Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất – Kĩ Thuật Phục Vụ Du Lịch


được các lưu dân xác lập trên vùng đất mới. Đặc biệt, thiêng liêng hơn cả là lễ hội ở đình. Lễ hội cúng Đình thường diễn ra tại các đình làng, mà một trong những hình thức của nó là lễ cúng Kỳ Yên. Lễ Kỳ Yên là lễ chính của đình gọi là vía thần nhưng thực chất là lễ hội nông nghiệp, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày, mỗi đình mỗi khác. Với đình Phong Phú lễ diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 11 âm lịch gồm 3 lễ chính: Túc Yết, Đàn Cả, Tiền Hiền - Hậu Hiền và các lễ khác như rước sắc thần, xây chầu, đại bội,… Song song phần lễ, cũng diễn ra các hoạt động ca hát, vũ điệu mang ý nghĩa nghi lễ, tạo thêm sự trang nghiêm và long trọng cho lễ hội.

Ngoài ra Quận 9 cũng là nơi tập trung 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Phật giáo tập trung ở các phường: Long Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Trường, còn Thiên Chúa giáo tập trung ở phường Long Thạnh Mỹ do đó trên địa bàn quận còn có các lễ hội mang tính tôn giáo như các ngày lễ Giáng sinh, Phục sinh, Phật đản, Vu Lan,…đã dần trở thành những ngày lễ lớn, là dịp vui chơi giải trí của đông đảo tầng lớp nhân dân. Hàng năm, lượng khách tham gia vào các lễ hội này rất lớn đặc biệt tại các ngôi chùa cổ như Hội Sơn, Phước Tường, Phước Long,... Đây là cơ hội để tổ chức và quảng bá các loại hình du lịch vui chơi, giải trí, tham gia các lễ hội truyền thống,... trên địa bàn.

Các giá trị văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực được thể hiện chủ yếu trong các món ăn, đồ uống đặc sắc hấp dẫn khách tham quan tập trung ở các KDL sinh thái nhất là các KDL ven sông Đồng Nai với các món ăn dân dã, đồng quê được đánh bắt trực tiếp từ sông ngòi, kênh rạch hoặc được khách du lịch trực tiếp câu từ các hồ, ao,... như cá lóc hấp bầu, thịt heo rừng, cà tím nướng chấm muối ớt, gỏi xoài khô sặc, cá lóc nướng trui, dê nướng ngũ vị, gà nướng mọi, lươn chiên giòn mắm me hay xào lăn, canh bầu cá trê, rau càng cua trộn dầu giấm, canh măng cá ngác,… Các nguyên liệu đều là những món nhà vườn tự tay nuôi và chế biến. Tất cả chúng


đã tạo nên sức thu hút khá mạnh du khách khi đến với các địa điểm để tham quan, nghỉ dưỡng và thưởng thức nghệ thuật ẩm thực.

Đặc biệt trong Lễ hội Trái cây Nam bộ được tổ chức hằng năm tại KDL Văn hóa Suối Tiên du khách còn được thưởng thức “Trường thọ Tam thập nhị quả” đạt kỉ lục Việt Nam năm 2012 là món ăn được chế biến từ nhiều loại củ quả nhất.

2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Giao thông vận tải:

Hệ thống giao thông trên địa bàn quận đang trong quá trình hoàn thiện, kể cả giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ theo sông Đồng Nai để giúp thuận lợi hơn trong vận tải hàng hóa và hành khách, tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch trên địa bàn quận.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ở quận 9 TP.HCM - 8

Giao thông đường bộ

Với vị trí của ngõ phía Đông của TP nên trên địa bàn quận có các tuyến giao thông đường bộ huyết mạch không chỉ có vai trò quan trọng đối với giao thông vận tải của quận mà còn có ý nghĩa với sự phát triển KT-XH chung của TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ như:

- Tuyến Xa lộ Hà Nội hiện hữu kết nối TP.HCM và TP Biên Hoà.

- Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã đưa vào khai thác.

- Tuyến Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch) kết nối thành phố mới Bình Dương – TP.HCM – TP Nhơn Trạch đang khảo sát đầu tư.

Hiện đang tiến hành cải tạo mở rộng và xây dựng mới 6 tuyến đường đối ngoại, trong đó có 2 tuyến hiện hữu: Xa lộ Hà Nội (quốc lộ 52), Xa lộ Hà Nội (quốc lộ 1A) và 4 tuyến đường dự phóng: cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Vành đai 2, Vành đai 3, đường nối Vành đai 3, với tổng chiều dài khoảng 46,324km.


Đối với các tuyến đường đối nội trên cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu sẽ tiến hành nâng cấp, mở rộng (đường Long Phước, đường Nguyễn Xiển, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Đỗ Xuân Hợp, đường Lê Văn Việt, đường Lã Xuân Oai, đường Hoàng Hữu Nam, đường Nguyễn Văn Tăng, đường Bưng Ông Thoàn, đường Long Thuận, đường Tam Đa, đường Dương Đình Hội,...) kết hợp với việc xây dựng mới các tuyến đường chính, đường liên khu vực như đường Long Phước nối dài, đường D1, D2 khu Công nghệ cao, đường Lã Xuân Oai nối dài, đường Bưng Ông Thoàn nối dài, đường Long Thuận nối dài, đường Tam Đa nối dài, đường Dương Đình Hội nối dài, đường Long Phước 1, 2, 3, 4, 5, đường dọc sông, đường liên phường nối dài và một số tuyến khác. Tổng chiều dài các tuyến giao thông xây dựng mới là 250.272km.

Giao thông đường sắt

Theo quy hoạch xây dựng chung của TP.HCM, đến năm 2020 sẽ có 8 tuyến đường sắt nối TP.HCM với các vùng phụ cận. Trong đó tuyến đường sắt TP.HCM - Nha Trang đi theo hành lang đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đi qua Quận 9 và tuyến đường sắt TP.HCM - Nhơn Trạch - sân bay Long Thành đi theo hành lang đường cao tốc và đường Vành đai 3 sẽ có ý nghĩa lớn trong phát triển đô thị về hướng Đông của TP, đồng thời tạo động lực thu hút đầu tư cũng như phát triển du lịch Quận 9 trong thời gian tới.

Về giao thông đường sắt đô thị, tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đi theo hành lang Xa lộ Hà Nội đang được tiến hành xây dựng. Với tuyến này không chỉ giúp giải quyết tình hình tắc nghẽn xe cộ và tai nạn giao thông của TP.HCM mà với trạm dừng chân cuối cùng ngay trước KDL Văn hóa Suối Tiên và ga bến xe Suối Tiên sẽ tạo lợi thế thu hút du khách đến KDL Văn hóa Suối Tiên cũng như các điểm du lịch khác của Quận 9.

Giao thông đường thủy

Hiện tại các tuyến giao thông thủy chiến lược sông Sài Gòn – sông Đồng Nai đang khai thác, còn tuyến sông Sài Gòn – Rạch Chiếc – sông Tắc – sông


Đồng Nai đang nghiên cứu để đưa vào khai thác trong thời gian tới. Theo định hướng chung về giao thông đường sông xác định các tuyến sông rạch có chức năng giao thông thủy bao gồm: sông Đồng Nai thuộc cấp kênh sông Cấp I; sông Tắc thuộc cấp kênh sông Cấp IV; rạch Chiếc - rạch Trau Trảu thuộc cấp kênh sông Cấp IV; rạch Ông Nhiêu thuộc cấp kênh sông Cấp VI trên hệ thống giao thông đường thủy này sẽ tiến hành xây dựng các cảng, bến cập, cầu tàu, bến đậu phục vụ cho đề án phát triển du lịch đường sông của TP.

Có thể nói việc đi đến các điểm du lịch tên địa bàn Quận 9 và khu vực lân cận rất thuận lợi cả theo đường bộ và đường thủy. Với khoảng cách 20 – 30km đường bộ đi mất thời gian 40 – 60 phút (bằng xe bus), còn với đường thủy đi từ Bến Bạch Đằng theo sông Đồng Nai với cự li khoảng 50km chỉ mất khoảng 1,5

– 2 giờ. Hiện đã có các tuyến xe bus tới các điểm du lịch trên địa bàn Quận 9 như: Tuyến 141 đến KDL The BCR, KDL Vườn Cò, KDL Vườn Thiên Thanh, KDL nhà vườn Long Thuận, tuyến 76 đến Công viên lịch sử văn hóa dân tộc, tuyến 611 đi đền Bến Nọc, chùa Hội Sơn, chùa Phước Long, tuyến 57 đi đình Phong Phú. Trong tương lai tuyến xe bus, du lịch đường thủy đang được TP quan tâm đầu tư để kết nối với tuyến du lịch từ Bình Quới – Bình Dương – Đồng Nai.

Ngoài ra, do là vùng bưng biền (nằm trong vùng bưng 06 xã cũ) nên Quận 9 có hệ thống sông rạch liên kết chặt chẽ: sông Sài Gòn – sông Đồng Nai – sông Tắc cùng liên kết với các kênh rạch, liên kết với các phường với nhau bằng đường thủy. Đây là một điểm nhấn độc đáo nhất của Quận 9 so với các quận khác.

Hệ thống cấp và thoát nước

Một số khu vực hiện tại dọc theo các tuyến đường hiện hữu đã có hệ thống cung cấp nước sạch của TP (nhà máy nước Bình An và Thủ Đức), các khu vực chưa có hệ thống cấp nước có thể khai thác nguồn nước ngầm qua hệ thống lọc trước khi sử dụng. Nước thô cấp cho các khu công nghiệp, cho tưới cây và cứu


hỏa lấy từ sông Đồng Nai. Đến nay toàn quận đạt tỉ lệ 93% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong đó có những phường đạt tỉ lệ 100% là: Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A, Phước Long B. Bên cạnh đó một số phường đặc biệt là các phường ven sông Đồng Nai, tỉ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp so với mặt bằng chung như Long Thạnh Mỹ - 91%, Long Bình - 90%, Phú Hữu - 89% và Long Phước - 88%. Theo kế hoạch sẽ xây dựng và mở rộng một số tuyến cấp nước máy sinh hoạt từ các tuyến ống sẽ đặt gồm Æ2000, Æ900, Æ450 dọc theo xa lộ Hà Nội và các khu vực phát triển ; kết hợp với khai thác nước ngầm (giếng khoan).

Hệ thống thoát nước trên địa bàn các phường cũng đã được đầu tư xây dựng với các mương, cống thoát nước dọc theo một số tuyến đường giao thông chính và các tuyến đường mới được nâng cấp cải tạo. Còn lại chủ yếu ở các vùng ven sông là thoát nước theo địa hình tự nhiên ra kênh rạch và sông Đồng Nai. Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng, được xử lí cục bộ trước khi đưa vào cống chung về nhà máy xử lí nước thải. Dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải tại khu công nghệ cao và ba trạm tại Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ và Phú Hữu.

Nhìn chung, hệ thống cấp, thoát nước trên địa bàn quận đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như phục vụ nhu cầu trực tiếp của du khách.

Hệ thống cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho địa bàn quận từ mạng lưới chung quốc gia qua trạm biến thế Sài Gòn 220/110kV và Cát Lái. Hệ thống cấp điện ngày càng được đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới. Hệ thống lưới điện trên địa bàn quận là lưới điện 15kV trên các trục đường chính với tổng chiều dài 152km, có 8 trạm biến thế với nhu cầu phụ tải toàn quận 415 MW. Đến năm 2013 tỉ lệ hộ sử dụng điện toàn quận đã đạt 99%.


UBND Quận cùng phòng Quản lí đô thị đang từng bước tiến hành cải tạo tuyến đường dây dẫn để thay dây ngầm ở các trung tâm dân cư đô thị. Xây dựng mới trạm biến áp 220/110kV (2 x 125MVA) Cát Lái tại Tân Điền, Phú Hữu và đường dây 220kV Cát Lái – Sài Gòn. Xây dựng mới 3 trạm 110/22kV (Cát Lái, Thủ Đức Đông, Tăng Nhơn Phú A, B và Long Phước); xây dựng các tuyến 110kV xuất phát từ trạm Cát Lái đến các trạm 110/15kV; cải tạo nâng cấp lưới 15kV lên 22kV, xây dựng mới các tuyến trục, cáp ngầm trung hạ áp đến các khu dân cư mới.

Nhìn chung, mạng lưới điện trên địa bàn quận đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân, cũng như khách du lịch. Mạng lưới điện đang dần hoàn thiện là động lực thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.

Thông tin liên lạc

Trong những năm gần đây, hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thông tin liên lạc, bưu chính, báo chí, bưu điện trên địa bàn quận. Hệ thống thông tin liên lạc bao gồm line điện thoại, Internet và truyền hình cáp đã phủ kín trên các trục đường chính và các khu dân cư đông đúc. Các khu vực ven sông Đồng Nai, hệ thống thông tin liên lạc hữu tuyến chưa đáp ứng có thể sử dụng hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến. Quận đã và đang tiến hành xây dựng đài truyền thông, bưu cục cấp 2 của quận ở Trường Thạnh, 8 bưu cục và 7 trạm điện thoại cấp 3, cải tạo, nâng cấp 3 bưu cục và 3 trạm điện thoại hiện có.

Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn quận đang dần được hoàn thiện, điều này không những phục vụ nhu cầu thông tin của người dân, du khách mà còn tạo tiền đề cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương.

2.2.2.2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng. Ở hầu hết các KDL sinh thái đều có hệ thống nhà nghỉ đã hoàn


thiện với phong cách vừa hiện đại vừa truyền thống để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của du khách.

Nhà nghỉ của KDL sinh thái thường được thiết kế theo kiểu bungalow với nhà mái lá, gạch nung, tre,… Đặc biệt, các phòng nằm giữa rừng cây hướng ra dòng sông Tắc hiền hòa, ẩn chứa nét thanh tịnh, bình dị của làng quê miền Nam. Ngoài ra còn có các nhà nghỉ tập thể với sức chứa mỗi phòng từ 8 – 16 người, phòng được trang bị máy lạnh, giường tầng, nệm, mền, gối, minibar, tivi màn hình LCD,… phục vụ khách đoàn qua đêm.

Ngoài các cơ sở lưu trú trong các KDL thì rải rác ở các phường đều có các nhà nghỉ phục vụ cho du khách. Tuy nhiên nhìn chung các cơ sở lưu trú trên địa bàn chất lượng buồng, phòng cũng như cơ sở vật chất chưa cao, chưa có khách sạn đạt chuẩn, một số KDL chỉ phục vụ lưu trú trong ngày, không lưu trú qua đêm. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển các loại hình du lịch có thời gian lưu trú kéo dài. Vì vậy, trong qui hoạch cần nghiên cứu và mời gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư thêm các cơ sở lưu trú.

Hiện tại, hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống, mua sắm cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng. Các trung tâm thương mại, siêu thị và chợ đang được quan tâm phát triển. Trên địa bàn quận có Siêu thị Coop-Mart, khoảng 600 cửa hàng và 12 chợ truyền thống ở 13 phường với đầy đủ các mặt hàng thực phẩm, nông sản hàng tiêu dùng và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn quận cũng như khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Hệ thống ATM còn ít, chưa phủ khắp 13 phường. Mạng lưới Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Eximbank, Vietcombank, ACB, ABB,... tập trung ở tuyến đường Lê Văn Việt, phường Hiệp Phú.

Về dịch vụ ăn uống, trên địa bàn Quận 9 có một số cơ sở như: quán Năm Sánh ở Long Bình, hoa viên Cúc Linh, hoa viên Ao Đôi, nhà hàng Đồng Quê,… nhìn chung chủ yếu là các quán ăn có qui mô nhỏ, quán ăn gia đình. Chỉ trong


các KDL mới có các cơ sở dịch vụ ăn uống được đầu tư hiện đại, sức chứa lớn có thể phục vụ du khách cả ở trong nhà và ngoài trời như chuỗi nhà hàng Phù Đổng thuộc KDL Văn hóa Suối Tiên với ẩm thực Việt - Á - Âu, với thực đơn đa dạng phong phú. Đặc biệt trong các KDL sinh thái như The BCR, Nhà vườn Long Phước, Nhà vườn Long Thuận, KDL Vườn Cò đã thiết kế các điểm ăn uống dưới dạng các chòi lá riêng lẻ hay các chòi tre, ngói với sức chứa 10, 20, 50, 150 người được thiết kế mộc mạc nằm dọc theo sông Đồng Nai, sông Tắc mang lại cảm giác yên bình cùng thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và thưởng thức các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng,…

Các dịch vụ vui chơi giải trí chủ yếu tập trung trong các KDL đặc biệt là KDL Văn hóa Suối Tiên với các kì quan nhân tạo như Kim Lân Sơn xuất thế, Linh cung thập nhị giáp, Lâu đài tuyết,… các trò chơi cảm giác mạnh như bí mật kho báu cổ, tàu lượn siêu tốc, bí mật rừng phù thủy,… Ở các KDL sinh thái có các hoạt động giải trí như hồ bơi, bắn súng sơn, mô tô nước, tắm sông, chèo thuyền kayak, canô, lướt ván, bóng đá mini, tennis, câu cá,… Mặt bằng rộng rãi, thoáng mát hòa vào thiên nhiên phù hợp cho dã ngoại và cắm trại.

Ngoài ra trên địa bàn còn có 22 điểm kinh doanh karaoke.

Nhìn chung, CSVC - KT phục vụ du lịch của quận mặc dù đã được đầu tư xây dựng nhưng còn nhiều hạn chế, tập trung chủ yếu ở các KDL lớn, dịch vụ thông thường chỉ đủ đáp ứng nhu cầu bình dân cho du khách. Do đó, cần thiết phải phát triển hơn nữa những mạng lưới dịch vụ trên địa bàn, để tạo điều kiện phục vụ tốt hơn yêu cầu của du khách trong tương lai.

2.2.3. Các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội

2.2.3.1. Chính sách phát triển du lịch

Quận 9 nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên quận có nhiều lợi thế và cơ hội phát triển KT-XH. Theo Phê duyệt của Thủ Tướng chính phủ tại Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 - Quận 9 là 1

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí