Bối Cảnh Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tiền Giang Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030


Bảng kết quả phân tích phương sai – Trình độ học vấn (Phụ lục 10c: Bảng Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.002 nhỏ hơn

0.05 trong kiểm định Levene. Có thể kết luận rằng, phương sai của các nhóm trình độ học vấn của du khách là khác nhau có ý nghĩa, do đó bác bỏ giả thuyết H8. Có thể kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến đối với trình độ học vấn khác nhau của du khách ở mức tin cậy của phép kiểm định là 95% (0.05).

Trường hợp phương sai giữa các đối tượng cần so sánh khác nhau, ta thực hiện kiểm định Tamhanes T2 [32, tr. 152, tập 1]. Kết quả kiểm định (Phụ lục 10c, Bảng Đa so sánh – Multiple Comparisons), giá trị Sig. các nhóm đều lớn hơn 0.05, cho thấy giữa các nhóm không có sự khác nhau về đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến. Theo Trọng và Ngọc, (2008), các cặp so sánh có giá trị Sig. lớn hơn 0.1 nên không có dấu (*). Như vậy nếu một bảng kết quả kiểm định sự khác biệt không có dấu (*) nào nghĩa là không có cặp trị trung bình khác biệt nào được tìm thấy [32, tr. 154, tập 1].

Đánh giá sự tác động giữa các nhóm nghề nghiệp


Qua bảng kết quả phân tích phương sai – Nghề nghiệp (Phụ lục 10d: Bảng Test of Homogeneity of Variances), với mức ý nghĩa Sig. = 0.765, có thể nói phương sai của các nhóm không khác nhau có ý nghĩa, giả thuyết H9 được chấp nhận. Ở mức độ tin cậy là 95% không có sự khác biệt về nghề nghiệp của du khách trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

Đánh giá sự tác động giữa các nhóm tình trạng hôn nhân


Bảng kết quả phân tích phương sai – Tình trạng hôn nhân (Phụ lục 10e) cho thấy, với mức ý nghĩa của Sig. (p-value) = 0.015, nhỏ hơn 0.05. Có thể nói phương sai của sự đánh giá giữa các nhóm là khác nhau, tức là bác bỏ giả thuyết H10, như

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.


vậy có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa các nhóm tình trạng hôn nhân.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 18

Kết quả kiểm định bảng đa so sánh cho thấy (Phụ lục 10e, Bảng Multiple Comparisons), giá trị Sig. các nhóm đều lớn hơn 0.05, cho thấy giữa các nhóm không có sự khác nhau về đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến. Các cặp so sánh có giá trị Sig. lớn hơn 0.1 nên không có dấu (*). Do đó, kết quả kiểm định sự khác biệt không có dấu (*) nào nghĩa là không có cặp trị trung bình khác biệt nào được tìm thấy, tức là các nhóm tình trạng hôn nhân được khảo sát: độc thân, ly hôn, góa chồng/ vợ đánh giá không khác biệt so với nhóm đã kết hôn.

Đánh giá sự tác động giữa các khu du lịch


Kết quả kiểm định – Khu du lịch (Phụ lục 10f) trong bảng kiểm định thống kê Levene cho thấy giá trị Sig. = 0.567 lớn hơn 0.05, cho thấy phương sai của yếu tố này với các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến là bằng nhau, tức là chấp nhận giả thuyết H11: không có sự khác biệt trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa các khu du lịch, ở mức độ tin cậy là 95%.

4) Kiểm định các giả thuyết của mô hình


Qua kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy mô hình bao gồm 5 nhân tố: Sự hấp dẫn của điểm đến; Sự hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ du lịch tại điểm đến; Hình ảnh của điểm đến; Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ, và; Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch có mối quan hệ với các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu H1, H2, H3, H4 và H5 được chấp nhận.


Các giả thuyết để so sánh sự khác nhau giữa các đối tượng khi phân tích phương sai ANOVA cho thấy giả thuyết H7, H9, và H11 được chấp nhận và H6, H8 và H10 bị bác bỏ.


Như vậy, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch được giải thích bởi các nhân tố: Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ; Hình ảnh của điểm đến; Sự hấp dẫn của điểm đến; Sự hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ du lịch tại điểm đến, và; Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch. Có sự khác nhau về việc đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến giữa các nhóm giới tính, trình độ học vấn, và tình trạng hôn nhân của du khách.

3.5. Tóm tắt chương 3


Chương 3 đã nêu lên thực trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của ngành du lịch Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014, qua đó xác định số lượng du khách nội địa và quốc tế, doanh thu du lịch tăng trưởng tốt... Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Tiền Giang còn kém so với các tỉnh như Vĩnh Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre.

Chương 3 cũng đã đã trình bày thiết kế nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến Tiền Giang, số lượng đối tượng đưa vào phân tích là 377. Sau khi thực hiện phân tích thống kê mô tả dữ liệu khảo sát 5 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang, tác giả tiến hành kiểm định Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định hệ số tương quan Pearson, kiểm định phương trình hồi quy đa biến cho các nhân tố vừa rút ra từ phân tích nhân tố. Đề tài nghiên cứu có được mô hình nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang như sau:

NANGLUC = (-0.276) + 0.263*HOTRO + 0.232*HINHANH + 0.148*DIEMDEN + 0.139*SPDV + 0.113*CHINHSACH.


Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH DU LỊCH TẠI TIỀN GIANG

4.1. Bối cảnh và định hướng phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4.1.1. Bối cảnh quốc tế


Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do FTA, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP, gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEC... đã và đang chuẩn bị được ký kết. Trong đó, Việt Nam sẽ cam kết mở cửa, cho phép các doanh nghiệp (du lịch) nước ngoài tiếp cận các dịch vụ kinh doanh du lịch, văn hóa và thể thao... Đây vừa là cơ hội, là động lực để tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa là thách thức đối với các lĩnh vực kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung, ngành du lịch Tiền Giang nói riêng khi hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cụ thể:

- Năm 2009, Việt Nam đã ký thỏa thuận với ASEAN thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (Mutual Recognition Arrangement on Tourism Professionals: MRA- TP), làm cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN và tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động trong khu vực [104]. Theo đó, cho phép lao động du lịch có kỹ năng trong ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn từ các nước ASEAN tới Việt Nam làm việc và ngược lại.

- Cam kết với gia nhập WTO của Việt Nam trong kinh doanh du lịch: Theo cam kết này, đối với dịch vụ khách sạn – nhà hàng, trong vòng 8 năm kể từ khi gia nhập, Việt Nam yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Đối với dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch, Việt Nam cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn góp nước ngoài. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không được phép cung cấp dịch vụ


đưa khách ra nước ngoài (được gọi là outbound) và dịch vụ lữ hành nội địa (được gọi là domestic) [105].

- Tháng 02/2016, Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP. Đối với ngành du lịch, khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi: sự gia tăng số lượng du khách đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư, đồng thời do việc nới lỏng điều kiện di chuyển lao động giữa 12 nước nội khối sẽ giúp tăng nhu cầu đi lại tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm việc làm kết hợp với du lịch [106]…

4.1.2. Bối cảnh trong nước


Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu về quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động. Cụ thể [31]:

- Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; Sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

- Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt 11.5 – 12%/năm; Năm 2020: dự kiến Việt Nam đón 10 –10.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; Tổng thu từ khách du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6.5 – 7% GDP cả nước; Dự kiến năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-BVHTTDL, Về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [1], nêu rõ: Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng


cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; Hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực; Triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch; Triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch.

4.2. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang

4.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang

Ngày 03/10/2013 Chủ tịch UBND Tỉnh Tiền Giang cũng đã ban hành Quyết định “Về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [36], quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của UBND tỉnh thể hiện rõ:

- Huy động mọi nguồn lực dưới nhiều hình thức đầu tư: ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, cổ phần, tư nhân… để từng bước đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nhằm mục đích xây dựng các sản phẩm mang tính đặc thù riêng biệt; xây dựng hình ảnh du lịch Tiền Giang xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn, đặc trưng của vùng ĐBSCL.

- Phát triển du lịch theo hướng chất lượng, có trọng tâm trọng điểm và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch gắn liền với phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch mang tính chuyên nghiệp cao.

- Phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên với 3 vùng sinh thái: vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thài ngập mặn và vùng sinh thái ngập phèn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch.

- Phát triển du lịch kết hợp phát triển các dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch, góp phần phát triển khu vực thương mại dịch vụ và tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch.


Mục tiêu phát triển du lịch Tiền Giang


- Mục tiêu chung: Đến năm 2020, ngành du lịch Tiền Giang cơ bản trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, có tính chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và có chất lượng cao; Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Tiền Giang phát triển mạnh với sản phẩm du lịch sông nước, miệt vườn, mang đậm nét đặc trưng tiêu biểu của vùng ĐBSCL.

- Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 đạt thấp nhất là 2,183,000 lượt khách, trong đó có khoảng 965,000 lượt khách quốc tế, 1,218,000 lượt khách nội địa; Đến năm 2030 đạt thấp nhất 4,743,000 lượt khách, trong đó có khoảng 1,988,000 lượt khách quốc tế, 2,755,000 lượt khách nội địa. Dự kiến năm 2020 thu nhập du lịch đạt khoảng 7,300 tỷ đồng, đóng góp 4.62% GDP của tỉnh; Đến năm 2030 thu nhập từ hoạt động du lịch đạt 24,000 tỷ đồng, đóng góp 4.72% GDP của tỉnh.

Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng lợi thế phát triển ngành du lịch, ngành kinh doanh du lịch cần đẩy nhanh cải cách, chủ động chuyển hướng đầu tư, nâng cao trình độ đội ngũ quản lý/ nhân viên, vận dụng khoa học kỹ thuật... để tăng năng lực cạnh tranh, từ đó, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch.

4.2.2. Định hướng phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020


Để thúc đẩy và phát triển du lịch mạnh mẽ theo hướng bền vững, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL), Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo như sau [25, tr. 1-2]:

- Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL (2010) của Bộ VHTT&DL về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020.

- Văn kiện Đại hội Tỉnh Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Quan tâm đầu tư cho ngành du lịch để trở thành ngành kinh tế quan trọng, tích cực góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và đa dạng hóa kinh doanh du lịch, mở rộng liên doanh, liên kết với


các tỉnh, thành trong vùng, trong nước đặc biệt là với Thành phố Hồ Chí Minh để đầu tư phát triển du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao”.

- Quyết định số 2369/QĐ-UBND nêu rõ [36]: Tập trung khai thác thị trường khách truyền thống từ các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Tây Âu, Bắc Âu Bắc Mỹ như, Anh, Pháp, Mỹ; Quan tâm phát triển thị trường các nước Đông Nam Á...; Phát huy thị trường khách nội địa chủ yếu đến từ TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ, các tỉnh miền Trung; Phát triển sản phẩm sinh thái Tiền Giang; Liên kết phát triển sản phẩm vùng, xây dựng sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

- Ngoài ra, ngày 9/7/2009 UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã ban hành Chỉ thị “Về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015”. Trong đó, nêu rõ “Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có ưu thế như thương mại, du lịch; Mở rộng và nâng cao sức mua của thị trường nội địa” [37].

Qua đó, để thực hiện tốt sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ VHTT&DL, của Tỉnh ủy, và UBND tỉnh, để phát triển du lịch theo hướng bền vững, ngành du lịch Tiền Giang cần xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, và các yếu tố đó tác động như thế nào đối với điểm đến du lịch Tiền Giang là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách toàn diện.

4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang

4.3.1. Các giải pháp nền tảng


Dựa vào kết quả của phương trình hồi quy tuyến tính Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch (Bảng 3.12), làm cơ sở hình thành giải pháp này. Phương trình hồi quy cho thấy, các yếu tố có tầm quan trọng cao nhất đến ít quan trọng nhất tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến Tiền Giang được sắp xếp theo trình tự như sau: Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ (hệ số Bêta = 0.263); Hình ảnh của điểm đến (hệ số Bêta = 0.232); Sự hấp dẫn của điểm

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí