Sự Ảnh Hưởng Của Văn Học Trung Quốc


Đối với vấn đề thực học, vua Lê Thánh Tông ngay từ buổi Nho giáo hưng thịnh nhất đã từng đề xướng cái học có ích cho sự phát triển của quốc gia:

Tâm chính gia tề nhất quán chi Thù phi trùng triệu đấu thần kỳ Vị nhân vị kỷ nghi tiền biện

Hy thánh hy hiền vụ trí tri.

Khổng Mạnh văn chương thùy hậu thế Y Chu sự nghiệp tá minh thì

Sĩ phong đôn thượng chân nho xuất Dục ngã hi triều đại hữu vi.

(Thực học) [255, tr. 769] (Cái đạo tu thân tề gia chính là cái đạo nhất quán của Khổng Tử Chớ có tập trung vẽ vời nhố nhăng chỉ để khoe tài

Trước hết nên phân biệt cho rõ cái học vì bản thân mình (tu dưỡng đạo đức) chứ không phải để khoe khoang với người khác.

Nếu muốn thành thánh hiền thì phải học cho đến nơi đến chốn Kinh điển Nho gia còn đó truyền lại cho hậu thế

Sự nghiệp Y Doãn, Chu Công giúp phát huy cả một thời đại Phải biết nâng cao tác phong sĩ khí để có được bậc chân nho Giúp cho triều đại ta làm những việc lớn lao.)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Triều Lê Trung hưng, Bùi Sĩ Tiêm (1690 - 1733) phê phán lối học khoa cử, vô bổ đối với việc cai trị, đề nghị chấn hưng thực học để đào tạo nhân tài. Cao Bá Quát (sinh khoảng năm 1809), sau chuyến đi hiệu lực sang Tân Gia Ba (Singapore), cũng ý thức sự bế tắc của hệ thống giáo dục theo kiểu truyền thống:

Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự Hữu như xích hoạch lượng thiên địa

Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX - Từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác - 8

Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn Thủy giáp lục hợp hà mang mang

Hướng tích văn chương đẳng nhi hý


Thế gian thùy thị chân nam tử Uổng cá bình sinh độc thư sử.

(Đề sát viện Bùi Công Yên Đài Anh ngữ khúc hậu) (Đáng phàn nàn cho ta chỉ biết đóng cửa mà gọt giũa câu văn, Lải nhải nhai lại từng câu từng chữ

Có khác chi con sâu đo muốn đo cả đất trời Từ khi vượt bể qua đất Ba Sơn

Mới cảm thấy vũ trụ là bao la

Chuyện văn chương trước đây thực là trò trẻ con, Trong thế gian này ai thực là bậc tài trai

Lại phí cả cuộc đời cho những pho sách cũ?) [115, tr. 386 - 389]

Tiếp thu kiến thức phương Tây, Nguyễn Trường Tộ đề ra đường lối mới cho cái học thực dụng, hoàn toàn vượt ra lối mòn của lối học Nho giáo. Tuy nhiên, đó lại là một vấn đề khác liên quan đến văn học quốc ngữ, không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.

Thế kỷ XVIII, trên bình diện lý luận còn nảy sinh khuynh hướng dung hợp Phật và Đạo vào Nho giáo. Lấy đạo Nho làm trung tâm, một số học giả dùng khái niệm của Nho giáo để lý giải Phật giáo, Đạo giáo. Đối với các vấn đề của Phật giáo, Đạo giáo, Lê Quý Đôn sử dụng thuyết “lý - khí” giải thích: “Học thuyết của tiên gia, chuyên nói về luyện hình; học thuyết của Phật gia, chuyên nói về luyện thần. Hình với thần đều nhờ có khí mới đứng vững được: khí tụ thì đạo mới thành; khí tán thì đạo không thành.” (Vân Đài loại ngữ), [46, tr.74].

Lê Quý Đôn thừa nhận nhiều hiện tượng như quỷ thần, bói toán, phong thủy…, khẳng định những điều tồn tại vượt qua hiểu biết con người: “Sách Trúc phả của Đái Khải Chi đời Tấn nói: “Trời đất vô biên, thương sinh vô lượng. Người ta nghe thấy cái gì, nhân theo nếp cũ mà làm rồi mới biết”. Nói thế không đúng. Nếu cái gì mà tai không nghe thấy, mắt không trông thấy đều cho là không phải, chẳng hóa ra là ngu xuẩn lắm ru!” (Vân Đài loại ngữ) [46, tr.73]


Đấy là một quan niệm đáng chú ý về hiện thực vì nhiều nhà nho trong thế kỷ XVIII – XIX chia sẻ quan niệm tương tự qua các tác phẩm có tính chất ký sự chẳng hạn Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)…

Lý luận về “tâm” và “tính” của Nho và Phật được đồng nhất. Ngô Thì Nhậm trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh biện giải như sau:

“Nho thì có Nho quân tử, Nho tiểu nhân; Thích thì có Thích quân tử, Thích tiểu nhân. Nho quân tử thì vị kỷ, Nho tiểu nhân thì vị nhân. Thích quân tử thì vị nhân, Thích tiểu nhân thì vị kỷ. Nhà Nho bàn về chữ “kỷ” và chữ “nhân” là nhìn nhận về mặt tâm tính. Thích quân tử xả “kỷ” để cứu vớt người. Thích tiểu nhân dọa người để nuôi mình. Đứng về mặt “lý” và “dục” mà phân chia, thì chữ “nhân” và chữ “kỷ” của đàng này (Phật) so với chữ “nhân” và chữ “kỷ” đàng kia (Nho) công phu tác dụng tuy không giống nhau nhưng qui kết lại về tâm tính, thì chỉ một mà thôi. Vì vậy cho nên nhà Nho nói “chính tâm”, nói “thành tính”; nhà Phật nói “minh tâm”, nói “kiến tính” đều là nói: Đạo người quân tử rộng khắp mà kín đáo.” [59, tr.236]

Phan Huy Ích tán thành cách giải thích của Ngô Thì Nhậm vì ông cho rằng làm rõ những chỗ mơ hồ của Phật giáo sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với việc định hướng cho hiểu biết và hành động cho con người:

“Ông anh vợ tôi là Hy Doãn Công, quan Thị trung Đại học sĩ, học thức cao rộng, hơn hẳn người thường. Kinh nghiệm đúc kết càng uyên thâm, sự nghiệp càng thêm tinh tuý, Tam giáo cửu lưu, Bách gia chư tử không gì là không thâu tóm được đầy đủ, hợp với tấm lòng rộng lớn, đủ để điều khiển được muôn vật, nắm vững được Tam huyền. Bộ sách Hai mươi bốn thanh âm của ông soạn ra, đã đem hết những chỗ mà lời lẽ của nhà Phật còn lờ mờ huyền bí, chia cắt thành từng đoạn, thâu tóm, tập hợp thành đầu mối theo thứ tự từng tiết, cho nên những gì là tinh tuý, uẩn súc đã được mở rộng ra, rồi đem công hành trên bản in để tỏ rõ cho rừng Thiền được biết” [59, tr.37 - 38].


Bàn luận sâu về lý thuyết Phật giáo như Ngô Thì Nhậm là một trường hợp đặc biệt. Dấu vết ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhiều nhà nho chủ yếu là ở tác phẩm văn học. Thay vì bàn luận về các phạm trù uyên áo “vô – hữu”, “sinh – tử”, “sắc – không”, họ hướng đến tinh thần từ bi hỷ xả, cứu khổ của cứu nạn của Phật A Di Đà:

Tiết đầu thu dựng đàn giải thoát, Nước tịnh bình tưới hạt dương chi Muôn nhờ đức Phật từ bi,

Giải oan cứu khổ hồn về Tây phương. [185, tr.293]

(Văn tế thập loại chúng sinh – Nguyễn Du)

Vị biện sắc không giới, Đãn cầu nhân thế liên.

(Thanh Giang tự tỵ thử – Nguyễn Khuyến) (Sắc không huyền diệu chẳng bàn,

Đoái thương nhân thế muôn vàn cậy trông.)

(Tránh nóng ở chùa Thanh Giang) [87, tr.42]

Rằng: Xin đợi lại mấy ngày, Cầu trời khấn Phật hoa này lại tươi.

(Nhị độ mai – Khuyết danh) [266, tr. 60]

Giải thoát nhờ vào tha lực là tinh thần của Tịnh độ tông. Tu theo Thiền tông thì “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật” (tu Phật không ỷ vào kinh kệ văn tự, vào sự truyền đạo từ bên ngoài, mà chủ yếu vào tâm mình gặp được tính Phật là thành Phật), còn tu theo Tịnh độ tông thì mục đích là muốn tái sinh nơi Tây phương Cực lạc của Phật A - di - đà. Do đó, đặc tính của tông này là niềm tin nhiệt thành vào sức mạnh phổ độ chúng sinh của Đức Phật. Bên cạnh đó, triết lý vũ trụ quan, nhân sinh quan của Đạo đức kinh (Lão Tử),

Nam hoa kinh (Trang Tử) ảnh hưởng đến nhiều nhà nho Việt Nam. Xuyên suốt thời kỳ trung đại, tinh thần vô vi, thanh tĩnh bàng bạc trong tác phẩm của nhà nho:

Bách niên phù thế nhân giai mộng,


Bán nhật thâu nhàn ngã diệc tiên.

(Du Côn Sơn – Nguyễn Phi Khanh) (Cuộc đời nổi trôi trăm năm kiếp người như giấc mộng, Ăn trộm được cái nhàn nửa ngày thì ta cũng là tiên).

(Chơi núi Côn Sơn) [262, tr.423]

Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 79 – Nguyễn Bỉnh Khiêm) [155, tr.726]

Tiêu dao chân mạn hứng, Đạm mị khả luân tâm.

(Mạn hứng – Cao Bá Quát) (Tiêu dao thực là hứng thú tràn trề,

Chợp mắt, có thể dốc nỗi lòng.)

(Chợt hứng) [116, tr.876 - 877]

Thế kỷ XVIII – XIX, việc tu tiên trở nên phổ biến. Theo Trần Văn Giáp, Thượng thư Bộ Lại, quốc sư quốc lão, Viên quận công Nguyễn Hoản về già dốc lòng theo đạo tu tiên, dùng con gái làm “nữ đỉnh” để luyện thuốc. Nguyễn gia thế đức phổ chép: “Nguyễn Hoản năm bảy mươi tuổi theo đạo tu tiên, nuôi con gái mười lăm tuổi làm đỉnh5” [184, tr.9]. Văn học không thiếu những câu chuyện tu tiên. Lan Trì kiến văn lục Tang thương ngẫu lục đều có truyện về Phạm Viên, một người bình thường đắc đạo thành tiên. Theo Lan Trì kiến văn lục, Phạm Viên là người huyện Đông Thành, Nghệ An, con của tiến sĩ Phạm Chất. “Ông thường đọc Liệt tiên truyện, trong lòng hâm mộ các bậc tiên thánh, liền bỏ cả sách vở, chuyên luyện thuật tu tiên” (Phạm Viên) [232, tr.40]. Thời này, nhiều nho sĩ tin vào phép thuật, phong thủy, bói toán, lý giải sự thịnh suy của đời người, việc hưng phế của triều đại dựa trên vị trí mồ mả tổ tiên, thế đất, thế núi. Sở dĩ vua Đinh Tiên Hoàng


5 Đỉnh là dụng cụ nấu thuốc của đạo sĩ; nữ đỉnh được dùng ở đây với nghĩa: “dùng đàn bà con gái làm dụng cụ làm thuốc thần tu tiên”.


nắm được quyền lớn là vì ông táng mộ cha vào huyệt miệng ngựa (Đinh Tiên Hoàng Công dư tiệp ký). Gia đình Nguyễn Trãi mắc vạ lớn tru di, nguyên nhân ở chỗ vị trí mả tổ nhà ông nằm trúng vào nơi có hình thế “Tướng quân cụt đầu”. Về thế đất ấy, trong bản Kiểm ký của Hoàng Phúc nói rằng: “Nhị Khê mạch đoản, họa thảm tru di” (Ông Lê Trãi Tang thương ngẫu lục). Giữa thời loạn sinh ra kẻ gian hùng như Nguyễn Hữu Chỉnh là do năm xưa ông Giám sinh họ Đỗ cắm lầm một cái huyệt cho cha Quận Bằng (Mả tổ Quận Bằng Tang thương ngẫu lục). Hơn nữa, Tang thương ngẫu lục dành hẳn một thiên kể về lai lịch, tài năng của bậc thầy nổi tiếng về thuật phong thủy sánh ngang với người Trung Hoa là Tả Ao tiên sinh, người làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Nhìn chung, Đạo giáo có sức sống lâu bền trong cấu trúc tư tưởng – văn hóa dân tộc không thua kém Phật giáo, Nho giáo.

Trong văn học, hệ tư tưởng trở thành tiếng nói lý tưởng, khát vọng nhân sinh, thể hiện qua sự quan tâm của tác giả đối với thế giới và xã hội, với tự nhiên và con người. Ý thức nghệ thuật có quan hệ nhiều mặt với hệ tư tưởng, do đó, sự vận động của hệ tư tưởng tác động đến sự vận động của ý thức nghệ thuật. Ý thức nghệ thuật có thể gắn bó với tư tưởng chủ đạo của một giai đoạn văn học. Tuy nhiên, khi có sự xuất hiện của tư tưởng đối lập với tư tưởng chủ đạo, ý thức nghệ thuật mới sẽ được sinh ra.

1.2.4. Sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc

Mặc dù các yếu tố ''nội sinh'' chi phối sự vận động của văn học nhưng trong nhiều trường hợp, không thể bỏ qua vai trò của yếu tố ''ngoại sinh''. Suốt thế kỷ XVIII – XIX, văn học trung đại Việt Nam vẫn tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc. Sự ảnh hưởng đó rất phong phú, phức tạp với nhiều kiểu, nhiều nguồn, nhiều khuynh hướng. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những ảnh hưởng có ý nghĩa quan trọng đối với sự vận động của ý thức nghệ thuật dẫn đến sự thay đổi về chất của văn học Việt Nam giai đoạn hậu kỳ.

Giai đoạn này, thuyết ''tính linh'' của Viên Mai (1716 - 1797) phổ biến trong đời sống văn học. Theo Nguyễn Thanh Tùng, ''về mặt khái niệm, từ ''tính linh'' đã


xuất hiện từ lâu ở Trung Hoa (ít ra là ở trong thiên Nhạc chí (thượng) sách Tấn thư… Thuyết tính linh nảy nở ở thời Minh và chín muồi ở thời Thanh'' [242, tr.141- 142]. Viên Mai là người hoàn thiện lý thuyết này. Trong khi phái ''tiền hậu thất tử'' đời Minh cổ xúy cho phong trào phục cổ, đề ra công thức ''văn tất Tần Hán, thi tất Thịnh Đường'' và bắt chước cổ nhân một cách rập khuôn thì đối lập lại, Viên Mai quan niệm rằng thơ cần khởi phát từ sự chân thật của cảm xúc. Phê phán thuyết cách điệu, Viên Man nhấn mạnh đến ''tính tình'': ''…Xưa nay những người tài phận thấp kém thường hay nói cách điệu (tức cách luật và âm điệu) mà không hiểu phong thú. Vì sao vậy? Vì cách điệu là một thứ khung rỗng tuếch, còn phong thú thì chuyên miêu tả tính linh của con người… Có tính tình tức có cách luật, cách luật không ở ngoài tính tình'' [129, tr.14]. ''Cách'' là sự hợp quy tắc về thể thơ, ''điệu'' là những vấn đề thuộc về gieo vần, thanh điệu. Thơ ca hướng đến đẽo gọt quá mức về mặt hình thức ngôn từ sẽ bỏ quên mất yếu tố quan trọng nhất là sự chân thật của tình cảm, cảm xúc. Qua cách diễn giải của Viên Mai, ''tính linh'' được hiểu theo nghĩa tính tình chân thật. Nguyễn Kim Châu phân tích như sau: ''…nếu tình chủ yếu dùng để chỉ những trạng thái cảm xúc, những hỷ nộ ái ố đời thường ai cũng có, thì tính lại dùng để chỉ bản chất, tính cách được hình thành bởi tâm lý riêng và ổn định chi phối mọi cách ứng xử của cá nhân, thậm chí độc đáo đến mức có thể xác định một ''cái tôi'' không hòa lẫn trong đời sống và trong thơ ca'' [26, tr.59]. Như vậy, cốt lõi của thơ phải là cảm xúc, bắt chước cổ nhân rập khuôn sẽ làm cho thơ trở nên sống sượng, giả dối: ''Bàn tay con gấu, bào thai con báo là thức ăn rất quý, nếu mà ăn sống nuốt tươi thì không bằng rau măng; mẫu đơn, thược dược là loài hoa rất đẹp, nếu cắt giấy ra mà làm thì không bằng hoa quỳ, hoa liễu. Vị ăn cho tươi, phong phú phải cho thật, người ta có biết điều đó, sau mới có thể nói đến thơ'' [129, tr.23]. Từ chỗ đề cao tình cảm, cảm xúc, linh cảm trong sáng tác thơ ca, Viên Mai nhấn mạnh đến cá tính của người sáng tác. Làm thơ, theo Viên Mai, không thể không có cái tôi (''tác thi bất khả dĩ vô ngã''): ''Làm thơ không nên không có bản ngã, không có bản ngã thì cái tệ bắt chước, phô diễn sẽ rất lớn…'' [129, tr.75].


Các tác giả Việt Nam như Lê Quý Đôn trong Vân Đài loại ngữ, Phan Lê Phiên trong Bàn khải về Ngự chế càn nguyên thi tập, Ninh Tốn trong Hoa trình học bộ thi tập tự đều nhắc đến hai chữ ''tính linh''. Đặc biệt, Cao Bá Quát là tác giả chịu ảnh hưởng sâu sắc của "thuyết tính linh":

Tận đạo cùng sầu lệ ái thi, Tính linh quan xứ hảo chi di.

(Phục thứ tiền vận tự di kiêm trình Phạm Phủ doãn) (Buồn quá hết chỗ nói, lại có thói yêu thơ,

Chỗ quan hệ đến tính linh là chống cằm suy nghĩ.) [116, tr.1035] (Lại theo vần trước tự tặng và trình Phạm Phủ doãn)

Cách lý giải của Cao Bá Quát về khái niệm ''tính linh'' rất gần với Viên Mai. Theo ông, ''bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình'' [224, tr.244].

Nếu sự ảnh hưởng từ Viên Mai là ảnh hưởng ''đồng thời'' thì ảnh hưởng từ Thế thuyết tân ngữ do Lâm Xuyên vương Lưu Nghĩa Khánh (403 – 444) biên soạn lại là ảnh hưởng ''khác thời''. Không phải đến thế kỷ XVIII, nhà nho Việt Nam mới biết đến Thế thuyết tân ngữ. Tuy nhiên, vào giai đoạn hậu kỳ, khi các nhà nho Việt Nam có nhu cầu đối thoại lại với quan niệm chính thống đề cao ''lý'' thì lối sống đi theo cảm hứng bộc phát, xem nhẹ sự kiểm soát của lý trí của nhiều nhân vật trong Thế thuyết tân ngữ bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Tác giả Trần Nho Thìn trong bài viết ''Trào lưu chủ tình của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế thuyết tân ngữ'' đã chỉ ra nhiều biểu hiện cụ thể chứng tỏ Thế thuyết tân ngữ ảnh hưởng đến sự vận động của văn học Việt Nam. Hồ Xuân Hương trong thơ xướng họa với ông Trần Hầu, quan Hiệp trấn Sơn Nam Thượng có viết: "Ngã bối tài tình chính sở chung'' (Tài, tình của chúng ta được chung đúc chính nơi đây) (Dữ Sơn Nam Thượng Hiệp trấn quan Trần Hầu xướng họa, kỳ 5). Mộng Liên Đường chủ nhân ở thế kỷ XIX bình về Truyện Kiều như sau: ''Bậc thánh mới quên được tình, kẻ ngu không hiểu tới tình. Vậy tình chung chú vào đâu? Chính là chung chú vào bọn chúng ta vậy'' [224, tr.224]. Cả hai tác giả đều dẫn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023