Hình Tượng Nghệ Thuật Với Tính “Dị Biệt”


Thuỳ tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu.

(Long Thành cầm giả ca – Nguyễn Du) (Ca kỹ trẻ xinh cả một đám

Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối phòng Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ

Mày phờ phạc không điểm phấn tô son

Sao mà đoán được người này là đệ nhất danh ca một thời.) (Chuyện người gảy đàn ở Thăng Long) [39, tr.231]

Tang hải kỷ hồi kinh nhập mộng, Quần thoa vô kế mạn thùy ba.

(Cựu ca cơ – Phạm Đình Hổ) [184, tr.434] (Mấy hồi dâu bể, nỗi kinh sợ vào cả trong giấc mộng, Phận quần thoa đành theo kiếp bèo bọt lênh đênh.)

(Người con hát trong cung phủ ngày trước)

Nhìn chung, cùng với “tình”, “mỹ” trở thành tiêu chí để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Cái đẹp của con người, thiên nhiên, nghệ thuật, hoặc nói cách khác là cái đẹp của cả cõi nhân sinh đều được văn học chú ý khám phá.

3.2.3. Hình tượng nghệ thuật với tính dị biệt

Trong thực tiễn sáng tác, ý thức đề cao tính khuôn mẫu, sự chuẩn mực của văn học trung đại chi phối lớp hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng. Nhưng khi ý thức về cái tôi cá tính trong sáng tạo nghệ thuật trỗi dậy, hình tượng nghệ thuật với tính “dị biệt” được ngày càng được xem trọng. Giai đoạn trung kỳ, Nguyễn Trãi từng đưa vào thơ những chất liệu đời thường. Rau muống, dâm bụt tồn tại bên cạnh tùng, cúc, trúc, mai. Đến giai đoạn hậu kỳ, tính “dị biệt” nổi lên như một trong những đặc điểm chính của nghệ thuật xây dựng hình tượng. Tính “dị biệt” thể hiện qua cách miêu tả “lệch chuẩn”, hành động “lạ hóa” đối tượng miêu tả quen thuộc. Trong Kẽm Trống thi, Trịnh Cương miêu tả:

Thạch tú mây lồng rất tú thanh,

Giang lưu long nhiễu thêm kỳ dị. [156, tr.169]


Đến thăm hang Cắc Cớ, Trịnh Doanh đã viết:

Kìa kìa một mái dày huyền hoặc, Thế vững kim thang dõi chẳng cùng.

(Vịnh Cắc Cớ) [156, tr.453]

Thiên nhiên hiện lên thanh tú, là một mảnh giang san như gấm thêu, bày ra khí tượng đế vương. Ngược lại, dưới ngòi bút Xuân Hương, Kẽm Trống thì “Gió giật sườn non khua lắc cắc – Sóng dồn mặt nước vỗ long bong”, hang Cắc Cớ thì “Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn – Luồng gió thông reo vỗ phập phòm”. Cái chuẩn mực bị “xuyên tạc” để nói về thân thể con người, về hoạt động tính giao như chúng tôi đã phân tích ở phần ngôn ngữ nghệ thuật.

Ngoại hình, ngôn ngữ, hành động của con người cũng trở nên kỳ lạ, “méo mó” (chúng tôi không dùng từ này với ý nghĩa tiêu cực), không còn là con người mang vẻ đẹp lý tưởng theo cái khung chính thống, quan phương. Thiền sư Huyền Quang theo cách nhìn của tác giả Đan Sơn (sinh khoảng những năm 1737 - 1740) quả thật đã động lòng trần với nàng Thị Bích: “Lửa dục trong lòng Huyền Quang bùng lên dữ dội, chàng bèn lấy cả số vàng được nhà vua ban tặng đưa ra cho Thị Bích, rồi thông dâm cùng nàng” (Sư chùa núi Yên Tử - Sơn cư tạp thuật) [133, tr.406]. Chân dung nho sĩ được phóng đại ở những nét đối nghịch với hình mẫu người quân tử như tùng bách. Càng tiến đến nửa sau thế kỷ XIX, văn học càng xoáy vào khía cạnh thế tục, dựng nên hình ảnh kẻ sĩ với những khuyết điểm rất “đời”, rất “người”:

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng.

(Tự trào – Nguyễn Khuyến) [87, tr.22]

Vị Xuyên có Tú Xương Dở dở lại ương ương Cao lâu thường ăn quỵt, Thổ đĩ lại chơi lường.

(Tự vịnh – Trần Tế Xương) [282, tr.77]


Tác phẩm Xem cờ để mãnh phú (Nguyễn Hổ Trừu) tái hiện cuộc nói chuyện tràn đầy tiếng cười giữa thầy đồ và các học trò. Cái hài thật sự không nằm ở chỗ câu chuyện có cô gái đến xem học sinh đánh cờ, vô ý vô tứ để ra cả, mà cũng chẳng do lối biện minh chẳng còn thiết gì đến kinh sách của mấy anh học trò “Thế mà không cười, họa có ông thánh”. Tiếng cười chỉ vỡ òa vào phút cuối, với kết luận bất ngờ của người thầy về toàn bộ câu chuyện:

Tiên sinh nghe rồi, Nãi mỉm môi, Nãi vỗ đùi,

Nãi quẳng roi, Vị nhiên thán viết: Ối trời ơi, ối đất ôi!

Thế mà hôm qua không có tôi! [228, tr.77 - 79]

Lẽ ra, sự góp mặt của hư từ trong thể phú là hoàn toàn đúng quy tắc. Nhưng khi đặt cạnh những từ ngữ chỉ thuộc về khẩu ngữ, chúng lại tạo thành sự lệch chuẩn đầy sáng tạo. Cái cách diễn đạt nửa Hán nửa Nôm, “nửa nạc nửa mỡ” ấy chính là sự biểu hiện đắc địa nhất dành cho tính chất trí thức nửa mùa của những anh nho sĩ, thầy đồ trong buổi Nho học về chiều, khi chữ “lễ” đã không thể níu giữ được sự bùng nổ của khát vọng và tình cảm riêng tây. Tiếng cười vang lên khi “vở kịch” hạ màn lôi tuột những gì thuộc phạm trù cao quý, trang nghiêm xuống vị trí tầm thường, mang trả con người thần thánh về với trần gian tràn đầy niềm vui thế tục.

Ngoài ra, tính “dị biệt” còn thể hiện qua cách lựa chọn đối tượng miêu tả không theo truyền thống và sự chú ý đối với tính chất cá biệt của đối tượng. Hồ Xuân Hương vịnh cái bánh trôi, con ốc nhồi, cái giếng, cảnh tát nước, trò đánh đu… Nguyễn Công Trứ cười cảnh nhà nghèo của anh hàn nho với nào chuột, nào gián trong Hàn nho phong vị phú. Nguyễn Khuyến đưa gái góa, đĩ cầu Nôm, ông phỗng đá, tiến sĩ giấy, anh hát chèo, cảnh nước lụt, cảnh chợ quê, năm mất mùa, chuyện cái răng sâu… vào tác phẩm. Thơ Trần Tế Xương có cô đầu, bợm già, me Tây, gái buôn, gái góa… Phan Văn Trị viết về ông Táo, thợ may, hát bội, vịnh con muỗi,


con rận, miêu tả chuyện đá cá lia thia, v.v. Đó là những con người, sự vật, sự tình thuộc về cuộc sống đời thường bụi bặm. Vì số lượng tác phẩm khá lớn, chúng tôi xin trích dẫn một vài tác phẩm dưới đây:

Thuở trẻ tao mày thân thiết sao!

Miếng ăn miếng uống chẳng quên nhau, Tao nay già quện lại hay ốm,

Lỏng lẻo xem mày sắp bỏ tao…

(Mắng cái răng – Nguyễn Khuyến) [187, tr.136]

Thầy thầy tớ tớ, phố xênh xang,Thoạt nhác trông ra ngỡ cóc vàng.Kiện hết sở Tuần, vô sở Sứ Khi thì thầy số, lúc thầy lang…

(Bợm già – Trần Tế Xương)

Con người trong hai giai đoạn văn học trước thường mang phẩm chất chung của cộng đồng với khuôn mặt riêng, danh tính riêng bị làm nhòe đi bởi cái ta rộng lớn, đến văn học giai đoạn hậu kỳ, lại được nhấn mạnh hơn ở tính riêng lẻ, cá biệt. Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), Tân truyền kỳ lục (Phạm Quý Thích), Tang thương ngẫu lục (Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Mẫn Hiên thuyết loại (Cao Bá Quát),v.v., đều lưu tâm đến một số chuyện diễn ra trong đời sống thường ngày. Đó là chuyện tình ở Thanh Trì, chuyện thằng trộm, chuyện về người ca nữ họ Nguyễn lỡ làng duyên phận (Lan Trì kiến văn lục), chuyện con chó nhà nghèo có nghĩa (Tân truyền kỳ lục), chuyện ma ở Đồng Xuân, chuyện người nông phu (Tang thương ngẫu lục)…

Trước diễn biến phức tạp của lịch sử, từ sau năm 1858, văn học không thể tiếp tục với đề tài tình yêu tài tử giai nhân mà phải hướng vào vận mệnh bị xâm lược và chống xâm lược của dân tộc. Người anh hùng cứu nước một lần nữa quay lại trung tâm văn học. Mặc dù vậy, nếu chúng ta quan sát kỹ, người anh hùng xuất thân nông dân được miêu tả bằng bút pháp tả thực, khiến mỗi chi tiết đều mang hơi thở cuộc sống. Chính vì thế, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) luôn


được ca ngợi là tác phẩm đầu tiên đưa vào văn học hình tượng người nông dân “ngoài cật có một manh áo vải”, “trong tay dùng một ngọn tầm vông” với tư cách anh hùng. Không chỉ vậy, cái chết của người anh hùng mang đến cảm giác bi thương thay thế cảm giác cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Tuy chết vì nghĩa lớn là cái chết đáng khâm phục và thường được văn học huyền thoại hóa nhưng trong khi ca ngợi cái lớn lao, cụ Đồ Chiểu không quên hướng về những kiếp người bé nhỏ:

Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

[239, tr.175]

Tóm lại, hình tượng nghệ thuật với tính “duy tình”, tính “duy mỹ” và tính “dị biệt” càng thêm khẳng định sự giải phóng của cái tôi cá tính trong sáng tác văn học. Bên cạnh phương diện chất liệu nghệ thuật, trên phương diện cấu trúc nghệ thuật, hệ thống thể loại và cấu trúc nội tại đến giai đoạn cũng có những biến đổi đáng kể.

3.3. Sự biến đổi về thể loại

3.3.1. Sự biến đổi của hệ thống thể loại

Phân chia thể loại văn học trung đại là một công việc hết sức khó khăn. Cho đến nay chưa có một hệ thống phân loại nào được cả giới nghiên cứu chấp nhận. Với mục đích khảo sát những biểu hiện của sự giải phóng cá tính sáng tạo trên phương diện thể loại, chúng tôi dựa trên tiêu chí về loại hình nội dung phân chia các thể loại theo hai nhóm chính là văn học chức năng và văn học nghệ thuật (hay văn học phi chức năng). Thuật ngữ chức năng trong nhóm thể loại chức năng được sử dụng theo nghĩa hẹp. Những tác phẩm thuộc thể loại mang tính chức năng tồn tại như một thành tố đảm bảo cho hoạt động xã hội nào đó được thực thi. Thể loại mang tính chức năng có hai loại: thể loại gắn với chức năng hành chính như chế, chiếu, cáo, biểu, hịch, tấu… và thể loại gắn với nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng như minh, trâm, tán, kệ, văn tế… Nhóm thể loại nghệ thuật không phụ thuộc chặt chẽ vào một hoạt động xã hội đặc thù, vì thế tác giả khi sáng tác cũng tự do thể hiện cá tính hơn. Thơ, phú, truyện thơ, ngâm khúc… thuộc nhóm này. Trong hai nhóm trên, sự biến đổi diễn ra rõ nét nhất, tập trung nhất là ở nhóm thể loại nghệ thuật.


Từ giai đoạn trung kỳ sang giai đoạn hậu kỳ, hệ thống thể loại biến đổi theo ba hướng chính. Theo hướng thứ nhất, những thể loại mới được sinh ra, khiến cho vai trò, vị trí của các thể loại khác trong cả hệ thống cũng phải thay đổi. Theo hướng thứ hai, có những thể loại trong giai đoạn trước đứng ở ngoại biên, đến giai đoạn hậu kỳ nổi lên như một hiện tượng, tiến vào trung tâm đời sống văn học; ngược lại có thể loại mờ nhạt dần đi khi thiếu vắng tác phẩm đỉnh cao. Theo hướng thứ ba, bản thân từng thể loại biến đổi, đi chệch khỏi quy phạm thể loại. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp hình dung một cách cơ bản hệ thống thể loại đã biến đổi như thế nào. Riêng ở phần diễn giải, chúng tôi chỉ chọn trình bày một số thể loại có sự vận động rõ rệt, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Bảng 3.1. Hệ thống thể loại


Giai đoạn

Thể loại

Trung kỳ

Hậu kỳ


Thể loại chức năng

Chiếu, chế, biểu, tấu, sớ, sách, cáo, dụ, hịch…

Văn tế Sử ký Bi ký

Thư, luận, biện, thuyết, Tự, bạt

Sưu tầm, biên khảo…

Chiếu, chế, biểu, tấu, sớ, sách, cáo, dụ, hịch…

Văn tế Sử ký Bi ký

Thư, luận, biện, thuyết Tự, bạt

Sưu tầm, biên khảo...


Thể loại nghệ thuật

Thơ Phú Từ


Truyện truyền kỳ Truyện ký

Thơ Phú Từ

Ngâm khúc Hát nói

Truyện truyền kỳ Truyện ký

Du ký

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX - Từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác - 20




Truyện thơ (viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú) Diễn ca lịch sử

Tiểu thuyết chương hồi Truyện thơ (viết theo thể lục bát)

Diễn ca lịch sử

Có thể thấy nhóm thể loại nghệ thuật bổ sung thêm nhiều thể loại mới, chứng tỏ văn học đang vận động theo hướng đề cao cá tính sáng tạo. Xét về vị trí của từng thể loại, thơ vẫn giữ địa vị trung tâm. Thơ Nôm Đường luật vận động theo hai khuynh hướng. Một mặt, thơ Nôm vẫn bảo tồn vẻ đẹp thanh nhã, chải chuốt nhưng không rơi vào con đường sáo mòn, ước lệ như trường hợp thơ Bà Huyện Thanh Quan. Mặt khác, thơ Nôm phát triển theo hướng thông tục, phá vỡ cấu trúc đường bệ của thơ Đường luật bằng những nội dung thông tục bị cấm kỵ, bằng tiếng cười trào phúng như thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Đặc biệt, thơ Hồ Xuân Hương làm thay đổi triệt để quy phạm của thơ Đường luật, khơi nguồn cho dòng thơ Nôm thông tục.

Thơ chữ Hán cũng không đứng yên, mặc dù sự vận động của nó khó nhận thấy hơn thơ Nôm. Thơ chữ Hán của các tác giả như Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780), Phạm Nguyễn Du (1739 - 1786), Nguyễn Du (1765 - 1820), Cao Bá Quát (1809 - 1855)... nối tiếp nhau vạch ra con đường cho chữ tình thâm nhập vào thơ. Cao Bá Quát đã viết một chùm thơ mang tên Đề sĩ nữ đồ thập nhị thủ - Ưng Giáo gồm mười hai bài cho những bức tranh vẽ các đôi tình nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Trong thơ, ông bày tỏ niềm thương cảm với những kẻ đa tình:

Đa tình đoan hợp dị thương ly, Tà nguyệt sơ liêm đắc kỷ thì?

(Bồ Đông) [116, tr.441]

(Đa tình (dẫu) sum họp vui vầy (vẫn) dễ đau đớn, chia ly, Trăng xế rèm thưa được mấy lúc?)

Tương tự thơ, phú vốn là thể loại cao nhã, sang trọng nhưng khi yếu tố Nôm được thêm vào thì cảm hứng, chức năng của thể loại đã trượt khỏi quỹ đạo vốn có. Một bộ phận của phú Nôm phát triển theo khuynh hướng thông tục. Ra đời vào thế


kỷ XVIII, Ngã ba Hạc phú (Nguyễn Bá Lân) khai mở lối xây dựng hình tượng song quan, đa nghĩa hướng đến việc gây cười. Cùng với thơ Hồ Xuân Hương, mảng tục phú dùng lối nói ỡm ờ, trêu ghẹo để miêu tả “chuyện ấy”, “cái ấy”.

Từ là thể loại xuất phát ở Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ giai đoạn tiền kỳ nhưng không chiếm lĩnh được toàn bộ đời sống văn học như thơ và phú. Trong giai đoạn trung kỳ, từ hiện diện một cách mờ nhạt, thường là được viết chêm vào truyện truyền kỳ. Sang giai đoạn hậu kỳ, từ khởi sắc hơn. Nguyễn Khản, Phạm Thái, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Đào Tấn... là những tác giả viết từ nổi tiếng. Từ là thể loại tình tứ, trau chuốt, diễm lệ, thích hợp bộc lộ những tâm tình da diết. Đau lòng nhất không gì ngoài nỗi sầu li biệt, nỗi sầu bao trùm lên cảm hứng văn học giai đoạn hậu kỳ: “Tối thương tâm – Li ca tài đoạn – Li trường nhẫm địa trừu tự – Oanh hoa xuân đa thiểu” (Xót xa thay – Li ca vừa dứt – Lòng sầu sợi tình vừa rút – Oanh hoa rốt cuộc xuân nhiều ít?) (Tống biệt, điệu Mô ngư nhi – Miên Thẩm) [19, tr.31].

Ngoài thơ, phú, từ, ngâm khúc và hát nói là hai thể loại mới đậm chất trữ tình. Sau khi ra đời, chúng nhanh chóng trở thành những thể loại chính trên văn đàn. Ngâm khúc chính thức hình thành với Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (ước đoán sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất năm 1745). Tác phẩm đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ nói riêng, giới sáng tác nói chung, đến mức nhiều người như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Phan Huy Ích.. đã chọn phỏng dịch tác phẩm sang chữ Nôm. Ngâm khúc là thể loại thấm đượm niềm bi ai của những nỗi sầu oán triền miên, những đau đớn, bất lực không lối thoát. Nửa cuối thế kỷ XIX, ngâm khúc vẫn có những tác phẩm giá trị như Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận (1815 - 1886), Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ (khoảng sau 1855), Thu dạ hoài ngâm của Nguyễn Văn Cẩm (1874 - 1929) trước khi mất đi địa vị vào thế kỷ XX.

Hát nói vươn đến đỉnh cao vào nửa đầu thế XIX cùng những tác phẩm có giá trị của Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858), Trương Quốc Dụng (1797 - 1864), Cao Bá Quát (1809 - 1855), Nguyễn Bá Nghi (1807 - 1870). Nửa cuối thế kỷ XIX, hát nói tiếp tục được khẳng định với tác phẩm của Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), Dương Khuê (1839 - 1902), Dương Lâm (1851 - 1920), Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905)...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023