Lời bàn khải Phan Lê Phiên viết cho Càn nguyên ngự chế thi tập của chúa Trịnh Doanh đại khái tổng kết tất cả yêu cầu về lục nghĩa “phong, nhã, tụng, phú, tỉ, hứng” và bút pháp thành kính, hòa nhã, trọng hậu của thơ ca chính thống:
“Công việc dọc đất ngang trời, dựng nghiệp đế vương, mở nền bình trị, anh hoa phát ra lời thơ, tốt đẹp còn mãi trong sử sách, nên các thánh vương trước nối ngôi, nhờ được di mưu của các thánh tổ, chuộng việc văn kính theo mưu trước, trọng việc học xét lời dạy xưa. Để sửa sang đạo hóa tìm rõ đầu mối ở Chín Kinh; để nung đúc tính linh thì thường thấm nhuần lục nghĩa; lòng chứa chan lý thú, tình dào dạt văn thơ; răn các tướng, khuyên các quân, theo lối cũ của thơ Thất di, thơ Xa công; nhớ người đi sứ, khen người nhiều tuổi, rõ là phong thái của thơ “Hoàng hoa”, thơ “Hàng vi”; tỏ lòng thành kính, như thơ “Văn hán”, ngụ hứng vui chơi, như thơ “Quyển a”; trong cung cấm thì bảo ban nghiêm chỉnh, nêu phép thường như thơ “Tư trai”; ngoài triều đình thì hỏi han khuyên răn, theo mưu hay như thơ “Phóng lạc”.” [224, tr.154-155]
Ý thức về thế giới như hiện thân của đạo lý mang đến cho văn chương những giá trị to lớn không thể phủ nhận. Nhưng điều đó cũng tạo ra một quán tính trì níu văn chương trên hành trình tìm kiếm tiếng nói mới. “Vật cùng tất phản”, khi đã đi đến tận cùng của “đạo”, văn học tất yếu bùng phát nhu cầu khám phá hiện thực từ một góc nhìn mới, góc nhìn xuất phát từ phạm trù “tình”.
2.1.1.2. Ý thức về “tình”
“Sự xúc cảm nảy sinh thi hứng” (Lời bình Dương mộng tập – Vũ Trọng Đại) [224, tr.191]; “tình biểu hiện ra lời mà thành văn” (Lời bình Đào hoa mộng ký – Tương Giang Mai Cát Phủ) [224, tr.200]. Cảm xúc dần tự giải thoát khỏi trói buộc của nhận thức lý tính nên đôi mắt người nghệ sĩ bắt đầu nhìn thấy bản chất khác của hiện thực. Cái khung đạo đức chật hẹp bị phá vỡ. Thế giới qua cắt nghĩa của nhà nho tài tử là thế giới của “tình”. Giới tự nhiên về cơ bản đồng nhất với con người. Trong Tựa “Tập thơ về nỗi nhớ thương đằng đẵng” của Nguyễn Kỳ Trai, Phạm Nguyễn Du nhận xét:
“Ở trời đất là thu đông, ở con người là buồn nhớ. Thu đông là buồn nhớ của đất trời, buồn nhớ là thu đông của nhân loại. Nói chung, trong khoảng mịt mờ, một khi xoay chuyển, có âm ắt có dương, có hiện ắt có mất, có xuân hạ ắt có thu đông, có vui mừng ắt có buồn nhớ. Có lẽ chẳng ai biết cái gì nó xui nên như thế mà lại cứ như thế. Trời đất không nói thì cái chẳng ai biết cái gì nó xui khiến nên như thế được ký thác nơi tiết tấu âm thanh.” [184, tr.354]
Hiện thực trong văn học thấm đẫm tình cảm của con người cá nhân, những tình cảm đời thường, thay vì chỉ mang tình cảm siêu việt của người quân tử hoặc bậc thánh:
“Cái đạo của người quân tử, nói cho cùng là quan hệ vợ chồng. Vợ chồng là sự bắt đầu của luân lý làm người.” (Bài tựa đặt sau tập thơ Thu Dương lục – Bùi Dương Lịch) [224, tr.178]
Có thể bạn quan tâm!
- Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX - Từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác - 7
- Sự Ảnh Hưởng Của Văn Học Trung Quốc
- Tính Khả Thủ Và Triển Vọng Của Việc Nghiên Cứu Đối Tượng
- Sự Vận Động Trong Ý Thức Về Mối Quan Hệ Giữa Tác Giả, Tác Phẩm Và Người Đọc
- Đề Trần Thận Tư Học Quán Thứ Phương Đình Vận, Kỳ 1 (Đề Học Quán Của Trần Thận Tư Theo Vần Của Phương Đình,bài 1)
- Ý Thức Về Cách Đọc “Hướng Tình” Trong Quá Trình Tiếp Nhận
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Vũ trụ là nơi chứng kiến vui buồn tan hợp của đời người:
Bi hoan ly hợp
Tổng thị hóa nhi quyền. (Chốn vui buồn tan hợp, Con tạo thảy cầm quyền.)
(Tổng luận Đào hoa mộng ký – Tương Giang Mai Cát Phủ) [141, tr.607 - 608]
Biến hóa của vũ trụ, của sinh mệnh gây nên những nỗi xúc động lớn lao cần đến sự an ủi của sáng tạo nghệ thuật:
“Đã không giữ được mực thường, thì tất có cuộc biến... Cái biến ấy đã khác với cái thường thì phàm ai gặp phải thời ấy, bước vào cái cảnh ấy, ngổn ngang những biến cố ở trước mắt, chồng chất những khối lỗi ở trong lòng, mới phải mượn đến bút mực để chép ra, như những truyện anh hùng, truyện phong tình, truyện trung thần, liệt nữ, truyện đạo sĩ ni cô, chẳng qua là mượn ngòi bút, tờ giấy để chép những cái cảnh ngộ lịch duyệt của bản thân mà thôi.” (Tựa Đoạn trường tân thanh
– Phong Tuyết chủ nhân) [224, tr.222 - 223].
Văn chương không giới hạn trong việc phản ánh chuyện cao cả hay tấm gương đạo đức. Những câu chuyện đau đớn, chia ly cũng là một phần của cuộc sống nhân loại. Chúng cần phải được tái hiện trong văn học. Vũ Trinh, tác giả của Lan Trì kiến văn lục, tổng kết lại rằng:
“Hồng nhan bạc mệnh là lời than chung từ ngàn xưa. Vương Tường6 làm vợ người Hồ, Tây Tử7 phải theo Xuy Di8, rốt cuộc đều chẳng ra làm sao cả! Nhưng nấm mồ xanh9 nương bóng hoàng hôn, lá thuyền côi10 dưới vầng trăng sáng vẫn còn được tài tử văn nhân lấy làm giai thoại. Tiểu Thanh11 nuốt hận bởi người vợ cả ghen tuông, Lý Tú12 mất trinh do người đàn bà giảo hoạt. Lục Châu13 nhảy từ lầu cao, Thúy Kiều14 gieo mình sông lớn. Đọc lại tích xưa, người tri kỷ còn xót xa rơi lệ.” [tr.138 - 139]
Con người, trung tâm của bức tranh tự nhiên và xã hội, được khám phá từ bản chất tự nhiên, và bản chất tự nhiên này do nhiều khía cạnh cảm xúc như yêu, giận, hờn, ghen hợp lại mà thành. Tình yêu và cả tình dục lúc này không còn bị gán cho tính chất xấu xa:
Trăm năm là kiếp ở đời,
6 Vương Tường: tức Vương Chiêu Quân, cung nữ của vua Hán Nguyên Đế, nổi tiếng tài sắc, sau bị gả cho vua Thiền Vu là Hô Hàn Tà.
7 Tây Tử: tức Tây Thi, một mỹ nhân tuyệt thế thời Xuân Thu. Việt Vương Câu Tiễn bị thua ở Cối Kê, Phạm Lãi dâng Tây Thi cho Ngô vương Phù Sai. Sau nước Ngô mất, Tây Thi theo Phạm Lãi trốn sang nước Tề.
8 Xuy Di: là tên của Phạm Lãi khi ở nước Tề.
9 Chỉ ngôi mộ của Vương Chiêu Quân.
10 Sau khi đánh bại nước Ngô, Phạm Lãi bỏ đi ở ẩn, thả một con thuyền ở vùng Ngũ Hồ.
11 Tiểu Thanh họ Phùng, là vợ bé của Phùng Sinh, người Hàng Châu. Tiểu Thanh hay thơ, tài sắc hơn người, bị vợ cả ghen tuông bắt ra ở riêng trên núi Cô Sơn, gần Tây Hồ. Chẳng bao lâu sau nàng buồn rầu, phẫn uất mà chết.
12 Lý Tú: chưa rõ
13 Lục Châu: người thiếp yêu của Thạch Sùng đời Tấn. Tôn Tú muốn Lục Châu nhưng Thạch Sùng không chịu. Tú giả mệnh vua, tịch thu tài sản của Thạch Sùng, định cướp Lục Châu nhưng nàng nhảy lầu tự tử.
14 Thúy Kiều bị Hồ Tôn Hiến ép gả cho một viên thổ quan, đã gieo mình xuống sông Tiền Đường.
Vòng trần này đã mấy người trăm năm.
Cuộc phù sinh có bao lăm,
Nỡ qua ngày bạc mà lầm tuổi xanh. Duyên tế ngộ, hội công danh
Là hai, với nghĩa chung tình là ba.
(Mai Đình mộng ký – Nguyễn Huy Hổ) [240, tr. 647]
Thế nhân mạc oán tài tình lụy, Không tài tình quang cảnh có ra chi. Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề,
Có yến yến hường hường mới thú!
(Tài tình – Nguyễn Công Trứ) [33, tr.69]
Cao Bá Quát bình luận về Hoa tiên, qua đó khái quát một ý thức mới về mối quan hệ giữa hiện thực và văn học:
“Xưa nay cái nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ. Đem cái đó mà giải thích ra, theo loại mà suy rộng ra, thì cái lý trong thiên hạ đã biết được quá nửa rồi. Ta đối với truyện Hoa tiên riêng có một mối cảm là vì thế.” (Bài tựa chép sau truyện “Đệ bát tài tử Hoa tiên ký diễn âm”) [tr.1684]
Tuy vẫn hấp thu văn học Nho giáo nhưng tác giả giai đoạn hậu kỳ bằng hình thức khác nhau và ở mức độ khác nhau thể hiện xu hướng đối kháng lại với truyền thống tuyệt đối hóa mối quan hệ giữa “văn” và “đạo” của Nho giáo. Họ hướng đến những chiều kích khác của hiện thực mà ở đó sự bùng phát của khát vọng cá nhân, của tình yêu lãng mạn và dục vọng bốc đồng là một phần không thể thiếu:
Nương lơn15 nhẹ hóng mát chiều, Vàng pha gió quế16 trắng dìu hương sen.
Gác rèm câu nguyệt xiên xiên,
15 Nương lơn: đứng tựa bao lơn ngoài hiên.
16 Gió quế: gió thu. Gọi là gió quế vì vào quãng tháng tám, cây quế thường nở hoa. Gió thu còn gọi là gió vàng (kim phong) vì theo ngũ hành, kim thuộc về mùa thu.
Này hôm ả Chức chàng Khiên họp vầy.
Hẹn lành năm một đêm nay, Trên kia còn vậy dưới này khiến sao!
Từng là trăng gió duyên nào, Bể sâu là nghĩa non cao là tình.
(Hoa tiên) [240, tr.95]
Cách nhìn mới về vũ trụ và văn học chưa được đúc kết thành hệ thống lý luận mà thường chỉ thể hiện tản mát trong tác phẩm. Khi Nguyễn Du viết “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều) thì sợi dây kết nối tình và cảnh chính là sự thấu cảm (empathy). Chỉ người tri âm mới lắng nghe được nhịp điệu cảm xúc của vũ trụ:
Kỳ trung tự hữu thanh thương điệu, Bất thị sầu nhân bất hứa tri.
(Sơ thu cảm hứng kỳ II – Nguyễn Du) (Trong tiếng kêu có điệu thanh thương,
Không phải người buồn thì không biết được.)
(Cảm hứng đầu thu kỳ II) [39, tr.319]
Giới tự nhiên sẽ bị cảm xúc thể hiện qua nghệ thuật hấp dẫn, từ đó nảy sinh biến hóa:
Mai Sinh dạ sách Nguyễn, Thủy tác Nam thương thanh. Sơ tinh điểm điểm lạc,
Thiên vũ phù vân tứ hợp. Sắt súc kim ti sinh,
U song lãnh vũ đoạn tục trích.
(Ẩm Nguyễn tú tài thư các dạ thính Mai Sinh đàn Nguyễn ca – Cao Bá Quát) [116, tr.20]
(Đêm nghe Mai Sinh gảy cây đàn Nguyễn, Thoạt đầu dạo tiếng Nam thương.
nhiên:
Sao thưa từng ngôi lặn tắt,
Những đám mây trôi trên bầu trời từ các nơi tụ lại. Tiếng đàn ngập ngừng (làm) gió thu nổi,
Giọt mưa lạnh đứt nối ngoài song cửa tối mờ.)
(Bài ca đêm uống rượu ở gác sách tú tài họ Nguyễn, nghe Mai Sinh gảy đàn Nguyễn)
Thế nhưng có lúc Nguyễn Du vẫn cảm thấy rất cô đơn dù đứng giữa thiên
Nhân tự tiêu điều, xuân tự hảo.
(Xuân tiêu lữ thứ) [39, tr.168] (Người thì tiều tụy nhưng xuân vẫn cứ đẹp)
Nhân tự bi thê, thảo tự thanh.
(Thanh minh ngẫu hứng) [39, tr.157] (Người buồn thì cứ buồn, cỏ xanh thì cứ xanh)
(Ngẫu nhiên cảm hứng nhân tiết thanh minh) Thiên nhiên được quan sát qua đôi mắt của con người lạc lõng giữa vòng
tuần hoàn của vũ trụ. Vũ trụ dường như cũng không thể ôm chứa hết những nỗi niềm riêng của con người. Điều đó khiến thơ Nguyễn Du có tính hướng nội mạnh mẽ. Dường như mọi sự hiện hữu đều là hiện hữu phi lý, vì như chính Nguyễn Du cảm thán con người sẽ luôn phải chịu đựng tình cảnh đau khổ không lời giải: “Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu” (Văn tế thập loại chúng sinh).
2.1.2. Ý thức về “thực” và “hư”
2.1.2.1. Ý thức về “thực”
Mối quan hệ hiện thực – văn học còn được người xưa biện giải qua cặp phạm trù “thực” và “hư”, “có” và “không”. “Thực” là cái mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan “mắt thấy, tai nghe” và lý giải được bằng nhận thức. Truyền thống “thuật nhi bất tác” (chỉ kể lại mà không sáng tác) khởi nguồn từ Khổng Tử có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhà nho. Đặc biệt với sử ký, ghi chép đúng sự thực là yêu
cầu quan trọng bậc nhất. Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử dẫn ý kiến của Âu Dương Tu, một trong những triết gia nổi tiếng đời Tống:
“Âu Dương Công nói: Những năm gần đây, các nhà soạn sử thường là quá giản lược, chép việc bỏ sót trăm phần không còn một, cho đến những việc quan hệ đến sự thể lớn cũng giấu kín mà không ghi chép. Cái tệ này do ở các quan Tu soạn ở tòa sử, chỉ chép theo những tờ báo cáo của Ti gửi về mà không dám chép những điều mắt thấy tai nghe của mình.” [47, tr.25]
Trong thời trung đại, thời kỳ văn - sử - triết bất phân, sử ký và ngòi bút ngụ ý bao biếm khi tái hiện hiện thực luôn được đề cao. Vì vậy, khi bình luận về tác phẩm, các tác giả trung đại cũng thường bị chi phối bởi điều đó, chẳng hạn qua bài Tựa Lan Trì kiến văn lục, Ngô Thì Hoàng khẳng định tác phẩm của Vũ Trinh rất có giá trị bởi lẽ: “Sách này về phép ghi chép thì cũng giống như Sưu thần, Tề hài, còn về nội dung thì có ngụ bút của Thái sử công” [232, tr.16]. Sưu thần ký, Tề Hài ký là hai bộ sách ghi chuyện thần, quái. Thái sử công chỉ Tư Mã Thiên, sử gia Trung Quốc nổi tiếng. Phía sau ngòi bút của Vũ Trinh vẫn là tư duy viết sử. Mục đích của sáng tác mang ý nghĩa vô cùng lớn lao:
“Ông trời ban cho ta trí thông minh. Đất mẹ trao cho ta văn chương. Những điều thấy được, nghe được thì truyền lại cũng là để bổ sung cho chỗ bất cập của trời đất, tạo hóa vậy.” [232, tr.15]
Tuy nhiên, trước câu hỏi loại hiện thực nào xứng đáng được ghi chép vào văn chương, nhiều tác giả giai đoạn này lựa chọn mở rộng đường biên hiện thực sang phạm vi chuyện thường nhật. Nếu chuyện đáng ghi chép ở hai giai đoạn trước chủ yếu là chuyện về bậc thánh, vua chúa, danh thần thì giai đoạn hậu kỳ, tác giả quan tâm hơn đến con người đời thường. Lê Quý Đôn biện luận đấy là phép ghi chép tường tận:
“Đọc sách Tả truyện và Quốc ngữ mới biết người xưa ghi chép sự việc tường tận. Cho đến những câu chuyện nói riêng với nhau, những lời thân thiết gần gũi nhau, những lời đoán mộng, những lời xem bói, không có điều gì mà người xưa không biên chép, cũng chưa từng thấy là rườm rà.” [224, tr.97]
Lan Trì kiến văn lục ghi chép đủ loại, từ chuyện bậc quần thoa trinh liệt, chuyện tài tử, giai nhân đến chuyện động vật có nghĩa, làm cho người xem xúc động: “Tôi đọc sách này có được thu hoạch sâu sắc. Truyện Ca nữ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thương giai nhân chẳng gặp thời, cũng là ngụ lời than tài tử số phận lạ lùng... Cá, hổ có nghĩa hiệp, gà chó ấy thân người.” [232, tr.19]
Ghi chép những điều mắt thấy tai nghe không chỉ phát huy sức ảnh hưởng trong văn xuôi tự sự mà còn lan tỏa sang thơ ca. Nguyễn Du viết Sở kiến hành, nghĩa là Những điều trông thấy:
Bất tri quan đạo thượng, Hữu thử cùng nhi nương Thùy nhân tả thử đồ
Trì dĩ phụng quân vương. (Không biết trên đường cái Có mẹ con đói khổ nhà này Ai người vẽ bức tranh đó,
Đem dâng lên nhà vua.) [39, tr.449]
Thơ ca bám vào cái thực vì mục đích can gián. Ngoài ra, ngòi bút viết thơ được yêu cầu phải mang tính chất như ngòi bút viết sử “trong sử không có thi, nhưng trong thi có sử” (Bài tựa “Việt sử tam bách vịnh tập) [224, tr.290]. Do đó, diễn ca lịch sử được đánh giá cao:
“Trong các bài ấy, tài liệu chọn lọc, lời văn cô đúc, ý nghĩa sâu sắc, trích điều chính, đúng cho là đúng, sai cho là sai, khen chê có đắn đo kỹ lưỡng, trong cái vẻ ôn, nhu, khoan hậu vẫn không sai nghĩa quần, oán, hưng, quan”. (Bài tựa “Việt sử tam bách vịnh tập”) [224, tr.290]
Nguyễn Đình Chiểu trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp mượn lời nhân vật, nhấn mạnh yêu cầu thơ phải học theo phong cách viết sử:
Học theo ngòi bút chí công Trong thơ có ngụ tấm lòng Xuân Thu.
[17] (Câu 1151-1152)