nắm được, mà lại có bản lĩnh, thì khi thể hiện ra ở điều lo toan thời sự, ở việc sắp đặt trị bình, không việc gì là ngoài cái điều đầy ứ bên trong thì tràn ra khắp ngoài.” [224, tr.77]
Trần Danh Lâm, nhà nho cùng thời với Lê Quý Đôn, khi viết lời tựa bộ sách Vân Đài loại ngữ, cũng ca ngợi năng lực tri giác, suy ngẫm và khái quát đạo lý của người làm văn học:
“Trong khoảng trời đất, vốn sẵn có đạo lí. Đạo lí ấy bao la vô cùng. Bản thể của nó rất tinh vi. Công dụng của nó rất rõ rệt. Chỉ có những bậc thánh nhân quân tử mới thể hội đầy đủ rồi phát triển thêm bằng lời nói trên sách vở: tinh thần giữ lại trong đó, khuôn phép giữ lại ở đó, không phải là một chuyện cẩu thả được vậy” [224, tr.79].
Tài năng bao hàm nhiều mặt, trong đó có tài năng học thuật “kinh bang tế thế” và tài năng nghệ thuật. Văn học thế kỷ XVIII – XIX tô đậm một nét nghĩa mới ở chữ tài. “Tài” được văn học giai đoạn tiền kỳ, trung kỳ đề cao thường là tài năng học thuật, tài “kinh bang tế thế”, “trí quân trạch dân”. Cái tài ấy gắn với con người công dân và niềm khao khát phụng sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn hậu kỳ xuất hiện kiểu nhà nho mới. Trần Đình Hượu đề xuất dùng khái niệm nhà nho tài tử để gọi nhà nho có lối hành xử “thị tài”, “đa tình”. Quả thật, trên văn đàn đương thời, dòng văn chương tài tử đã làm dấy lên mối lo ngại về việc văn chương bị đẩy khỏi cội nguồn đạo lý. Ngô Thì Chí từng than thở:
“Em thường tiếc cái học của ông cha ta, trôi dạt nơi tài tử nên không thể làm khuôn mẫu cho kẻ nho giả. [...]. Nói chung, văn chương là dòng dõi của nghĩa lí, nghĩa lí là nguồn gốc của văn chương, cho nên nguồn gốc tắc thì dòng phân li, đó là cái bệnh của kẻ làm văn.” (Lời bình bài phú Mơ thiên thai ) [224, tr.151]
Những nhà nho được xếp vào nhóm tài tử như Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Cao Bá Quát... đề cao chữ tài mang hàm ý là tài năng thiên về lĩnh vực nghệ thuật.
“Hoa” (華) nghĩa là “vẻ đẹp”, như vậy tài hoa phải là tài năng liên quan đến hoạt
động sáng tạo thiên về cái đẹp. Thi ca, âm nhạc, điệu vũ, tất cả hợp thành cuộc trình diễn của cái đẹp trên sân khấu nhân gian rộng lớn. Tài năng nghệ thuật phải được
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Khả Thủ Và Triển Vọng Của Việc Nghiên Cứu Đối Tượng
- Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX - Từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác - 10
- Sự Vận Động Trong Ý Thức Về Mối Quan Hệ Giữa Tác Giả, Tác Phẩm Và Người Đọc
- Ý Thức Về Cách Đọc “Hướng Tình” Trong Quá Trình Tiếp Nhận
- Sự Vận Động Trong Ý Thức Về Các Chức Năng Nghệ Thuật
- Tiến trình vận động của văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX - Từ ý thức nghệ thuật đến thực tiễn sáng tác - 15
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
khẳng định như một phạm trù riêng biệt, tách khỏi học vấn và đạo đức. Đó là yêu cầu mới của văn học giai đoạn hậu kỳ. Phạm Nguyễn Du dũng cảm phản bác sai lầm đồng nhất tài nghệ với đạo đức của thánh nhân:
“Thơ là tài nghệ, nhưng thánh nhân đem tài nghệ xếp vào mục chí đạo, cư đức và hoài nhân, như vậy liệu tài nghệ có thể thiếu được chăng? Các bậc hiền triết ngày xưa đầy đủ ở đạo đức và nhân nghĩa, nhưng vẫn có người chưa đầy đủ ở tài nghệ.” (Lời bạt Ảm Chương công thi tập) [224, tr.162]
Ông nhấn mạnh vào tài năng thiên bẩm, cái tạo nên năng lực sáng tạo nghệ thuật: “Tài nghệ phần nhiều nảy sinh từ thiên bẩm”, là “sự cao sáng của thiên tư” [224, tr.162]. Ngô Thì Sĩ phản đối ý kiến cho rằng giáo dục quyết định tài năng thi ca. Ngược lại, ông chứng minh phẩm chất cá nhân tạo nên phẩm chất của thơ:
“Xưa có người thợ lấy rìu gọt vết bùn ở mũi mình, vết bùn sạch mà mũi không xây xước. Người thợ ấy nói: Việc đó tôi có thể dạy cho người khác mà không thể dạy cho con cháu mình được. Thế thì ông anh tôi hay thơ là do ngày thường thấm thía được cái ngoài những điều cụ thân sinh đã dạy, lại thâu góp được cái ý tình trung hậu sâu rộng mà người học thức nông nổi không thể biết được bờ bến.” (Bài tựa Mỹ Đình thi tập) [224, tr.133]
Tài nghệ là thiên bẩm, quan niệm đó rất có ý nghĩa đối với tiến trình vận động của văn học vì nó đánh dấu sự dịch chuyển từ “mỹ học quy tắc” sang “mỹ học thiên tài”. Ý kiến của Phạm Nguyễn Du khiến chúng ta suy nghĩ đến lý luận của I.Kant. Nhà triết học người Đức cho rằng “mỹ thuật là nghệ thuật của tài năng thiên bẩm” (Phê phán năng lực phán đoán). Ông định nghĩa: “Tài năng thiên bẩm (Genie) là tài năng (Talent) (được Tự nhiên phú cho) [để] mang lại quy tắc cho nghệ thuật” [93, tr.264]. Tài năng thiên bẩm “tạo ra được cái gì mà không có quy tắc nhất định nào có thể mang lại được cho nó cả và không phải là tố chất thuộc về tính khéo léo đối với cái gì có thể học được dựa theo một quy tắc nào đó; cho nên, tính độc đáo hay độc sáng phải là đặc tính đầu tiên của nó” [93, tr.265]. Như vậy, hành trình giải phóng cá tính, tôn trọng tính sáng tạo của thi ca khởi đi từ sự thừa nhận tính thiên bẩm nghệ thuật trong sáng tạo.
Theo khuynh hướng đề cao cái tôi cá tính ấy, “tình” trở thành phẩm chất quan trọng bậc nhất của người sáng tác:
“Bậc thánh mới quên được tình, kẻ ngu không hiểu tới tình. Vậy tình chung chú vào đâu? Chính là chung chú vào bọn chúng ta vậy. Cho nên phàm là người đã ít tình, tất là không có tài, chỉ nửa lòa nửa sáng, sống chết trong vòng áo mũ, trong cuộc no say, dù có gặp cái cảnh thanh nhã như hoa thơm buổi sáng, trăng tỏ ban đêm, cũng chỉ trơ trơ như cây cỏ, như cá chim vậy!” (Tựa Đoạn trường tân thanh – Mộng Liên Đường chủ nhân) [224, tr.224]
Ngô Thì Sĩ ca ngợi Bạch Cư Dị có ba phẩm chất tiêu biểu của bậc thầy thơ ca: có khả năng nắm bắt cái thần của vạn vật, có kiến thức rộng và đa tình:
Vật thái nan miêu tả Hào đoan tổng phát huy. Bác ngã dĩ quả trù,
Đa tình cánh nan ky.
(Trạng thái muôn vật thật khó miêu tả,
Nhưng tất cả đều tỏa sáng dưới ngòi bút của ông. Việc mở rộng kiến văn đã ít ai sánh kịp,
Thói đa tình cũng dễ mấy ai bì!)
(Năm mươi tư vần đọc tập thơ họ Bạch) [184, tr.228 và 231]
Trong các thể loại, “có khả năng gây hứng thú và xúc cảm cho người ta nhất không gì bằng thơ” (Tựa tập thơ Tinh sà kỷ hành – Ngô Thì Nhậm) [224, tr.141]. Thơ, theo quan niệm chính thống, khởi phát từ “chí”:
“Phàm thơ vốn là để nói chí mình, ở trong lòng là chí, phát ra lời là thơ”. (Bài tựa “Tâm thanh tồn dụy tập” – Trịnh Sâm) [224, tr.158]
Trong Văn tâm điêu long, bàn về thơ, Lưu Hiệp đã từng nói: “Cho nên ở lòng thì gọi là chí, nói ra thành lời thì gọi là thơ” [74, tr.149]. Đề cao “chí” là đặc điểm xuyên suốt mười thế kỷ văn học trung đại. Tuy nhiên, bên cạnh “chí”, các tác giả thế kỷ XVIII – XIX còn chú ý đến “tình”. Lê Quý Đôn khẳng định: “Ta thường cho làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự” (Vân Đài loại ngữ)
[46, tr.252]. Một số nhà nho nêu lên quan niệm tương tự. Bùi Dương Lịch trong Bài tựa đặt sau tập thơ Thu dương lục đã viết: “Nếu nói do tình sinh ý, do ý sinh chữ, bởi cái này mà có cái kia, cũng là thế cả, việc này chẳng cần bàn thêm” [224, tr.178], hoặc Lê Đình Diên bàn về thơ về nhạc cũng cho rằng: “Tình rung động phát ra thành thanh, người ta có thanh mà sau đó có thơ” [224, tr.252].
Văn học hướng đến “chí” là hướng đến nội tâm của người quân tử, của bậc thánh nhân, quan tâm đến đạo lý cao siêu, đạo đức, chính trị mà thiếu chú ý đến những chuyện thường ngày, thường tình. Qua tác phẩm, nhà nho bày tỏ “chí” trong tư cách con người đã được khoác lớp áo công dân. Các tác giả trung đại sáng tác văn học với hai tư cách. Một là, với tư cách nhà chính trị, họ chủ trương dùng “lí” để chế ngự tình cảm, khống chế cảm xúc. Hai là, với tư cách nhà văn, nhà thơ, họ là những người nghệ sĩ đích thực, chủ trương bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người đời thường. Họ đề cao “tài” và “tình” như một cách bộc lộ cá tính. Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “các nhà thơ thế kỷ XVIII và XIX trân trọng tình cảm con người trên triết lý căn bản xem con người là giống có tình, là “nòi tình” (tình chủng), “giống hữu tình” chứ không phải là cỏ cây gỗ đá” [213, tr.543]. Như vậy, điểm khác biệt quan trọng giữa những nhà nho sáng tác trong lớp áo nhà chính trị và những nhà nho sáng tác trong lớp áo người nghệ sĩ là ở ý thức của họ về cái tôi cá tính. Điều đó chứng tỏ ý thức nghệ thuật nói chung đang có sự vận động. Ý thức ấy đi vào văn chương sẽ giải phóng văn chương khỏi sự câu thúc của phép tắc khuôn sáo. Thơ ca của họ sắc sảo, có khí phách (“bác văn”) nhưng không chịu nén mình theo lễ (“ước lễ”). Theo cách miêu tả của Ngô Thì Nhậm, đấy là văn chương như “con ngựa bất kham” của kẻ “cuồng giản”:
“Văn chương của Thạch Động19 như thuyền không lái, như ngựa bất kham, khí phách sắc sảo, lời lẽ hùng hồn, nhưng không có cốt cách vững chắc. Bản chất và tâm tính của ông cũng thế. Vì vậy, gọi là kẻ sĩ giỏi văn thì được, chứ gọi là kẻ sĩ “bác văn ước lễ” thì không được. Đây là chỗ nguồn gốc thầy bạn của Trần Tử, cứ
19 Thạch Động tức Phạm Nguyễn Du (1741 – 1786), tự Thạch Động, đỗ Hoàng giáp dưới triều Lê Cảnh Hưng.
theo đà ấy mà đi, sẽ trở thành con người “cuồng giản” như Khổng Tử đã nói; đến cuối cùng sẽ là người đem thuật Lão Tử đứng vào chỗ thời nghĩa của Khổng, Mạnh và danh lí của Trình, Chu. Thiên hạ mắc vạ không nhỏ” (Bàn về tài năng và văn thơ) [224, tr.147].
Cuồng, hoặc ngông là một sự lựa chọn cố ý. Cao Bá Quát, người tự nhận mình là “tài tử” trong Tài tử đa cùng phú, nhiều lần nhắc đến bản chất thanh cuồng của ông và những người bạn thơ:
Nha đạo hảo thi hồn mạn hứng, Ninh tri cựu lữ cố thanh cuồng.
(Dữ chư hữu dạ du Thận Tư học quán quy hậu kiến tặng thứ vận thù chi)
(Nói đến thơ hay, tự nhiên hứng thú tràn ngập, Há biết bạn cũ vốn là bậc “thanh cuồng”.)
(Đêm cùng các bạn đến chơi nhà học của Thận Tư, trở về được tặng thơ, làm theo vần đáp lại) [116, tr.292 - 293]
Hán thư dùng từ bậc “thanh cuồng” để nói về Vương Xương Ấp, có chú thêm lời giải thích của Tô Lâm: “Phàm người cuồng thì các mạch âm dương đều “trọc” (đục), nay người này không cuồng như người cuồng bình thường nên gọi là “thanh” cuồng” [116, tr.293]. Về sau hai chữ này dùng để chỉ người phóng dật, nhàn tâm, không chịu câu thúc. Trong bài thơ trên, người bạn Cao Bá Quát nhắc đến là Trần Văn Vi, tự Thận Tư, người Hà Nội, đỗ Cử nhân đời Minh Mệnh (1825). Cao Bá Quát thường đến học quán của Trần Thận Tư gặp gỡ bạn bè, cùng đề thơ. Ông có một chùm thơ Đề Trần Thận Tư học quán thứ Phương Đình vận (Đề học quán của Trần Thận Tư theo vần của Phương Đình) gồm mười một bài. Có thể xem học quán này là không gian cho Cao Bá Quát, Trần Văn Vi, Nguyễn Văn Siêu “quên sạch mọi lo toan” tự do sáng tác, tự do bộc lộ hùng tâm tráng chí “hát tràn
khi khách lại”20. Khoảng thời gian bị giam (1841 - 1843), Cao Bá Quát không quên tuổi trẻ phóng khoáng:
Thiếu niên tâm tích tảo thanh cuồng.
(Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư) [115, tr. 90] (Từ thuở trẻ tính nết đã phóng khoáng rồi.)
(Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay)
Văn chương dưới ngòi bút “thanh cuồng” vượt khỏi mô thức “ôn nhu đôn hậu”, khuôn mẫu “bình tâm, lạc thiên, an mệnh” của nhà nho. Văn học, nghệ thuật mang tính thiêng liêng, tác động đến trời, điều này không mới, có điều, đến giai đoạn hậu kỳ, sức mạnh ấy trở thành nguồn năng lượng khai phóng xoay chuyển được cả vũ trụ. Con người vì sở hữu nguồn sức mạnh lớn lao nên càng muốn vượt thoát khỏi cái lồng giam chật hẹp, tự tin vào bản ngã, vào khả năng khuấy động trời đất của mình:
Luật xuy Thử cốc hàn ưng chuyển, Kiếm lạc Phong thành dạ hữu quang.
(Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư) [115, tr. 90] (Điệu sáo thổi ở Thử cốc khí lạnh phải chuyển,
Thanh gươm vùi dưới đất Phong thành ban đêm vẫn có ánh sáng.) (Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay)
Và trong sự tự tin, tự do như thế, tác giả giai đoạn hậu kỳ ý thức về sáng tác văn chương như là sự chơi. Thế kỷ thứ IV trước công nguyên, Trang Tử, triết gia Trung Hoa thời Chiến quốc, đặt tên thiên thứ nhất trong bộ Nam hoa kinh hơn mười vạn chữ của mình là Tiêu dao du. Tiêu dao du đưa người đọc theo cánh chim Bằng nương mây cưỡi gió mà bay, rong chơi tự do tự tại. Tác giả Việt Nam từ rất sớm đã tiếp nhận học thuyết Trang Chu. Nguyễn Phi Khanh, nhà thơ thuộc giai đoạn tiền kỳ, ca ngợi cuộc sống nhàn tản giữa cuộc đời phù thế:
Bách niên phù thế nhân giai mộng
20 Đề Trần Thận Tư học quán thứ Phương Đình vận, kỳ 1 (Đề học quán của Trần Thận Tư theo vần của Phương Đình,bài 1)
Bán nhật thâu nhàn ngã diệc tiên Hứng khứ dục lai tăng viện túc
Hôn chung thôi nguyệt quải phong tiền.
(Du Côn Sơn)
(Cuộc phù thế trăm năm, người người đều như mộng, Tạm được nhàn nửa ngày, ta cũng là tiên.
Hứng đã hết, muốn đến chùa nghỉ Chuông chiều giục trăng treo trước núi.)
(Chơi Côn Sơn) [262, tr.423]
Như Johan Huizinga (1872 - 1945), nhà sử học Hà Lan, một trong những người đặt nền tảng cho nghiên cứu lịch sử văn hóa hiện đại, trong công trình Homo Ludens (Người chơi) nhận xét, sự chơi (play) như một yếu tố cơ bản trong đời sống loài người: “nền văn minh nhân loại đã hình thành trong sự chơi, như là sự chơi và chưa bao giờ rời bỏ nó” [297, tr.173]. Thơ văn trung đại bắt đầu là nghệ thuật của nghi thức, quy phạm đã biến thành nghệ thuật của trò chơi, là cuộc phiêu lưu của sự chơi. Sự chơi, được hiểu là “một hoạt động tự do, cố ý đứng bên ngoài cuộc đời “thường nhật” như thể (nó là) một sự “không nghiêm túc” nhưng đồng thời lại có khả năng “thu hút người chơi một cách mạnh mẽ và tuyệt đối” [297, tr.13]. Đặc điểm của sự chơi là nó “không gắn với một quan tâm vật chất nào và vụ lợi nào” [297, tr.13].
Khi các nhà nho xem văn chương như sinh hoạt cao nhã lúc nhàn rỗi để tu dưỡng phẩm chất đạo đức thì việc sáng tác và thưởng thức văn chương cũng là sự chơi. Có điều, sự chơi ấy mang vẻ đẹp cao nhã với mục đích tối thượng là học tập “đạo” và thực hành “đức”. Đến thế kỷ XVIII – XIX, cuộc chơi văn chương mới hướng đến sự giải phóng cá tính và tài năng của người chơi. Phan Huy Ích trong phần thi tự của bài thơ Ngẫu cảm bên đình miêu tả lại cuộc chơi văn chương lịch duyệt của những thiếu niên đất kinh kỳ:
“Năm Tân Sửu (1781) niên hiệu Cảnh Hưng, tôi cùng các bạn đồng liêu trong phủ thích hào hoa, nên nuôi nàng hầu, đặt ca viện để cùng thưởng ngoạn. Bèn
mô phỏng bài ca Nôm đề tranh Xích Bích do cố nhạc phụ tôi biên soạn để phổ vào bản nhạc cho ca nữ biểu diễn.” [256, tr.537]
Thơ ca Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Dương Lâm... là một minh chứng về thái độ xem cuộc đời như cuộc chơi lớn trong giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam. Hạt nhân của Tống Nho vốn là vứt bỏ “tư dục”, phục tùng “thiên lý”. Chủ trương này gây ra mâu thuẫn giữa ước vọng cá nhân với hình mẫu lý tưởng do xã hội áp đặt. Trời đất biến thành một “chiếc lồng lớn”. Bản chất của chim là bay lượn, nhưng chiếc lồng ngăn cấm bản chất tự do đó. Là một biểu tượng lâu đời trong nhiều nền văn hóa, “chim” và “chiếc lồng” ám chỉ sự mất tự do:
Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu Vạn lý phong vân cử mục tần
Hỏi sao sao luỵ cơ trần
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng.
(Chim trong lồng – Nguyễn Hữu Cầu) [141, tr.27]
Một đời được mấy anh hùng, Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi.
(Truyện Kiều) [40, tr.141]
Thử thân dĩ tác phàn lung vật, Hà xứ trùng tầm hãn mạn du.
(Tân thu ngẫu hứng – Nguyễn Du) (Thân này đã làm vật trong lồng trong chậu,
Còn tìm đâu lại cuộc chơi phóng đãng.)
(Đầu thu tình cờ hứng bút) [39, tr.198]
Vũ trụ nội mạc phi phận sự; Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
(Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ) [33, tr.141]