoạn dũng cảm theo đuổi những giá trị mới của cái đẹp thân thể và cái đẹp tài hoa.

Xuyên suốt lịch sử, văn học trung đại từng gán cho thân thể con người nhiều tầng ý nghĩa. Việt điện u linh miêu tả Mai Thúc Loan “đầu hổ, mắt rồng, tay vượn” (Hương Lãm Mai Đế ký) [159, tr.52]; Triệu Thị Trinh “mặt hoa, tóc mây, mắt châu, môi đào, mũi hổ, trán rồng, đầu báo, hàm én, tay dài quá đầu gối, tiếng như chuông lớn, mình cao chín thước, vú dài ba thước, vòng lưng rộng mười ôm” (Lệ Hải Bà Vương ký) [159, tr.45]. Thân thể được ý thức như sự ngoại hiện của phẩm chất, địa vị. Truyện Kiều, Hoàng Lê nhất thống chí ra đời sau Lĩnh Nam chích quái nhiều thế kỷ vẫn khắc họa nhân vật theo ý thức trên. Từ Hải “râu hùm, hàm én, mày ngài” (Truyện Kiều), vua Lê Hiển Tông “râu rồng, mũi cao, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non” (Hoàng Lê nhất thống chí) [110, tr.123]. Vẻ đẹp của nữ giới được diễn tả theo hai hướng. Sắc đẹp hoặc là một trong tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) hoặc đại diện cho cám dỗ nhục dục xấu xa. Truyền kỳ mạn lục bao hàm cả hai quan niệm.

Văn học giai đoạn hậu kỳ trung đại không còn từ chối việc miêu tả vẻ đẹp thân thể, ngược lại ngợi ca, tán thưởng vẻ đẹp ấy như một phần quý giá không thể thiếu của vũ trụ:

Thiên nhiên tú mị dĩ kham xan, Dao lỗ giai nhân cánh khả quan.


Dương liễu phong khinh yêu đới trụy, Phù dung sương đạm kiểm chi hàn.

(Đề mỹ nhân dao lỗ đồ - Lê Quang Định) (Vẻ tốt đẹp thiên nhiên đã làm cho người ta thèm thuồng, có thể ăn được. Người đẹp bơi chèo lại càng thêm ưa mắt.

Giải lưng thướt tha như làn gió nhẹ lướt dưới nhành dương liễu, Phấn mặt mát lạnh như màu sương nhạt điểm hoa phù dung.)

(Đề bức tranh mỹ nhân bơi chèo) [263, tr. 538]

Thân thể gắn với tuổi trẻ, sức sống, là điều kiện để con người hưởng thụ hạnh phúc lứa đôi:

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình, Chị cũng xinh mà em cũng xinh.

(Đề tranh tố nữ – Hồ Xuân Hương) [70, tr.496]

Thiếp xin chàng chớ bạc đầu, Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung.

(Chinh phụ ngâm) [217, tr.124 và 127]

Áng đào kiểm đâm bông não chúng, Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành. Bóng gương lấp ló trong mành,

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.

(Cung oán ngâm khúc) [217, tr.10 - 11]

Các nhân vật nữ trong truyện thơ đều rất đẹp. Nghệ thuật miêu tả tuy còn đậm chất ước lệ nhưng tác giả trung đại đã chú ý hơn đến cảm giác rung động mà vẻ đẹp thân thể người phụ nữ mang đến cho các nhân vật khác. Truyện Song Tinh bố trí buổi gặp gỡ ban sơ giữa Song Tinh và Nhụy Châu một cách khéo léo. Song Tinh nhìn nàng, đầu tiên chỉ thấy bóng ẩn bên song. Dần dần bóng hiện thành người, rực rỡ, tươi đẹp với vẻ đẹp của làn da, mái tóc, mày ngài, của đôi mắt phượng long lanh như làn sóng, đôi má đào lộ vẻ tình tứ. Và mùi hương càng gợi nên dáng vẻ quyến rũ của giai nhân:


Nàng ta bước ngọc dầu lê,

Áo hừng màu thắm, quần lè thức xanh.

Xạ hương duồng gió đưa thanh, Rung tay hoàn bội rỡ mình trân châu.

...

Dày dày da ngọc tuyết ken

Mày nga khói đượm tóc tiên mây lồng Gót sen đua nở bạch hồng

Sóng ngời mắt phượng, tình bong má đào.[69, tr.51-52] Trong Truyện Kiều, mùi hương đánh động nỗi nhớ của chàng Kim. Từ câu

255 đến câu 300, mùi hương xuất hiện đến ba lần, điêu khắc hình bóng người thương chân thực hơn cả hình ảnh thị giác:

- Mành Tương phơn phớt gió đàn,

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình. [40, tr.23]

- Buông cầm xốc áo chạy ra,

Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh. [40, tr.27]

- Liền tay ngắm nghía biếng nằm,

Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai. [40,tr.27]

Vẻ đẹp say lòng người không phải thứ tai họa làm nghiêng nước nghiêng thành, khiến con người sa đọa. Thân thể có giá trị tự thân nằm ngoài giá trị về đạo đức. Con người được quyền kiêu hãnh về vẻ đẹp tự nhiên ban tặng. Mùa xuân của tự nhiên đâu chỉ ở ánh nắng, nhành hoa. Mùa xuân ở trên ống quần lụa phấp phới, ở những chiếc eo thắt đáy lưng ong. Mai Am công chúa đã nhìn ngắm bức tranh chơi đu ngày xuân bằng đôi mắt tán thưởng xen lẫn ngạc nhiên :

Tầm mai vấn liễu phùng giai hội, Ngũ sắc xuân y tranh đội đội.

Thu thiên ảnh lý tập la quần, Ngọc tụ khinh dinh đấu xuân thái.

Đông phong xuy quá hạnh hoa tiêu,


Cao xứ thiên nghi đố tế yêu.

Nguyệt minh đình viện nhân quy hậu, Tịch tịch thái thằng hương vị tiêu.

(Thu thiên) (Tìm mai hỏi liễu cơ hội đẹp,

Năm sắc áo xuân đua nhau phấp phới.

Bóng dáng ngàn thu thể hiện trên những chiếc quần lụa, Ống tay áo ngọc bồng bềnh tranh vẻ xuân.

Gió đông thổi đi mùi hoa hạnh,

Trên cao ngỡ là cuộc thi của những chiếc eo thon. Trăng mọc sáng, chỗ đình viện mọi người về hết,

Không gian tĩnh mịch còn lưu lại mùi hương trên giải dây mầu.)

(Cây đu) [70, tr.575 - 576]

Qua những bài thơ được trích dịch của Huệ Phố công chúa, việc điểm trang được nhắc đến nhiều lần (7/39 bài). Làm đẹp là niềm vui rất trong trẻo tỏa ra khi các cô gái được sống trọn vẹn cùng vẻ đẹp nữ tính:

Vũ quá vân âm phủ đậu bành (bằng), Hiểu song trang bãi ngọc cầm hoành. Hoàng li tự giải lân xuân sắc,

Cố bạng hoa gian bất tích thanh.

(Xuân nhật tạp vịnh) (Mưa tạnh rồi, bóng mây che giàn đậu,

Buổi sáng bên cửa sổ, trang điểm xong, nâng ngang cây đàn ngọc. Con chim vàng dường như quá yêu sắc xuân,

Nên nép bên hoa mãi không thôi.)

(Ngày xuân tạp vịnh) [70, tr. 626]

Ý thức mới về vẻ đẹp thân thể đánh dấu sự tiến triển trong tiến trình vận động của nhiều nền văn học. Ở châu Âu, tư tưởng đề cao giá trị thân thể, chống lại chủ nghĩa khắc kỷ là điểm sáng của văn học thời kỳ Phục Hưng. Trong văn học


Triều Tiên, nền văn học gần gũi với Việt Nam về nhiều mặt, tiếng nói chống lại hành động mua vui trên thân xác nữ giới, đề cao vẻ đẹp nữ giới như một biểu tượng vĩnh cửu của tự nhiên thể hiện sự trưởng thành của con người tự ý thức. Tác phẩm Tứ Tuyệt đình (Đình Tứ Tuyệt) của nhà thơ nữ thế kỷ XIX Kim Uncho (Kim Vân Sở)27 đi vào lịch sử như “tuyên ngôn” của nữ giới. Một lần, dừng chân ở một ngôi đình mang tên Tứ tuyệt, nàng cho rằng tên gọi đấy không thích hợp. Bốn điều tuyệt diệu mà tên ngôi đình ca ngợi chỉ bao gồm núi, gió, nước và trăng. Vì nàng đã đến nên Ngũ Tuyệt đình mới là cái tên phù hợp nhất đối với nơi này:

Sơn phong thủy nguyệt tương tùy xứ Cánh hữu giai nhân tuyệt thế kỳ.

(Nơi mà núi, gió, nước và trăng cùng theo nhau đến, Còn có bậc giai nhân đẹp tuyệt thế.)

(Đ.A.T dịch) [306, tr. 80-81]

Gió, núi, nước và trăng là biểu tượng của vẻ đẹp vũ trụ. Ngoài ra, giới trí thức triều đại Joseon thường dùng danh xưng “Tam tuyệt” cho những người thuộc tầng lớp tinh hoa có tài năng xuất chúng về thơ ca, thư pháp và hội họa. Tự đặt mình trên cùng vị trí với gió, núi, nước, trăng, Kim Uncho đã tuyên bố rằng không có gì vượt trội hơn vẻ đẹp nữ giới. Có thể thấy, thay đổi ý thức về vẻ đẹp thân thể là bước tiến cần thiết cho các nền văn học, trong đó có Việt Nam trên con đường khẳng định giá trị cá nhân.

Kết hợp với vẻ đẹp hình thể là vẻ đẹp tài hoa:

Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã Địch lầu thu dường gã Tiêu Lang Dẫu mà tay múa miệng xang,

Thiên tiên cũng ngảnh nghê thường trong trăng.

(Cung oán ngâm khúc) [217, tr.15 - 16]


27 Kim Uncho (Kim Vân Sở), không rõ năm sinh năm mất. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc căn cứ vào việc nàng trở thành thiếp của Kim Yiyang (1755 - 1845) ước đoán nàng sinh khoảng năm 1800 và sống vào những năm 1850.


Băng tác cơ phu, nguyệt tác thần. Nhất ban kiều diệm huyễn nhiên nhân. Duyên hoa bất nhiễm thời trung thái, Hàn mặc thiên đề vật ngoại nhân.

(Kính trung mỹ nhân – Nguyễn Hành) (Da như băng tuyết, tinh thần như trăng sáng

Riêng một vẻ yêu kiều, huyền ảo mà chân thật.

Đánh phấn đeo hoa, không bắt chước thói thường trước mắt, Chút duyên văn tự, chỉ hẹn nhau bên ngoài vật chất mà thôi)

(Mỹ nhân trong gương) [185, tr.421]

Dao Tiên một tỉnh tiếng hay,

Bấm dầm đôi tám, xuân nay chưa nhiều.

Vẹn no khung dệt, màn thêu,

Chữ đề thiếp Tuyết, cầm khêu phả đồng.

(Hoa tiên) [240, tr.110 - 111]

Nhân vật chính của văn học là những con người sở hữu tài năng xuất chúng. Người ca kỹ trong thơ Nguyễn Du như cô Cầm (Long Thành cầm giả ca), nàng Kiều (Truyện Kiều) có ngón đàn chẳng ai bì kịp. Riêng với nàng Kiều, cung đàn bạc mệnh in hằn lên dấu ấn cá tính của nhân vật:

Cung thương làu bậc ngũ âm.

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

(Truyện Kiều) [40, tr.7]

Được sự gợi ý của nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang, chúng tôi chú ý đến tính chất “diễm lệ” của văn học giai đoạn hậu kỳ. Quá trình khảo sát thực tiễn văn học đã giúp làm rõ những biểu hiện của tính diễm lệ trong cách khắc họa hình tượng nghệ thuật. Nếu văn học trung kỳ chuộng sử dụng đường nét, màu sắc đạm mạc, giản dị, thanh nhã để khắc họa hình tượng nghệ thuật, chẳng hạn như “Giang sơn tám bức là


tranh vẽ - Phong cảnh tư mùa ấy gấm thêu” (Bạch vân quốc ngữ thi tập, bài 3 – Nguyễn Bỉnh Khiêm) thì văn học hậu kỳ yêu thích hình tượng diễm lệ. Con người với vẻ đẹp thân thể và vẻ đẹp tài hoa cũng góp phần làm nổi bật lên tính diễm lệ ở hình tượng nghệ thuật. Màu sắc rực rỡ, hình ảnh mỹ lệ được phối hợp cùng nhau tạo nên ấn tượng mạnh về vẻ bề ngoài của đối tượng. Văn học còn lưu lại bóng áo đỏ rực rỡ trên lưng ngựa trắng trong Chinh phụ ngâm:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha,

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. [217, tr.25] và màu áo xanh in trên nền xanh của trời đất trong Truyện Kiều:

Tuyết in sắc ngựa câu giòn,

Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời. [40, tr.15]

Hình tượng nghệ thuật trong văn học giai đoạn hậu kỳ còn mang vẻ đẹp gắn với sự tịch liêu và nỗi buồn của kiếp phù sinh. Từ tiếng nói ca ngợi tình yêu, văn học thừa nhận một sắc thái thẩm mỹ ngoài “ôn nhu đôn hậu”. Nỗi đau đớn đã xui khiến Ngô Thì Sĩ hạ bút viết hai câu thơ chữ Hán gợi liên tưởng đến tinh thần “Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở” (Ngập ngừng – Hồ Dzếnh) của thơ ca hiện đại. Cái đẹp nảy sinh từ tan vỡ:

Sử quân cửu thập giai dư tử

Tình thoại an năng thử thập phân!

(Thập bất tư) [184, tr.260] (Giả sử nàng sống đến chín mươi và chết cùng ta,

Thì câu chuyện tình giữa ta và nàng đâu có được trọn vẹn thế này.)

(Mười không nhớ)

Tan vào dòng xoáy thời gian vô tận, bị thế nhân quên lãng, bất hạnh ấy gây nên ấn tượng về cái đẹp phảng phất nỗi buồn về kiếp nhân sinh:

Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa Nhan xú thần khô hình lược tiểu Lang tạ tàn my bất sức trang

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí